Đề Xuất 3/2023 # Luật Nhà Ở Sửa Đổi: “Mở” Để Hút Vốn Ngoại # Top 4 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Luật Nhà Ở Sửa Đổi: “Mở” Để Hút Vốn Ngoại # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Luật Nhà Ở Sửa Đổi: “Mở” Để Hút Vốn Ngoại mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà cho biết, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đã được hoàn thiện lần cuối trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5 này, trong đó có nhiều quy định “mở” để thu hút Việt kiều và người nước ngoài tham gia vào thị trường BĐS.

Khuyến khích đầu tư nước ngoài

Ông Hà cho biết, hiện tại có hơn 4 triệu kiều bào đang sinh sống và làm việc ở nhiều nước trên thế giới, trong đó tập trung nhiều nhất tại Hoa Kỳ, với lượng kiều hối gửi về nước hàng năm đạt trên 10 tỷ USD. Bên cạnh đó, số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Do đó, nhu cầu mua nhà tại Việt Nam của các đối tượng này để ở và đầu tư kinh doanh là rất lớn.

Chính vì vậy, nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn ngoại tham gia vào thị trường bất động sản, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đã “mở” thêm cho nhiều đối tượng tham gia. Cụ thể, Dự thảo Luật mới quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam, thì có quyền sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) gắn liền với quyền sử dụng đất ở mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu.

Đối với cá nhân nước ngoài, phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mới được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Sức cầu căn hộ cao cấp kỳ vọng sẽ cao hơn sau khi Việt kiều và người nước ngoài được nới lỏng điều kiện mua nhà.

Đặc biệt, Dự thảo Luật mới quy định, tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam có các quyền về nhà ở như công dân Việt Nam ở trong nước, nhưng phải tuân thủ các quy định cụ thể. Theo đó, chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu loại nhà ở thương mại (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở có giá bán cao hơn mức giá do Chính phủ quy định theo từng khu vực, trong từng thời kỳ khác nhau và tại khu vực không bị hạn chế hoặc cấm người nước ngoài cư trú, đi lại theo quy định của UBND cấp tỉnh; không được mua quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư thương mại, nếu là nhà ở riêng lẻ (nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề), thì trên một đơn vị hành chính tương đương cấp phường chỉ được mua và sở hữu không quá 250 căn.

Ngoài ra, Dự thảo Luật còn cho phép cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, nhưng không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu có nhu cầu. Đối với tổ chức nước ngoài, được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm.

Ông Hà cho rằng, với việc đề xuất sửa đổi và mở rộng nhiều nội dung như trên, sẽ góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam mua nhà ở, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, từ đó góp phần khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Lợi nhiều bề

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến hết quý II/2013, cả nước chỉ có 126 trường hợp cá nhân và tổ chức nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các địa phương phía Nam, như TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa… Trong đó, 80% là các cá nhân nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm khoảng 20%.

Hơn nữa, trong số hơn 100 trường hợp cá nhân nước ngoài đã mua nhà ở tại Việt Nam, cũng chủ yếu tập trung vào cá nhân kết hôn với công dân Việt Nam. Cá nhân nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam hoặc được doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước) thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp chiếm khoảng 15%; cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế – xã hội có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 5%.

Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, trong nhiều nguyên nhân khiến không có nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, có nguyên nhân giá cả nhà ở tương đối cao, nên nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài chọn phương án thuê nhà ở thay vì mua nhà, nhằm giảm chi phí.

Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, chủ sở hữu nhà ở là các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, không được cho thuê, không được góp vốn, không được kinh doanh như cá nhân trong nước. Quy định này không hấp dẫn đối với những trường hợp cá nhân nước ngoài phải di chuyển nhiều do yêu cầu công việc lại không được cho thuê hoặc kinh doanh nhà ở đã mua.

Chính vì vậy, theo ông Nam, việc mở rộng quyền được mua nhiều nhà ở, được cho thuê nhà ở, bán nhà ở… như tại Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi được kỳ vọng không chỉ giúp giải phóng hàng tồn kho bất động sản, mà Nhà nước còn có thể thu được tiền thuế trong hoạt động kinh doanh mua bán, cho thuê nhà ở hoặc kinh doanh dịch vụ khác mà có sử dụng nhà ở của đối tượng này.

Luật Nhà Ở (Sửa Đổi) 2014

Luật nhà ở được Quốc hội phê chuẩn đã dành hẳn một chương IX đề cập về việc cho phép người Việt Nam định cư tại nước ngoài và người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Vấn đề cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam vẫn luôn là vấn đề nóng do quan ngại về vấn đề an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại rất cần dòng vốn ngoại hỗ trợ khơi thông thị trường bất động sản mới manh mún trở lại. Cho phép người nước ngoài mua nhà sau khi nhập cảnh được kỳ vọng tạo ra yếu tố thuận lợi để thu hút, kích thích phát triển đầu tư, du lịch, dịch vụ mà còn thu hút lượng lớn vốn FDI và đảm bảo cam kết hội nhập của Việt Nam. Thêm vào đó, kiều hối dồi dào vẫn là một trong những kênh dẫn vốn hiệu quả của Việt Nam

Những điểm thay đổi chính:

Người mua nộp tiền theo tiến độ dự án nhưng chỉ phải đóng tối đa 70% trước khi bàn giao nhà và 95% trước khi được cấp Giấy chứng nhận sở hữu.

Trong vòng 50 ngày sau khi bàn giao nhà hoặc hết hạn thuê mua nhà theo thỏa thuận, chủ đầu tư phải làm thủ tục để cơ quan Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho người mua căn hộ, người thuê mua nhà ở.

Diện tích sử dụng của căn hộ sẽ được tính theo diện tích thông thủy (thay vì cách tính theo tim tường). Công thức tính diện tích thông thủy được tóm tắt như sau:

Diện tích thông thủy = Diện tích sàn + diện tích tường ngăn bên trong căn hộ + ban công + lô gia – diện tích bao ngôi nhà – tường phân chia căn hộ – diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật trong nhà

Bỏ quy định sở hữu chung cư có thời hạn 70 năm. Tuy nhiên, tùy vào từng công trình sẽ có thời hạn sử dụng, khi hết thời hạn sử dụng cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định lại, nếu đảm bảo an toàn thì tiếp tục được sử dụng, nếu không phải phá dỡ hoặc bị cưỡng chế phá dỡ.

Những điểm thay đổi chính củng cố thêm quyền lợi người mua nhà, qua đó siết chặt hơn hoạt động, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ đầu tư, cụ thể là các doanh nghiệp. Việc tính diện tích bằng thông thủy sẽ khiến diện tích căn hộ nhỏ đi (thay vì tim tường), tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến giá bán căn hộ do chủ đầu tư thường tính toán tổng giá bán của căn hộ đó chứ ít khi dựa vào giá bán mỗi mét vuông. Duy chỉ có các khoản chi phí quản lý, bảo trì chung cư sẽ tăng do diện tích giảm, chủ đầu tư sẽ tăng giá dịch vụ trên mỗi m2 và hưởng lợi từ đó.

Điều khoản đáng chú ý nhất về cho người Việt định cư tại nước ngoài và người nước ngoài, tổ chức nước ngoài sở hữu bất động sản tại Việt Nam hứa hẹn đưa dòng vốn ngoại (FDI, kiều hối) về khơi thông bất động sản. Với vị thế chủ đầu tư, họ sẽ tìm kiếm những đối tác là doanh nghiệp bất động sản trong nước có uy tín và tiềm lực tài chính. Với vị thế người mua nhà, họ sẽ tìm kiếm các dự án bất động sản ở phân khúc cao cấp, nhà biệt thự, liền kề.

Dự Thảo Luật Sửa Đổi Luật Xây Dựng, Luật Nhà Ở, Luật Kdbđs, Luật Quy Hoạch Đô Thị

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Quy hoạch đô thị.

“14a. Cơ quan trung ương bao gồm: cơ quan trung ương của tổ chức chính trị; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan, tổ chức khác ở trung ương.”

Loại công trình được xác định theo công năng sử dụng hoặc kết cấu công trình. Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và các cấp khác theo quy định của Chính phủ.

4.

“11. Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn, chiếm diện tích hoặc không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.”

1. Quy hoạch xây dựng gồm các loại sau:

a) Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia;

b) Quy hoạch xây dựng vùng;

d) Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

2. Quy hoạch xây dựng được lập căn cứ vào các nội dung sau:

a) Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh;

c) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.

3. Quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị. Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”

a) Phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực; phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội bền vững; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân;”

“2. Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng gồm:

a) Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, tuân thủ hệ thống quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và phù hợp với nguồn lực huy động;”

3. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.

4. Đơn vị có ý tưởng quy hoạch, kiến trúc được tuyển chọn được chỉ định thầu để lập quy hoạch xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định; trường hợp không đủ năng lực thì được phép liên danh với nhà thầu tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy hoạch xây dựng. Nội dung khác về chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

5. Chính phủ quy định chi tiết về thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc.”

Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng và được thực hiện theo trình tự sau:

1. Lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng;

3. Lập đồ án quy hoạch xây dựng;

4. Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng.”

a) Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù do Thủ tướng Chính phủ giao.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù quy định tại điểm a khoản này.

nhân dân cấp huyện hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý hoặc đầu tư

Đối với các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chỉ phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng cho các khu vực có công trình xây dựng, không lập cho các khu vực sản xuất nông nghiệp.”

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 34 như sau:

“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:

c) Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù thuộc phạm vi địa giới của hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 34 như sau:

b) Văn bản phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng phải có các nội dung chính của nhiệm vụ quy hoạch xây dựng được quy định tại các Điều 23, 26, 27, 28, 30 và 31 của Luật này;

1. Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:

a) Có sự điều chỉnh quy hoạch cấp cao hơn hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chiến lược quốc phòng, an ninh; dự án động lực phát triển vùng;

b) Có thay đổi về điều kiện địa lý tự nhiên, địa giới hành chính, biến động lớn về dân số và kinh tế – xã hội.

2. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:

a) Có sự điều chỉnh quy hoạch cao hơn hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp;

b) Hình thành dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian của khu chức năng;

d) Có biến động về khí hậu, địa chất, thủy văn;

đ) Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.

3. Quy hoạch nông thôn được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh của quy hoạch cấp cao hơn hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp.”

“2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng được quy định như sau:

a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng được áp dụng đối với quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và quy hoạch xây dựng nông thôn;

b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô ranh giới, định hướng phát triển chung của khu vực quy hoạch và giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng;

Bãi bỏ khoản 5 Điều 41.

2. Ngoài hình thức công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền còn quyết định các hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng như sau:

b) Trưng bày công khai, thường xuyên, liên tục các pa-nô, bản vẽ, mô hình tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã đối với quy hoạch chi tiết xây dựng;

1. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng được thực hiện dưới các hình thức sau:

b) Giải thích trực tiếp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Đối với trường hợp cung cấp thông tin bằng văn bản, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

3. Cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ chính xác của các tài liệu, số liệu đã cung cấp.”

“2. Dự án đầu tư xây dựng có thể phân chia thành nhiều dự án thành phần, trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì dự án theo phân kỳ đầu tư, dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định và được thể hiện trong nội dung quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư.”

Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng.”

“6. Dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định đồng thời với thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở.

a) Sự phù hợp với chủ trương đầu tư;

b) Thẩm định tổng mức đầu tư.

3a. Nội dung thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:

a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng gồm khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ;

b) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án gồm sự phù hợp về quy hoạch phát triển ngành; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; nhu cầu sử dụng tài nguyên (nếu có), việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án; giải pháp tổ chức thực hiện; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các giải pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác;

c) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án, tiến độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

d) Thẩm định tổng mức đầu tư.

4. Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì nội dung thẩm định gồm:

a) Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng theo quy định tại Điều 83 của Luật này;

b) Thẩm định các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 3 hoặc điểm a, b, c khoản 3a Điều này.”

Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước do Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.

b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước.

c) Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án có tính chất đặc thù.

2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.

b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án.

c) Thuê tư vấn quản lý dự án.

d) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng

3. Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức quản lý dự án.

4. Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách;

b) Công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

c) Công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng và thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở, dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt;

d) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

đ) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đối với loại công trình đó chấp thuận về hướng tuyến công trình;

g) Công trình xây dựng ở nông thôn không thuộc khu vực quy hoạch đô thị; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

i) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, không gây ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình và không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

2a. Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm từ điểm b đến điểm g khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng, gửi kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng (trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ) đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

4. Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định của Luật này.”

4. Có thiết kế xây dựng công trình được lập, thẩm định theo quy định.”

“2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:

đ) Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

” Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ và công trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định thiết kế xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.

3. Nhà thầu thi công xây dựng phải tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng và các công trình lân cận trước khi tổ chức thi công xây dựng thực hiện các biện pháp này trong quá trình thi công xây dựng. Máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.

“4. Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình gồm:

a) Kiểm tra các nội dung: điều kiện khởi công xây dựng công trình; biện pháp thi công xây dựng; vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu, hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật;

b) Xem xét, chấp thuận các nội dung về quản lý chất lượng do nhà thầu thi công xây dựng trình. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế được duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được phép áp dụng và tiến độ thi công của công trình;

c) Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, các biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

d) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng;

đ) Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

e) Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công theo quy định; tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.

g) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.”

1. Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng:

a) Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì;

b) Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;

c) Việc bảo trì phải bảo đảm an toàn đối với công trình, người và tài sản.

2. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì, thiết bị công trình.

3. Việc bảo trì và quản lý vận hành công trình, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch và quy trình bảo trì được phê duyệt.

4. Công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng.

“b. Công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách.”

” Điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp, cấp bách

1. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấp, cấp bách về phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầu khẩn cấp, cấp bách khác.

4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực theo hạng I, hạng II, hạng III. Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực hạng I; Sở Xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.

5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng; trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, chuyển đổi, thu hồi chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực; điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài.”

1. Thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã được cấp chứng chỉ phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý và tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân lên Trang thông tin điện tử do mình quản lý, đồng thời gửi thông tin đến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng để tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Thời gian thực hiện đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày cấp chứng chỉ. Thời gian thực hiện tích hợp thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ.”

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 1 Điều 163 như sau:

“1. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:

a) Phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng và quản lý an toàn, vệ sinh lao động, môi trường trong thi công xây dựng công trình chuyên ngành theo quy định của Luật này;

b) Nghiên cứu ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm c khoản 2 Điều 163 như sau:

“2. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau:

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;

“18. Nhà ở có sẵn là nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.”

19. Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

“2. Có năng lực tài chính theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.”

“1. Sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang làm đất ở.”

“d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và phải công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày Kế hoạch này được phê duyệt.

“7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phát triển và quản lý nhà ở; quy định và công nhận việc phân hạng nhà chung cư.”

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13:

“3. Nhà, công trình xây dựng có sẵn là nhà, công trình xây dựng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

4. Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có năng lực tài chính theo quy định của pháp luật về đất đai.”

4. Dự án bất động sản có mục tiêu đầu tư kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch và công trình xây dựng đa năng có kết hợp để ở phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành; việc quản lý sử dụng, kinh doanh các công trình này phải theo đúng mục đích, công năng sử dụng và phạm vi kinh doanh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư . Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý sử dụng các công trình quy định tại khoản này.”

” Điều 59. Chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, cơ sở lưu trú du lịch và công trình xây dựng đa năng có mục đích để ở hình thành trong tương lai

3. Bên nhận chuyển nhượng cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

4. Việc chuyển nhượng hợp đồng quy định tại Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở xã hội.

“1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp.

2. Người trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản khi thực hiện môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản”.

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12:

1. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu.

Quy hoạch chung đô thị có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc thù; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực có ý nghĩa quan trọng trong đô thị tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc trước khi lập quy hoạch đô thị. Khuyến khích việc tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch , kiến trúc đối với các quy hoạch đô thị khác.

3. Đơn vị có ý tưởng quy hoạch, kiến trúc được tuyển chọn được chỉ định thầu để lập quy hoạch đô thị khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định; trường hợp không đủ năng lực thì được phép liên danh với nhà thầu tư vấn khác có đủ năng lực để lập quy hoạch xây dựng. Các nội dung khác về chỉ định thầu tư vấn lập quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

4. Chính phủ quy định chi tiết về thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc.”

“Điều 17.

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia được lập nhằm xác định mạng lưới đô thị cả nước làm cơ sở lập quy hoạch đô thị.

“1. Chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có), quy hoạch đô thị cấp trên đã được phê duyệt.”

“4. Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết thị trấn, trừ các quy hoạch đô thị quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh.”

Quy hoạch đô thị chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau:

1. Có sự điều chỉnh về chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh hoặc điều chỉnh về địa giới hành chính làm ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô của đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch;

2. Hình thành các dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố cục không gian kiến trúc đô thị;

3. Quy hoạch đô thị không thực hiện được hoặc việc triển khai thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa được xác định thông qua việc rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch đô thị và ý kiến cộng đồng;

4. Có sự biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn;

5. Phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng.”

d) In ấn, phát hành rộng rãi bản đồ quy hoạch đô thị, quy định về quản lý quy hoạch đô thị được phê duyệt.

1. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai đồ án quy hoạch chung được lập cho thành phố, thị xã, thị trấn do mình quản lý.

2. Ủy ban nhân dân quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.”

1. Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị đã được phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

2. Việc cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị được thực hiện dưới các hình thức sau:

a) Giải thích trực tiếp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

b) Cung cấp thông tin bằng văn bản giấy, văn bản điện tử theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và phương tiện thông tin đại chúng;

d) Cấp chứng chỉ quy hoạch;

d) Cung cấp các ấn phẩm về quy hoạch.

Đối với trường hợp cung cấp thông tin bằng văn bản, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Điều 5. Nguyên tắc thực hiện các thủ tục hành chính quy định trong Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 và Luật này

1. Hồ sơ được gửi bằng một trong các hình thức sau:

b) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;

c) Gửi các tệp tin chứa bản chụp các thành phần hồ sơ gốc thông qua hình thức dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp tệp tin chứa các thành phần hồ sơ có dung lượng lớn, không gửi được thông qua dịch vụ công trực tuyến thì được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

2. Mẫu đơn, tờ khai, thành phần hồ sơ có quy định về các thông tin đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì các thông tin này được thay thế bằng mã số định danh cá nhân hoặc mã số chuyên ngành khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành được vận hành.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

1. Quy định chuyển tiếp đối với số nội dung của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại Luật này:

Công trình khởi công xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực theo quy định thuộc đối tượng không yêu cầu cấp giấy phép xây dựng thì được tiếp tục xây dựng. Nếu công trình chưa khởi công xây dựng thuộc đối tượng yêu cầu cấp giấy phép xây dựng thì phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật

Công trình theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thuộc đối tượng cấp giấy phép xây dựng nếu chủ đầu tư đã nộp hồ sơ trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thì được thực hiện theo quy định của Luật này. Đối với trường hợp điều chỉnh thiết kế của công trình thuộc đối tượng miễn phép theo quy định tại Luật này thì được miễn phép xây dựng kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành.

2. Quy định chuyển tiếp đối với số nội dung của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại Luật này:

a) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã gửi hồ sơ theo quy định của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định chủ trương đầu tư nhưng chưa được chấp thuận thì được lựa chọn điều chỉnh hồ sơ theo quy định của Luật này.

3. Quy định chuyển tiếp đối với một số nội dung quy định về quy hoạch xây dựng tại Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 và Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại Luật này:

a) Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù cấp quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hoặc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch nhưng chưa lựa chọn được đơn vị tư vấn lập quy hoạch xây dựng thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng được thực hiện theo quy định tại Luật này.

b) Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng đối với các đồ án quy hoạch xây dựng đang trong quá trình lập được thực hiện theo quy định tại Luật này.

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Đối với quy định về việc ban hành, áp dụng định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Điều 1 của Luật này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Đối với quy định về bãi bỏ giấy phép quy hoạch tại khoản 20 Điều 1 và khoản 13 Điều 4 của Luật này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Kinh Nghiệm Sửa Đổi Luật Phá Sản Ở Singapore

Chuyện phá sản bắt nguồn từ việc một con nợ không trả được một số tiền vay nên bị một hoặc nhiều chủ nợ đưa ra tòa và buộc phải giải quyết, bán hết của cải để thanh toán nợ nần. Không trả được đầy đủ thì con nợ sẽ bị tòa phán quyết là “phá sản” và một khi đã bị liệt vào hạng này thì hầu như thông thường người ấy không còn làm ăn gì được nữa. Về mặt xã hội thì dường như mấy chữ “tán gia bại sản” đã là một dấu ấn cực kỳ xấu, khó gột rửa được và cái “gông” này sẽ bị tròng vào cổ con nợ… suốt đời!

Dĩ nhiên là trong số những con nợ bị phá sản này là những người thực sự “xấu” nghĩa là đã cố ý lường gạt bằng con đường làm ăn bất chính, nhưng cũng có những người “tốt” nhưng đã không may trong việc làm ăn nên gặp thất bại. Thông cảm với điều đó, ai cũng mong rằng những người “tốt” này cần được giúp đỡ và tạo cơ hội để họ có thể trở lại cuộc sống bình thường hầu có thể tiếp tục đóng góp cho xã hội. Vấn đề bức xúc đầu tiên của nhà làm luật là làm sao để gạn lọc những thành phần tốt, xấu một cách phân minh? Thêm vào đó, theo đà tăng tốc trên thương trường thì số vụ kiện tụng phá sản ngày càng tăng nhanh và vấn đề bức xúc thứ hai là làm sao để giúp tòa án khỏi bị “ngộp” vì không đủ phương tiện và khả năng để xét xử cho kịp.

Sửa đổi luật phá sản năm 1995

Hai điểm đặc biệt nhất trong lần sửa đổi này là: Thứ nhất, bộ luật đưa ra một khung hình mới cho phép con nợ tình nguyện đề nghị một phương cách dàn xếp trả nợ với chủ nợ, và chấp nhận để cho một đệ tam nhân đứng ra giải quyết, thay vì tất cả các đối tượng phải kéo nhau ra tòa án phá sản như trước đây.

Điểm thứ hai là việc tòa án chấp nhận trao nhiều quyền hạn hơn cho người Quản lý viên Tòa án (Official Assignee) trong quá trình thi hành án lệnh. Người “quản tòa” này là một nhân viên tòa án thuộc cấp dưới của vị thẩm phán, nay được trao quyền phán xét ai “xấu” ai “tốt” để có thể quyết định cho xóa án sau một thời gian, mà không cần phải trình lên thẩm phán như trước.

Hai điểm bổ sung này tương đối đã giúp giảm bớt gánh nặng cho tòa án, tuy nhiên dường như mọi người vẫn thích kéo nhau ra tòa mà chẳng có mấy ai chịu nhờ đến các đệ tam nhân để giúp xét xử vì chi phí tốn kém khá cao.

Bộ luật phá sản Singapore lại được sửa đổi một lần nữa vào năm 1999 nhằm mục đích khuyến khích doanh nhân liều lĩnh hơn trên thương trường và đồng thời tiếp tục duy trì một môi trường sinh hoạt có kỷ luật và đạo đức. Nói chung là nhà nước muốn giúp cho con thuyền kinh tế Singapore có thêm nhiều tay chèo liều lĩnh và tài ba, khi chuyển hướng tiến vào giai đoạn kinh tế tri thức trước mặt.

Sửa đổi luật phá sản năm 1999

Một số thay đổi mới được đưa ra trong lần bổ sung 1999 về bốn mặt sau đây:

Giúp chủ nợ và con nợ giải quyết tranh chấp theo hình thức tự nguyện dễ dàng hơn bằng cách:

Tăng thời gian đề giúp con nợ có thể thu nhập dữ liệu và trình bày đề nghị giải quyết với chủ nợ, từ 28 lên 42 ngày;

Ấn định khung giá về chi phí mà một đệ tam nhân (phải là kế toán viên hay luật sư) có thể tính để tránh những bảng giá… cắt cổ.

2. Tạo điều kiện cho người phá sản tiếp tục làm ăn

Trước đây thì trong thời gian bị phá sản, muốn tiếp tục làm ăn (làm thành viên hội đồng quản trị hoặc giám đốc trong một công ty), thì con nợ phải đệ đơn xin tòa án cứu xét rất lâu dài và khó khăn. Nay họ chỉ cần người “quản tòa” cho phép mà không cần đưa lên tòa án.

3 Giải quyết xóa án phá sản nhanh chóng và đơn giản hơn

Kể từ năm 1995, người “quản tòa” được quyền quyết đoán xóa án phá sản sau một thời gian tối thiểu là năm năm. Nay thì thời hạn này được rút xuống còn ba năm. Trước đây thì chỉ được xét tòa án với những món nợ dưới 250.000 đô-la Singapore, nay mức xét xử được nâng lên 500.000 đô-la Singapore, tăng số người có thể được xóa án lên nhiều hơn.

Thủ tục giải quyết và xin phép xóa án cũng được đơn giản hóa. Nay không còn đòi hỏi phải thông qua những cuộc hòm rườm rà của tất cả các chủ nợ mà chỉ cần qua thư từ, bưu điện. Sau khi chủ nợ chấp nhận những đề nghị thanh toán số nợ còn lại, một khi giải quyết xong nợ nần thì người “quản tòa” có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận là con nợ đã xóa án phá sản.

Trước đấy chỉ cần nợ 2.000 đô-la Singapore là người ta có thể kéo nhau ra tòa kiện phá sản. Lần sửa đổi năm 1999 nâng mức này lên 5.000 đô-la Singapore. Mục đích là để khuyến khích các đối tượng tìm cách giải quyết ôn hòa bằng những hình thức khác thay vì sẵn sàng đưa nhau ra tòa, để rồi nhiều cá nhân hoặc công ty bị tuyên bố phá sản chỉ vì những món nợ tương đối nhỏ.

Những bổ sung năm 1999 được đưa ra với một mục đích tìm cách giúp người “tốt” chẳng may sa cơ, được có cơ hội “làm lại cuộc đời” và đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên cũng đã có lắm kẻ lợi dụng lòng tốt này.

Trước khi luật phá sản được thay đổi thì “phá sản” dường như là một vũ khí quan trọng của chủ nợ. Không thanh toán sòng phẳng trong chuyện vay mượn thì chỉ với một món nợ nhỏ là con nợ có thể bị đưa ra tòa và một khi bị tuyên bố phá sản thì con nợ kể như là “thân bại danh liệt”. Với những thay đổi mới, chủ nợ nay không dễ dàng đưa con nợ ra tòa như xưa, và dù có bị phá sản, con nợ cũng có thể được phép làm ăn như thường! Không những thế, chỉ sau có ba năm là án có thể được xóa sạch! Từ nay “phá sản” dường như không còn là một hình phạt khắt khe như trước và người bị “phá sản” giờ cũng… nhởn nhơ khắp chốn!

Một hiện tượng khác đã xuất hiện, đó là việc chủ nợ chưa kịp ra tay kiện tụng thì con nợ đã vội vàng “xuất chiêu” trước với thế võ mới là… “tự phá sản”! Thật đơn giản, cứ vay mượn một số tiền thật lớn rồi ỳ ra không trả, làm đơn tự xin phá sản, thương thuyết với chủ nợ qua người “quan tòa” để chỉ trả một phần số tiền, rồi chỉ ba năm sau là có thể “làm lại cuộc đời”… Từ đó số trường hợp tự nguyện phá sản tăng vọt ở Singapore! Năm 1999 chỉ có 24 người được chấp nhận “tự phá sản”, và thành phàn này chỉ là một tỷ số không đáng kể trong tổng số án phá sản ở Singapore. Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2003, trong số 17.640 người Singapore đang gặp kiện tụng nợ nần có 3.505 người đệ đơn xin tự phá sản ở Singapore và trong đó đã có 500 trường hợp “tự phá sản” được chính thức chấp nhận nghĩa là đã tăng 20 lần so với năm 1999. Tỷ lệ “tự phá sản” tăng vọt lên gần 15% tổng số án phá sản cả nước trong vòng 8 tháng của năm 2003. Không chỉ ở Singapore, tình hình tại Hồng Kông còn tệ hơn nữa. Năm 1998, luật phá sản được thay đổi, cho phép người phá sản được tự động xóa án sau bốn năm thay vì tám năm. Số người “tự phá sản” từ đó đã tăng vọt từ 33 (1997) lên đến 23.655 người (2002)!

Trước đà này, tháng 3/2002, Bộ Tư pháp Singapore đã cho áp dụng cách phân loại những trường hợp người tự phá sản vào hai “vùng”: “Vùng xanh” cho những người chân chính, hợp tác tốt đẹp với người “quản tòa” và trả nợ đều đặn như đã hứa, và “vùng đỏ” cho những kẻ lừa đảo không tôn trọng thỏa thuận thanh toán nợ nần. Khi đã bị liệt vào “vùng đỏ” thì rất khó để cho các “quản tòa” đề nghị xóa án, nghĩa là vấn đề xóa án sau ba năm không còn là chuyện tự động như mọi người nghĩ. Tuy vậy con số người tự phá sản cũng còn tăng mạnh, và số nợ mất đứt tại các ngân hàng Singapore trong 8 tháng đầu năm 2003 đã lên đến 116,4 triệu đô-la Singapore, tăng 48% so với vùng kỳ năm ngoái.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Luật Nhà Ở Sửa Đổi: “Mở” Để Hút Vốn Ngoại trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!