Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Xác Minh Chữ Ký Điện Tử, Chữ Ký Số mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người nhận có thể sử dụng chính phần mềm mà người ký dùng để ký số hoặc sử dụng một số phần mềm đọc, soạn thảo văn bản phổ biến được xây dựng và phát triển bởi các cơ quan, tổ chức tin cậy để kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử mà mình nhận được.
Trong đại dịch COVID-19, các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ mong muốn sử dụng văn bản điện tử, giấy tờ điện tử, hợp đồng điện tử để trao đổi và ký kết với doanh nghiệp đối tác. Tuy nhiên, một số tổ chức, doanh nghiệp không biết cách thức, công cụ nào để xác minh chữ ký điện tử, chữ ký số của phía đối tác ký lên văn bản điện tử, giấy tờ điện tử, hợp đồng điện tử.
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia – Bộ Thông tin và Truyền thông đã có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Theo đó, người nhận có thể sử dụng chính phần mềm mà người ký dùng để ký số hoặc sử dụng một số phần mềm đọc, soạn thảo văn bản phổ biến được xây dựng và phát triển bởi các cơ quan, tổ chức tin cậy như Adobe Acrobat (của Adobe), Word, Excel, Power Point (của Microsoft), vSignPDF (của Ban Cơ yếu Chính phủ) để kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử mà mình nhận được.
Cách thức, quy trình kiểm tra chữ ký số cần tuân thủ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 79 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Cụ thể, trước khi chấp nhận chữ ký số của người ký, người nhận phải kiểm tra các thông tin: Trạng thái chứng thư số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư số của người ký; Chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số của người ký; Đối với chữ ký số được tạo ra bởi chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam, người nhận phải kiểm tra hiệu lực chứng thư số trên cả hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp chứng thư số đó.
Ngoài ra, người nhận phải thực hiện quy trình kiểm tra như sau: Kiểm tra trạng thái chứng thư số tại thời điểm thực hiện ký số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư số đó theo quy định tại Điều 5 Nghị định 130 trên hệ thống kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó. Trong trường hợp người ký sử dụng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó tại thời điểm thực hiện ký số trên hệ thống kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; Chữ ký số trên thông điệp dữ liệu chỉ có hiệu lực khi kết quả kiểm tra tại các khoản 1 và 2 Điều này đồng thời có hiệu lực.
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đang nghiên cứu xây dựng và phát triển ứng dụng cho phép người dùng ký số, kiểm tra chữ ký số trên máy tính cá nhân hoặc nền tảng web, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về chữ ký số, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Ngay khi ứng dụng hoàn thiện, Trung tâm sẽ cung cấp miễn phí để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu ký số, kiểm tra chữ ký số lựa chọn sử dụng.
Theo: http://www.antoanthongtin.vn/
Sự Khác Nhau Giữa Chữ Ký Điện Tử Và Chữ Ký Số
Khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số
Chữ ký điện tử là gì? Chữ ký điện tử là đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu. Những dữ liệu bao gồm: hình ảnh, video, văn bản…. Chữ ký điện tử thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử. Nhằm mục đích để chứng thực tác giả đã ký vào dữ liệu đó. Chữ ký điện tử là một thay thế cho chữ ký viết tay của cá nhân hay doanh nghiệp.
Chữ ký số là gì? Chữ ký số là thông tin đi kèm theo các tài liệu điện tử như Word, Excel, PDF,…; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác nhận chủ sở hữu dữ liệu đó. Nó mã hóa tài liệu và nhúng vĩnh viễn thông tin vào đó. Nếu người dùng cố gắng thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong tài liệu thì nó sẽ bị vô hiệu.
Ứng dụng của chữ ký điện tử và chữ ký số là gì?
Hiện tại công nghệ chữ ký điện tử đã và đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nó giúp các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng làm ăn với các đối tác qua online. Họ không cần gặp nhau bàn chuyện rồi ký hợp đồng. Đơn giản chỉ cần ký vào file tài liệu văn bản (Word, Excel, PDF,…) rồi gửi qua mail. Chữ ký điện tử dùng nhiều trong các trường hợp kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan,…
Lợi ích sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số là gì?
Việc sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các thủ tục và quy trình giao dịch trực tuyến, cụ thể như:
Tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình hoạt động giao dịch điện tử.
Linh hoạt trong cách thức ký kết các văn bản hợp đồng, buôn bán,… có thể diễn ra ở bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ thời gian nào.
Đơn giản hóa quy trình chuyển, gửi tài liệu, hồ sơ cho đối tác khách hàng, cơ quan tổ chức.
Bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp an toàn.
Thuận lợi trong việc nộp hồ sơ thuế, kê khai thuế cho doanh nghiệp khi chỉ cần sử dụng chữ ký điện tử thực hiện các giao dịch điện tử là có thể hoàn thành xong các quá trình đó.
Bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp một cách an toàn.
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số
Giá trị pháp lý của chữ ký điện điện tử
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu.
Phương pháp tạo chữ ký phải đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch Điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
Giá trị pháp lý của chữ ký số
Để đảm bảo giá trị pháp lý, chữ ký số phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Chữ ký số được tạo ra khi chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó.
Chữ ký số được tạo ra bằng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức có thẩm quyền cấp.
Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.
Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số
Bảng so sánh chữ ký điện tử và chữ ký số
Yếu tố so sánh Chữ ký điện tử Chữ ký số
Tính chất Chữ ký điện tử có thể là bất kỳ biểu tượng, hình ảnh, quy trình nào được đính kèm với tin nhắn hoặc tài liệu biểu thị danh tính của người ký và hành động đồng ý với nó. Chữ ký số có thể được hình dung như một “dấu vân tay” điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người thực sự ký nó.
Tiêu chuẩn Không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn.
Không sử dụng mã hóa.
Sử dụng các phương thức mã hóa mật mã.
Cơ chế xác thực Xác minh danh tính người ký thông qua email, mã PIN điện thoại, v.v. ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ.
Tính năng Xác minh một tài liệu. Bảo mật một tài liệu.
Xác nhận Không có quá trình xác nhận cụ thể. Được thực hiện bởi các cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc nhà cung cấp dịch vụ ủy thác.
Bảo mật Dễ bị giả mạo. Độ an toàn cao.
Quy Trình Ký Số Và Mẫu Chữ Ký Trên Văn Bản Điện Tử
Ngày 02 tháng 6 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số và phát hành văn bản điện tử có ký số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh (Quy chế); theo đó, tại Điều 12 của Quy chế quy định cụ thể như sau:
1. Quy trình ký số:
a) Sử dụng một chữ ký số của tổ chức (chứng thư số) để phát hành văn bản:
– Soạn tập tin văn bản, trình ký duyệt, lấy số, đóng dấu (như phát hành văn bản giấy);
– Quét văn bản, chuyển đổi văn bản thành tập tin có định dạng .pdf;
– Văn thư sử dụng chứng thư số của cơ quan, đơn vị mình ký số lên tập tin có định dạng .pdf ở trên;
– Phát hành văn bản điện tử đã được ký số qua phần mềm TD.Office.
b) Sử dụng hai chữ ký số: 01 chữ ký số của cá nhân, 01 chữ ký số của tổ chức để phát hành văn bản:
– Soạn tập tin văn bản điện tử, gửi trình ký;
– Người ký duyệt ký số lên tập tin văn bản điện tử trình ký, chuyển văn thư;
– Văn thư lấy số văn bản, cập nhật vào tập tin văn bản trình ký, sử dụng chứng thư số của tổ chức mình ký số lên văn bản điện tử đã được ký duyệt;
– Phát hành văn bản điện tử đã được ký số qua phần mềm TD.Office.
c) Sử dụng nhiều chữ ký số, có phát hành văn bản: một văn bản điện tử trước khi phát hành có thể qua nhiều người ký số, như: ký kiểm tra nội dung văn bản, ký kiểm tra thể thức trình bày văn bản, ký duyệt của lãnh đạo, ký của cơ quan, đơn vị. Khi văn bản điện tử có sử dụng nhiều chữ ký số thì chữ ký số của cá nhân được thực hiện trước, chữ ký số của tổ chức được thực hiện sau và trước khi phát hành văn bản, văn thư có trách nhiệm kiểm tra, xác thực tính đúng đắn, hợp lệ của từng chữ ký.
d) Sử dụng nhiều chữ ký số, không phát hành văn bản: khi cần xác thực nội dung văn bản trong quá trình trao đổi tài liệu hoặc xử lý công việc nhưng không cần phải phát hành văn bản thì có thể sử dụng nhiều chữ ký số loại của cá nhân để ký trên văn bản đó.
a) Mẫu chữ ký của cơ quan, đơn vị: Được quy định theo Mẫu 01 của Phụ lục kèm theo Quy chế.
Triển Khai Ứng Dụng Chữ Ký Số Trong Văn Bản Điện Tử
Bộ phận “Một cửa” Sở Thông tin và Truyền thông.
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử. Chữ ký số được tạo ra bởi người ký đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý. Theo quy định hiện hành thì trong hệ thống Quản lý văn bản điều hành có 2 loại chữ ký số được áp dụng, đó là chữ ký số cá nhân (là chữ ký điện tử được ký bởi cá nhân có thẩm quyền, dùng để thay thế cho chữ ký tay truyền thống) và chữ ký số của cơ quan/tổ chức (là chữ ký điện tử được ký bởi người được ủy quyền của cơ quan/tổ chức; thường là văn thư của đơn vị, chữ ký này thay thế cho con dấu của cơ quan/tổ chức, có tính hiệu lực pháp lý như con dấu của cơ quan tổ chức). Chữ ký số hành chính do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp và xác thực, các đơn vị được chọn cung cấp các giải pháp kỹ thuật như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)…
Đồng chí Nguyễn Huy Thái, Trưởng phòng Giải pháp Công nghệ thông tin, Trung tâm Công nghệ thông tin VNPT Ninh Bình cho biết: Thực hiện các thông tư quy định và các văn bản của Nhà nước, Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai gửi nhận văn bản trên hệ thống quản lý văn bản điện tử (theo Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về ký số, kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử, Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước), UBND tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện đẩy mạnh công tác gửi, nhận văn bản và thực hiện triệt để việc khai thác có hiệu quả hệ thống phần mềm trong gửi, nhận văn bản điện tử. Muốn đẩy mạnh việc khai thác có hiệu quả việc gửi, nhận văn bản điện tử thì bắt buộc phải áp dụng triệt để thực hiện chữ ký số trên phần mềm. Là đơn vị được UBND tỉnh giao triển khai hệ thống quản lý văn bản cũng như hệ thống hành chính công trên địa bàn toàn tỉnh, VNPT Ninh Bình đã thực hiện tích hợp các giải pháp chữ ký số trên phần mềm. Trên hệ thống quản lý văn bản, VNPT đang áp dụng 2 giải pháp, đó là ký số bằng thiết bị cứng Token (các cơ quan, tổ chức bắt buộc phải có thiết bị USB Token, chứng thư số được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp) và ký số bằng sim PKI (gắn trên thiết bị di động, smartphone, tab…). Với 2 giải pháp này đã nâng cao hiệu quả trong công tác gửi nhận văn bản của các cơ quan Nhà nước. Ưu điểm khi VNPT triển khai ký số bằng sim PKI giúp các đồng chí lãnh đạo thuận lợi hơn khi ký duyệt văn bản ở mọi lúc, mọi nơi.
ứng dụng chữ ký số mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giảm chi phí mua giấy in, mực, chi phí gửi văn bản qua đường bưu chính; giảm công sức lao động, bảo mật dữ liệu cá nhân, các dữ liệu chuyên môn; được ứng dụng hiệu quả vào các hoạt động tác nghiệp hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao mức độ an toàn và bảo mật cho các giao dịch điện tử giữa các cơ quan hành chính Nhà nước trên môi trường mạng. Việc ứng dụng chữ ký số bước đầu đạt được những kết quả nhất định, làm thay đổi tác phong, lề lối làm việc, từ giải quyết công việc dựa trên giấy tờ sang giải quyết công việc trên môi trường điện tử hiện đại, nhanh, gọn; tạo thuận lợi tối đa trong giải quyết công việc của cơ quan hành chính, tổ chức cá nhân về thời gian, công sức. Qua đó, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính của tỉnh. Đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ cấp 1.866 chứng thư số cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, trong đó có 492 chứng thư số cho tổ chức; 1.374 chứng thư số cho các cá nhân. Đồng thời, cấp trên 120 SIM PKI thực hiện ký số trên thiết bị di động cho các cá nhân là lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai tích hợp số điện thoại trên SIM PKI thực hiện việc ký số mobile).
Theo đồng chí Bùi Xuân Chiên, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông: Việc thực hiện ký số trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn như một số cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ở cấp xã, việc ứng dụng triển khai chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử tỷ lệ còn thấp. Trong đó có nguyên nhân do hạ tầng thiết bị được trang bị cho các xã cũ, lạc hậu, việc đáp ứng cho chữ ký số còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số đồng chí lãnh đạo chưa thực sự quan tâm, chưa xác định được tầm quan trọng của chữ ký số.
Thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục triển khai theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, ngày 8/4/2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn để các đơn vị thực hiện tốt việc ứng dụng chữ ký số chuyển nhận văn bản. Các cơ quan, đơn vị cũng cần bảo đảm một số yếu tố để làm nền tảng ứng dụng chữ ký số như hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống mạng hoạt động ổn định; nguồn nhân lực cán bộ công nghệ thông tin có chuyên môn tốt, có đủ khả năng hỗ trợ người dùng.
Nguồn: Hồng Vân/baoninhbinh.org.vn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Xác Minh Chữ Ký Điện Tử, Chữ Ký Số trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!