Đề Xuất 5/2023 # Luật Di Trú Mỹ 2022 Và Những Thắc Mắc Bảo Lãnh Di Trú Mỹ # Top 5 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Luật Di Trú Mỹ 2022 Và Những Thắc Mắc Bảo Lãnh Di Trú Mỹ # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Luật Di Trú Mỹ 2022 Và Những Thắc Mắc Bảo Lãnh Di Trú Mỹ mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tin chắc rằng khi mọi người khi tìm đến bài viết này nghĩa là đang vướn phải thắc mắc lớn mà hầu hết khi nghe ai cũng lo lắng đó chính là dự luật di trú Mỹ 2019 mới nhất của tổng thống Mỹ về “Luật xin thẻ xanh Mỹ với người gánh nặng xã hội Ngày 15 tháng 10 năm 2019” và sẽ “Xóa bỏ diện bảo lãnh anh/chị/em hay cha mẹ” tức là di trú Mỹ diện f4 hoặc là bảo lãnh cha mẹ thay vào đó là chỉ cho bảo lãnh vợ/chồng và con cái chưa đủ 18 tuổi. Khi nghe tin tức này hầu hết tất cả những người dù ở Việt Nam hay sinh sống ở Mỹ đặc biệt những người đang ở trong diện nộp hồ sơ bảo lãnh theo 2 diện nêu trên đều hoang mang và lo sợ sẽ không được bảo lãnh người thân của mình sang Mỹ nữa.

Luật di trú Mỹ mới từ ngày 15/10/2019

Vào ngày 14/8/2019 đã có thông báo Quy Định Đề Nghị (Notice of Proposed Rulemaking) từ Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (U.S Department of Homeland Security) về vấn đề Điều Luật Cấm Nhập Cảnh vì là Gánh Nặng của xã hội Mỹ (Inadmissibility on Public Charge Grounds).

Quy định này chính thức được này bắt đầu áp dụng vào 15/10/2019, kể từ thời điểm này trở đi những hồ sơ xin cấp thẻ xanh không bị ảnh hưởng hay nói cách khác là không bị áp dụng theo quy định chính thức này khi đã được nộp trước ngày 15/10/2019.

Bên cạnh đó Sở Di Trú Mỹ sẽ không chấp thuận những mẫu đơn I-864EZ, I-485, I-864, I-129 và I-539/I-539A và chỉ chấp thuận những mẫu đơn phát hành vào ngày 15/10/2019 mà thôi. Luật mới di trú này đã có thông báo vào ngày chín tháng 10, 2019 trên trang USCIS.

Hai trường hợp xảy ra nếu bạn nộp đơn xin thẻ xanh với luật di trú Mỹ mới:

Trường hợp 1: Nếu bạn dùng những mẫu đơn nêu trên hoặc đơn xin thẻ xanh Mỹ mà được phát hành trước ngày 15.10.2019 nhưng Sở Di Trú USCIS lại nhận được đơn của bạn sau ngày 14.10.2019 thì lúc này hồ sơ của bạn sẽ bị trả về và không được công nhận.

Trường hợp 2: Nếu bạn dùng đơn mới để nộp đơn xin thẻ xanh thì bạn phải bổ sung thêm một mẫu đơn nữa chính là mẫu đơn I-944 (Là mẫu đơn để Sở Di Trú USCIS xét duyệt đương đơn có thuộc vào diện cấm nhập cảnh với lý do gánh nặng xã hội hay không?). Trong mẫu đơn này bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin di trú Mỹ gồm về tuổi tác, sức khỏe, tình hình tài chính, tình trạng hôn nhân gia đình, học vấn – kỹ thuật và cuối cùng liệt kê những trợ cấp của chính phủ mà bạn đã từng lãnh.

Theo quy định chính thức về ” gánh nặng xã hội ” của Chính phủ Mỹ, nếu những ai đã từng lãnh trợ cấp chính phủ và đã trả lại tiền cho chính phủ thì điều đó sẽ được xem là điều tốt và hoàn toàn có lợi thế lớn khi Sở Di Trú USCIS xét hồ sơ đối với người này. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu những người nào đã từng lãnh trợ cấp của chính phủ 12 tháng trong vòng 36 tháng vừa qua thì hồ sơ xin thẻ xanh sẽ bị từ chối.

Tuy nhiên những đương đơn nào đang đối diện với vấn đề này sẽ mắc phải rất nhiều khó khăn bởi hiện tại chính phủ vẫn chưa có quy định hay phương pháp nào để những đương đơn này có thể trả lại cho chính phủ những quyền lợi trợ cấp mà đương đơn đã từng hưởng.

Có thể bạn nên biết: Nhập cảnh Mỹ trong mùa dịch virus corona Vũ Hán như thế nào?

Những ai bị ảnh hưởng với luật di trú Mỹ mới 15/10/2019

*Có thể bạn chưa biết là những luật lệ mới của Bộ Ngoại Giao Mỹ sẽ được áp dụng tại các Tòa Lãnh Sự Mỹ trên toàn thế giới vì những Tòa Lãnh Sự Mỹ này trên thế giới đều là những cơ quan dưới quyền của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Cũng vì điều này mà đã xảy ra trường hợp Luật Sư Đoàn Di Trú Mỹ đã đưa đơn kiện Bộ Ngoại Giao vì đã âm thầm sửa đổi luật di trú về vấn đề gánh nặng xã hội mà không thông báo theo luật định.

Cụ thể vào ngày 11.10.2019 vừa qua Bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo “Quy định chính thức tạm thời” (Interim Final Rule) nhằm mục đích để đưa ra lý do của mình và đương đầu với những vụ kiện muốn luật lệ của Bộ Ngoại Giao được căn chỉnh theo “Quy định chính thức của Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ”. Đó cũng là lý do của Quy định chính thức tạm thời của Bộ Ngoại Giao được phát hành.

Quy định chính thức tạm thời của Bộ Ngoại Giao có gì mới?

Theo tin tức từ Nhà Trắng, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố vào ngày 4.10.2019 sẽ không cho phép những người di dân nhập cảnh nếu không chứng minh được khả năng mua bảo hiểm y tế và sẽ không được chính phủ chịu trách nhiệm chi trả các khoản phí (còn gọi là đài thọ – cover) trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh nước này. Mục địch của việc này là ngăn chặn những người đã đủ điều kiện nhập cư Mỹ nhưng lại không có khả năng tài chính để mua bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế ở Mỹ

Bảo hiểm y tế thường được gọi là Obamacare theo chương trình Affordable Care Act (ACA), tuy nhiên vào ngày 3.11.2019 sẽ có một điều lệ mới về bảo hiểm y tế này chính là không được xem là bảo hiểm y tế nữa và sẽ không được chính phủ nước này đài thọ nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ không chịu trách nhiệm chi trả các khoản phí này nữa.

Luật di trú Mỹ 2019 có xóa bỏ diện bảo lãnh anh chị em và bảo lãnh cha mẹ hay không?

Xin đính chính lại với tất cả những người đang lo lắng về việc này là hiện đây chỉ mới là bản dự thảo luật di trú Mỹ thôi chứ chưa thành luật chính thức cho nên từ bây giờ đến khi bản dự thảo này trở thành luật chính thức và được thông qua thì cũng mất khá nhiều thời gian. Cho nên những ai còn đang trong diện mở hồ sơ bảo lãnh này hoặc sắp mở hồ sơ thì cứ yên tâm nộp đơn như bình thường và không có gì phải lo lắng hết.

Lời khuyên, tốt nhất bạn đừng nên chờ đến khi bản dự thảo này thành luật thì mới chuẩn bị việc bảo lãnh sẽ mắc phải không ít rắc rối từ thủ tục cho đến thời gian. Và đừng nghe những điều mà mọi người truyền tai nhau cho đến khi có quyết định chính thức, đặc biệt tất cả mọi người nên nghiêm túc với diện định cư của mình để không phải tự biến mình thành gánh nặng cho người bảo lãnh hay lợi dụng các chính sách nhập cư mới của Mỹ ưu đãi cho những người mới đến nước này để trục lợi cho bản thân mình, nghiêm trọng hơn là trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ có thể sẽ bị thu hồi thẻ xanh.

Những thay đổi của luật di trú Mỹ 2019

Đương đơn sẽ phải gánh chịu như thế nào khi luật di trú Mỹ 2019 bắt đầu có hiệu lực, trường hợp không như mong muốn nếu bộ hồ sơ di trú sau khi nộp lên nhưng lại bị trả về sẽ:

– Mọi lệ phí bạn đã nộp cho Sở Di Trú không thể lấy lại được và tiến hành nộp lệ phí mới nếu có nhu cầu nộp lại hồ sơ. Chưa hết, lúc này bộ hồ sơ của đương đơn sẽ được lưu vào mục “Cần lưu ý” sẽ được xem xét kỹ hơn, khó khăn hơn để được chấp nhận ở lần kế tiếp.

– Không đủ thông tin di trú Mỹ, chứng cứ để chứng minh theo quy định từng hạng mục đưa ra ví dụ như: giấy tờ chứng minh quan hệ, hình ảnh chụp,… Hoặc ở mỗi diện di trú lại không đủ điều kiện nhập cư Mỹ theo quy định, ví dụ như hồ sơ bảo lãnh anh chị em di trú Mỹ f4 trong khi giấy khai sinh không cho thấy được có mối quan hệ nào là huyết thống.

– Hiển nhiên là trước đây khi chưa nộp phí hay nộp không đúng với quy định đưa ra sẽ được trả lại hồ sơ cùng với phí đã nộp. Còn bây giờ hồ sơ sẽ bị từ chối và phí sẽ không được hoàn trả.

Như vậy việc xét duyệt được siết chặt hơn trước đây theo luật di trú Mỹ mới này của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ. Chính vì vậy nếu hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ, chuyên nghiệp, cẩn thận dù là hay không sẽ ảnh hưởng bất lợi cho các hồ sơ xin visa đi Mỹ. Nếu bạn cảm thấy không tự tin hoặc chưa hiểu rõ hết quy định thủ tục có thể liên hệ với những người có kinh nghiệm, am hiểu rõ về luật di trú Mỹ.

Luật di trú Mỹ 2019 đối với người độc thân dưới 21 tuổi

Đạo luật di trú Child Status Protection Act (CSPA) có hiệu lực từ ngày bàn hành (6/8/2002), được áp dụng đối với những hồ sơ nộp trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 trong khi có những người con độc thân quá 21 tuổi có thể được hưởng quyền lợi của luật di trú Mỹ này nếu như:

– Đơn xin thay đổi tình trạng di trú Mỹ chưa được quyết định hoặc những đơn bảo lãnh I-130 đang trong trạng thái chờ sự quyết định trước hoặc sau khi ngày đạo luật di trú được ban hành.

– Những đơn đang chờ Sở Di Trú hoặc Lãnh Sự Hoa Kỳ đưa ra quyết định.

*CSPA áp dụng cho diện bảo lãnh vợ/chồng/ con dưới 21 tuổi (Con nuôi hay con mồ côi đều thuộc diện này).

Chưa hết sau khi người được bảo lãnh chính thức trở thành công dân tại nước này thì ngày của người được bảo lãnh trở thành và trở thành công dân Mỹ sẽ là ngày của để Sở Di Trú sử dụng nhằm xác minh được thuộc diện ưu tiên nào.

Ví dụ: Cha/mẹ bảo lãnh lúc người con 17 tuổi khi chính thức trở thành công dân nước này người con 20 tuổi thì vẫn được xếp vào diện Immediate Relative (Diện bảo lãnh vợ/chồng, con dưới 21 tuổi).

Trường hợp cuối cùng, vẫn như trên tuy nhiên lúc này người con đã có gia đình và được quyền chuyển sang diện Immediate Relative nếu đã ly dị trước khi 21 tuổi. Ngày để Sở Di Trú dùng xác minh người được bảo lãnh thuộc diện này là ngày ly dị của người con này.

Ví dụ: Cha/me bảo lãnh lúc con chỉ 18 tuổi đã có gia đình và ly dị sau khi đã nộp đơn hiển nhiên thuộc vào diện nêu trên dù quá 21 tuổi.

Nguồn: https://kornova-viet.com/luat-di-tru-my-2019-va-nhung-thac-mac-bao-lanh-di-tru-my/

Giới Thiệu Về Học Hỏi Di Trú Mỹ, Trò Chuyện Di Trú Mỹ, Chia Sẻ Di Trú Mỹ…

“Đường đời muôn lối” là 1 trang viết chuyện này xọ chuyện nọ cho vui và có tìm hiểu, trò chuyện về kiến thức di trú Mỹ.

Lâu nay thanhhong0070 chủ yếu học hỏi và chia sẻ sự quan tâm của mình về những câu chuyện bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ chứ không viết nhiều về những lĩnh vực di trú khác. Lý do là đã không có nhiều thời gian rồi mà cái Luật Di Trú này nó lại rộng và khó quá. Câu chữ của luật thì đôi khi hiểu hết nghĩa của các từ vựng riêng lẻ rồi nhưng đọc hết cả câu vẫn hổng hiểu nó nói cái gì gì. Phải có diễn giải thêm mới hiểu được.

Gần đây nhiều người động viên nên trao đổi và chia sẻ thêm nữa về Di Trú Mỹ nói chung. Ý kiến đưa ra là thông tin di trú bằng tiếng Việt cũng nhiều nhiều nhưng muốn có một hiểu biết tổng hợp về lĩnh vực này là không dễ, là nếu ai muốn tự điền đơn thì những thông tin hiện tại không giúp được nhiều cho các đương đơn…

Những ý kiến đó đúng.

Văn phòng huynh đệ của thanhhong0070 ở Dallas city tiểu bang Texas có tên là AIS.

Là AMERICA IMMIGRATION SERVICE.

Nếu ai đó cần sự hỗ trợ về đơn từ di trú này kia, có thể liên lạc với văn phòng huynh đệ này, rất ân cần và chu đáo.

Miss Laura Nguyen là người phụ trách văn phòng, rất trẻ trung và biết chuyện:

3306 W. Walnut Street, Suite 509B, Garland TX 75042.

Telephone Number 972 330 6912.

Ở Việt Nam nếu người đọc cần sự hỗ trợ, xin giới thiệu một văn phòng huynh đệ nữa:

VĂN PHÒNG DI TRÚ “THÚY CALI”

điện thoại 0903733767 – 0903182388 (E-mail: vantran767@gmail.com)

Số 528/51 Điện Biên Phủ, Quận 10, Sài Gòn do luật sư Trần Thị Thúy Vân đảm trách.

. Cảm ơn chị Thanh Nguyen từ Tampa, Florida.

. Cảm ơn chị Trần Thị Bích Phương từ Sài Gòn, Việt Nam

. Cảm ơn chị Nhung Cao từ Bolsa – Little Saigon, California

. Cảm ơn gia đình bà Loan Thi Quan từ South St. Paul, Minesota.

. Cảm ơn chị Hien Pham Minh Hoang từ Leland, North Carolina.

. Cảm ơn chị Nga To từ Orlando, Florida.

. Cảm ơn chị Thy Nguyen từ Fishkill, New York.

. Cảm ơn anh Sang Quang Le từ Carrollton, Texas.

. Cảm ơn chị Jade Tran từ Chantilly, Virginia.

. Cảm ơn em Hang Pham từ Tulsa, Oklahoma.

. Cảm ơn chị Võ Nên từ Vũng Tàu, Việt Nam.

. Cảm ơn em Nam Ngoc Vuong từ Knoxville, Tennessee.

. Cảm ơn anh Thanh Van Tran, Hung Van Nguyen và Tien Quang Tran từ Honolulu, Hawaii.

. Cảm ơn gia đình chị Uyen Nghi Nguyen từ Lakeworth, Florida.

. Cảm ơn chị Lieu Ngo từ Santa Ana, California.

. Cảm ơn anh chị Liem Ngo từ Eugene, Oregon.

. Cảm ơn anh Vinh Tran từ Manchester, Maine.

. Cảm ơn anh Binh Nguyen từ Kapolei, Hawaii.

. Cảm ơn chị Van Nguyen từ Dallas, Texas.

. Cảm ơn anh Hung Ban Quoc Phan từ Warren, Michigan.

. Cảm ơn em Vũ Thanh Hà từ Hội An, Việt Nam

. Cảm ơn em Anh Hung Huynh từ Budd Lake, New Jersey.

. Cảm ơn em Yen Le từ Houston, Texas.

Và những bạn đọc ẩn danh khác….

Dự Luật Di Trú Mới Của Mỹ Có Khiến Bảo Lãnh Khó Khăn?

Theo thông tin, dự kiến việc sửa đổi luật di trú Mỹ đang được hai thượng nghị sĩ đề xuất. Như vậy, việc bảo lãnh người thân định cư Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nếu luật mới được ban hành. Những thay đổi có thể xảy ra là gì? Mời Anh/Chị cùng Khai Phú theo dõi qua bài viết bên dưới.

1.Hai thượng nghị sĩ đề xuất dự luật di trú Mỹ mới

Hai thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa: Ông Tom Cotton của bang Arkansas và ông David Perdue của bang Georgia, vừa qua đã đề xuất việc thêm dự luật di trú Mỹ mới. Theo hai ông, điều này sẽ góp phần hạn chế tình trạng nhập cư hợp pháp. Đồng thời, đời sống và cơ hội việc làm cho công dân Mỹ cũng được nâng cao.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều tranh luận quanh vấn đề bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico để hạn chế tình trạng nhập cư trái phép. Số người nhập cư hợp pháp gia tăng khiến tỷ lệ cạnh tranh công việc với người Mỹ cao hơn. Lực lượng lao động tay nghề thấp tại Mỹ cũng rơi vào tình trạng quá tải. Mức lương cho lao động Mỹ trình độ trung học trở xuống bị giảm mạnh.

2.Nội dung dự luật di trú Mỹ mới nếu được thông qua

Nếu thuận lợi được thông qua, dự luật sẽ mang đến nhiều thay đổi cho di trú Mỹ như:

Visa tị nạn giảm xuống chỉ còn 50.000 hồ sơ mỗi năm.

Visa theo diện bảo lãnh đoàn tụ giảm từ 1.000.000 xuống còn 500.000 người mỗi năm. Trong vòng 10 năm tới, mỗi năm số lượng sẽ giảm xuống 50%.

Visa đa dạng (Hình thức xổ số lấy thẻ xanh) có thể bị hạn chế thay vì cấp 50.000 visa cho các nước có tỷ lệ nhập cư Mỹ thấp như hiện tại.

Điểm đáng chú ý nhất của dự luật di trú Mỹ mới chính là: Công dân Mỹ chỉ được phép bảo lãnh vợ/chồng và con cái độc thân dưới 21 tuổi. Theo đó, bố mẹ và anh chị em của người có quốc tịch Mỹ sẽ không nằm trong diện bảo lãnh như luật di trú Mỹ hiện nay. Luật hiện hành cho phép công dân Mỹ bảo lãnh thành viên gia đình bao gồm: bố mẹ, vợ/chồng, con cái và anh chị em cùng sang Mỹ sinh sống.

Đây là điều mà đa phần nhà đầu tư không mong muốn vì nếu dự luật này được áp dụng, nhiều gia đình sẽ không thể đoàn tụ tại Mỹ theo diện bảo lãnh.

3.Các trường hợp ngoại lệ

Đối với những công dân Mỹ có bố mẹ lớn tuổi cần được chăm sóc, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét cấp visa tạm thời và phải gia hạn mỗi năm. Hạn chế của việc này là họ không được phép lao động, không được nhận bảo hiểm tại Mỹ. Người bảo lãnh cần phải chứng minh bản thân có đủ năng lực tài chính chăm sóc và mua bảo hiểm y tế cho bố mẹ.

Nhà đầu tư cần theo dõi thông tin luật di trú mới của Mỹ trước khi bảo lãnh người thân. Việc này nhằm đảm bảo việc thực hiện thủ tục diễn ra tốt đẹp.

Giải pháp định cư và kinh doanh tại Mỹ

Một số chương trình định cư Mỹ tối ưu nhất hiện nay bao gồm:

Chương trình EB5: giúp gia đình có thẻ xanh Mỹ thuận lợi khi tham gia vào dự án EB-5 được chính phủ chấp thuận – Cota Vera từ Tập đoàn HomeFed. Đây là dự án tốt nhất trong thời điểm này với nhiều ưu thế vượt trội.

Chương trình nhập tịch Grenada và Chương trình nhập tịch Thổ Nhĩ Kỳ đang là lựa chọn tối ưu giúp lấy visa E2 đến Mỹ kinh doanh. Một số ưu điểm có thể kể đến như: thời gian xét duyệt nhanh, mức đầu tư thấp, điều kiện hợp lý, cho phép mang song tịch…

Nhà đầu tư quan tâm vui lòng liên hệ Khai Phú theo thông tin bên dưới.

KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION

Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.

Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889

Tầng 6, Tòa nhà Nhật Lâm, số 34 Hoàng Cầu mới, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 0901 888 830 – (024) 7101 4029

Câu Hỏi Di Trú Mỹ

Quý đọc giả có thể gửi câu hỏi di trú cho luật sư tại địa chỉ Email: cauhoiditru@gmail.com

1. Xin chào văn phòng Mỹ Việt. Em tôi có visa du lịch. Lần đầu em tôi nhập cảnh vào Mỹ thì Hải quan Mỹ cho thời hạn 6 tháng nhưng em tôi chỉ đi có 5 tháng và trở về Việt Nam. Lần thứ 2, em tôi muốn đi du lịch nữa, nhưng bị hải quan bắt lại 3 tiếng và hỏi tại sao đi du lịch mà đi 5 tháng. Như thế có ảnh hưởng đến việc gia hạn lại visa và những lần nhập cảnh tiếp theo của em tôi hay không? Lý do ở lại lâu là hiện tại em tôi đã có hồ sơ bảo lãnh của ba tôi (điều này đã được khai với nhân viên lãnh sự khi phỏng vấn cấp visa B2) nên em tôi muốn ở lại Mỹ lâu hơn để học tiếng Mỹ và phụ giúp gia đình công việc kinh doanh trong thời gian 5 tháng rồi quay về Việt Nam và sau đó qua lại Mỹ. (Anna Phạm -Plano, TX)

Chào cô Anna. Mặc dù visa của em cô được cấp đến 6 tháng nhưng vì mục đích là mình qua Mỹ du lịch nên thời gian hợp lý cho visa du lịch thông thường là 2 tháng. Nếu em của cô giữ tình trạng như vậy thì hằng năm em cô sẽ được ra vào Mỹ nhiều lần. Cám ơn cô.

2. Tôi đã ly dị chồng và vừa kết hôn với người chồng hiện tại (anh là Việt kiều đã có quốc tịch Mỹ) được sáu tháng. Chúng tôi đang làm thủ tục để phỏng vấn sang Mỹ. Xin cho hỏi hồ sơ thủ tục và các quy trình thẩm định hồ sơ của Lãnh sự quán Hoa Kỳ bao gồm những gì? Xin văn phòng Mỹ Việt Inc giúp đỡ. (Linh Huyền – Dallas, TX) Vấn đề hồ sơ lập hôn thú giả để hưởng quyền lợi di trú hoặc ly dị giả để hưởng diện ưu tiên cao hơn không phải là vấn đề mới và cũng không lạ gì đối với Sở Di Trú Hoa Kỳ và tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ. Trong thời gian qua, Bộ An Ninh Nội Chính và Bộ Tư Pháp đã khám phá ra các vụ gian lận hồ sơ di trú, đặc biệt là những diện hôn phu hôn thê và diện bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam. Vì vậy, việc thẩm định hồ sơ cấp chiếu khán đã trở nên rất khó khăn và nhiều hồ sơ bị từ chối sau khi được tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam phỏng vấn. Trong những hồ sơ bị từ chối, có một số hồ sơ oan uổng vì đương đơn bị sĩ quan phỏng vấn hiểu lầm hoặc tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ dựa vào một lý do vô lý hay bằng chứng không cụ thể. Trong trường hợp này, đương sự phải làm những gì để khiếu nại hoặc kháng cáo cho hữu hiệu.

Một cách tổng quát về những hồ sơ bảo lãnh và thủ tục từ chối chiếu khán của tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ và thủ tục Sở Di Trú Hoa Kỳ thu hồi sự chấp thuận của hồ sơ bảo lãnh. Sau khi hồ sơ bảo lãnh được Sở Di Trú Hoa Kỳ chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển qua cho National Visa Center (tức là Trung tâm Chiếu khán Quốc gia) để bắt đầu thủ tục xét cấp chiếu khán. Sau khi thủ tục được hoàn tất, National Visa Center sẽ chuyển hồ sơ cho tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ để phỏng vấn người thừa hưởng.

Khi Sở Di Trú Hoa Kỳ xem xét hồ sơ bảo lãnh thân nhân, họ chỉ xác định sự liên hệ gia đình, theo luật pháp, giữa người bảo lãnh và người thừa hưởng. Nghĩa là hồ sơ bảo lãnh theo diện vợ chồng, hôn thú của người vợ và người chồng có hợp pháp hay không? Nếu người vợ hoặc người chồng có lập hôn thú trước đây thì họ phải ly dị trước khi họ lập hôn thú với người phối ngẫu hiện tại.

Đối với hồ sơ hôn phu hôn thê, người bảo lãnh phải chứng minh rằng họ đã gặp mặt người thừa hưởng trong vòng 2 năm trước khi nộp đơn, cả hai đương sự được tự do lập thú với nhau và hôn thú phải được đăng ký trong vòng 90 ngày từ ngày người thừa hưởng đặt chân đến Hoa Kỳ. Khi hội đủ điều kiện của diện bảo lãnh thì Sở Di Trú Hoa Kỳ sẽ chấp thuận hồ sơ đó.

Khi tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ phỏng vấn và xem xét hồ sơ, họ sẽ đi sâu hơn vào vấn đề. Trách nhiệm của tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ là cấp chiếu khán. Họ sẽ xem xét sự liên hệ gia đình của hai người có phải chân thật hay không và người thừa hưởng có bị lọt vào một trong những điều luật cấp nhập cảnh Hoa Kỳ hay không.

Khi tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ quyết định không cấp chiếu khán vì một lý do nào đó, thì tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ sẽ trả hồ sơ đó về cho Sở Di Trú để từ chối, vì tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ chỉ có quyền xem xét cấp chiếu khán và quyền xem xét hồ sơ bảo lãnh là của Sở Di Trú. USCIS là cơ quan xem xét và chấp thuận hồ sơ bảo lãnh lúc đầu, cho nên chỉ có USCIS mới có quyền từ chối hồ sơ bảo lãnh.

Theo thủ tục thì sau khi người phỏng vấn của tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ quyết định từ chối không cấp chiếu khán, hồ sơ sẽ được chuyển qua cho người cấp trên của người phỏng vấn để duyệt lại. Khi người cấp trên của người phỏng vấn đồng ý với sự từ chối đó thì hồ sơ sẽ được chính thức trả về cho Sở Di Trú Hoa Kỳ. Thời gian từ lúc người thừa hưởng được phỏng vấn đến khi hồ sơ bị trả về cho Sở Di Trú Hoa Kỳ có thể kéo dài đến 6 tháng. Có nhiều trường hợp bị lâu hơn là vì tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ muốn điều tra thêm để họ có đầy đủ chứng từ trước khi họ từ chối và trả về cho USCIS. Trong trường hợp đó tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hồ sơ gian lận và họ sẽ cho người điều tra ra tận nhà của người thừa hưởng để thăm dò và hỏi han hàng xóm của người thừa hưởng.

Sau khi hồ sơ bị trả về cho USCIS, USCIS sẽ gửi thông báo cho người bảo lãnh là họ đã nhận được hồ sơ trả về và sẽ thông báo quyết định cho người bảo lãnh vào thời gian sắp tới. Thời gian chờ đợi từ lúc Sở Di Trú Hoa Kỳ nhận được hồ sơ tới khi họ thông báo quyết định mất khoảng 6 tháng đến 1 năm vì những hồ sơ bị trả về không phải là những hồ sơ ưu tiên. Thông báo quyết định của Sở Di Trú Hoa Kỳ được gọi là The Notice of Intent to Revoke (tức là thông báo ý định thu hồi sự chấp thuận). Khi Sở Di Trú gửi thông báo đó ra, họ chỉ cho người bảo lãnh 30 ngày để trả lời thông báo đó. Người bảo lãnh chỉ có 30 ngày để trả lời và kèm theo những chứng từ để chứng minh sự liên hệ gia đình của họ và trong trường hợp người bảo lãnh không trả lời hoặc trả lời sau 30 ngày đó thì Sở Di Trú sẽ thu hồi sự chấp thuận của hồ sơ bảo lãnh đó.

3. Cho tôi hỏi, tôi có thẻ xanh và có một đứa con trai 11 tuổi sinh ngoại hôn. Tôi có thể bảo lãnh cháu theo diện mẹ-con hay không? (Loan Trần – Dallas,TX)

Chào chị Loan. Chị có thể bảo lãnh cho con, nhưng chị phải chứng minh vẫn duy trì mối quan hệ mẹ con. Những bằng chứng này có thể bao gồm hình ảnh, thư từ, email, hóa đơn điện thoại, học bạ cũ, biên nhận gửi tiền cấp dưỡng cho con, những giấy chứng minh về Việt Nam thăm con, và bất cứ giấy tờ khác chứng minh mối quan hệ mẹ-con.

4. Tôi đã nộp đơn I-130 bảo lãnh vợ tôi, nhưng sở di trú vẫn chưa gửi giấy chấp thuận đơn này và thời gian duyệt xét đã vượt quá hạn khung thời gian đăng trên trang nhà của sở di trú. Chúng tôi phải làm sao? Thêm vào đó, liệu tôi có thể xin cho vợ tôi du lịch Hoa Kỳ mặc dù đơn bảo lãnh đang chờ được duyệt xét không? (Nam Phan – Arlington)

Chào anh. Nếu đơn bảo lãnh I-130 vẫn chờ duyệt xét sau 30 ngày đáo hạn lịch trình duyệt xét, anh có thể liên lạc với Trung Tâm Dịch Vụ Quốc Gia ở số 1-800-375-5283 và yêu cầu họ gửi kiến nghị cho sở di trú.

Ngoài ra, điều hiển nhiên cho thấy Lãnh sự Hoa Kỳ sẽ khó có thể cấp chiếu khán du lịch cho một người vợ đang được người chồng quốc tịch Mỹ bảo lãnh và đơn I-130 đang chờ đợi duyệt xét.

5. Xin chào văn phòng Mỹ Việt. Tôi bảo trợ tài chánh cho anh của tôi. Vậy cho tôi hỏi nghĩa vụ trong việc thi hành việc Bảo Trợ Tài Chánh có hiệu lực trong bao lâu? (Hoàng Nguyễn – Grand Prairie)

Dạ thưa anh, nghĩa vụ thi hành việc Bảo Trợ Tài Chánh tiếp tục cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ, hoặc cho đến khi người được bảo lãnh đã làm việc ít nhất 10 năm ở Hoa Kỳ. Cám ơn anh đã gửi câu hỏi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Luật Di Trú Mỹ 2022 Và Những Thắc Mắc Bảo Lãnh Di Trú Mỹ trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!