Đề Xuất 5/2023 # Hướng Dẫn Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa # Top 14 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Hướng Dẫn Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kiến Guru gửi đến các em hướng dẫn cách soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, để thấy được ý nghĩa cốt lõi của câu chuyện là: chúng ta cần nhìn nhận một vấn đề nào đó bằng cái nhìn đa chiều thì mới phát hiện ra được bản chất thật của vấn đề.

I. Những nội dung quan trọng khi soạn Chiếc thuyền ngoài xa

1. Tác giả

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989). Ông sinh ra tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đầu năm 1950, ông tham gia vào quân đội. Năm 1962, ông trở về và hoạt động văn nghệ tại tạp chí Văn nghệ quân đội.

Nguyễn Minh Châu được xem là một trong số những cây bút tiên phong trong thời kì đổi mới.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Cửa sóng, Những vùng trời, Dấu chân người lính, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…

2.Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

a. Nội dung bài Chiếc thuyền ngoài xa

Đó là những suy nghĩ, cảm nhận của tác giả khi phát hiện ra rằng đằng sau bức ảnh chiếc thuyền hiện ra trong sương sớm đẹp như một bức tranh thủy măc lại là cuộc sống đầy xót xa, bất hạnh của người phụ nữ và sự thật đau thương của những gia đình làng chài.

Tác phẩm này cũng đem đến một bài học quý giá về cách đánh giá nhìn nhận một sự việc một con người thì phải nhìn nhận ở góc độ đa diện đa chiều thì mới nhìn ra được sự thật.

b. Tóm tắt bài Chiếc thuyền ngoài xa

Nhận lệnh từ cấp trên, Phùng quay về lại vùng biển nơi mà anh từng chiến đấu chụp những bức ảnh đẹp về biển, để làm bộ lịch cho năm mới. Sau nhiều ngày “cắm trại”, vận may đã mỉm cười với Phùng, anh đã chụp được những bức ảnh đẹp như tranh thủy mặc về con thuyền cập bến trong một buổi sáng mờ sương. Anh đang vô cùng phấn khởi, “bối rối và tim như bóp thắt lại”, thì đằng sau cảnh đẹp “bóp thắt tim” đó là cảnh một người đàn ông và một người đàn bà bước ra khỏi thuyền. Ngay lập tức người đàn ông rút dây lưng lao vào đánh người đàn bà thừa sống thiếu chết, thằng con trai của họ thấy vậy thì bênh mẹ, lao vào đánh lại cha nó. 

Đấy không phải là lần duy nhất, nhiều lần sau Phùng vẫn tiếp tục thấy cảnh bạo lực diễn ra ở gia đình này. Không chịu nổi nữa Phùng đã nói chuyện với Đẩu ( chánh án tại vùng này) để mời người đàn bà quá khổ kia lên nói chuyện. 

Phùng và Đẩu có ý định khuyên ngăn người đàn bà này li dị chồng để thoát cái kiếp ăn đòn thay cơm. Nhưng người đàn bà đó không nhận ý tốt của Phùng, và bà ta đã kể lại câu chuyện cuộc đời của mình, đó cũng là lý do vì sao bà ta không thể bỏ chồng. Sau khi nghe người đàn bà làng chài trình bày, Phùng và Đẩu cũng đành bất lực.

Phùng trở về đơn vị công tác với rất nhiều bức ảnh đẹp, anh cũng đã chọn ra được bức ảnh rất đẹp để làm lịch năm mới – đó là một tấm ảnh về thuyền và biển. Bức ảnh này đã đem lại cho Phùng rất nhiều lời khen ngợi, nhưng bản thân anh khi nhìn vào bức tranh thì anh vẫn thấy từ trong màn sương hồng buổi sớm trên biển, có một người phụ nữ lam lũ, thô kệch và xấu xí bước ra từ tấm ảnh.

Nguồn: Internet

c. Bốc cục Bài chiếc thuyền ngoài xa

Bố cục 2 phần: 

Phần 1: Từ đầu đến chiếc thuyền lưới vó đã biến mất: Phùng đã phát hiện ra sự việc đối lập nhau trong cùng một khung cảnh.

Phần 2: Phần còn lại: câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà làng chài.

Soạn Rừng Xà Nu: Ý Nghĩa Hình Tượng Của Cây Xà Nu

Hướng dẫn soạn văn Vợ nhặt – phân tích diễn biến tâm trạng từng nhân vật

Soạn Bài Vội Vàng Ngữ Văn 11: Quan niệm sống độc đáo

II. Hướng dẫn soạn Chiếc thuyền ngoài xa

Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nhiếp ảnh gia

Cảnh đẹp như một bức tranh mực tàu của một họa sĩ thời cổ

Đối với Phùng, hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong buổi sương sớm là một cảnh đẹp đắt giá trời cho mà có thể cả cuộc đời cầm máy anh sẽ không gặp được.

 Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào màn sương mù trắng như sữa pha chút hồng do ánh sáng mặt trời buổi sớm chiếu vào. Người lớn và trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc thuyền đang tiến vào bờ.

Đó là một bức tránh tuyệt mĩ, hài hòa từ đường nét, ánh sáng đến màu sắc khiến người nhiếp ảnh gia bối rồi và tim như bóp thắt lại trước vẻ đẹp toàn bích đó. Đó là cảm giác hạnh phúc, sung sướng ngập tràn tâm hồn khi chụp được những tắc phẩm tâm đắc nhất

Câu 2: Phát hiện thứ hai đầy nghịch lý

Nhưng phát hiện thứ hai của Phùng lại rất nghịch lý với khung cảnh nên thơ anh vừa chụp được:

Một người đàn ông thô kệch và một người đàn khắc khổ bước ra. Người đàn ông đó lôi sợi dây nịt lưng ra, hùng hổ quất tới tấp vào người đàn bà mà người đàn bà không một tiếng kêu than và cũng không phản kháng.

Trước cảnh tượng ấy, Phùng đã ngạc nhiên đến nỗi mấy phút đầu vẫn đứng há hốc mồm ra, anh như chết lặng và vứt cả chiếc máy ảnh để chạy tới can ngăn.

Nhưng thằng con của họ đã chạy qua trước mặt anh và giằng lại sợi dây nịt trong tay người cha đang đánh mẹ nó

Câu 3: Câu chuyện của người đàn bà làng chài mang những ý nghĩa sau:

– Giúp cho những người bên ngoài là Phùng và Đẩu hiểu ra được dưới cái góc nhìn đầy thơ mộng và đẹp đẽ của Phùng về chiếc thuyền ngoài xa là một sự thật đầy bi kịch, hiện thực đầy đau khổ mà người đàn bà làng chài phải đối mặt mỗi ngày.

– Không nên nhìn đời bằng cách nhìn đơn giản, dễ dãi bằng vẻ bên ngoài của nó mà phải diện từ nhiều phương diện khác nhau thì mới thấy được cái bản chất sâu xa của nó

Nguồn: Internet

Câu 4: Cảm nghĩ về các nhân vật:

Người đàn bà làng chài: Một người phụ nữ ngoài 40 tuổi với khuôn mặt rổ xấu xí và ngoại hình thô kệch. Cả ngoại hình của người đàn bà này toát lên một vẻ rất khổ sở, lam lũ. 

Ngoại hình của chị ta cũng đã khắc họa cuộc đời y như vậy: một người đàn bà nghèo khổ, bất hạnh.

Nhưng trái với cái vẻ ngoài, đây là một người đàn bà rất chịu thương chịu khó và còn rất nhẫn nhục, hi sinh cho chồng con cho gia đình. Biết phải trái, chị ta thấu hiểu cho chồng vì sao lại trở nên cọc cằn thô lỗ như vậy. Chị cũng biết nhìn ra những điều tích cực trong cuộc sống để cố gắng giữ gìn gia đình

– Người đàn ông vũ phu:

Người đàn ông xuất hiện với hình ảnh là một người có tấm lưng rộng và cong là đặc trưng của một người chài lưới, chân chữ bát, đầu tổ quạ. Lão ta là một người đàn ông có thói vũ phu, đánh vợ như cơm bữa.

Nhưng thật ra trước đây lão ta là một anh thanh niên hiền lành nhưng cục tính, không bao giờ đánh vợ. Chỉ là cuộc sống thì càng ngày càng trở nên khó khăn, gánh nặng kinh tế đè lên vai lão khiến lão thay đổi tính nết trở nên xấu tính và lấy chuyện đánh đập vợ con con để giải tỏa những bức xúc trong lòng

– Chị em thằng Phác: những đứa trẻ này là những nạn nhân đau khổ và bất hạnh trong chính gia đình của mình.

Người chị có vẻ yếu ớt nhưng biết lẽ phải khi giằng lấy con dao từ thằng em để nó không làm chuyện trái với luân thường đạo lí. Cũng là một đứa trẻ rất tỉ mỉ, nó là chỗ dựa tinh thần cho mẹ 

Thằng Phác tuy con nhỏ nhưng đã biết bảo vệ mẹ, nó là một người rất yêu mẹ mình. Nhưng nó còn nhỏ, lại hay chứng kiến cảnh bạo lực nên tâm lý cũng đôi phần ảnh hưởng nên có những hành đồng bạo lực, đi ngược lẽ thường với cha của mình

– Người nhiếp ảnh gia tên Phùng: Anh là một người nhiếp ảnh gia, là một người nghệ sĩ yêu cái đẹp. Nhưng anh cũng là một chiến sĩ, mang theo lẽ phải lẽ chính trực trong người. Chính vì vậy khi gặp cảnh bất công như việc bạo lực của gia đình làng chài, anh không ngần ngại mà lao tới giúp đỡ, đứng vè phía công lý

– Sau khi nghe sự thật về cuộc đời người đàn bà làng chài, anh đã hiểu ra được bài học là phải nhìn đời theo nhiều phương diện khác nhau thì mới hiểu được bản chất của nó

Nguồn: Internet

Câu 5: Nguyễn Minh Châu đã xâu dựng một cốt truyện khá độc đáo theo hướng khám phá, tạo ra tình huống bất ngờ bằng hai khung cảnh đối nghịch nhau.

Tác giả xây dựng một cảnh đẹp nên thơ để Phùng chứng kiến được vẻ đẹp của vùng biển cũng là nơi sinh nhai của rất nhiều con người

Từ cảnh đẹp đó lại xuất hiện cảnh bạo lực của gã đàn ông làng chài khiến Phùng thay đổi suy nghĩ, đằng sau vẻ đẹp nên thơ dưới góc nhìn của Phùng lại là mảnh đời cơ cực khốn khổ 

Sau đó, tác giả để Phùng nghe câu chuyện của người đàn bà làng chai, điều này giúp cho Phùng có cách nhìn nhận mới về cuộc sống này

Câu 6: Ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

– Tác giả dùng ngôi kể của chính nhân vật trong tác phẩm là Phùng để đem lại sức thuyết phục, lời kể cũng trở nên chân thật và khách quan hơn. 

– Tùy từng nhân vật và sẽ có giọng điệu phù hợp: người đàn ông vơi giọng điệu cộc cằn, thô bỉ, giọng điệu của người phụ nữ thì chứa đầy xót xa khi ôm con và khi kể về cuộc đời của mình.

– Ngôn ngữ linh hoạt theo từng nhân vật để khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật đó

Soạn Bài Chiếc Thuyền Ngoài Xa (Nguyễn Minh Châu)

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu … ” chiếc thuyền lới vó đã biết mất“): Hai phát hiện quan trọng của Phùng- nhiếp ảnh gia

– Phần 2 (còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

Câu 1 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Phát hiện nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa trên biển độc đáo, tinh tế:

+ Bức tranh mực tàu, cảm tưởng như vừa khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện, trong khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn

+ Đôi mắt tinh tường, nhà nghề phát hiện ra vẻ đẹp của mặt biển mờ sương

+ Người nghệ sĩ thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu

+ Sự hài hòa, toàn bích, lãng mạn của cuộc đời khi thấy tâm hồn được thanh lọc

Câu 2 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Phát hiện thứ hai chứa đầy nghịch lí:

Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ trong màn sương là người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu

+ Một gã đàn ông thô kệch, dữ dằn, ác độc, xem việc hành hạ, đánh đập vợ như cách để giải tỏa uất ức, đau khổ

→ Ẩn sau cái đẹp tưởng như “toàn bích, toàn thiện’ mà anh bắt gặp là sự việc thô bạo, vô lí như một trò đùa quái ác của cuộc sống

– Khi chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ nhân vật Phùng kinh ngạc… vứt chiếc máy xuống đất

Câu 3 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói mang ý nghĩa

+ Câu chuyện về hiện thực đời sống, giúp những người như Phùng hay Đẩu, hiểu được lí do của những điều tưởng như vô lí

+ Người đàn bà chấp nhận chịu bị bạo hành chứ nhất quyết không chịu li hôn

+ Người đàn bà làng chài có tình yêu thương vô tận với những đứa con, người đàn bà ấy chắt lọc hạnh phúc nhỏ nhoi giữa đau khổ triền miên

→ Cái nhìn của người nghệ sĩ với cuộc đời, con người: không thể nhìn nhận dễ dãi, giản đơn về nhưng sự việc trong cuộc sống

Câu 4 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Người đàn bà vùng biển:

– Ngoại hình xấu xí, thô kệch

– Cuộc đời: thiếu may mắn, lam lũ, cực khổ

– Tính cách: Cam chịu, nhẫn nhục dù bị chồng bạo hành

– Giàu lòng tự trọng: khi biết hành động vũ phu bị người khách lạ và đứa con biết thì đau đớn, xấu hổ,nhục nhã

– Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con → Người phụ nữ vị tha, giàu đức hi sinh

*Nhân vật người chồng

– Vốn là anh con trai hiền lành nhưng cuộc sống đã biến anh thành người vũ phu, tàn bạo, ích kỉ

→ Vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của đau khổ

*Chị em Phác

+ Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, là điểm tựa của người mẹ, ngăn cản được hành động dại dột của đứa em

+ Phác: thương mẹ nhưng chỉ nhìn được sự độc ác, tàn nhẫn của cha, còn bé nên chưa hiểu lẽ đời

→ Hình ảnh những đứa trẻ sống trong bạo lực

*Nghệ sĩ Phùng

+ Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

+ Người lính vào sinh ra tử nên căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng

+ Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời

→ Người có tâm hồn nghệ sĩ, giàu lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu

Câu 5 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có nét độc đáo:

+ Tạo ra tình huống truyện bất ngờ: phía sau cảnh tượng như mơ là hình ảnh thô bạo của gã đàn ông vũ phu. Điều đó khiến Phùng, người nghệ sĩ nhạy cảm ngạc nhiên.

+ Sau đó, Phùng được chứng kiến hình ảnh những đứa con của người đàn bà hàng chài cư xử trước hành động hung bạo của cha đối với mẹ, tâm hồn nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn nhận

+ Qua cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài anh hiểu sâu sắc hơn về nguyên nhân của sự cam chịu của người đàn bà ấy

– Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu xây dựng được tình huống ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm

Tình huống truyện mang ý nghĩa của việc khám phá, phát hiện đời sống

Câu 6 (trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Ngôn ngữ người kể chuyện

+ Thông qua nhân vật Phùng, tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, độc đáo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, thuyết phục

– Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách từng người

– Ngôn ngữ kể chuyện linh hoạt, sáng tạo

Luyện tập

Nhân vật gợi lên ấn tượng sâu sắc nhất là nhân vật Phùng- người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp

– Xuất phát từ trái tim chân thành, tinh tế của người nghệ sĩ chân chính khi đi tìm cái đẹp

– Có sự thấu hiểu, đồng cảm với con người, và đi tìm nguyên nhân sâu xa của vấn đề

– Nhìn ra được vẻ đẹp ẩn giấu sâu bên trong tâm hồn của con người

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Hướng Dẫn Soạn Bài Chiếc Lược Ngà

Nguyễn Quang Sáng

1.Tác giả :

– Nguyễn Quang Sáng, sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới,tỉnh An Giang.

– Trong kháng chiến chống Pháp,ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.

– Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn..

– Những năm chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.

– Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2.Tác phẩm : a. Hoàn cảnh sáng tác:

– Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966-khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

– Nói về hoàn cảnh viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng tâm sự:

“Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây.Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này”.

( Văn lớp 9 không khó như bạn nghĩ )

– Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích phần giữa của truyện.

b. Bố cục: 2 đoạn:

c.Chủ đề: Diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

d. Tóm tắt :

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến.Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến khi Thu nhận ra cha,tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng đ­ược một cốt truyện đầy tính bất ngờ, có sức cuốn hút ng­ười đọc. Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh ch­a đầy một tuổi. Từ đó hai ba con ch­ưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở về, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như­ trong bức ảnh chụp ngày c­ới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe đư­ợc tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây l­ược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc l­ược bằng ngà cho con gái. Chiếc l­ược đã làm xong như­ng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.

2. Những sự việc chính của câu chuyện trong đoạn trích là như vậy. Nhưng độ căng và tính bất ngờ của nó chỉ đư­ợc đẩy lên đỉnh điểm khi trong từng sự việc tác giả đã miêu tả những diễn biến tâm lí của nhân vật một cách tinh tế, sinh động. Tình cha con sâu nặng bộc lộ trong những tình huống éo le, ngặt nghèo của bom đạn chiến tranh. Bản thân cốt truyện của đoạn trích Chiếc l­ược ngà đã có giá trị tố cáo tội ác chiến tranh đối với cuộc sống con người. Cha con tám năm trời không gặp nhau là do chiến tranh. Vết thẹo làm biến dạng khuôn mặt anh Sáu, khiến con bé không nhận ra ba là do chiến tranh. Và thật đau xót, ng­ời cha ch­ưa kịp trao cho đứa con hết mực yêu thương của mình kỉ vật như­ lời hứa thì chiến tranh đã c­ướp đi sinh mạng anh. Tuy nhiên, cái mà tác giả tập trung thể hiện là những con ngư­ời, là nhân vật.

3. Tác giả đã chứng tỏ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật một bé gái tám tuổi bư­ớng bỉnh và gan góc. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một ngư­ời ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày c­ưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ba, không gọi ba vì thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn ngư­ời cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má. Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Chi tiết gọi “trổng” và chi tiết chắt n­ước cơm đã khắc hoạ nổi bật sự đáo để hồn nhiên của bé Thu. Đặc biệt là chi tiết bé Thu hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, t­ưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nh­ưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bư­ớc ra khỏi mâm.”. Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, như­ng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bư­ớng bỉnh, gan góc đến kì lạ của bé Thu sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu. Nhưng lẽ nào ở bé Thu chỉ là sự bư­ớng bỉnh, gan góc đến đáo để? Không hề giản đơn như­ vậy, trong buổi sáng cha nó lên đường:

“Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi ng­ời đang vây quanh ba nó. Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không b­ướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và nhưhông bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.”

Cho đến khi nghe tiếng kêu thét lên: “- Ba.. a… a…ba!” thì mọi ng­ười mới vỡ lẽ ra rằng nó thèm được gọi ba nh­ thế nào, “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như­ vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nh­ một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.”. Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát đ­ợc có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi “ba” lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như­ xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, th­ơng yêu con vô hạn của ngư­ời cha.

4. Người đọc sẽ nhớ mãi hình ảnh một người cha, ng­ời cán bộ cách mạng xúc động dang hai tay chờ đón đứa con gái bé bỏng duy nhất của mình ùa vào lòng sau tám năm xa cách. Mong mỏi ngày trở về, nóng lòng đ­ược nhìn thấy con, đ­ược nghe tiếng gọi “ba” thân thư­ơng từ con, anh Sáu thực sự bị rơi vào sự hụt hẫng: “anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng th­ương và hai tay buông xuống nh­ư bị gãy”. Mong mỏi bao nhiêu thì đau đớn bấy nhiêu. Anh cũng không ngờ rằng chính bom đạn chiến tranh vừa là nguyên nhân gián tiếp, vừa là nguyên nhân trực tiếp của nỗi đau đớn ấy. Tám năm xa vợ xa con, ở nhà đ­ợc ba ngày rồi lại lên đường, và ra đi mãi… Ba ngày anh đư­ợc ở nhà anh chẳng đi đâu xa, để đư­ợc gần gũi, vỗ về bù đắp những ngày xa con. Lòng người cha ấy đau đớn biết như­ờng nào khi đứa con là máu mủ của mình gọi mình bằng “ng­ười ta”: “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cư­ời. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc đ­ược, nên anh phải c­ười vậy thôi.”. Cử chỉ gắp từng miếng trứng cá cho con cho thấy anh Sáu là ng­ời sống tình cảm, sẵn sàng dành cho con tất cả những gì tốt đẹp nhất. Và chao ôi là hình ảnh hai đôi mắt của hai cha con trong thời khắc chia xa: “Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Ngư­ời cha ấy sẽ ra đi khi chư­a đ­ược gọi bằng “ba” lấy một lần. Đến tận giây phút cuối cùng, khi không còn thời gian để chăm sóc vỗ về nữa, anh mới thực sự đ­ược làm cha. Đó là sự thiệt thòi, là sự hi sinh không thể xem là nhỏ của ng­ời chiến sĩ cách mạng. Dầu sau này anh Sáu có hi sinh cả tính mạng của mình.

5. Câu chuyện đ­ược kể từ ngôi thứ nhất, ng­ười kể chuyện x­ưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện giữa cha con anh Sáu. Đoạn trích bắt đầu với hình ảnh chiếc lược ngà, khép lại cũng với hình ảnh chiếc l­ược ngà. Ngư­ời kể chuyện kể lại câu chuyện cảm động đã xảy ra, khi anh còn ch­ưa thực hiện đ­ợc ý nguyện cuối cùng của anh Sáu trư­ớc lúc hi sinh: trao lại tận tay con gái kỉ vật của ng­ười cha. Ngư­ời cha ấy đã vui mừng “hớn hở như­ trẻ được quà” khi kiếm đ­ược khúc ngà để làm l­ược tặng con gái như­ lời hứa lúc ra đi. Anh “cưa từng chiếc răng l­ược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như­ người thợ bạc.[…] anh gò lư­ng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba””. Nơi rừng sâu, tất cả nỗi nhớ, tình thương yêu con của anh dồn cả vào công việc ấy, chiếc l­ược ấy. Ng­ười cha nâng niu chiếc lược ngà, ngắm nghía nó, mài lên tóc cho cây lược thêm bóng thêm m­ượt, “Cây l­ược ngà ấy ch­ưa chải đ­ược mái tóc của con, nh­ưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”. Chiếc l­ược ngà như là biểu tượng của tình thư­ơng yêu, săn sóc của ng­ười cha dành cho con gái, cho dù đến khi không còn nữa anh chư­a một lần đư­ợc chải tóc cho con. Ngư­ời kể chuyện, đồng đội của ông Sáu đã bộc lộ một sự đồng cảm và xúc động thực sự khi kể lại câu chuyện. Có lẽ, không ai hiểu nhau hơn những ngư­ời đồng đội, gần nhau hơn những ng­ười đồng đội. Cho nên, sau này, khi trao tận tay Thu chiếc l­ược, giữa thu và người đồng đội của cha mình nảy nở một tình cảm giống như­ tình cha con.

6. Đoạn trích Chiếc lư­ợc ngà đã đạt đư­ợc giá trị sâu sắc cả về nội dung và hình thức biểu đạt. Hình tượng chiếc l­ợc ngà và câu chuyện giữa hai cha con ngư­ời cán bộ cách mạng sẽ còn gây được xúc động lâu bền trong lòng ng­ười đọc.

Hướng Dẫn Đóng Bhxh Cho Người Nước Ngoài

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, lao động nước ngoài bắt buộc phải tham gia BHXH khi:

– Có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện, và được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước ít nhất 12 tháng;

– Đã đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

Cách tham gia BHXH lần đầu cho người nước ngoài

Để tham gia BHXH, cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động nước ngoài đều phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, cụ thể:

– Với người lao động: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ( Mẫu TK1-TS).

– Với đơn vị sử dụng lao động:

+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ( Mẫu TK3-TS);

+ Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ( Mẫu D02-TS);

+ Bảng kê thông tin ( Mẫu D01-TS).

Trong vòng 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ được cấp mới sổ BHXH.

Mức đóng BHXH cho người nước ngoài

Hàng tháng, người lao động nước ngoài và đơn vị sử dụng lao động nước ngoài phải đóng BHXH với mức đóng như sau:

(Điều 12 và Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP)

– Tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động, tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

– Người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng BHXH bắt buộc thì chỉ đóng BHXH với hợp đồng đầu tiên. Riêng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì phải đóng theo từng hợp đồng đã giao kết.

Người lao động, không phân biệt lao động Việt Nam hay lao động nước ngoài, nếu thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều phải làm tròn nghĩa vụ này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!