Đề Xuất 3/2023 # Khi Nào Băng Ghi Âm Là Chứng Cứ? # Top 9 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Khi Nào Băng Ghi Âm Là Chứng Cứ? # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khi Nào Băng Ghi Âm Là Chứng Cứ? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bà LTBL vừa kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm của TAND huyện Hóc Môn (TP.HCM), cho rằng tòa chỉ dựa vào chứng cứ duy nhất là “băng ghi âm lén” để tuyên bà phải trả cho ông NC 1,4 tỉ đồng là vi phạm nghiêm trọng về tố tụng và đánh giá chứng cứ.

Dùng băng ghi âm đòi nợ

Theo đơn khởi kiện của ông C., trước đây vì tin tưởng nên khi cho bà L. vay tiền, ông không làm giấy tờ gì. Ngày 27-5-2014, ông C. đi cùng một người bạn và con trai đến gặp bà L. ở quán cà phê (được coi là buổi nói chuyện để dàn xếp) và bà L. có thừa nhận việc vay tiền. Trong buổi nói chuyện này, ông C. đã bí mật ghi âm thành một file dài 32 phút. Sau đó, ông C. đã dùng băng ghi âm nói trên làm chứng cứ khởi kiện bà L. đòi tiền.

Làm việc với tòa, bà L. cho rằng không có việc vay mượn tiền giữa hai bên, việc ông C. dùng “băng ghi âm lén” để khởi kiện là không có cơ sở. Bà L. không thừa nhận giọng nói trong băng ghi âm là của mình, không đồng ý đối chất với ông C. Bà cũng không đồng ý cho tòa lấy mẫu giọng nói của mình để giám định theo yêu cầu của ông C. Lý do là bà không có nghĩa vụ chứng minh để phản bác người khởi kiện mà việc chứng minh cho yêu cầu của mình là nghĩa vụ của ông C. Ngoài ra, bà L. cho rằng hai nhân chứng đều là người thân của ông C. nên không khách quan.

Xử sơ thẩm hồi cuối tháng 4-2016, TAND huyện Hóc Môn nhận định: Tại phút thứ 23 của băng ghi âm, bà L. có thừa nhận vay tiền của ông C., có hai người chứng kiến nên cuộc nói chuyện đó là tự nhiên, không ép buộc. Tòa không thực hiện được việc đối chất và lấy mẫu giọng nói vì bà L. không hợp tác nên xem như bà không cung cấp được chứng cứ bảo vệ mình và phản bác ông C. Do bà L. không có sự phản bác nên băng ghi âm mà ông C. cung cấp được coi là chứng cứ. Mặt khác, lời khai của hai nhân chứng phù hợp với diễn tiến, nội dung vụ việc nên có cơ sở chấp nhận. Từ đó tòa đã tuyên buộc như trên.

Phải có văn bản xác nhận xuất xứ…

Kết quả của vụ kiện này sẽ do TAND chúng tôi quyết định khi xét xử phúc thẩm. Vấn đề pháp lý mà chúng tôi muốn đặt ra từ vụ việc này là trong tố tụng dân sự, khi nào thì băng ghi âm được coi là chứng cứ có giá trị pháp lý để tòa án căn cứ vào đó mà ra phán quyết?

Như vậy, pháp luật đã quy định khá rõ về điều kiện để băng ghi âm trở thành chứng cứ. Nếu không đáp ứng được điều kiện nêu trên thì tòa không thể coi băng ghi âm là chứng cứ chứng minh để xác định sự thật khách quan của vụ án mà chỉ coi là tài liệu tham khảo.

Người yêu cầu phải chứng minh

Trong thực tiễn xét xử, nếu các bên đương sự đều thừa nhận giọng nói trong băng ghi âm là của mình, thừa nhận nội dung trao đổi trong băng ghi âm là đúng sự thật thì tòa án công nhận là chứng cứ.

Cần lưu ý thêm, nghĩa vụ chứng minh trong án dân sự thuộc về người có yêu cầu. Chẳng hạn bên cung cấp băng ghi âm cho tòa có nghĩa vụ chứng minh giọng nói trong băng ghi âm là của bên kia, bên kia thì có quyền không cung cấp mẫu giọng nói để giám định vì không có nghĩa vụ phải chứng minh. Luật cũng không có quy định buộc họ phải có nghĩa vụ hợp tác với bên cung cấp băng ghi âm khi họ không muốn. Chỉ khi nào họ có yêu cầu phản tố (ví dụ yêu cầu bên cung cấp băng ghi âm phải xin lỗi vì đã dùng băng ghi âm vu khống…) thì họ mới phải có nghĩa vụ chứng minh rằng giọng nói trong băng ghi âm không phải của mình.

TS NGUYỄN VĂN TIẾN, khoa Luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM

Băng Ghi Âm, Ghi Hình Có Đem Làm Chứng Cứ Được Không?

Qua thực tế làm việc nhiều khách hàng gọi tới tổng đài luật sư tư vấn hỏi về việc băng ghi âm ghi hình có được coi là bằng chứng để khởi kiện hay không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi sẽ có loạt bài viết về giá trị chứng minh chứng cứ của băng ghi âm, ghi hình.

Theo quy định tại Điều 93, 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho tòa án hoặc do tòa án thu thập.

Điều 93. Chứng cứChứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.Điều 94. Nguồn chứng cứChứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.2. Vật chứng.3. Lời khai của đương sự.4. Lời khai của người làm chứng.5. Kết luận giám định.6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.9. Văn bản công chứng, chứng thực.10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì băng ghi âm do bạn cung cấp cho Tòa chỉ được xem là nguồn chứng cứ tức rằng để Tòa tham khảo và cần sử dụng thêm các phương pháp khác để xác định có phải là chứng cứ hay không như giám định giọng nói trong băng ghi âm.

Luật Chưa “Kín Kẽ” Với Bằng Chứng Ghi Âm

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS), băng ghi âm giọng nói được xem là một bằng chứng trước tòa nhưng không hề có luật nào cưỡng chế, bắt buộc đương sự phải cung cấp mẫu giọng nói cho cơ quan chức năng giám định, so sánh.

Hai luật sư (LS) Nguyễn Minh Thuận – Cty luật Sài Gòn Việt Nam và Trần Quang Thắng – Cty luật Quốc tế và Cộng sự – cùng thuộc Đoàn LS TPHCM, đều cho rằng hiện vẫn còn những kẽ hở trong luật đối với việc giám định bằng chứng ghi âm.

Từ đó, có thể suy ra đương sự phải có nghĩa vụ bắt buộc cho giọng để làm mẫu so sánh trong việc giám định theo như quyết định trưng cầu giám định. Nhưng bất cập ở đây là luật thì có quy định bắt buộc, nhưng nếu đương sự không thực hiện thì luật không nói gì đến việc có chế tài đối với người không thực hiện hay không? Chính vì vậy, các đương sự thường không hợp tác vì không có chế tài dành cho họ.

Theo tôi, có ý kiến trong trường hợp này thì ta nên áp dụng tương tự pháp luật giống như đối với trường hợp xét xử vắng mặt đương sự tại khoản 2, Điều 199 Bộ luật TTDS. Ví dụ: Tòa án có thể ra thông báo yêu cầu đương sự cung cấp mẫu giám định hợp lệ đến lần thứ hai mà đương sự vẫn không hợp tác thì xem như đương sự thừa nhận theo như yêu cầu cần giám định của bên có yêu cầu.

– LS Nguyễn Minh Thuận: Trong pháp luật dân sự không có quy định nào buộc đương sự phải phát ra giọng nói của mình để làm cơ sở cho việc giám định. Do đó, nếu như đương sự không hợp tác thì không có cách nào để giám định giọng nói trong băng ghi âm.

– LS Trần Quang Thắng: Theo tôi thì không nên bắt buộc trong mọi trường hợp. Bởi vì khi đương sự không xuất trình được văn bản chứng minh nguồn gốc của file âm thanh, hình ảnh mà mình cung cấp, nhưng tòa vẫn chấp nhận và cho đối chất, trong quá trình đối chất vẫn có trường hợp xảy ra là phía bên kia thừa nhận đúng là file âm thanh, hình ảnh của mình thì lúc này chứng cứ vẫn được công nhận. Do đó, nếu cứng nhắc theo quy định này thì đương sự sẽ bị bác yêu cầu ngay khi cung cấp file âm thanh, hình ảnh mà không có văn bản chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Trường hợp tòa bác yêu cầu giám định, các luật sư sẽ phải làm gì để đảm bảo quyền lợi cho thân chủ của mình?

– LS Nguyễn Minh Thuận: Nếu như toà án bác yêu cầu giám định băng ghi âm thì toà đã vi phạm thủ tục tố tụng. Các đương sự có quyền khiếu nại đến chánh án toà án nơi thẩm phán thụ lý vụ án trên để yêu cầu phải giám định băng ghi âm.

– LS Trần Quang Thắng: Theo nguyên tắc chung của Luật TTDS, khi bác yêu cầu về một vấn đề gì mà đương sự có đơn yêu cầu giải quyết thì tòa án phải ban hành bằng văn bản và cho thời hạn khiếu nại hoặc kháng cáo nếu là bản án kể từ ngày đương sự nhận được văn bản đó.

Trong pháp luật dân sự không có quy định nào buộc đương sự phải phát ra giọng nói của mình để làm cơ sở cho việc giám định. Do đó, nếu như đương sự không hợp tác thì không có cách nào để giám định giọng nói trong băng ghi âm.

LS Nguyễn Minh Thuận – Cty Luật Sài Gòn Việt Nam

Cách Ghi Hợp Âm Cho Ca Khúc Đơn

Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords) cho guitar, hoặc không ghi hợp âm nào cả.

Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách sao để chạy các ngón tay phải.

Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp có ghi hợp âm, nhưng nghe không xuôi tai cho lắm!

Do đó trước ghi sử dụng đến cây đàn, có lẽ việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài .

Các vấn đề của bàn tay trái gồm 3 bài sau đây :

************************************************

Bài 1 : Tìm chủ âm của bài nhạc

Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra

a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am) b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ

Tại sao lại chưa rõ là chủ âm ở cung trưởng hay thứ ngay như thế ? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)

Bài tập:

a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm (Sol # cọng ½ cung là La ) La trưởng (A). Ông cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) là gì? Từ La, đếm xuống Sol, rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# ngĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m ) b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (B), Mi (E). Dấu giảm trước cuối cùng là Si (B), nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm) Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. (Ðiều này tương tự như biết đươc người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình nhưng chưa biết ai là người … “cầm quyền” trong nhà ? )

Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc, nếu nó là nốt nào trong 2 nốt này thì đó là 6n chủ âm của bài

Thí dụ: a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (B) : Bài này thuộc cung Si thứ (Bm) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chống (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La b) và tận cùng bắng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Eb major và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong “gia đình” này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ

**************************************************** ***

Bài 2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc

Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con, 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:

Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C) nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bắng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau: Ngón cái : 1 Do – ngón trỏ 2 Re bỏ – ngón giữa 3 Mi bỏ – ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G)

Qua phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E).

Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không la Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì phải biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) . Trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re” ) Hợp âm Re co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa kho^ng có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# – B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E )

Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc chỉ cần nhớ luật 1 – 4 – 5 , đại khái ( nên nhớ là “đại khái” thôi) là:

a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng ( cha & 2 trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng) b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & 2 gái) : 1 thứ – 4 thứ – 5 trưởng

Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng:

a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em) b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B

6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B

Ðây là 6 hợp âm căn bản của mỗi bài nhạc mà người mới chơi đàn cần nắm vững. Từ những hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào thành hàng trăm, hàng nghìn hợp âm mà các bạn có thể thấy trong các tập sách nhạc

Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây:

Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai ( D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7. Như thế là tạm thời hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm này sẽ là:

G – C – D7 – Em – Am –B7

******************************************************* *

Bài 3 : Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:

Biết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết khi nào thì đổi hợp âm? Có mấy luật căn bản sau đây :

1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm., đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3. 2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm 3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái ( Dm và E7) sẽ theo sau. Mẹ và con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai ( C- F-G7) lúc ấy mới … có thể lên tiếng … để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am

Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này thì chỉ còn cách là phải “ mò “ như sau :

1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar. Bạn không cần những quyển sách dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài chục hợp âm là đủ 2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm trên cho thật nhuyễn và quen tai 3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất 4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở đầu bài 3 này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khi Nào Băng Ghi Âm Là Chứng Cứ? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!