Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Soạn Bài Phò Giá Về Kinh Siêu Ngắn mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I.
Tìm hiểu chung để soạn bài Phò giá về kinh
1.
Tác giả
-Trần Quang Khải (1241-1294) được nhắc đến là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông.
– Ông được lưu truyền sử sách là một võ tướng xuất chúng, được phong Thượng tướng, ông có công lớn trong cả hai cuộc chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), với hai chiến thắng lớn ở Hàm Tử và Chương Dương mà lịch sử đã lưu danh ông.
Trần Quang Khải (1241-1294)
2.
Tác phẩm
– Bài thơ có tên Phò giá về kinh hay Tụng giá hoàn kinh sư, Giá hoàn kinh sư, Tòng giá hoàn kinh, Tụng giá hoàn kinh sứ.
– Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác khi Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh đô Thăng Long sau chiến thắng vang dội của Chương Dương, Hàm Tử và sự kiện giải phóng kinh đô năm 1285.
- Phiên âm:
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
– Bố cục: chia thành 2 đoạn
+ Hai câu đầu: Thể hiện những chiến công lừng lẫy với hào khí sục sôi
+ Hai câu cuối: Khát vọng tự do, hoà bình, thịnh trị cho đất nước
II.
Soạn bài Phò giá về kinh chi tiết
Câu 1 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Nhận dạng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt trong bài Tụng giá hoàn kinh sư về số chữ, số câu, cách hiệp vần?
– Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt được thể hiện trong bài:
+ Cả bài thơ có 4 câu
+ Mỗi câu thơ có 5 từ
+ Hiệp vần: Các chữ cuối của câu 2 và 4 hiệp vần với nhau (quan và san)
Câu 2 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Tìm ra sự khác nhau về nội dung trong hai câu đầu và hai câu sau của Phò giá về kinh? Nhận xét cách biểu cảm và biểu ý bài thơ.
– Hai câu thơ đầu: Thể hiện tinh thần hào khí trong chiến thắng vang dội đáng tự hào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên xâm lược.
Chiến thắng vang dội của quân ta trước kẻ thù xâm lăng
+ Hai câu thơ đầu tác giả đã đảo thứ tự thời gian khi đề cập về các chiến thắng tạo nên nét đặc sắc cho hai câu thơ dù ngắn gọn nhưng giàu sức gợi tả. Tác giả đề cập đến chiến thắng vô cùng quan trọng giải phóng kinh thành Thăng Long mà tác giả cũng góp phần công sức của mình vào đó.
+ Hai chiến thắng vang dội có sự tham gia của tác giả: chiến thắng Hàm Tử và chiến thắng Chương Dương.
+ Tác giả dùng động từ mạnh “cầm”, “đoạt” diễn tả tinh thần và sức mạnh hào hùng của dân và quân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
– Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập:
+ Đây như lời động viên để xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh hơn trong cảnh thái bình
+ Khẳng định một lần nữa sự thịnh trị, bền vững của đất nước
+ Và hẳn nhiên đó không chỉ là khát vọng của một cá nhân mà là quyết tâm của toàn thể dân tộc.
⇒ Tụng giá hoàn kinh sư mang đến cảm hứng tự hào, hào sảng, đầy kiêu hãnh trước những chiến thắng vang dội, lẫy lừng trước kẻ thù xâm lược. Luôn giữ vững niềm tin và khát vọng về một dân tộc thịnh trị, thái bình. Bài thơ là khúc ca hùng tráng, cao đẹp của cả dân tộc.
Câu 3 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1):
Cách biểu ý và biểu cảm bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có giống nhau không?
Bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt
– Điểm giống nhau:
+ Ta đều cảm nhận được ở hai bài thơ đều cất lên tiếng lòng đầy hào khí của dân tộc, của đất nước
+ Khẳng định tuyệt đối lòng tự tôn, chủ quyền độc lập dân tộc
+ Giọng điệu đanh thép, đầy hào hùng
– Điểm khác nhau:
+ Nam Quốc sơn hà: Tác giả Nguyễn Trãi sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Phò giá về kinh: Tác giả sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
III.
Kết luận soạn bài Phò giá về kinh
1. Giá trị nội dung
- Khí thế hào hùng chiến thắng, niềm tự hào dân tộc thời Trần
- Thể hiện niềm khát vọng về một đất nước thịnh trị, thái bình
– Sự sáng suốt, tinh anh của vị lãnh đạo cầm quân lo việc nước, việc dân
3. Giá trị nghệ thuật
- Cách diễn đạt cô đọng, ngắn gọn, súc tích, chất chứa cảm xúc vào trong ý tưởng
– Giọng điệu hân hoan, sảng khoái, tự hào
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
Soạn Bài Phò Giá Về Kinh
Soạn bài Phò giá về kinh
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật : gồm 4 câu, mỗi câu 5 tiếng, hiệp vần cuối các dòng 2, 4 (vần bằng).
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Về nội dung :
– Hai câu đầu : hào khí chiến thắng.
– Hai câu sau : khát vọng hòa bình.
Cách biểu ý : trước tiên tái hiện những chiến công chống ngoại xâm, sau thể hiện khát vọng hòa bình, lời động viên xây dựng, phát triển đất nước.
Cách biểu cảm : bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội; niềm tin, thương yêu cho đất nước.
Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điểm giống và khác ở cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam :
– Điểm giống :
+ Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.
– Điểm khác : thể thơ.
Luyện tập
Tác dụng của cách nói giản dị, cô đúc : nói lên được những vấn đề trọng đại của đất nước một cách oai phong chính là thành quả thời kì chiến tranh và nhiệm vụ thời bình.
Bài giảng: Phò giá về kinh – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Bài Soạn Lớp 7: Phò Giá Về Kinh
Trần Quang Khải: ( 1241-1294 ), ông có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2 và lần 3.
2. Tác phầm:
Hoàn cảnh ra đời: Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu sau khi đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long, Trần Quang Khải đưa hai vua Trần về lại kinh độ, theo phò giá và làm bài thơ này.
Thể thơ : Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ( bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ, thường gieo vần chân – cuối câu 1,2,4 )
3. Bố cục bài thơ: 2 phần
2 câu đầu: Niềm tự hào về chiến thắng
2 câu sau: Khát vọng hòa bình
Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.
Trả lời:
Bài thơ được làm theo thế thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có đặc điểm :
Số câu: 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt)
Số chữ: 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn)
Hiệp vần: chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.
Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?
Trả lời:
Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ:
Ở hai câu đầu: Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông xâm lược.
Ở hai câu sau: Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của dân tộc.
Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ:
Hai câu đầu tác giả đã dùng động từ mạnh “cướp giáo giặc – bắt quân Hồ” cùng với biện pháp liệt kê tạo nên một mặt giọng điệu đanh thép, rắn rỏi hào hùng. Mặt khác quan trọng hơn, tác giả gợi ra không khí chiến đấu rất quyết liệt, hào khí Đông A trong lịch sử.
Hai câu sau: Nếu như ở hai câu đâu giọng điệu đanh thép, nhiều thanh trắc thì ở hai câu sau tác giả chủ yếu sử dụng hầu hết thanh bằng với giọng thơ trầm xuống, thủ thỉ, tâm tình để thể hiện khát vọng, mong muốn của nhà thơ đó là nền hòa bình lâu dài và lời nhắn nhủ với chính mình, với thế hệ hiện tại và tương lai hãy bảo vệ nền thái bình thịnh trị ấy.
Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
Trả lời:
Sự giống nhau của hai bài thơ là cả hai bà đều thể hiện bản lĩnh, khí phách, tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta và diễn đạt ý tưởng ngắn gọn, cô đúc, dồn nén bên trong.
Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thế hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?
Trả lời:
Bài thơ Phò giá về kinh như một bản tổng kết ngắn gọn, đanh thép và hào hùng về chiến thắng của quân dân ta thời Trần. Qua đó, bài thơ đã thể hiện được hào khí hào hùng của thời đại, hào khí thời Trần, hào khí Đông A – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí thế quyết tâm mãnh liệt của quân dân đời Trần trong công cuộc chống ngoại xâm.
Ngoài ra, bài thơ còn gửi gắm một niềm tin sắt đá vào sự trường tồn của dân tộc, đó chính là một chân lí. Có được kết quả trên là nhờ vào cách nói giản dị mà cô đúc của bài thơ.
Nội Dung Và Nghệ Thuật Bài ‘Phò Giá Về Kinh’
Đề bài: Nội dung và nghệ thuật bài ‘Phò giá về kinh’
Đất nước ta dù trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng trong lịch sử đã có rất nhiều chiến thắng vang dội. Mỗi lần chiến thắng là một lần in sâu vào sử sách Việt tinh thần yêu nước và hào khí ngút trời của quân dân ta, đồng thời làm rạng danh công lao to lớn của các vị vua, vị tướng thời xưa. Họ không chỉ trực tiếp ra quân mà còn sáng tác ra nguồn cổ vũ quân dân về tinh thần qua các tác phẩm văn học. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu đó là bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh) của vị tướng-nhà thơ Trần Quang Khải.
Dưới thời Trần không chỉ nhân dân ta mà các vị anh hùng còn viết nên bao trang sử vẻ vang hào hùng. Trần Quang Khải là một vị tướng tài giỏi, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò giá hai vua Trần về kinh đô Thăng Long và từ đó bài thơ này ra đời từ cảm hứng của ông. Xuyên suốt bài thơ là lối nói giản dị, cô đúc nhưng đã thể hiện rõ nét nhất hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của nhân dân ta.
Chương Dương cướp tướng giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Hai chiến công Chương Dương, Hàm Tử đều được nhắc đến trong lời thơ đầu tiên. Các chiến công oanh liệt đó gợi lại sự kiện lịch sử nổi tiếng thời Trần, hai trận thắng lớn trên sông Hồng đại thắng quân xâm lược Mông-Nguyên. Ta có thể thấy niềm vui hân hoan tự hào sau chiến thắng vẻ vang của quân dân một nước tuy nhỏ nhưng ý chí lớn. Bằng cách đảo vị trí các địa danh lịch sử Chương dương, Hàm Tử gợi nhắc sự kiện và động từ mạnh lên đầu câu, hai câu đầu tiên đã diễn tả hiện thực kháng chiến chống giặc ngoại xâm và không khí chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta. Đồng thời tác giả đã phản ánh sự thất bại thảm hại của kẻ thù khi mà tướng giặc bị “cướp” còn quân thù thì bị “bắt”. Từ đó càng nêu cao và làm nổi bật hơn chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và ý chí chiến đấu hừng hực của đội quân chính nghĩa trước sự xâm lược phi nghĩa của lũ giặc.
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.
Hai câu thơ cuối bài thể hiện khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của tác giả nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. So với hai câu thơ trước thì hai câu sau có giọng điệu trầm lắng hơn, hiền dịu hơn, thể hiện sự suy ngẫm của tác giả. Ông dường như đang nghĩ về việc xây dựng đất nước thời bình, gây dựng đất nước tốt hơn, mong ước đất nước mãi mãi vững bền. “Thái bình nên gắng sức”, từ “nên” là lời động viên xây dựng đất nước sau cuộc chiến. “Non nước ấy ngàn thu” là hy vọng, là ước muốn của nhà thơ và của cả nhân dân nước ta khi bị sự nhòm ngó xâm lược của lũ cướp nước. Đó là khát vọng mạnh mẽ về một đất nước thái bình thịnh trị, về tương lai xây dựng đất nước bền vững muôn đời, một đất nước mạnh đánh thắng mọi sự xâm lược từ bên ngoài.
Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như đảo từ, đối ý, lời thơ ngắn gọn súc tích, dồn nén cảm xúc, nhịp thơ hùng tráng, cùng với giọng điệu sảng khoái, hân hoan tự hào đã tạo nên nhiều xúc cảm cho người đọc.
Từ tâm tư của tác giả trong bài thơ, ta thấy được thời kì thái thịnh khá dài trong lịch sử dân tộc ta- thời Trần. Bởi thời ấy đã có những vị tướng không chỉ tài giỏi về chiến lược, văn thơ mà còn có tấm lòng một lòng chung thủy với đất nước. Lời thơ như thay lời của nhân dân ta: tự hào vinh danh những chiến công lừng lẫy của quân ta, đông thời khát khao và mong ước đất nước mình luôn hòa bình và phát triển.
TU KHOA TIM KIEM:
NOI DUNG VA NGHE THUAT
NOI DUNG VA NGHE THUAT BAI PHO GIA VE KINH
PHO GIA VE KINH
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Soạn Bài Phò Giá Về Kinh Siêu Ngắn trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!