Đề Xuất 4/2023 # Kỹ Năng Đọc Hiểu Văn Bản Trong Bài Thi Môn Văn, Phổ Thông Trung Học # Top 7 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 4/2023 # Kỹ Năng Đọc Hiểu Văn Bản Trong Bài Thi Môn Văn, Phổ Thông Trung Học # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Năng Đọc Hiểu Văn Bản Trong Bài Thi Môn Văn, Phổ Thông Trung Học mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), theo quy định, câu hỏi gồm 2 phần. Phần I, Đọc hiểu văn bản (3 điểm). Phần II, Làm văn, gồm 2 câu: viết bài nghị luận xã hội (2 điểm), và viết bài bài nghị luận văn học (5 điểm). Bài viết này chỉ xin phép được tập trung phân tích kĩ năng làm bài thi Đọc hiểu văn bản (ĐHVB).

1. Thế nào là “văn bản” và “Đọc hiểu văn bản”?

2. Nhận diện những yếu tố quan trọng của một văn bản đọc hiểu

Tuy nhiên, cũng có những nhan đề, nội dung chính của văn bản có thể ẩn phía sau câu chữ, ví dụ như Rừng xà nu, là viết về thế hệ những người cách mạng của làng Xô Man, Tây Nguyên; Chiếc thuyền ngoài xa, nhưng ngay cạnh đó lại là Chiếc thuyền ở gần, tức là vấn đề nhận thức của tác giả khi tiếp cận với hai tình huống đặc biệt đó. Trong trường hợp này, để hiểu chính xác, đầy đủ hơn một văn bản, ngoài nhan đề, người đọc cần phải vận dụng một số tiêu chí khác nữa, như từ khóa, câu mở đầu, kết thúc và đặc biệt là phần thân đoạn của văn bản. Nhưng trước hết và trên tất cả, người đọc phải có được sự nhanh nhẹn, quyết đoán, phải hiểu được những quy tắc cấu tạo của một văn bản nói chung, văn bản văn chương nói riêng. Đó chính là một phần quan trọng đánh giá năng lực ĐHVB của người viết.

Cụ thể, về từ khóa, thông thường trong một văn bản dù dài ngắn thế nào, cũng có thể chứa đựng một (hoặc một số) từ khóa. Có thể hiểu từ khóa là từ trọng tâm, chứa đựng nội dung chính, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn bản. Hiện nay trong các văn bản được in trên báo điện tử, chúng ta thường bắt gặp, tác giả (hoặc người biên tập) thống kê các từ khóa tiêu biểu ở phía cuối, giúp người đọc lĩnh hội bao quát nội dung bài viết. Nắm được từ khóa, người đọc sẽ dễ dàng hiểu được nội dung cơ bản của đoạn văn/thơ mà tác giả muốn đề cập. Nhận diện từ khóa trong một văn bản văn xuôi thường dễ hơn văn bản thơ. Ví dụ: một văn bản rất ngắn như câu tục ngữ: “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”, đoạn văn bản chỉ gồm 6 từ, nhưng có tới 3 từ khóa gồm chớp đông, gà gáy, mưa. Từ khóa của đoạn văn bản Thú vui của việc đọc sách, chính là thú vui, đi bộ, đọc sách. Xác định đầy đủ, chính xác từ khóa trong một văn bản bao giờ cũng giúp ta lĩnh hội dễ dàng và nhanh chóng đầy đủ nội dung và nghệ thuật của đoạn văn bản đó.

3. Các công cụ cơ bản cần biết để trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản

Cuối cùng để trả lời các câu hỏi nội dung đề thi đọc hiểu văn bản, học sinh cần phải nắm được những kiến thức gì? Công cụ nào cần được trang bị để đi vào khám phá, giải mã tốt nhất câu hỏi ĐHVB? Xin được giải đáp một cách ngắn gọn như sau:

Thứ hai, để phân biệt văn bản theo chức năng ngôn ngữ, có thể thống kê được 6 loại phong cách ngôn ngữ như sau: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngon ngữ khoa học. Nhận diện các loại phong cách ngôn ngữ này, học sinh cần hết sức tinh ý. Chẳng hạn, một đoạn văn bản viết về Thơ mới Việt Nam của nhà phê bình Hoài Thanh (trong Ngữ văn lớp 11), là khoa học, chứ không phải nghệ thuật. Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc phong cách chính luận, trong ít đó chứa đựng ít nhiều mang phong cách nghệ thuật. Một truyện ngắn in trên báo chí, thì đích thị mang phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, chứ không phải báo chí. Một vài đoạn ngắn trong Vợ nhặt của Kim Lân, hay Chí Phèo của Nam Cao, cũng có đôi chút phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, nhưng chủ chủ yếu vẫn là nghệ thuật. Phong cách của một văn bản thường có sự trùng hợp với giọng điệu, nên để trả lời chính xác loại câu hỏi này, học sinh phải nắm chắc kiến thức trên.

Để rèn luyện kĩ năng tốt nhất làm một bài thi ĐHVB, còn cần những phân tích, lý giải, dẫn chứng đầy đủ và chi tiết hơn. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài viết ngắn gọn này, có thể tạm coi những công cụ trên là cơ bản. Chỉ cần hiểu rõ và có khả năng vận dụng, các em hoàn toàn có thể đạt được kết quả kì thi tốt nghiệp trung học tới đây, với riêng môn Ngữ văn.

Nguồn Văn nghệ số 23/2020

Kĩ Năng Đọc Hiểu Văn Bản Văn Học

Bước 1: Đọc – hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc.

Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.

Bước 2: Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, biết “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát.

Đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lôgic bên trong của chúng.

Bước 3: Đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản Văn họ c thường không trực tiếp nói ra bằng lời.

Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng.

Bước 4: Đọc – hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản Văn học . Khi đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật.

Kĩ năng đọc hiểu văn bản:

– Xác định đặc điểm, thể loại, nội dung văn bản.

– Các thao tác, phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

– Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: Chữ viết, ngữ âm; Từ ngữ; Cú pháp; Các biện pháp tu từ; Bố cục.

– Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại

– Lý giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm

– Hiểu, lý giải ý nghĩa nhan đề

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để viết đoạn văn giới thiệu về tác giả, tác phẩm

– So sánh các phương diện nội dung nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài, hoặc thể loại, phong cách tác giả.

– Nhận diện được ngôi kể, trình tự kể

– Phân tích giọng kể, ngôi kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

– Khái quát được đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm

– Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.

– Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo

– Lý giải sự phát triển của cốt truyện, sự kiện, mối quan hệ giữa các sự kiện

– Khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm

– Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại

– Liệt kê/chỉ ra/gọi tên hệ thống nhân vật (xác định nhân vật trung tâm, nhân vật chính, phụ)

– Giải thích, phân tích đặc điểm, ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật.

– Đánh giá khái quát về nhân vật

– Trình bày cảm nhận về tác phẩm

– Vận dụng tri thức đọc – hiểu văn bản để tạo lập văn bản theo yêu cầu.

– Đưa ra những ý kiến quan điểm riêng về tác phẩm, vận dụng vào tình huống, bối cảnh thực để nâng cao giá trị sống cho bản thân

– Phát hiện, nêu tình huống truyện

– Hiểu, phân tích được ý nghĩa của tình huống truyện

Thuyết minh về tác phẩm

– Chuyển thể văn bản (vẽ tranh, đóng kịch…)

– Nghiên cứu khoa học, dự án.

– Chỉ ra/kể tên/ liệt kê được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện.

– Lý giải được ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, câu văn, các biện pháp tu từ…

CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG

– Trắc nghiệm khách quan

– Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải, nhận xét, phát hiện, đánh giá…)

– Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân…)

BÀI TẬP THỰC HÀNH

– Trình bày miệng, thuyết trình

– Nghiên cứu khoa học…

Đề Thi Thử Trung Học Phổ Thông Quốc Gia Môn Ngữ Văn

I. PHẨN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Tôi đi theo bước chân của một trong những người sáng lập Quỹ từ thiện Tình Thương (nơi quản lí chuỗi quán cơm 2.000 đong mang tên Nụ Cười) xuống quán Nụ Cười 4 tại 132 Ben Vân Đồn, Quận 4, Thành phổ Hồ Chí Minh. Năm quán cơm từ thiện như vậy đã được thành lập trên địa bàn Thành phô Hô Chí Minh và thu hút sự chú ý khá lớn của dư luận. Nhiều người cho răng, mô hình này là không tưởng bởi cơm bán với giá 2.000 đồng thì làm sao những người khởi xướng có thể duy trì. Người khác lại phê phán chuỗi quán sẽ phá vỡ quy luật kinh tế học, tạo cơ hội cho người có tiền vào ăn cơm của người nghèo, làm ảnh hưởng tới các quán cơm bình dân khác.

Vậy nhưng thật ngạc nhiên, người sáng lập chuỗi quán này cho biết, tính đến ngày 12/8/2014, dự án suất ăn giá rẻ của Quỹ từ thiện Tình Thương đã cung câp 615.490 suất ăn bao gồm 547.502 suất cơm 2.000 đồng và 67.988 món nước (mì, bún, phở) bán với giá chỉ 1.000 đồng. Toàn bộ số tiền để làm cơm đều do nhà hảo tâm đóng góp. Một sự kì lạ khác là công ty kiểm toán đắt giá bậc nhất thê giới là Ernst & Young đã trực tiếp kiêm toán toàn bộ hoạt động tài chính của Quỹ trong năm 2013, bao gồm các dự án trợ giúp y tế và các dự án suất ăn giá rẻ, tức hệ thống quán cơm Nụ Cười. Theo báo cáo kiểm toán, tổng số thu từ nhà hảo tâm trong năm 2013 là 6.546.119.769 đồng và tổng sổ chi là 6.816.305.105 đồng.

Khác hoàn toàn với suy nghĩ ”duy lí” của nhiều người, chuỗi năm quán cơm vẫn được vận hành suốt từ tháng 10 năm 2012, thời điếm quán cơm số 1 ra đời. Mỗi quán vẫn cung cấp trung bình từ 400 đến 700 suất ăn từ thiện mỗi ngày, mỗi suất ăn có đây đủ thịt cá, rau, canh và hoa quả như suất ăn 20.000 đồng ở các quán bình thường khác. Có những “đại gia ” đã viện trợ “thầm lặng” 1 tỉ đồng cho quán, có những nhà hảo tâm thử tới ăn một suất cơm và “trả” 100 triệu. Số người ăn một suất cơm rồi đóng góp 500.000 đồng hay 1 triệu đồng không đếm hêt. “Người tốt đông như quân Nguyên. Có những người đến lặng lẽ để lại một bao gạo rồi lặng lẽ ra đi. Có hai ông bà già nghèo đã đóng 4.000 đồng cho hai suât ăn nhưng lại đóng thêm 8.000 đồng nữa giúp những người nghèo khác”, người sáng lập chuỗi quán nghẹn ngào kể lại.

[…]. Người sáng lập quán cơm cho rằng vẫn có khoảng 10% người lợi dụng, nhưng “chúng tôi lại coi đó là cách để cho họ hiểu một bài học vê lòng nhân ái. Người giàu vào ăn chúng tôi không đuổi ra mà vẫn trân trọng như người nghèo. Chúng tôi không bán cơm mà bán cho họ hương vị của lòng tốt. ”

Tôi lại bất ngờ một lần nữa với năm chữ “hương vị của lòng tốt”. Lần này thì không chỉ là bất ngờ mà còn là sự ám ảnh. Sau khi ăn một suất cơm 2.000 đồng và trả 500.000 đồng, tôi vẫn nghĩ mình đã trả quá rẻ để thưởng thức thứ “hương vị của lòng tốt” ấy, thứ mà những toan tính thiệt hơn, duy lí đã khiến tôi quên lãng, thậm chí nghĩ rằng nó không còn tồn tại nữa. Tôi đã nhầm, và có thể nhiều người khác nữa cũng đã nhầm.

“Hương vị của lòng tốt” vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên đất nước hình chữ S này, dưới hình thức này hay hình thức khác, bằng cách này hay cách khác. “Hương vị của lòng tốt” không mất đi đâu cả bởi nó nằm một phẩn trong bản chất con người, chỉ có niềm tin vào thứ hương vị ẩy đã nhạt phai. Đánh thức lại niềm tin vào “hương vị của lòng tốt ” sẽ mở ra nhiều khoảng trời tốt đẹp mới trong đời sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

(Khánh Duy, ngày 23/9/2014)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Trong văn bản, tác giả đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2. Vì sao quán cơm Nụ Cười không miễn phí hoàn toàn mà lại bán mỗi suất cơm 2.000 đồng?

Câu 3. Vì sao với những người không nghèo lợi dụng vào quán ăn cơm, người sáng lập quán cơm Nụ Cười lại muốn “bán cho họ hương vị của lòng tốt”?

Câu 4. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điếm). Đánh thức lại niềm tin vào “hương vị của lòng tốt” sẽ mở ra nhiều khoảng trời tốt đẹp mới trong đời sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Câu 2 (5,0 điểm). Trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Dan theo Ngữ văn 12, tập một, Sđd)

XEM THÊM : Đáp án đề số 10 – Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn ” TẠI ĐÂY “

Soạn Bài Đọc Hiểu Văn Bản Văn Học

b. Ý nghĩa đoạn trích sau là gì? “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông cũng phải cạn Đánh một trận sạch không kinh ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Nổi gió to trút sạch lá khô Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”

c. Hiểu thế nào là “Ý toại ngôn ngoại” d. Hai câu thơ trên mang ý nghĩa: + Thể hiện khát vọng lớn lao của thân nam nhi trong trời đất, đó là dâng hiến tài năng, sức mạnh để bảo vệ, phát triển quê hương, đất nước. + Thể hiện sự tự ý thức của tác giả Phạm Ngũ Lão đối với món nợ công danh, công danh với núi non chưa trả hết thì hổ thẹn khi nghe người ta nói chuyện Vũ Hầu.

– Có cách hiểu như vậy bởi những nguyên nhân sau: + Trong xã hội phong kiến xưa, những bậc nam nhi luôn coi việc cống hiến tài năng, sức mạnh cho đất nước là một trách nhiệm không thể thiếu ở một nam nhân, đó là món nợ tang bồng, nợ công danh. +Vũ Hầu là một tấm gương của con người hiền tài, với những đóng góp lớn lao, quý báu cho đất nước. Vì vậy nói đến chuyện Vũ Hầu chính là sự tự ý thức về trách nhiệm của bản thân tác giả.

2. Luyện tập cảm nhận hình tượng văn học a. Trong truyện Chử Đồng Tử có những tình tiết nào hay và độc đáo? b. Dựa vào những tình tiết tiêu biểu, hãy mô tả lại hình tượng người ở ẩn trong bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm c. Trong truyện Chử Đồng Tử có những tình tiết hay và độc đáo như: + Gia cảnh nghèo khó: hai cha con mặc chung nhau một chiếc khố. + Cuộc gặp gỡ bất ngờ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung + Chử Đồng Tử chung sống cùng tiên + Chử Đồng Tử được Phật cho một cây gậy và chiếc nón có phép lạ.

d. Bài thơ Nhàn đã khắc họa rõ bức chân dung của người nho sĩ ẩn dật, đó là một con người lánh xa cuộc đời, về ở ẩn nơi rừng núi, sống vui vẻ với những thú vui tao nhàn: câu cá, cuốc đất trồng cây…lánh xa nơi thị phi bát nháo, tìm về nơi vắng vẻ nuôi dưỡng tâm hồn thanh cao của người ẩn sĩ, sinh hoạt gắn liền với tự nhiên, coi những phú quý, hòa hoa danh vọng tựa như một giấc chiêm bao.

3. Luyện tập khái quát tư tưởng, quan điểm của tác phẩm và đoạn trích a. Phát biểu khái quát tư tưởng của bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương. b. Động cơ nào khiến tác giả không ngại “vụng về” soạn ra Trích diễm thi tập. a. Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương thể hiện được sự coi trong những giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc thông qua việc biên soạn, lưu giữ các tác phẩm thơ văn b. Động cơ để Hoàng Đức Lương soạn ra Trích diễm thi tập: + Đó chính là sự xót xa trước thực trạng thơ văn hay trong dân gian bị thất truyền, giá trị văn hóa của dân tộc bị mai một, mất mát. + Do ý thức của nhà văn trong việc lưu giữ các giá trị tinh hoa của văn hóa, của dân tộc. + Để cho con cháu đời sau có cơ hội tiếp thu những tác phẩm có giá trị ấy, nhắc nhở ý thức lưu truyền.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Năng Đọc Hiểu Văn Bản Trong Bài Thi Môn Văn, Phổ Thông Trung Học trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!