Đề Xuất 3/2023 # Khái Niệm, Đặc Điểm Và Phân Loại Quyết Định Hành Chính # Top 9 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Khái Niệm, Đặc Điểm Và Phân Loại Quyết Định Hành Chính # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Khái Niệm, Đặc Điểm Và Phân Loại Quyết Định Hành Chính mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khái niệm quyết định hành chính? Đặc điểm của quyết định hành chính? Phân loại các loại quyết định hành chính? Quy định về cơ quan hành chính, thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính.

Như chúng ta đã biết quyết định hành chính có vai trò rất quan trọng và to lớn trong việc quản lý hành chính Nhà nước. Quyết định hành chính như một phương tiện dùng để đưa ra các đường lối chính sách đúng đắn, có giá trị giải pháp lý để giải quyết các vấn đề, các khúc mắc trong lĩnh vực hành chính khi thực hiện việc quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc thực hiện áp dụng quyết định hành chính đã góp phần rất quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống để giải quyết từng vụ việc cụ thể.

1. Khái niệm quyết định hành chính

Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,của Nhà nước do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc hàng ngày của tổ chức, cơ quan.

Ví dụ: Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý cho các đơn vị và cá nhân cụ thể của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ;hay như các quyết định cấp đất, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh….

Quyết định hành chính là những quyết định được xác lập trong lĩnh vực quản lý hành chính để thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền , của người có chức vụ , tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền, được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính.

Ví dụ về một số quyết định hành chính như : Quyết định tăng lương, quyết định luân chuyển công tác….

2. Đặc điểm của quyết định hành chính

Vì quyết định hành chính vẫn có yếu tố cơ bản của một quyết định nên quyết định hành chính sẽ có những đặc điểm chung của một quyết định như sau:

+ Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước:

Quyền lực Nhà nước được thể hiện thông qua việc các cơ quan Nhà nước ban hành ra các văn bản. Tính quyền lực thể hiện rõ nhất ở nội dung của văn bản mà các cơ quan Nhà nước ban hành ra. Nội dung của quyết định thể hiện rõ tính mệnh lệnh, đảm bảo nội dung của quyết định phải được thi hành kể cả là bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần.

Tính pháp lý là những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật, giá trị pháp lý của quyết định bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng xã hội. Đây là tính bắt buộc từ các quyết định do Nhà nước ban hành. Khi các quyết định được ban hành sẽ có tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, là phương thức được dùng để đưa rá các phương pháp, các hướng giải quyết những trường hợp, những vấn đề cụ thể chưa có cách giải quyết. Cũng từ đó, làm phát sinh những quy phạm pháp luật mới có hiệu lực pháp lý từ thời điểm ban hành, hoặc là thay thế những quyết định cũ đã không còn có hiệu lực, hoặc là sửa đổi bổ sung những quyết định có nội dung tương tự trước đó.

Ngoài hai đặc điểm chung nêu trên thì quyết định hành chính còn có những đặc điểm riêng biệt, chỉ quyết định hành chính mới có như sau:

+ Quyết định hành chính mang tính dưới luật:

Nguồn gốc của quyết định hành chính được xuất phát từ các cơ quan mang tính quyền lực Nhà nước, do vậy khi các chú thể tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc soạn thảo, nghiên cứu và ban hành ra các văn bản quyết định hành chính thì các văn bản quyết định hành chính được ban hành này sẽ được coi là các văn bản dưới luật và được tiến hành đưa ra thực hiện nhằm thực thi các quy định pháp luật.

+ Quyết định hành chính được ban hành bởi nhiều chủ thể

Thông thường các chủ thể trong cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được ban hành các quyết định hành chính là các chủ thể tại các đơn vị hành chính các cấp trung ương, địa phương… các chủ thể có thẩm quyền chung cũng như thẩm quyền riêng về vấn đề, nội dung mà quyết định hành chính được ban hành.

Đặc điểm này của quyết định hành chính xuất phát từ chính những đặc điểm thực tế mà các quyết định hành chính quản lý. Đó là các vấn đề trong xã hội, trong việc quản lý, điều khiển các vấn đề xã hội. Không chỉ phong phú về mặt nội dung mà các quyết định hành chính còn đa dạng cả về mặt hình thức. Các quyết định hành chính có những loại hình thức tiêu biểu như: nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư,chỉ định, ….

3. Phân loại quyết định hành chính

Việc phân loại quyết định hành chính là một việc vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành hệ thống pháp luật hành chính của Nhà nước Việt Nam. Việc phân loại sẽ giúp cho các chủ thể ban hành quyết định hành chính cũng như các chủ thể, đơn vị tổ chức, cá nhân áp dụng thực hiện sẽ không gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi các quyết định hành chính này.

Cũng chính vì quyết định hành chính có nhiều đặc điểm tính chất nên việc phân loại các quyết định hành chính cũng sẽ phải căn cứ vào các đặc điểm tính chất này của quyết định hành chính.

+ Căn cứ và tính chất pháp lý thì quyết định hành chính được chia làm ba loại đó là:

Thứ nhất quyết định hành chính chủ đạo

Thứ hai quyết định hành chính quy phạm

+ Căn cứ vào chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định thì quyết định hành chính được ban hành thành năm loại quyết định hành chính như sau:

Thứ nhất quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành ;

Thứ hai quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ thuộc thẩm quyền của các bộ và cơ quan ngang bộ ban hành;

Thứ ba quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành;

Thứ tư quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân ban hành;

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Phân loại quyết định hành chính căn cứ vào tính chất pháp lý. Có phải chỉ có cơ quan hành chính mới được ban hành các quyết định hành chính không? Tại sao? A Chị giúp em với.?

Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, chính sách, những xử sự chung từ đó giải quyết công việc cụ thể trong đời sống,

Là các biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định.

Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2010 giải thích quyết định hành chính như sau:

” Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể “

Các quyết định hành chính căn cứ vào tính chất pháp lý như sau:

+ Thứ nhất, quyết định chủ đạo:

Là loại quyết định đề ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ… có tính chất chung, là công cụ định hướng chiến lược trong thực hiện chức năng lãnh đạo của quản lý hành chính. Các quyết định chủ đạo là cơ sở ban hành các quyết định quy phạm và cá biệt

+ Thứ hai, quyết định quy phạm:

Là quyết định trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm pháp luật hành chính. Trên cơ sở luật, pháp lệnh các chủ thể có thẩm quyền sẽ ban hành các quy phạm chủ yếu nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực.

+ Thứ ba, quyết định cá biệt:

Là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan cấp trên hoặc của bản thân cơ quan ban hành quyết định đó nhằm giải quyết những việc cá biệt, cụ thể, chỉ có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể và chỉ được áp dụng một lần.

Theo quy định của pháp luật, chủ thể ban hành quyết định hành chính rất rộng, không chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước, mà còn các cơ quan, cá nhân khác, như Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng QH, Văn phòng Chủ tịch nước; những người có chức vụ trong tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; công chức được trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước…

Khái Niệm, Đặc Điểm Và Phân Loại Doanh Nghiệp Nhà Nước

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Thế nào là một doanh nghiệp nhà nước? Doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm như thế nào? Và pháp luật quy định về các loại doanh nghiệp nhà nước ra sao?

1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ti Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Doanh nghiêp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên 50% và dưới 100%.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

– Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước có năm loại, gồm:

Thứ hai, công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005.

Xin chào Luật sư Dương Gia. Tôi có 1 câu hỏi như sau: Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ có 51% vốn của tổng công ty, 49% vốn cổ phần. Tổng công ty có 87% vốn nhà nước, 13% vốn cổ phần. Vậy công ty tôi có là công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu hay không ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn là công ty TNHH một thành viên có 100% vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ có 51% vốn của tổng công ty và 49% vốn cổ phẩn. Trong đó tổng công ty có 87 % vốn Nhà nước và 13 % vốn cổ phần.

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

Như vậy, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đây là một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây. Tại khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:

Với quy định này trước đây, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của một doanh nghiệp thì sẽ được coi là một doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì đó mới được coi là doanh nghiệp Nhà nước.

Với trường hợp của công ty bạn, do tổng công ty chỉ có 87% vốn Nhà nước và 13% vốn cổ phần, chưa đáp ứng được điều kiện tại khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Vì vậy, tổng công ty bạn không phải là doanh nghiệp Nhà nước. Tiếp đó, công ty mẹ có có 51% vốn của tổng công ty và 49% vốn cổ phẩn, do tổng công ty không phải là doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy công ty mẹ cũng không phải doanh nghiệp Nhà nước. Và dẫn đến, công ty TNHH một thành viên có 100 % vốn công ty mẹ không phải là doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy công ty này cũng không phải là doanh nghiệp Nhà nước.

Khái Niệm, Đặc Điểm, Phân Loại Và Hiệu Lực Của Quy Phạm Xung Đột

Quy phạm xung đột là gì? Đặc điểm của quy phạm xung đột? Phân loại quy phạm xung đột? Hiệu lực và áp dụng các quy phạm xung đột như thế nào?

Tư pháp quốc tế Việt Nam có đối tượng điều chỉnh là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự quốc tế; Tư pháp quốc tế có hai phương pháp điều chỉnh cơ bản là phương pháp thực chất (sử dụng quy phạm thực chất) và phương pháp xung đột (sử dụng quy phạm xung đột). Vậy quy phạm xung đột là gì? Đặc điểm và phân loại của quy phạm này như thế nào? Hiệu lực của quy phạm xung đột theo quy định của pháp luật Việt Nam? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

-Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

-Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

1. Khái nệm quy phạm xung đột

Quy phạm pháp luật xung đột là Quy phạm đặc thù quy định hệ thống pháp luật một nước sẽ được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế nhất định. Quy phạm pháp luật xung đột được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam là những quy định mang tính đặc thù điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự quốc tế được áp dụng tại Việt Nam để giải quyết các tranh chấp và vụ việc dân sự.

Nếu quy phạm thực chất là quy phạm trực tiếp quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, hình thức, biện pháp chế tài cụ thể thì quy phạm xung đột là quy phạm gián tiếp, quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. đưa ra nguyên tắc chung trong việc xác định pháp luật áp dụng giải quyết một quan hệ hoặc một tình huống cụ thể.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015. xác định:

“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Khoản 2 Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. cũng xác định phạm vi của các vụ ciệc dân sự có yếu tố nước ngoài gồm:

“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

2. Đặc điểm quy phạm xung đột

Đặc điểm của quy phạm xung đột về phần cấu trúc bao gồm hai bộ phận: phần phạm vi và phần hệ thuộc.

Phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong các lĩnh vực như: Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và việc dân sự về các yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.

Ví dụ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 127 phần phạm vi ở đây là tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn và phần hệ thuộc là pháp luật của nước nơi có bất động sản. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. quy định: ” Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”. Theo quy định này thì

Đặc điểm về đặc tính gồm hai điểm nổi bật:

a, Tính trừu tượng, phức tạp

Như quy định tại Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015. xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì:

“1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.”

b,Tính điều chỉnh gián tiếp

Tính điều chỉnh gián tiếp thể hiện ở chỗ quy phạm xung đột sẽ làm nhiệm vụ dẫn chiếu để tìm ra phương án giải quyết các quan hệ phát sinh. Quy phạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu, khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song hành giữa quy phạm thực chất với quy phạm xung đột trong điều chỉnh pháp luật.

Ví dụ: Về một quy phạm xung đột có tính dẫn chiếu pháp luật được áp dung như sau:

Khoản 1,2 Điều 680 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Như vậy, bất động sản ở nước nào sẽ áp dụng pháp luật nước đó trong việc xác định quyền thừa kế cũng như phụ thuộc vào quốc tịch của người để lại di sản trước khi chết để xác định pháp luật áp dụng đối với thừa kế di sản của người đó.

3. Phân loại quy phạm xung đột

Xét về mặt kĩ thuật xây dựng quy phạm thì người ta phân quy phạm xung đột làm hai loại:

Quy phạm xung đột một bên: Đây là quy phạm chỉ ra quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể.

Ví dụ: Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.”

Quy phạm xung đột hai bên (hai chiều) đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng.

Ví dụ Khoản 2 Điều 678 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: ” Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Việc áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột tại Việt Nam được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Cụ thể Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thứ tự ưu tiên áp dụng các quy phạm dẫn chiếu: Đầu tiên là theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam, thứ hai là trong trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên, cuối cùng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

Phạm vi áp dụng của các quy phạm xung đột cũng được ghi nhận rõ tại Điều 668 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

3. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.

4. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.”

Hiệu lực của các quy phạm xung đột được dẫn chiếu đến của pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng tại Việt Nam trừ trường hợp được quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2015:

“1. Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

b) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng.

2. Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.”

Như vậy, quy phạm xung đột là một trong hai phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, khái niệm, đặc điểm, phân loại và hiệu lực của quy phạm xung đột theo quy định của pháp luật Việt Nam được ghi nhận cụ thể như trên đã phân tích. Nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài hỗ trợ trực tuyến 1900.6568 để được hỗ trợ.

Phân Tích Khái Niệm Quyết Định Hành Chính

A.ĐẶT VẤN ĐỀBộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức vàhoạt động trên cơ sở những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiệnnhiệm vụ , chức năng của nhà nước. Quyền lực của nhà nước được thể hiệnthông qua hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Một trongnhững hoạt động đó là việc ra các quyết định pháp luật để thực hiện theo chứcnăng, nhiệm vụ được giao, trong đó có quyết định của cơ quan lập pháp,quyết định của cơ quan tư pháp và quyết định của cơ quan hành pháp (quyếtđịnh hành chính nhà nước).B. NỘI DUNGI) các quan điểm về quyết định hành chính nhà nước.Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về quyết định của cơ quanhành pháp, trong đó có một số quan điểm tiêu biểu như:Quan điểm cho rằng quyết định của cơ quan hành pháp là quyết địnhquản lý hành chính nhà nước và theo quan điểm này họ giải thích là vì nhữngquyết định này là của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống cơquan hành pháp.Có quan điểm lại cho rằng quyết định của cơ quan hành pháp là quyếtđịnh quản lý nhà nước, ở đây hiểu theo nghĩa hẹp(quản lý hành chính). Và cóquan điểm khác lại cho rằng là quyết định hành chính, nó tồn tại ở trong khoahọc, trong các nghành luật thực định như khiếu nại, tố cáo,pháp lệnh thủ tục

hành chính của mình có quyền ban hành ra quyết định hành chính; cơ quan tưpháp trong quá trình thực hiện chức năng của mình có quyền ban hành raquyết định hành chính để hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng đó.II) Phân tích khái niệm quyết định hành chính.II.1) phân tích định nghĩa.Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học (nhà xuất bản Công an nhândân Hà Nội, 1999) thì “quyết định hành chính” được hiểu là: “kết quả thểhiện ý chí quyền lực đờn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền,thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức dopháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chínhtrong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.Trên cơ sở giải thích từ ngữ luật học và thực tiễn nghiên cứu hoạt độngquản lý hành chính nhà nước các nhà nghiên cứu khoa học và theo quan điểmcủa các thầy giáo, cô giáo khoa hành chính trường Luật Hà Nội đưa ra địnhnghĩa : Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật ,nó làkết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của của nhà nhà nước thông qua nhữnghành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống cáccơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình

thức nhất định theo quy định của pháp luật , nhằm đưa ra những chủ trương ,biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyếtmột công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lýhành chính nhà nước.(trang 170, Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luậthành chính Việt Nam,Nxb CAND, Hà Nội,2008). Em đồng ý với cách hiểunày và em xin phân tích quyết định hành chính theo cách hiểu này.Quyết định hành chính có thể được thể hiện thông qua những hành vihành chính của chủ thể quản lý hoặc dưới hình thức văn bản.Về hành vi hành chính: theo quy định tại khoản 11, Điều 2 của Luậtkhiếu nại, tố cáo thì:“Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, củangười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệmvụ, công vụ theo quy định của pháp luật”.ví dụ: cảnh sát giao thông dùng hành động cho dừng phương tiện giaothông đường bộ để kiểm tra thủ tục khi tham gia giao thông đường bộ.Khác với quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn bản thì hành vihành chính được biểu hiện bằng những hành động không đúng hoặc làm tráivới các quy định của pháp luật, cũng có thể là việc không thực hiện công vụmà theo quy định của pháp luật họ phải thực hiện. ví dụ: Như cán bộ côngchức có hành vi sách nhiễu, phiền hà nhân dân, không thực hiện công vụ đúngthời hạn pháp luật quy định.. Ví dụ : pháp luật không qui định Trưởng thôn2

được quyền phạt tiền người gây rối trật tự công cộng, thế nhưng tôi uốngrượu say gây rối trật tự công cộng bị Trưởng thôn phạt 200.000đồng….Trong khuôn khổ giới hạn bài tập lớn, em xin phép được phân tích làmrõ hơn về quyết định hành chính được thể hiện dưới hình thức văn bản cũngnhư các đặc điểm của nó vì: quyết định hành chính bằng hình thức văn bản sẽthống nhất với các quyết định lâp pháp và quyết định tư pháp (chúng sử dụngbằng hình thức văn bản); hình thức văn bản cho phép chuyển tải trọn vẹn vàthống nhất ý chí cao của chủ thể quản lý hành chính tới đối tượng quản lý; vàhình thức văn bản này thuận lợi cho quá trình tiếp nhận,lưu giữ kiểm tra đốivới quyết định hành chính…Từ định nghĩa về quản lý hành chính của trường Đại học Luật chochúng ta thấy: Quyết định hành chính nhà nước là một quyết định có nghĩa ởđây là sự lựa chọn phản ánh, sự phản ánh ý chí của các chủ thể có thẩm quyềnra quyết định được thể hiện là quyết định. Theo từ điển tiếng việt thì “quyếtđịnh” là định một cách chắc chắn, với ý phải nhất trí phải thực hiện. Theo cáctài liệu khác thì “quyết định” là hành động; hay theo các tài liệu pháp lý nướcngoài thì quyết định “Actus” để chỉ những hành vi cụ thể. Trong khoa họcpháp lý nghiên cứu thì quyết định là nhằm tạo ra hiệu lực pháp luật hay đóchính là quyết định pháp luật, và nó có đầy đủ các đặc điểm của quyết địnhpháp luật như: tính ý chí của nhà nước; tính quyền lực; tính pháp lý…Chủ thể ban hành là chủ thể hành quản lý hành chính được trao quyền,vì đây là chủ thể có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các chủ thể có thẩmquyền ban hành quyết định hành chính, do đây là chủ thể cơ bản và chủ yếuthực hiện chức năng hành pháp: quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội .Quyết định hành chính nhà nước phải đảm bảo tính hợp pháp. Quyếtđịnh hành chính nhà nước được ban hành bị giới hạn bởi thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật ; quyết đinh hành chính phải phù hợp với nội dung cũngnhư mục đích của luật tức các quyết định hành chính không trái với các quyếtđịnh của Quốc hội, quyết định của hội đồng nhân dân, và quyết định của cơquan hành chính cấp trên; quyết định được ban hành theo đúng trình tự và thủtục cũng như hình thức do pháp luật quy định: ghi nhận trong luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật 2008: tại Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật:“1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hànhhoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục đượcquy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sựchung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện đểđiều chỉnh các quan hệ xã hội.2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hànhkhông đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật3

này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.”II.2) phân tích các đặc điểm.Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật do đó nócó đầy đủ đặc điểm của quyết định pháp luật:Quyết định hành chính có tính ý chí của nhà nước trong quản lý hànhchính hay thể hiện các quan điểm của nhà nước.Pháp luật là ý chí của giai cấp lãnh đạo(công _nông) được nâng lênthành luật, quyền lực của nhà nước được biểu hiện thông qua pháp luật đểthực hiện quyền lực của mình trên các lĩnh vực khác nhau: lập pháp,hànhpháp, tư pháp, nhà nước trao cho các cơ quan này những quyền lực nhất địnhđể thực hiện chức năng của mình được phân công.Thực hiện quyền lực trên lĩnh vực hành pháp là ý chí của nhà nướctrong hành pháp và các quyết định của các cơ quan trong lĩnh vực hành pháplà quyết định hành chính nhà nước. Do đó, các quyết định hành chính là quyếtđịnh thể hiện quyền lực của nhà nước.Quyết định nhà nước thể hiện tính quyền lực nhà nước. tính quyền lựccó mối quan hệ mật thiết với tính ý chí của nhà nước.Quyền lực nhà nước là khả năng áp đặt ý chí của nhà nước lên các đốitượng thuộc quản lý của nhà nước.Theo ý kiến riêng của em thì quyền lực đã thể hiện rõ việc áp đặt ý chítừ một phía là nhà nước đối với đối tượng quản lý do đó không cần thiết phảiviết là tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính (trang 170 giáotrình luật hành chính Việt Nam,trường ĐH Luật Hà Nội) do đó trong bài viếtcủa mình em xin phép được không dùng cụm từ (tính quyền lực,đơn phương).Quyết định hành chính là một biểu hiện của quyền lực nhà nước. tínhquyền lực của quyết định hành chính được thể hiện ở hình thức, nội dung,mục đích của quyết định đó.Thứ nhất, tính quyền lực nhà nước được thể hiện ở hình thức quyếtđịnh hành chính là bằng văn bản. Việc thực hiện quyền lực nhà nước thườngđược thể hiện dưới hình thức quyết định bằng văn bản, trong những quyếtđịnh đó có quyết định hành chính nhà nước. Pháp luật quy định rõ chỉ có cáccơ quan nhà nước được trao quyền mới có thẩm quyền ban hành ra quyết địnhpháp luật cũng như quyết định hành chính vì lợi ích chung của đất nước vàphải tuân theo các quy định cụ thể trong luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật 2008 do quyết định được thể hiện bằng văn bản: ” Điều 1:1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước banhành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tụcđược quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử4

Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành và điều hành của cơ quanquyền lực nhà nước.Quản lý hành nhà nước thực hiện trên mảng hành pháp là quản lý hànhchính nhà nước do đó quyết định trên mảng hành pháp là quyết định hànhchính nhà nước. yếu tố cốt lõi đặc trưng của quản lý hành chính là tính chấphành điều hành, việc chấp hành ở đây là chấp hành luật, chấp hành nghị quyếtcủa quốc hội,nghị quyết, pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội do đó nócó tính dưới luật.Tất cả các quyết định hành chính được ban hành nhằm thực thi luật vàcác văn bản luật như luật, các nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyếtcủa ủy ban thường vụ quốc hội.Các quyết định hành chính có hiệu lực thấp hơn văn bản luật. do đó nókhông thể tồn tại dưới dạng là luật, bộ luật,văn bản có tính chất luật( pháplệnh, nghị quyết).Nội dung và hình thức của quyết định hành chính phải phù hợp vớithẩm quyền; trình tự, thủ tục theo luật định.Ví dụ: Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 quyđịnh bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thể hiện tính dướiluật(luật đất đai) là nghị định thực hiện luật đất đai 2003.Thứ hai, quyết định hành chính có mục đích và nội dung phong phú.Xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhànước: mang tính chấp hành-điều hành; tính chủ động sáng tạo…Hoạt động quản lý này diễn ra trên các mặt đời sống xã hội, tác độngđến các đối tượng khác nhau vì vậy mà mục đích cũng như nội dung sẽ phảiphong phú để phù hợp với chức năng của nó.ví dụ: như có quyết định hànhchính về xây dựng; môi trường; trật tự xã hội; kinh tế; văn hóa; đất đai…..Nội dung thể hiện các hoạt động quản lý hành chính như: các chínhsách, nhiệm vụ (lớn) các kế hoạch của quản lý hành chính nhà nước; thể hiệncác quy tắc xử sự hay đó chính là các quy phạm pháp luật hành chính; cácmệnh lệnh quản lý hành chính cụ thể (quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thểxác định) hay các yêu cầu kiến nghị cụ thể được giải quyết.Về hình thức quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quyđịnh của pháp luật như: nghị quyết; nghị định; quyết định;chỉ thị thôngtư…ví dụ: nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; ví dụ :Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế,6

hướng dẫn thi hành Nghị định số85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 vàNghị định số106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ…Thứ ba,quyết định hành chính do nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hànhchính nhà nước ban hành.Quyết định hành chính do nhiều chủ thể ban hành nhưng nhóm chủ thểtrong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành là nhóm chủ thể chủyếu do đây là nhóm chủ thể thực hiện quyền hành pháp thực hiện chức năngquản lý hành chính nhà nước.Theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật số 17/2008/QH12 thì trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật docơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền vớitrình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộcchung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội,bên cạnh các loại văn bản khác, có hai loại văn bản là Nghị quyết và Quyếtđịnh do các cơ quan nhà nước ban hành.Quyết định hành chính do nhiều chủ thể quản lý hành chính ban hànhví dụ như: chính phủ,bộ các cơ quan ngang bộ; UBND các cấp; thủ tướngchính phủ; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch ủy ban nhân dântỉnh…Chính phủ ra các quyết định hành chính dưới dạng: nghi định, nghịquyết; thủ tướng ra quyết định, chỉ thị; quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhândân các cấp.Ví dụ: chỉ thị của thủ tướng chính phủ số1315/CT-TTg 03/08/2011 Vềchấn chỉnh việc thực hiện hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước, nângcao hiệu quả công tác đấu thầu; Chỉ thị của bộ lao động thương binh xã hội số1566/CT-BLĐTBXH 19/05/2011 Về thực hiện công tác quốc phòng năm2011…Quyết định của Ủy ban nhân dân được ban hành trong những trườnghợp sau đây:Để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh;7

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiệncác chính sách khác trên địa bàn;Để thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho Ủy bannhân dân quy định một vấn đề cụ thể.Ví dụ:quyết định của UBND thành phố Hà Nội số 122/2009/QĐUBND Quyết định của UBND TP Hà Nội V/v ban hành Quy định tráchnhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà NộiIII) Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chínhnhà nước. Quyết định hành chính nhà nước có vai trò là công cụ tiến hànhquá trình quản lý hành chính nhà nước.Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chínhnhà nước, vai trò là công cụ quản lý hành chính được thể hiện trên một sốkhía cạnh sau:Một cơ quan hành chính được thành lập, để thực hiện chức năng, nhiệmvụ và quyền hạn của mình, phải có các công cụ (hoặc còn gọi là phương tiện)cơ bản như: công sở, công vụ, công chức… và đặc biệt phải có quyết địnhquản lý hành chính nhà nước.Quyết định quản lý hành chính nhà nước: Trong quản lí hành chính nhànước,người ra quyết định được nhân danh nhà nước, có tính ý chí quyền lựcnhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước haycòn gọi là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước ,cơ quan hành chính nhà nước phải có nghĩa vụ chấp hành theo đúng pháp luậtvà thực hiện luật.Trong quá trình hoạt động đó thì cơ quan hành chính nhà nước có nhiệnvụ đưa pháp luật vào thực tiễn một cách trực tiếp, thường xuyên và liên tụcbằng hình thức ra các quyết định hành chính (chứa các quy phạm hành chính)để cụ thể hóa và chi tiết hóa để.;quyết định hành chính có vai trò hướng dẫn thực hiện luật trong quátrình quản lý.Ví dụ: trên cơ sở pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008 của ủy banthường vụ quốc hội (Số: 04/2008/PL-UBTVQH12) quy định các nguyên tắcxử lý, đối tượng xử lý, thẩm quyền xử lý, mức xử lý…thì chính phủ phải raquyết định hành chính dưới dạng là các nghị định cụ thể hóa nội dung pháp8

lệnh trong các lĩnh vực cụ thể như: xây dựng, thuế, môi trường….còn ủy bannhân dân các cấp ra quyết định hành chính dưới dạng các văn bản áp dụngcăn cứ vào pháp lệnh và nghị định để xử lý các vụ việc cụ thể..Trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chínhnhà nước có nhiều vấn đề nảy sinh như hiện tượng vi phạm hành chính củacác tổ chức cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể xây dựng, thuế, an ninh, trật tựcông cộng…thì quyết định hành chính có vai trò to lớn cho các cơ quan hànhchính, cá nhân quản lý hành chính có thẩm quyến ra các quyết định hànhchính dưới dạng văn bản áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân,tổ chức này nhằm trừng phạt những hành vi sai trái và giáo dục họ khi họ viphạm ở mức độ vi phạm hành chính.Ví dụ: Chủ tịch ủy ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt hành chínhđối với hộ dân A xây dựng nhà ở trái phép.Trong quá trình thực hiện nhiện vụ của mình các cơ quan hành chínhra các quyết định hành chính cần chú ý một số điểm sau: thứ nhất, Phải dựavào một cơ sở để ra quyết định có nghĩa là quyết định này dựa vào căn cứnào, nguồn thông tin nào? Thứ hai, Bảo đảm năm yêu cầu của quyết định:Yêu cầu bảo đảm tính chính trị, tính hợp pháp và tính hợp lí. Yêu cầu bảođảm tính quần chúng. Yêu cầu bảo đảm tính khoa học. Yêu cầu bảo đảm tínhthẩm quyền. Yêu cầu bảo đảm tính cụ thể kịp thời, khả thi và đúng văn bảnpháp chế. Thứ ba, Thực hiện dân chủ hóa trước khi ban hành quyết địnhthông qua sự bàn bạc nhất trí trong lãnh đạo và sự dân chủ bàn bạc với tập thểvà trên cơ sở đó, thủ trưởng tính toán, cân nhắc và quyết định. Thứ tư, Thựchiện quy trình khoa học của việc ra và tổ chức thực hiện quyết định, gồm có;sự phân tích tình hình, dự báo, lập phương án và chọn phương án tốt nhất;soạn thảo và thông qua quyết định; ra văn bản pháp quy; tổ chức lực lượng đểthực hiện quyết định; điều tra phản hồi, nếu có phản ứng phải điều chỉnh kịpthời; kiểm traddinhj kỳ và đột xuất; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đúckết thành lí luận, tiếp tục ra quyết định mới.Quyết định hành chính còn là phương tiện, công cụ để các cơ quanhành chính cải cách cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy hànhchính nhà nước ở nước ta hiện nay:ví dụ: Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010được Chính phủ ban hành theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đánh dấu một tầm nhìn, một nhận thức,một tư duy mới về cải cách hành chính. Mục tiêu chương trình tổng thể cảicách hành chính nhà nước, giai đoạn 2001-2010 được xác định là: “Xây dựngmột nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại9

hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xâydựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bảnđược cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa”. Như vậy, thấy được rằng quyết định hành chính có vai tròto lớn để các chủ thể có thẩm quyền quyết định các kế hoạch cải cách bộ máycũng như hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.Mặt khác, quyết định hành chính nhà nước là sản phẩm của quá trìnhquản lý nhà nước.Quyết định hành chính nhà nước được hình thành trong quá trình chấphành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, chính trong hoạtđộng quản lý này mà các cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân có thẩmquyền quản lý hành chính đã ra quyết định dưới dạng nghị định, thông tư, chỉthị, quyết định… để thực hiện nhiện vụ của mình được giao; các quyết địnhđược các cơ quan hành chính nhà nước ban ra nhằm thực hiện nhiệm vụ quảnlý hành chính nhà nước là quyết định hành chính nhà nước do đó quyết địnhhành chính là sản phẩm của quá trình quản lý hành chính nhà nước.C. KẾT LUẬNNhư vậy, chúng ta thấy được khái niệm quyết định hành chính nhànước còn nhiều quan điểm tranh luận khác nhau, nhưng vấn cốt lõi của quyếtđịnh hành chính nhà nước là căn bản nhất, các quan điểm đều thống nhấtquyết định hành chính là một quyết định pháp luật có các đặc điểm của quyếtđịnh pháp luật, bên cạnh đó quyết định hành chính còn có những đặc điểmmang tính đặc trưng của nó. Trình tự và thủ tục của quyết định hành chínhtheo luật định. Đồng thời thấy được vai trò của nó trong quản lý hành chínhnhà nước, nó là công cụ là phương tiện chủ yếu để quản lý hành chính nhànước đạt hiệu quả.

10

A.ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………….B. NỘI DUNG…………………………………………………………………..I) các quan điểm về quyết định hành chính nhà nước……………………………II) phân tích khái niệm quyết định hành chính…………………………….II.1) phân tích định nghĩa………………………………………………………II.2) phân tích các đặc điểm…………………………………………………….III) Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhànước……………………………………………………………………………C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008.2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính ViệtNam, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005.3. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phánhành chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005.4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.5. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, uỷban nhân dân năm 2004.6. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và2006);Web :7. http://www.luatvietnam.com.vn8. http://www.vietlaw.gov.vn9. http://www.chinhphu.vn10.http://www.caicachhanhchinh.gov.vn

12

Bạn đang đọc nội dung bài viết Khái Niệm, Đặc Điểm Và Phân Loại Quyết Định Hành Chính trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!