Đề Xuất 5/2023 # Hướng Dẫn Soạn Bài Ca Côn Sơn Siêu Nhanh # Top 7 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Hướng Dẫn Soạn Bài Ca Côn Sơn Siêu Nhanh # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Soạn Bài Ca Côn Sơn Siêu Nhanh mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tìm hiểu chung để soạn Bài ca Côn Sơn

1. Tác giả

–       Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai.

–       Ông là một nhân vật lỗi lạc,tài giỏi hiếm có trong lịch sử nước nhà.

–       Sau thời gian bị chèn ép, ông phải cáo quan mà về Côn Sơn sống ẩn dật.

  2. Tác phẩm

–       Nguyễn Trãi để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ vô giá với các tác phẩm nổi danh: Bình Ngô Đại Cáo, Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Bài ca Côn Sơn,..

Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi

II. Soạn Bài ca Côn Sơn chi tiết

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

Bài Côn Sơn ca được tác giả viết theo lối thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc.

– Những câu sáu, câu tám được liên kết chặt chẽ với nhau.

– Ta thấy tiếng cuối của câu sáu sẽ được vần với thứ sáu của câu tám (hay gọi là rầm vần với cầm).

– Trong khi đó, tiếng cuối của vần tám sẽ hiệp vần với lại tiếng cuối của câu sáu tiếp theo.

Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Soạn Bài ca Côn Sơn, em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:

Nhân vật ta là ai?

Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

a, Trong bài Côn Sơn ca có 5 từ “ta” và nhân vật “ta” trong bài thơ chính là tác giả.

Nguyễn Trãi – nhân vật “ta” trong đoạn trích

b, Hình ảnh và tâm hồn nhân vật “ta” hiện lên trong bài:

–       Nhân vật “ta” là người vô cùng yêu và gần gũi với thiên nhiên:

     + Thích ngồi nghe tiếng suối chảy ngoài tự nhiên, tiếng suối róc rách như nghe tiếng đàn của thiên nhiên đang trình diễn.

     + Thích được ngồi dưới vòm bóng mát của cây cối bao la trong rừng để ngâm thơ thỏa tâm hồn người nghệ sĩ.

⇒ Nhân vật “ta” là người yêu và hòa hợp cùng thiên nhiên, cảm nhận hơi thở của thiên nhiên bằng tâm hồn phóng khoáng của người thi sĩ.

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví von với tiếng đàn, đá rêu phơi được ví với chiếc chiếu êm

→ Cách ví von tinh tế, ấn tượng trên cho thấy được nhân vật ta là người giàu tình yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một người nghệ sĩ thực thụ.

Câu 3 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn. 

     + Hình ảnh Côn Sơn hiện lên đầy ấn tượng và ban sơ với suối, với đá, với cây thông cây trúc, với thảm rêu êm như chiếu

Di tích lich sử Côn Sơn

     + Cây thông, cây trúc là được biết đến là những loại cây đẹp, tượng trưng cho khí chất của người quân tử

→ Cảnh Côn Sơn núi rừng đậm chất thơ, mang nét hữu tình, khoáng đạt. Người mà biết tìm đến cảnh đẹp hẳn là người có nhân cách thanh cao, tâm hồn thơ mộng và giàu tình yêu thiên nhiên

Câu 4 (Trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

     + Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh bóng râm của rừng trúc.

→ Qua những câu thơ trong Bài ca Côn Sơn, ta cảm nhận được hình ảnh của những bậc hiền nhân, những thánh nhân quân tử thường được xướng tên trong thơ văn xưa. Hình ảnh đó tôn lên sự sự giao hòa tuyệt đối giữa con người và cảnh vật để thấy con người và thiên nhiên đang trở nên là một mà thôi.

→ Thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là một đấng quân tử mang tinh thần phóng khoáng và thiên hướng về tự nhiên. 

Câu 5 (trang 64 sgk ngữ văn 7 tập 1):

Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

Hiện tượng tác giả dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của các điệp từ trong việc tạo nên giọng điệu nhà thơ:

– Điệp từ được sử dụng: 5 lần từ “ta”, 3 lần từ “như”, 2 lần từ “Côn Sơn”, 2 lần từ “có”

→ Điệp từ có tác dụng làm nổi bật nhân vật ‘ta” giữa núi rừng thiên nhiên, một lần nữa nhấn mạnh để khẳng định vẻ đẹp sẵn có của Côn Sơn.

– Phép so sánh được dùng để lột tả nét độc đáo của cảnh vật, tạo câu thơ mang giọng điệu du dương, êm ái.

– Chữ “ta” xuất hiện ở nhiều vị trí trong bài, có khi đứng đầu, khi ở giữa câu thơ, có khi lại đối nhau qua một từ câu thơ, sự biến đổi linh động tạo nên sự uyển chuyển, không nhàm chán.

– Điệp từ “ta”, “Côn Sơn”, … trong đoạn trích cho thấy tác giả đang sống với quãng thời gian an nhàn, tự tại, ẩn dật tại Côn Sơn vì trong thơ ông chỉ có “ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta lên, ta nằm và ta ngâm thơ”.

⟹ Sự xuất hiện của các điệp ngữ đã góp phần làm cho giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, khoan thai, êm ái và thảnh thơi hơn.

III. Kết luận bài soạn Bài ca Côn Sơn

1. Nghệ thuật

–   Điệp từ, phép so sánh được sử dụng linh động.

–   Ngôn từ tự nhiên, phóng khoáng.

2. Nội dung

Bài thơ là lời cất lên tâm hồn thanh thản, thi vị của Nguyễn Trãi khi cáo quan về Côn Sơn sống ẩn dật với đời, hòa mình, đắm chìm vào thiên nhiên. Vẻ đẹp của thiên nhiên đã làm tâm hồn người nghệ sĩ như Nguyễn Trãi phải si mê và hòa hợp cùng đất trời, cỏ cây chốn Côn Sơn thanh tịnh, nên thơ.

Soạn Bài: Bài Ca Côn Sơn (Côn Sơn Ca

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, là nhà quân sự, nhà thơ lớn của dân tộc.

Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú. Trong số đó có Bình Ngô đại cáo, ức Trai thỉ tập (thơ chữ Hán), Quốc âm thi tập (thơ chữ Nôm), Quân trung từ mệnh tập.

2. Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) được viết bằng chữ Hán. Văn bản để học là bản dịch thơ của các dịch giả sau này.

Đây là đoạn trích phần đầu bài Côn Sơn ca. Đoạn trích cho ta thấy cảnh đẹp kì thú của Côn Sơn và tâm hồn trong sáng, hoà hợp với thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thi sĩ thanh cao của Nguyễn Trãi.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Bài ca Côn Sơn (bản dịch) theo thể thơ lục bát, một thể thơ dân tộc. Đặc điểm của lục bát là gồm những cặp câu sáu (lục) tám (bát) liên kết với nhau cho đến khi kết thúc bài thơ. Tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám ( rầm vần với cầm). Tiếng cuối của câu tám lại vần tiếp với tiếng cuối của câu sáu tiếp theo ( tai vần với phơi). Cứ như vậy bắt vần cho đến hết bài

2. Trong đoạn thơ có 5 từ ta, những từ này đều nằm ở câu bát (tám).

b) Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, thích nghe tiếng suôi chảy. Từ tiếng suối, nghe thấy âm thanh tiếng đàn của tự nhiên. Ta thích ngồi trong bóng mát, thích trong màu xanh mát của trúc ngâm câu thơ nhàn. Ta là người yêu thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên, có sự cảm nhận rất nghệ sĩ với thiên nhiên. Ta là một thi sĩ thực sự (ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của bóng trúc).

c) Tiếng suôi chảy được ví với tiếng đàn. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó cho thấy nhân vật ta rất yêu thiên nhiên, coi thiên nhiên như cây đàn, như tấm chiếu mình dùng. Đồng thời điều đó cũng cho thấy đây là một nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.

3. Hình ảnh Côn Sơn được gợi tả với suối, với đá, với thông và với trúc. Đá có thảm rêu êm như chiếu. Thông, trúc là những loài cây đẹp, tượng trưng cho người quân tử. cảnh Côn Sơn rất nên thơ, rất hữu tình. Người biết tìm.đến cảnh ấy, biết nhìn ra vẻ đẹp ấy cũng phải là người có tâm hồn thơ, có nhân cách thanh cao, ưa hoà hợp với thiên nhiên.

4. Nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh của bóng râm rừng trúc. Đây là hình ảnh của những người hiền, những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa. Họ vui vầy với thiên nhiên, di dưỡng tinh thần. Nguyễn Trãi ở Côn Sơn như một người tiên trong cõi trần.

5. Đoạn thơ dịch có nhiều điệp từ : 5 lần từ ta, 3 lần từ như, 2 lần từ Côn Sơn, hai lần từ có. Điệp từ làm nổi bật nhân vật ta giữa thiên nhiên, mặt khác nhấn mạnh vẻ đẹp sẵn có của Côn Sơn, thể hiện sự so sánh để tìm ra nét độc đáo của cảnh vật. Điệp từ ta còn có tác dụng tạo cho câu thơ có giọng điệu êm ái, du dương. Ta khi đứng đầu, khi đứng giữa câu thơ, khi đối nhau qua một từ trong câu thơ, tạo nên sự uyển chuyên.

Ill – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Sự giông nhau của hai cách ví von là ở chỗ cùng lấy tiếng suối của thiên nhiên làm đối tượng cảm thụ và so sánh. Sự khác biệt là tiếng suối của Nguyễn Trãi gắn với địa danh Côn Sơn, suối của Côn Sơn, còn tiếng suối trong thơ Bác là tiếng dòng suối vô danh. Sự khác biệt thứ hai là Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, còn Bác Hồ nghe thấy âm thanh trong trẻo của suối mà so với tiếng hát, nhưng tiếng hát xa chứ không phải ở khoảng cách gần. Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi có vẻ như được nghe vào ban ngày, khi nhà thơ trèo lên đá, ngồi trong bóng trúc. Còn tiếng suối trong thơ Bác được nghe trong đêm khuya, có trăng sáng. Dù có sự khác nhau trong cảm nhận nhưng đều thể hiện hai nhân cách lớn, hai tâm hồn thi sĩ lớn.

2. Ghi nhớ nội dung của bốn cặp lục bát, chú ý đến vần trong thơ lục bát. Điều đó sẽ giúp cho việc học thuộc lòng dễ dàng và nhớ lâu.

Soạn Bài: Bài Ca Côn Sơn

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Trãi (1380 – 1442), người thôn Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có nhưng cũng là người phải chịu án oan vào loại thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc công nhận là danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Văn bản Bài ca Côn Sơn có thể được viết trong khoảng thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).

Đoạn thơ trong SGK được trích từ bài thơ Côn Sơn ca rút trong tập Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi.

* Thể thơ: Văn bản Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Bài thơ Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát. Đặc điểm của thể thơ này là:

Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có 2 câu, một câu 6 chữ đứng trước và một câu 8 chữ đứng sau.

Số chữ: một cặp lục – bát (6 – 8), có 14 chữ.

Hiệp vần: vần chân và lưng (Chữ thứ 6 của câu sáu gieo vần với chữ thứ 6 của câu tám, chữ thứ 8 của câu tám gieo vần với chữ thứ 6 của câu sáu).

Tất cả những hiệp vần của thơ lục bát đều thanh bằng.

Câu 2:

Trong đoạn thơ có 5 từ “ta”.

a) Nhân vật “ta” ở đây chính là Nguyễn Trãi.

b) Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên mỗi lần với một tâm thế khác nhau: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

c) Tiếng “suối chảy rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”. “Đá rêu phơi” được ví với “chiếu êm”. Cách ví von đó thể hiện sự tinh tế, liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.

Câu 3:

Cùng với hình ảnh của nhân vật “ta”, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết: có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

Câu 4:

Hình ảnh nhân vật “ta” “ngâm thơ màu trong màu xanh mát” của “trúc bóng râm”. Đây là hình ảnh cho thấy một sự giao hòa tuyệt đối giữa con người với cảnh vật. Qua câu thơ, ta hình dung Nguyễn Trãi như đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình.

Từ đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là một con người có nhân cách thanh cao, vừa là một con người có tâm hồn thi sĩ. Tất cả đều dựa trên một triết lý sâu xa: con người và thiên nhiên là một.

Câu 5:

* Điệp từ trong đoạn thơ:

“Côn Sơn”: điệp hai lần

“Ta”: điệp 5 lần

“Trong”: điệp 3 lần

“Có”: điệp 2 lần

* Tác dụng:

Thể hiện sự phong phú, đa dạng của cảnh vật

Thể hiện niềm say đắm của người ngắm cảnh

Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ

Bài Soạn Lớp 7: Bài Ca Côn Sơn

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu Ức Trai

Là nhà thơ, nhà quân sự, nhà chính trị , nhà ngoại giao lỗi lạc. Ông được công nhận danh nhân văn hoá thế giới 1980.

Một số tác phẩm tiêu biểu : Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập . . .

2. Tác phẩm:

Hoàn cảnh sáng tác: Khi ông cáo quan về sống ẩn dật ở Côn Sơn.

Thể thơ: Nguyên tác chữ Hán nhưng bản dịch là thể thơ lục bát.

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.

Trả lời:

Thơ lục bát là thể thơ quá quen thuộc đối với văn học Việt Nam.

Thơ Lục bát không quy định về số câu, nhưng ít nhất phải có hai câu: một câu 6 (đứng trước) và một câu 8 (đứng sau).

Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

a. Nhân vật ta là ai?

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

Trả lời:

a. Nhân vật ta chính là tác giả (Nguyễn Trãi).

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta thể hiện trong đoạn thơ thể hiện ở nhiều tâm thế khác nhau: khi lắng nghe tiếng suối, khi ngồi trên đá, khi nằm dưới bóng mát cây thông, khi ngâm thơ giữa rừng trúc. Trong đoạn thơ này cho thấy, nhân vật là một người nghệ sĩ thực thụ, tận hưởng cảnh đẹp xung quanh mà không một chút vướng bận của nhân gian.

c. Tiếng sói chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi dược ví với chiếu êm. Cách ví đó của tác giả không chỉ cho ta thấy tác giả là một người tinh tế, giàu trí tưởng tượng mà đó còn là một con người yêu thiên nhiên, luôn gần gũi và hòa mình với thiên nhiên, coi thiên nhiên như là một người tri kỉ.

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.

Trả lời:

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết đó là: suối chảy rì rầm, đá rêu phơi, thông mọc như nêm, rừng trúc xanh mát. Chỉ cần vài nét vẽ đơn giản, nhưng tác giả đã phác họa được bức tranh nên thơ, hữu tình ở Côn Sơn. Chính sự nên thơ và yên tĩnh nơi đây, Côn Sơn đã khiến cho “ta” muốn được gắn bó, được hòa mình vào nó để được nó bao bọc trong sự êm đềm thanh tĩnh.

Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh cuối cùng được tác giả nhắc đến trong bài thơ đó chính là hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự.

Trong hai câu thơ này, ta thấy được, hình ảnh của thi nhân trực tiếp xuất hiện với một tư thế vô cùng ung dung và tự tại. Điều này gợi ca sự nhàn tản để tận hưởng thú vui lâm tuyền. Qua đây ta thấy, Nguyễn Trãi mặc dù đã về ở ẩn nhưng vẫn giữ được tư thế lạc quan, vủi vẻ với tâm thế ung dung, an bần lạc đạo.

Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.

Trả lời:

Ngoài thể thơ lục bát có tác dụng biểu đạt biểu thị tâm hồn dân tộc thì bài còn sử dụng nghệ thuật điệp từ (Côn Sơn điệp 2 lần; ta điệp 5 lần; trong điệp 3 lần; cóđiệp 2 lần..). Cách điệp từ trong các câu thơ có ý nghĩa rất đặc biệt nó tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ, không gian như được mở rộng bao la và cả những hình tượng thơ sâu sắc đã làm cho tâm hồn của tác giả.

Ngoài ra, điệp từ sóng đôi giữa “Côn Sơn” và “ta” đã cho ta thấy rõ, càng khắc họa rõ hơn sự giao hòa, sự gắn bó và sự quấn quýt song hành giữa thiên nhiên và con người.

Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?

Trả lời:

Giống nhau:

Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.

Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng: nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người. Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.

Khác nhau: Cách ví von tiếng suối của Hồ Chí Minh có phần sinh động hơn vì được so sánh với tiếng hát của con người. Còn cách ví von của Nguyễn Trãi lại mang sắc thái cổ điển hơn, được so sánh với tiếng đàn cầm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Soạn Bài Ca Côn Sơn Siêu Nhanh trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!