Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Sở Xây Dựng Vĩnh Phúc Thực Hiện Quy Định Của Pháp Luật Về Nhà Ở mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo quy định của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ, Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP (điểm a khoản 2 Điều 7, điểm c khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD) thì nhà đầu tư có quyền sử dụng đất hợp pháp nộp hồ sơ năng lực đến Sở Xây dựng để báo cáo UBND cấp tỉnh công nhận nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở. Sau khi nhà đầu tư được công nhận làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thì chủ đầu tư làm thủ tục đề nghị chấp thuận đầu tư và tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 80 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở (gọi tắt là Nghị định số 99/2015/NĐ-CP) thì trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành các bước lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2015) mà chưa ban hành văn bản lựa chọn chủ đầu tư thì tiếp tục thực hiện các bước lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Nghị định này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.
Như vậy, theo báo cáo của Sở Xây dựng Vĩnh Phúc thì UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã công nhận Công ty cổ phần Vinaconex2 làm chủ đầu tư dự án Khu nhà ở sinh thái – Vinaconex 2 tại phường Đồng Xuân – thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và chấp thuận đầu tư dự án nêu trên theo các quy định của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành trước thời điểm Nghị định số 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm: BXD_129-BXD-QLN_14012021_signed.pdf
Trung tâm Thông tin Nguồn: Công văn 129/BXD-QLN.
Quy Định Mới Năm 2022 Của Pháp Luật Về Xây Dựng Nhà Ở ?
Luật sư tư vấn quy định đất đai, nhà ở, xây dựng gọi: 1900.6162 Trả lời:
Các quy định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định sau đây:
+ Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan;
+ Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
– Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những điều kiện sau:
+ Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được quy định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;
+ Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;
+ Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.
Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng
– Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
– Mái đón, mái hè phố: khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:
+ Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;
+ Đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy;
+ Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;
+ Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;
+ Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…).
1- Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà
2- Mái hè phố: là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.
1) Phần nhô ra không cố định:
– Cánh cửa: ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
– Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra được nêu trong bảng 2.10.
Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra
2.8.11. Phần nhà được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ
– Không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ.
– Các bộ phận của công trình sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng trong các trường hợp sau:
+ Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô-văng, mái đua, mái đón, móng nhà;
+ Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia.
2.8.12. Quan hệ với các công trình bên cạnh:
Công trình không được vi phạm ranh giới:
– Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh;
– Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Vậy nếu vi phạm bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
Hướng Dẫn Thực Hiện Quy Định Về Cấp Giấy Phép Xây Dựng Công Trình Tôn Giáo
Ngày 21/8/2019, Bộ Xây dựng đã có công văn 255/BXD-HĐXD gửi Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa về việc hướng dẫn thực hiện quy định về cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo.
l. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 Luật Xây dựng, một trong các điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị là phải “Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành”.
2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 Luật Xây dựng, một trong các điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị là phải “Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản”.
3. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 95 Luật Xây dựng về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải có “Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo”.
4. Như vậy, việc cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo:
– Tại khu vực trong đô thị: Phải căn cứ đồng thời các quy định tại Điều 91 và Khoản 4 Điều 95 Luật Xây dựng để cấp giấy phép xây dựng.
– Tại khu vực ngoài đô thị: Phải căn cứ đồng thời các quy định tại Điều 92 và Khoản 4 Điều 95 Luật Xây dựng hoặc căn cứ đồng thời vào quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn và văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo tại vị trí xây dựng để cấp giấy phép xây dựng, không chỉ căn cứ riêng quy hoạch chung xây dựng xã để xem xét sự phù hợp về vị trí và tổng mặt bằng của dự án khi cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo.
Nguồn: Công văn 255/BXD-HĐXD.
Hướng Dẫn Thực Hiện Một Số Nội Dung Về Quy Hoạch Xây Dựng
Ngày 19/10/2020, Bộ Xây dựng đã có công văn 5047/BXD-QHKT gửi Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
1. Về quy hoạch xây dựng khu chức năng:
Theo quy định tại khoản 30 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014: “Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng…”; tại khoản 25 Điều 3 (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018): “Khu chức năng bao gồm khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao”. Như vậy, trường hợp Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum đề cập tại Văn bản số 1456/SXD-QHKT nêu trên không thuộc khu chức năng, không phải lập quy hoạch xây dựng.
2. Về lập, phê duyệt bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật:
Pháp luật về xây dựng hiện hành không quy định về việc phê duyệt hoặc chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật. Việc xem xét sự phù hợp của tổng mặt bằng, phương án kiến trúc, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật được thực hiện khi thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở dự án theo quy định pháp luật.
3. Về quy hoạch xây dựng nông thôn:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng: “Các vùng liên huyện trong một tỉnh, các vùng huyện được lập quy hoạch xây dựng vùng theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng các tỉnh (Sở Quy hoạch – Kiến trúc các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), đáp ứng yêu cầu quản lý, làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các khu chức năng, các quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chung các đô thị thuộc huyện”.
Trong trường hợp chưa có quy hoạch tỉnh, Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 nêu trên để tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum chỉ đạo tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện làm cơ sở lập quy hoạch chung xây dựng xã trên địa bàn.
Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm: BXD_5047-BXD-QHKT_19102020_signed.pdf
Trung tâm Thông tin Nguồn: Công văn 5047/BXD-QHKT.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Sở Xây Dựng Vĩnh Phúc Thực Hiện Quy Định Của Pháp Luật Về Nhà Ở trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!