Cập nhật nội dung chi tiết về Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Năm 2000 Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2010 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giới thiệu Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Năm 2000 Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2010 – 2019 Và Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành
Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Năm 2000 Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2010 – 2019 Và Văn Bản Hướng Dẫn Thi Hành
LUẬT SỐ 12/VBHN-VPQH CỦA VĂN PHÒNG QUỐC HỘI NGÀY 23 THÁNG 07 NĂM 2013 VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Chương 2: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Mục 1 : QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Mục 2 : HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGƯỜI Mục 3 : HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN Mục 4 : HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ Chương 3: DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM Mục 1: CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG Mục 2 : TỔ CHỨC BẢO HIỂM TƯƠNG HỖ Mục 3 : CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Mục 4 : KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM Chương 4: ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM Mục 1: ĐẠI LÝ BẢO HIỂM Mục 2 : DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM Chương 5 : TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chương 6 : DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Chương 7 : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM Chương 8 : KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Chương 9 : ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH LUẬT SỐ 42/2019/QH14 CỦA QUỐC HỘI NGÀY 14 THÁNG 06 NĂM 2019 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM, LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/VBHN-BTC CỦA BỘ TÀI CHÍNH NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2019 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI , BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM THÔNG THƯ SỐ 27/ VBHN-BTC CỦA BỘ TÀI CHÍNH NGÀY 23 THÁNG 04 NĂM 2019 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 07 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Luật Xây Dựng Sửa Đổi Đảm Bảo Thống Nhất Với Các Luật Nhà Ở, Đất Đai, Quy Hoạch Đô Thị…
Thứ sáu, 22/05/2020 15:23
Luật Xây dựng năm 2014 được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư xây dựng phù hợp với thực tiễn của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Luật Xây dựng năm 2014 đã xuất hiện một số vướng mắc, hạn chế, bất cập; đồng thời, xuất hiện yêu cầu mới đòi hỏi cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật này.
Đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành Luật cùng với phạm vi điều chỉnh và tên gọi như dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị sửa đổi phạm vi điều chỉnh là hoạt động xây dựng để bao quát hơn, mở rộng phạm vi điều chỉnh, sửa đổi toàn diện Luật, gồm cả những vấn đề mang tính cấp bách như thanh tra xây dựng, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…
Thường trực Ủy ban KH,CN&MT nhất trí với đa số ý kiến ĐBQH là tán thành sự cần thiết ban hành Luật cùng với phạm vi điều chỉnh và tên gọi như dự thảo Luật. Luật Xây dựng hiện hành có hiệu lực từ đầu năm 2015, một số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật mới được ban hành, việc đánh giá, tổng kết chưa thể đầy đủ, toàn diện. Vì vậy, trước mắt chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung thuộc 3 nhóm chính sách lớn như Chính phủ đã trình Quốc hội trong Tờ trình số 366/TTr-CP ngày 28/8/2019.
Nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi Luật Xây dựng phải bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật khác như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch… và các dự án Luật đang trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này.
Bên cạnh đó, không ít ý kiến đề nghị, cần rà soát tính đồng bộ của các dự án Luật để đảm bảo quy hoạch xây dựng thống nhất với các loại quy hoạch khác; bổ sung quy hoạch quốc gia, xem lại quy hoạch xây dựng vùng cho phù hợp với Luật Quy hoạch.
Việc thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở đã tích hợp với việc cấp giấy phép xây dựng. Theo đó, công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thì được miễn giấy phép xây dựng (điểm g, khoản 2, Điều 89). Để cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thẩm định, Điều 56, Điều 82 dự thảo Luật cũng đã quy định chủ đầu tư có thể trình các cơ quan có thẩm quyền hồ sơ dự án, thiết kế xây dựng, thực hiện song song, đồng thời các thủ tục trong quá trình thẩm định. Dự thảo Luật cũng đã bổ sung một điều mới (Điều 87a) quy định về quyền, trách nhiệm của tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng.
Ngoài ra, một số ý kiến của đại biểu QH đề nghị cần có giải pháp hạn chế quy hoạch “treo”; cần cấp phép xây dựng có thời hạn trong các khu đất có quy hoạch chậm triển khai để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Về quy hoạch chậm triển khai thực hiện, pháp luật về quy hoạch xây dựng đã có quy định về rà soát quy hoạch để kịp thời xem xét điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển (Điều 46 Luật Quy hoạch đô thị và Điều 15 Luật Xây dựng). Luật Xây dựng hiện hành đã có quy định về việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ có thời hạn trong vùng quy hoạch. Trên thực tế, có nhiều quy hoạch triển khai quá chậm trễ, kéo dài so với quy định đã gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới đời sống và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tiếp thu ý kiến đại biểu QH, để bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 49 Luật Đất đai năm 2013, dự thảo Luật đã được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy phép xây dựng có thời hạn nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trong các khu quy hoạch chậm triển khai tại Điều 94 như trong dự thảo Luật…
Ngoài các nội dung lớn nêu trên, dự thảo Luật đã được nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý theo các ý kiến góp ý cụ thể của các vị đại biểu QH, về nguyên tắc cơ bản và chính sách khuyến khích của Nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng, về vật liệu xây dựng, về trách nhiệm quản lý Nhà nước… cũng như chỉnh sửa về văn phong, kỹ thuật văn bản. Thường trực Ủy ban KH,CN&MT và Ban soạn thảo cũng thống nhất rà soát, chỉnh lý nội dung của dự thảo Luật, nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Quy Định Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất Năm 2022
Quy định về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất năm 2019
Quy định về Bảo hiểm thất nghiệp năm 2019 mới nhất: Mức đóng BHTN, điều hiện hưởng, mức hưởng, hồ sơ thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo Luật số 38/2013/QH13 và Nghị định 28/2015/NĐ-CP
– Hàng tháng, DN đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của NLĐ để đóng vào Quỹ BHTN với tỷ lệ đóng là 2 % trên mức lương tham gia BHTN.
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị ( không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng ).
a. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ( b. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn)
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ( đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng)
d. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây :
– Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động NLĐ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
– Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
– Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định.
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
– Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 , kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2010 Số 61/2010/Qh12
Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2011.
Theo đó, Luật đã bổ sung thêm 02 hình thức bảo hiểm mới, gồm: Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hiểm người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Luật cũng bổ sung quy định về thành lập và quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, theo đó, Quỹ được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán; nguồn để lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm trích lập theo tỷ lệ % trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm và phù hợp với quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Luật đã quy định rõ nguyên tắc trong hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu như sau: doanh nghiệp được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm, đào tạo và quản lý đại lý bảo hiểm, chia sẻ thông tin để quản trị rủi ro. Doanh nghiệp được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm bảo hiểm. Việc đấu thầu sẽ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng đồng thời phải tuân thủ các quy định của luật này về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm, năng lực tài chính.
Các hành vi bị nghiêm cấm về hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm cũng được quy định rộng hơn, như: Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm; Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm…
.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 .
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
“19. Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
20. Bảo hiểm sức khoẻ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.”
2. Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có nhu cầu bảo hiểm được lựa chọn tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam hoặc sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới.”
3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;
2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
b) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không;
e) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
h) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
i) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
3. Bảo hiểm sức khoẻ bao gồm:
a) Bảo hiểm tai nạn con người;
c) Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ.
4. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quy định.
4. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế do Bộ Tài chính quy định.”
5. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 10. Hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác trong việc tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm, giám định tổn thất, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, đề phòng và hạn chế tổn thất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm bảo hiểm, đào tạo và quản lý đại lý bảo hiểm, chia sẻ thông tin để quản trị rủi ro.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được cạnh tranh về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính.
Việc cạnh tranh phải theo quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm; mức phí bảo hiểm phải phù hợp với điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm bảo hiểm.
3. Dự án sử dụng vốn nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước hoặc của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đấu thầu về điều kiện, phạm vi, mức trách nhiệm, mức phí, chất lượng dịch vụ, năng lực bảo hiểm và năng lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc đấu thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.
4. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
a) Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm;
b) Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm;
đ) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
e) Khuyến mại bất hợp pháp;
g) Hành vi bất hợp pháp khác trong hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu.”
6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.”
7. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Công ty cổ phần bảo hiểm;
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;
4. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.”
8. Bổ sung khoản 5 Điều 63 như sau:
“5. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.”
9. Điểm g và điểm h khoản 1 Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“g) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán;
h) Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài.”
10. Điểm c khoản 1 Điều 86 được sửa đổi, bổ sung như sau:
c) Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.
Bộ Tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp Chứng chỉ đại lý bảo hiểm.”
11. Điều 97 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
3. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thành lập để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
Nguồn để lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.
Chính phủ quy định việc trích lập và quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.”
12. Điều 105 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm;
b) Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.”
13. Điều 108 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.”
14. Khoản 4 Điều 120 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;”
15. Điều 122 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.”
16. Bổ sung khoản 3 Điều 127 như sau:
“3. Chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng, không phải làm thủ tục chuyển đổi thành Chứng chỉ đại lý bảo hiểm.”
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2011.
2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm Năm 2000 Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2010 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!