Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Thủ Tục Kết Hôn Giữa Người Việt Nam Với Người Mỹ mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ CHO TRƯỜNG HỢP KẾT HÔN VỚI NGƯỜI MỸ GỌI 1900636383
THỦ TỤC LÀM GIẤY TỜ Ở MỸ ĐỂ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN Ở VIỆT NAM
→ MIỄN PHÍ TƯ VẤN ☏ 1900636383
Nếu bạn nào ở Mỹ và muốn tự mình làm giấy tờ để về Việt Nam kết hôn thì nên cần có những giấy tờ sau đây: . Bản sao hộ chiếu có công chứng bởi Notary Public. . Giấy chứng nhận độc thân (hay còn gọi là công hàm độc thân) . Giấy tuyên thệ độc thân được xác nhận chữ ký bởi Notary Public. Trường Hợp Không Ủy Quyền:
1. Xin giấy chứng nhận độc thân ở Tòa Án Quận hoặc phòng thống kê Hộ Tịch nơi bạn cư trú. Bạn vào trang: viewtopic.php?f=6&t=10214 để biết địa chỉ của những nơi xin giấy chứng nhận độc thân. 2. Sau khi bạn nhận được giấy chứng nhận độc thân thì bạn cầm giấy tuyên thệ độc thân và bản sao hộ chiếu đến văn phòng của một người Notary Public để nhờ họ công chứng. 3. Bạn gửi tất cả giấy tờ cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ để công chứng. • Muốn biết địa chỉ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ, bạn có thể vào trang Web: . https://www.state.gov/m/a/auth . https://www.nass.org/index.php?option=co … Itemid=484 . Trong trang sau nầy, thì bạn cần chọn tiểu bang nơi bạn cư trú để có địa chỉ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. 4. Sau khi bạn nhận được giấy tờ gửi trả lại cho bạn bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ thì bạn gửi cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để hợp pháp hóa lãnh sự. 5. Bạn cầm tất cả giấy tờ về Việt Nam để cùng người hôn phối tương lai của bạn đi nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn ở sở tư pháp cấp thành phố hay cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của người hôn phối tương lai. Nếu bạn không có thời gian về Việt Nam quá một tháng thì bạn cần thêm 2 tờ sau đây: – Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kết hôn. – Kết quả khám sức khỏe tâm thần tiền hôn nhân công chứng bởi Notary Public. Bạn có thể tải hai mẫu này tại trang web nầy: . https://viet.vietnamembassy.us/pdf/6.1%2 … et-nam.pdf của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trường Hợp Ủy Quyền:
1. Xin giấy chứng nhận độc thân ở tòa án quận hoặc phòng thống kê hộ tịch nơi bạn cư trú. Đồng thời, trong thời gian này, người hôn phối tương lai của bạn nên đến sở tư pháp cấp tỉnh hay cấp thành phố nơi đăng ký thường trú để mua bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài và gửi qua cho bạn. Bạn sẽ phải điền tờ khai đăng ký kết hôn và tờ lý lịch cá nhân. Nói về tờ khai đăng ký kết hôn thì bạn chỉ cần điền phần của bạn và ký tên. Ngày thì để cho người bên Việt Nam ghi sau lúc đem nộp cho sở tư pháp. * Ở đây, tôi xin lưu ý bạn rằng có sở tư pháp buộc tờ khai đăng ký kết hôn và tờ lý lịch cá nhân cũng phải có dấu hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, trước khi gửi bộ hồ sơ đăng ký kết hôn cho bạn, người hôn phối tương lai của bạn cũng phải điền phần của họ và ký tên. Ngày thì để cho bạn ghi sau lúc gửi giấy tờ cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. – Khi mua bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài, người hôn phối tương lai của bạn nên hỏi sở tư pháp xem họ có yêu cầu tờ khai đăng ký kết hôn và tờ lý lịch cá nhân phải hợp pháp hóa bởi Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ hay không. 2. Bạn cầm giấy kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân đến một phòng mạch bác sĩ để khám bệnh và nhờ họ điền tờ này. Bác sĩ phải ký tờ này trước mặt người Notary Public. 3. Sau khi bạn nhận được giấy chứng nhận độc thân thì bạn cầm giấy tuyên thệ độc thân, giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân và bản sao hộ chiếu đến văn phòng của một người Notary Public để nhờ họ công chứng. Do bác sĩ ký tên trên tờ kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân không ký tên trước mặt người Notary Public nên nếu bạn cầm đến văn phòng của một người Notary Public người Mỹ, họ sẽ từ chối công chứng tờ này. Do đó, bạn nên cầm giấy tờ đến văn phòng của một người Notary Public người Việt Nam. Trước khi đến gặp người Notary Public Việt Nam, bạn cũng nên gọi điện cho họ để hỏi xem họ có bằng lòng công chứng tờ kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân mà bác sĩ đã không ký tên trước mặt họ hay không. 4. Bạn gửi tất cả giấy tờ cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ để công chứng. * Lúc nầy là sau khi bạn nhận được giấy tờ gửi trả lại cho bạn bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc Bộ Ngoại Giao Tiểu Bang Hoa Kỳ thì bạn gửi cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để hợp pháp hóa lãnh sự. 5. Bạn gửi tất cả giấy tờ về Việt Nam cho người hôn phối tương lai của bạn để họ đem đi nộp cho sở tư pháp. Nếu bạn đã có lần ly hôn ở Mỹ thì bạn phải làm thêm thủ tục ghi chú vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài, gọi tắt là ghi chú ly hôn. Hồ sơ ghi chú ly hôn sẽ gồm có: . Tờ khai ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài. . Giấy kết hôn lúc trước. . Bản án hay giấy chứng nhận ly hôn có đóng dấu hoặc công chứng bởi Notary Public. . Bản sao hộ chiếu có công chứng bởi Notary Public. – Trong trường hợp bạn không thể đích thân đi nộp đơn xin ghi chú ly hôn thì bạn cần làm thêm giấy ủy quyền ghi chú ly hôn. Tuy nhiên, nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha mẹ, người phối ngẫu, con, anh chị em ruột của bạn thì bạn không cần phải làm giấy ủy quyền. Họ phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ khi đi nộp đơn xin ghi chú ly hôn. Lưu ý: nếu bạn kết hôn ở Việt Nam và ly hôn ở bên Mỹ thì bạn phải nộp đơn xin ghi chú ly hôn ở sở tư pháp nơi bạn đã đăng ký kết hôn lúc trước. – Sau khi có giấy chứng nhận ghi chú ly hôn thì bạn mới có thể nộp đơn xin đăng ký kết hôn. – Tất cả giấy tờ dùng cho việc xin ghi chú ly hôn cũng phải trải qua những trình tự công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự như các giấy tờ dùng cho việc xin đăng ký kết hôn. – Bạn nên nhớ làm thêm một bản án hoặc giấy chứng nhận ly hôn để kèm chung với bộ hồ sơ xin đăng ký kết hôn.
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại VN Căn cứ theo:
• Bộ luật Dân sự năm 2005. • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. • Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật hôn nhân và gia đình. • Thông tư 07/2002/TT-BTP ngày 16-12-2002 về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật hôn nhân và gia đình. • Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21-7-2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật hôn nhân và gia đình. 1. Điều kiện kết hôn
• Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên. • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Những trường hợp cấm kết hôn (Điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình):
• Người đang có vợ hoặc có chồng. • Người mất năng lực hành vi dân sự. • Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. • Giữa những người cùng giới tính. • Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; người nước ngoài còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. • Trường hợp việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
• Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Trong trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú, nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa người đó với người nước ngoài. • Trong trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam xin kết hôn với nhau thì Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện đăng ký việc kết hôn.
3. Hồ sơ đăng ký kết hôn
Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm 02 bộ, mỗi bên phải có các giấy tờ sau: • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, có chữ ký và dán ảnh của hai bên nam, nữ. • Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó. Trường hợp người đã li dị hay có phối ngẫu đã qua đời phải mang về Việt Nam giấy li dị hoặc khai tử, nếu là bản sao thì phải có thị thực. • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận: hiện tại đương đơn không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. • Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài). • Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam). Thông tin lưu ý:
• Những giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn, phải được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp pháp hoá lãnh sự. Ngoài ra, giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt của cơ quan có thẩm quyền, bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Văn bản được cấp từ cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại Việt Nam thì do Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo qui định của Bộ Ngoại giao). – Văn bản được cấp từ nước ngoài do cơ quan Lãnh sự Việt Nam tại nước đó hợp pháp hóa (trừ trường hợp các nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam có quy ước miễn hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ dùng cho việc kết hôn theo công văn 246-CV/NGLS ngày 31/05/2005 của Bộ Ngoại giao). – Trường hợp văn bản được cấp từ nước ngoài đã mang về Việt Nam nhưng chưa được hợp pháp hóa thì văn bản này phải thông qua cơ quan Ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại Việt Nam thị thực. Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam hay cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại theo công văn 246-CV/NGLS ngày 31/05/2005 của Bộ Ngoại giao). – Đối với công dân có quốc tịch Pháp ngoài giấy xác nhận hiện tại không có vợ hoặc không có chồng còn phải được Tổng Lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận khả năng kết hôn (Công hàm số 472/AL ngày 12/5/2003 của Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam). 4. Thủ tục đăng ký kết hôn
• Khi đến nộp hồ sơ kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt và xuất trình Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Thị thực nhập cảnh, Sổ hộ khẩu. Trong trường hợp chỉ có mặt một bên đến nộp hồ sơ thì bên vắng mặt (là người đang cư trú ở nước ngoài) phải có giấy ủy quyền được chứng thực hợp lệ. Giấy ủy quyền ghi rõ nội dung ủy quyền nộp hồ sơ kết hôn và lý do ủy quyền. • Thời hạn giải quyết hồ sơ là 22 ngày làm việc. Trong trường hợp có yêu cầu cơ quan Công An xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm 20 ngày. • Đóng lệ phí theo quy định hiện hành. • Ngày phỏng vấn được ấn định và ghi trực tiếp trên biên nhận nộp hồ sơ. Đến ngày hẹn phỏng vấn, Sở Tư pháp sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp hai bên nam nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn. • Ngày hẹn trả hồ sơ 07 ngày, sau ngày hẹn trả hồ sơ, nếu hai bên nam nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn, hồ sơ sẽ bị huỷ bỏ (không hoàn lại lệ phí). Trường hợp có lý do chính đáng, có yêu cầu khác về thời gian, phải có đơn trình bày và hẹn ngày đến ký Giấy chứng nhận kết hôn, nhưng thời hạn kéo dài thêm không quá 90 ngày. Hết thời hạn này, nếu các đương sự vẫn có yêu cầu kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu. • Khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn phải có đầy đủ hai bên nam, nữ và xuất trình: Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Visa để ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ bộ. • Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư Pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn, đại diện Sở Tư Pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. • Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn và ghi vào sổ đăng ký kết hôn. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ gốc do Sở Tư pháp thực hiện theo yêu cầu của đương sự.
LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
☏ 1900636383
Kết Hôn Với Người Việt Nam
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM
1. ĐỐI TƯỢNG:
– Công dân Việt Nam cư trú tại Canada
– Công dân Canada
2. HỒ SƠ:
– Giấy chứng nhận chưa đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán: áp dụng đối với công dân Việt Nam đã cư trú tại Canada từ trên 6 tháng và sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước thứ ba hoặc dùng làm cơ sở để xin cấp Giấy chứng đủ điều kiện kết hôn hoặc giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân. Bấm vào đây để lấy mẫu đơn.
– Cam đoan về tình trạng độc thân do Luật sư, Công chứng viên hoặc Viên chức nhận tuyên thệ cấp (Bản cam đoan phải có đầy đủ thông tin về họ tên, địa chỉ thường trú tại Canada, tình trạng hôn nhân hiện nay của người cam đoan…)
+ Trường hợp đã ly hôn, đề nghị Quý vị nộp bản sao công chứng Giấy Chứng nhận Ly hôn và Phán quyết Ly hôn.
+ Trường hợp góa, đề nghị Quý vị nộp bản sao công chứng Giấy Chứng tử của vợ/chồng.
– Bản sao công chứng Giấy kiểm tra tình trạng hôn nhân do Phòng Hộ tịch của Tỉnh cấp chứng nhận không có hồ sơ kết hôn của đương sự từ khi đến tuổi được kết hôn đến nay.
– Bản sao công chứng Giấy Chứng nhận sức khỏe do tổ chức y tế hay bác sĩ có thẩm quyền cấp, xác nhận rõ ràng đương sự không bị bệnh tâm thần, không bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (đặc biệt là không bị HIV/AIDS) kèm theo giấy khám bệnh và các kết quả xét nghiệm máu và kết luận có đủ sức khỏe để kết hôn (Chỉ phải dịch sang tiếng Việt trang nội dung kết luận của bác sĩ, các trang kết quả xét nghiệm không phải dịch).
– Bản sao công chứng Giấy khai sinh. Trong trường hợp không có bản sao giấy khai sinh (do bị mất, thất lạc hay không thể lấy lại được), đương sự cần phải làm Cam đoan hoặc Tuyên thệ thay thế Chứng nhận khai sinh với Công chứng viên, Luật sư hay Viên chức nhận Tuyên thệ của Tỉnh.
– Bản sao công chứng Giấy tờ tùy thân (Hộ chiếu, Thẻ công dân).
– Giấy Chứng nhận đổi tên (nếu có).
– Trong trường hợp đương sự không thể đi Việt Nam để nộp giấy tờ kết hôn hay ly hôn, đương sự phải làm Giấy ủy quyền (Form UQ/LS), được Luật sư, Công chứng viên hay Viên chức nhận tuyên thệ chứng nhận chữ ký và điền 2 Bản sơ yếu lý lịch (Form LLKH) and 02 Đơn xin đăng ký kết hôn (Form ĐKKH) kèm theo ảnh mới nhất cho mỗi hồ sơ.
3. THỦ TỤC:
– Tất cả các giấy tờ nêu trên phải được công chứng tại Notary Public hoặc Lawyer trước khi được gửi đến Đại sứ quán để hợp pháp hóa và dịch thuật.
– Theo quy định, các giấy tờ có giá trị trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày cấp.
4. LỆ PHÍ, THỜI GIAN XỬ LÝ VÀ CHUYỂN PHÁT BƯU ĐIỆN:
Phí và lệ phí được thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng (bấm vào đây để tải credit card charge form, money order, bankdraft trả cho Embassy of Vietnam. Đề nghị liên hệ với Bộ phận Hợp pháp hóa: điện thoại 613 236 0772 (ext. 221) để biết thêm thông tin.
Để nhận hồ sơ qua đường bưu điện, Quý vị cần cung cấp họ tên, điện thoại và địa chỉ của người nhận (mailing address) với đầy đủ mã số bưu điện (postal code). Hồ sơ sẽ được gửi về bằng dịch vụ chuyển thư bảo đảm của Fedex (thời gian chuyển 1 ngày, lệ phí 40 USD/bì thư) hoặc Canada post (thời gian chuyển 2-3 ngày, lệ phí 25 USD/bì thư). Quý vị vui lòng nêu rõ yêu cầu dịch vụ chuyển phát phù hợp. Trong trường hợp Quý vị không nêu rõ lựa chọn dịch vụ chuyển thư, Đại sứ quán sẽ sử dụng bì thư bảo đảm của Fedex để gửi hồ sơ, giấy tờ về địa chỉ của quý vị.
Lưu ý: Trong thời gian vừa qua, việc chuyển thư bằng dịch vụ của Canada Post thường xuyên bị chậm trễ. Để đảm bảo hồ sơ được chuyển đến kịp thời, Đại sứ quán xin khuyến cáo trong các trường hợp cần hồ sơ gấp, Quý vị chỉ nên sử dụng dịch vụ chuyển thư của Fedex.
Thời gian xử lý 05 – 07 ngày làm việc.
Địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam tại Ottawa:
Embassy of Vietnam
55 MacKay Street, Ottawa, ON, K1M 2B2
Nếu cần thêm các thông tin, đề nghị Quý vị liên hệ với Phòng Công chứng và Hợp pháp hoá Lãnh sự của Đại sứ quán qua số điện thoại: 613 – 882 6699 hoặc 613 – 236 0772 Ext. 232.
Luật Pháp Hôn Nhân Gia Đình: Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Nước Ngoài Tại Việt Nam
Luật pháp hôn nhân gia đình công nhận và quy định rõ về kết hôn với người nước ngoài. Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
– Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
– Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Tiếp nhận giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn
Hồ sơ đăng ký kết hôn cần phải lập thành 2 bộ và nộp tại Phòng Tư pháp cấp huyện/quận nơi thường trú. Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.
PHAN LAW VIETNAM Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888 Email: info@phan.vn
Tư Vấn Thủ Tục Kết Hôn Với Người Mang Quốc Tịch Đài Loan
Tôi là người Việt Nam, hiện đang làm việc tại Séc, bạn gái tôi có quốc tịch Đài Loan gốc Việt. Do gia đình hai bên đều đang ở Việt Nam nên tôi muốn tranh thủ đợt nghỉ tết dương này về làm thủ tục đăng ký kết hôn với người yêu luôn. Vậy luật sư có thể tư vấn giúp tôi về trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn được không !
Trường hợp của bạn trình bày ở trên thì bạn là người Việt nam, còn bạn gái bạn là người gốc Việt có quốc tịch Đài Loan nên theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp của bạn được xếp vào trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Như vậy khi bên bên tiến hành đăng ký kết hôn thì cả bạn và người yêu đều phải đáp ứng được đầy đủ về điều kiện kết hôn theo pháp luật của Việt Nam và Đài Loan.
Về thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài :
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Thủ tục, hồ sơ đăng ký kết hôn:
Bước 1: Hai bên nam, nữ nộp một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn trực tiếp tại Phòng tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện.
Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn vủa mỗi bên theo mẫu quy định;
+ Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bao gồm : Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy xác nhận tuyên thệ về việc hiện tại khong có vợ hoặc không có chồng, giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước người đó là công dân.
Lưu ý : Các giấy tờ trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật; đồng thời phải còn thời hạn sử dụng.
+ Giấy xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
+ Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú;
+ Ngoài các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp mà các bên phải nộp một số giấy tờ tương ứng.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hố sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện.
Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ;
Bước 3: Trong thời hạn 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng tư pháp tiến hành nghiên cức, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.
Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì phòng tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
Bước 4: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở UBND, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trân trọng cảm ơn :
Nếu như bạn vẫn cảm thấy khó khăn trong việc tự mình giải quyết thủ tục ly hôn hãy tham khảo ngay dịch vụ ly hôn trọn gói toàn quốc và dịch vụ ly hôn nhanh của chúng tôi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Thủ Tục Kết Hôn Giữa Người Việt Nam Với Người Mỹ trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!