Đề Xuất 3/2023 # Lắp Thêm Đèn Trợ Sáng Cho Xe Máy Có Vi Phạm Luật Giao Thông Không? # Top 3 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Lắp Thêm Đèn Trợ Sáng Cho Xe Máy Có Vi Phạm Luật Giao Thông Không? # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lắp Thêm Đèn Trợ Sáng Cho Xe Máy Có Vi Phạm Luật Giao Thông Không? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cho tôi hỏi về vấn đề lắp thêm đèn trợ sáng cho xe máy có vi phạm luật giao thông không? Em có mua cho xe máy 1 cái đèn led chính đổi 3 màu công suất 9w không có tác dụng soi đường. Nhưng em có gắn 1 cái đèn trợ sáng nó rất sáng đủ để em đi đường. Khi đi đường em bật led đổi màu cho đẹp và bật đèn trợ sáng soi đường. Vậy em có vi phạm luật giao thông không? Nếu vi phạm thì bị xử phạt thế nào? Có tạm giữ giấy phép lái xe và bị tịch thu phương tiện không?

Thứ nhất, quy định về hành vi lắp thêm đèn chiếu sáng

Căn cứ Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng”.

Theo đó, lắp đặt, sử dụng đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới là hành vi pháp luật nghiêm cấm.

Bạn cho biết bạn có mua 01 đèn led chính đổi 3 màu công suất 9w không có tác dụng soi đường. Nhưng bạn có gắn thêm 01 đèn trợ sáng. Khi đi đường bạn bật led đổi màu cho đẹp và bật đèn trợ sáng soi đường. Đối chiếu với quy định nêu trên thì bạn đã vi phạm luật giao thông.

Thứ hai, quy định về mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe máy lắp thêm đèn chiếu sáng

Điểm c, Khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về mức phạt với hành vi này của bạn như sau:

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;”

Như vậy, hành vi tự ý lắp thêm đèn led đổi màu và đèn chiếu sáng của bạn đã làm thay đổi đặc tính xe. Bạn bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Thứ ba, quy định về việc tạm giữ giấy phép lái xe

Căn cứ theo khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

Như vậy, với hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy phép lái xe. Do đó, trường hợp bạn vi phạm lỗi thay đổi đèn xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng thì CSGT có quyền lập biên bản và tạm giữ giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc nộp phạt của bạn.

Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Thứ tư, quy định về vấn đề tịch thu phương tiện

Hiện tại Nghị định 100/2019 không quy định về trường hợp lắp thêm đèn xe máy bị tịch thu phương tiện, do đó trường hợp này bạn không bị tịch thu phương tiện.

Lắp Đèn Trợ Sáng Cho Xe Máy Có Bị Phạt Hay Không Và Gắn Đèn Mắt Cú

Hiện nay đèn trợ sáng, đèn mắt cú… được xem là mốt trong giới chơi xe của các bạn trẻ, rất nhiều xe máy và ô tô đều lắp đèn trợ sáng để tăng thêm ánh sáng cho xe vì đèn zin của xe không đáp ứng đủ ánh sáng. Bên cạnh đó cũng vì lắp đèn led và đèn mắt cú theo phong trào và làm đẹp thêm cho xe.

Lắp đèn trợ sáng cho xe máy có bị phạt hay không

Đối với xe máy thì các bạn hay gắn thêm đèn led trợ sáng C2, C6, L4, L4x, GR30, Led G3, Led mắt cú nhiều màu,… để tăng thêm ánh sáng cho xe khi đi đêm, đi rừng, và làm đẹp, hầm hố thêm cho chiếc xe thân yêu của mình. Đôi lúc khi đi đêm những chiếc xe lớn pha đèn rất mạnh chiếu vào mắt người đang lưu thông phía đối diện, đối với đèn xe máy zin thì bạn không thể ra hiệu cho xe lớn tắt đèn pha đi được, nhưng khi lắp trợ sáng thì bạn có thể đá pha của trợ sáng để xe lớn họ nhìn thấy và tắt đèn đi để không làm chói mắt người tham gia giao thông phía đối diện…

Tuy nhiên bên cạnh đó vì gắn thêm đèn trợ sáng để an toàn hơn cho việc di chuyển vào ban đêm thì cũng có rất nhiều người lo lắng về việc có vi phạm luật giao thông hay không.

Lắp thêm đèn trợ sáng cho xe máy có phạm luật hay không. Vấn đề mà rất nhiều người băng khoăn.

Đây là câu hỏi có rất nhiều người lo lắng và không biết có phạm luật hay không khi lắp đèn trợ sáng thì đây là câu trả lời cho các bạn.

Lắp thêm đèn chiếu sáng phía sau: Mức phạt với xe máy từ 100.000đ – 200.000đ; ô tô từ 800.000 – 1.000.000đ, tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng, tịch thu đèn vi phạm. (Ngoài ra không còn mức phạt với lỗi lắp thêm đèn nào khác).

Căn cứ vào Luật GTĐB 2008, Tiêu chuẩn 22 TCN 224-2001 và Thông tư 46/2016 như trên thì rõ ràng:

Chỉ có lỗi lắp thêm đèn chiếu sáng phía sau (cho cả ô tô và xe máy) mới có chế tài phạt. Mà đèn đó phải là ánh sáng trắng (có thể hiểu là cả ánh sáng trắng vàng). Những ánh sáng màu khác không được coi là đèn chiếu sáng. Vì ánh sáng trắng nó sẽ làm chói mắt. Gây mù tức thời, rất nguy hiểm cho người đi phía sau không xác định được chướng ngại vật phía trước. Dễ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.

Ngoài đèn chiếu sáng lắp thêm phía sau, những đèn khác lắp thêm là không có chế tài xử phạt.

Đồng thời Luật GTĐB và Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 224 – 2001 cũng chỉ qui định là lắp “đủ” và lắp “đúng”. (không được bỏ bớt hoặc lắp đặt lại sai so với hồ sơ kỹ thuật). Chứ không nói đến lắp “thừa”. Chỉ lưu ý khi lắp thêm hãy tuân thủ phương của chùm sáng theo tiêu chuẩn qui định trên.

Không thể coi việc lắp thêm đèn các loại là thay đổi kết cấu xe. Vì mức phạt thay đổi kết cấu xe rất nặng: Phạt từ 800.000đ – 1.000.000đ đối với xe máy. 6.000.000đ – 8.000.000đ đối với ô tô cá nhân (tổ chức là 12.000.000đ – 16.000.000đ).

Nếu coi việc lắp thêm đèn là thay đổi kết cấu xe. Thì tại sao lỗi lắp đèn chiếu sáng phía sau (có thể hiểu là lỗi nguy hiểm nhất trong các lỗi lắp thêm đèn). Không qui luôn vào lỗi thay đổi kết cấu xe mà lại phải có qui định riêng với mức phạt thấp hơn lỗi thay đổi kết cấu xe?

Thay đổi kết cấu của xe máy, ô tô (xe cơ giới) được hiểu theo Nghị định 46/2016 là:

Và để xác định được lỗi “cải tạo kết cấu, thay đổi kết cấu”. Thì đòi hỏi cần phải có một ban bệ cùng những thủ tục rất phức tạp để xác định mức độ. Chứ không đơn giản chỉ nhìn bằng mắt rồi ghi biên bản vi phạm được.

Gắn đèn trợ sáng chưa được xem là Thay Đổi Kết Cấu. ​

Hơn nữa, cụm từ “thay đổi kết cấu” hay được dùng do quen miệng. Chứ hoàn toàn không thấy có “Lỗi thay đổi kết cấu xe” trong Nghị định 46/2016 của Chính phủ.

Khoản 2, Điều 55, Luật GTĐB quy định, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 17, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 100 – 200 nghìn đồng đối với hành vi vi phạm: Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế; Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.

Thay Linh Kiện Cho Xe Có Vi Phạm Pháp Luật Không?

27/08/2020

Nguyễn Thị Nhàn

Pháp luật có cho phép thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không? Các trường hợp được phép cải tạo xe là gì? Các thủ tục để cải tạo xe? Đây là các câu hỏi phổ biến của các chủ sở hữu xe hiện nay. Để giải đáp các thắc mắc trên, công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật giao thông đường bộ

Hiện nay, nhiều xe máy, ô tô thay đổi kết cấu, kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe, cải tạo xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng vẫn tham gia giao thông trên đường. Trong đó, một số chủ xe có sở thích thay đổi màu xe, thay đổi một số bộ phận trên xe khiến chiếc xe không còn nhận ra hình dạng ban đầu. Việc thay đổi này là vi phạm luật giao thông đường bộ. Vì vậy, các cá nhân nên tìm hiểu rõ các quy định pháp luật về vấn đề này để tránh bị xử phạt hành chính.

Để bảo vệ quyền và lọi ích chính đáng của mình, bạn nên nắm rõ các quy định pháp luật về giao thông đường bộ. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Xử phạt vi phạm hành chính về việc thay đổi xe so với thiết kế ban đầu

Câu hỏi: Chào luật sư ! Hiện tại phong trào độ xe đang phát triển như hiện nay đặc biệt là việc làm đẹp cho xe, cụ thể là : Thay đèn chiếu sáng zin bằng đèn Gương cầu led, độ đèn xi nhan led audi,dán tem trùm kín hết chúng tôi mình hỏi là :

1, Việc thay đèn gương cầu cho bóng zin của xe là có bị phạt không ? Đây là lỗi gì ? Và mức phạt là bao nhiêu ?

2, Việc làm led audi cho đèn xinhan thì có bị phạt không ? Đây là lỗi gì ? và mức phạt là bao nhiêu ? (đèn xinhan có bắt buộc là màu vàng không ? hay màu nào cũng được )

3, việc dán tem trùm kín hết xe ( có thể khác 1 chút so với màu sơn của xe vd : sơn xe màu vàng mà dán màu cam che hết màu vàng ) nhưng chỉ dán tem trùm bên ngoài chứ không sơn lại màu xe, tem vẫn giư nguyên tên xe và hãng sản xuất xe ! Thì có bị phạt không ? Đây là tội gì ? mức phạt là bao nhiêu ? Nếu thay đổi mà không gây mất an toàn giao thông thì có bị phạt không ?

Thứ nhất, về tiêu chuẩn đối với linh kiện: đèn chiếu sáng, đèn xinhan, gương chiếu hậu, và các linh kiện khác sẽ được quy định cụ thể đối với từng loại xe.

Do bạn không nêu rõ loại xe bạn đã thay đổi linh kiện là loại xe nào, nên chúng tôi tư vấn cơ bản cho bạn về hành vi không được phép mà pháp luật quy định đối việc thay đổi kết cấu, linh kiện của xe máy như sau:

Tại Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: ” Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

Việc thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế ban đầu được chế tạo và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đã là hành vi trái với quy định của pháp luật.

Thứ hai, tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP nghị định quy xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;“

Theo đó:

+ Việc thay gương cho xe, việc bạn tự ý thay đổi kết cấu này là đã vi phạm pháp luật về quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 việc thay đổi phải được cơ quan đăng kiểm cho phép, phù hợp với từng loại phương tiện. Mức phạt cụ thể đối với lỗi này chưa được quy định cụ thể, nhưng tùy vào mức độ vi phạm mà cơ quan chức năng có thể đưa ra mức phạt phù hợp và các hình phạt bổ sung: buộc tháo gỡ linh kiện không phù hợp.

+ Việc thay đèn led cho đèn xinhan cũng là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiêu chuẩn linh kiện sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ. về mức phạt cụ thể đối với hành vi này, theo khoản 3 nêu trên, bởi hành vi này được coi là hành vi làm thay đổi đặc tính của xe, đèn xinhan là linh kiện cần thiết, đạt tiêu chuẩn phù hợp với từng loại xe, việc sử dụng đèn led audi, có màu sáng khác với tiêu chuẩn dành cho đèn xinhan, thông số kỹ thuật, độ chiếu sáng khác sẽ làm thay đổi đặc tính của xe, không giữ nguyên bản chất và độ sáng tiêu chuẩn dành cho linh kiện này trên xe.

Hơn nữa, hành vi này có thể coi là hành vi sử dụng phương tiện tham gia giao thông không có sử dụng hệ thống đèn xinhan, vì hiện nay, việc sử dụng đèn led thay cho đèn xinhan chưa được đăng kiểm để đưa vào sử dụng với một số loại phương tiện cơ giới.

+ Đối với việc dán xe khác màu sơn với đăng ký xe ban đầu, thay đổi nhãn hiệu cũng bị vi phạm pháp luật về việc tự ý thay đổi màu sơn xe không đúng với giấy đăng ký xe. Mức phạt trong trường hợp này từ 100.000-200.000đồng.

Thứ ba, đối với những hành vi vi phạm về thay đổi kết cấu của xe, chỉ cần hành vi này làm thay đổi kết cấu tiêu chuẩn ban đầu được kiểm định và sai với Giấy đăng ký xe là đã dẫn đến sự vi phạm, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm với hành vi này mà không xét đến hậu quả là gây mất an toàn giao thông.

Tóm lại, khi bạn có hành vi tự ý thay đổi các chi tiết, linh kiện: đèn xinhan, màu sơn, pô của xe khác với tiêu chuẩn đăng kiểm ban đầu trong Giấy đăng ký xe, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của từng linh kiện cho từng loại xe là bạn đã vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đường bộ trong việc đảm bảo tiêu chuẩn, kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ, và phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, cụ thể là bị xử phạt hành chính đối với từng lỗi vi phạm, nếu việc xử lý trái với quy định của pháp luật thì có thể khiếu nại quyết định hành chính đã ban hành.

Trả lời:

Em xin chào Luật Sư,Xin Luật Sư cho em được hỏi,Em mua chiếc xe máy 35,000,000 VNĐ, giá đã bao gồm thuế chúng tôi đi đóng thuế trước bạ, theo như em biết thì 5% hóa đơn là 1,750,000 VNĐ. Thế nhưng chổ thuế lại thu 1,825,000Vậy có đúng không.Câu thứ 2, em tới chổ làm cavet xe, theo như xe em là xe có giá nằm trong khoảng 15-40tr thì sẽ có phí làm cavet là 1,000,000 VNĐ, thế nhưng các cán bộ thu 1,500,000 VNĐ và không có biên lai, khi em hỏi thì họ làm lơ điVậy có đúng không.Xin Luật Sư tư vấn cho chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

“Điều 7. Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)4. Xe máy mức thu là 2%.a) Xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%.

Tại Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định:

Như vậy, tại các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi Ủy ban nhân dân tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%.

“Điều 3. Giá tính lệ phí trước bạ3. Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khácb) Giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ và vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy của loại tài sản tương ứng thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính ban hành Bảng giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy.

Về giá tính lệ phí trước bạ, tại điểm b Khoản 3 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC quy định:

Như vậy, giá tính lệ phí trước bạ sẽ căn cứ vào Bảng giá do Bộ tài chính ban hành kèm theo Thông tư 304/2016/TT-BTC.

Luật Giao Thông Đường Bộ 2022 Cho Xe Máy

Việt Nam hiện có khoảng hơn 45 triệu mô tô, xe máy các loại và đây cũng là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở nước ta. Mặc dù là phương tiện được sử dụng hàng ngày, nhưng khi tham gia giao thông, người đi mô tô, xe máy vẫn không tránh khỏi mắc một số lỗi vi phạm. Legalzone giới thiệu đến bạn đọc một số vấn đề về luật giao thông đường bộ 2020 cho xe máy. 

Luật giao thông đường bộ 2020 cho xe máy mới nhất

Nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 30, Luật Giao thông đường bộ, cả người điều khiển mô tô hay xe gắn máy đều phải tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ như nhau:

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh;

b) Sử dụng ô;

c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy

Theo đó, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – đường sắt quy định các mức phạt với những lỗi vi phạm giao thông người điều khiển xe gắn máy hay mắc phải như sau. Nhưng từ 1/8/2016, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã thay thế Nghị định 171 và Nghị định 107/2014/NĐ-CP.

Chở 2 người trên xe: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.

Chở theo 3 người trở lên trên xe: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.

Lỗi Điều khiển xe máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.

Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”: Phạt từ 60.000 – 80.000 ngàn đồng.

Vượt đèn đỏ: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.

Vượt đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.

Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng..

Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh: Phạt từ 60.000 – 80.000 đồng.

Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước: Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe: Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

Điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi: Phạt cảnh cáo.

Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô từ 50cm3 trở lên: Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.

Không mang theo Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.

Không mang theo Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.

Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe: Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng.

Điều khiển dưới 175cm3 không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX hoặc bị tẩy xóa: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.

Điều khiển xe từ 175cm3 trở lên không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.

Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; Không đúng số khung, số máy hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng. Đồng thời tịch thu Giấy đăng ký không hợp lệ.

Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều: Phạt tiền từ 80.000đ đến 100.000đ.

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông: Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.

Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định: Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.

Không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới: Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy: Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

Người không chấp hành yêu cầu kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h: Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép: Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, giữ GPLX 2 tháng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định: phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng, giữ GPLX 1 tháng.

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h: Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn: Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng.

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ.

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000đ.

Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.

Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên: Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

Sử dụng chân chống, vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy: Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định: Phạt tiền từ 200.000đ đến 400.000đ.

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 triệu đồng.

Để tránh mắc phải những lỗi trên khi tham gia giao thông, cá nhân mỗi người cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về luật giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, nên ý thức được trách nhiệm của mình, phải tìm tòi học hỏi không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn cả những vấn đề bên ngoài như an toàn giao thông để bảo vệ an toàn cho chính mình và người khác.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lắp Thêm Đèn Trợ Sáng Cho Xe Máy Có Vi Phạm Luật Giao Thông Không? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!