Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Phương Thức Phân Chia Tài Sản Thừa Kế Đất Đai Của Bố Mẹ ? # Top 11 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Phương Thức Phân Chia Tài Sản Thừa Kế Đất Đai Của Bố Mẹ ? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Phương Thức Phân Chia Tài Sản Thừa Kế Đất Đai Của Bố Mẹ ? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Hướng dẫn phương thức phân chia tài sản thừa kế đất đai

Thưa luật sư, Gia đình tôi có 5 người anh chị em. Bố chồng tôi đã mất chỉ còn lại mẹ chồng. Bây giờ mẹ chồng tôi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chồng tôi nhưng anh chồng lại không đồng ý. Vậy tôi phải làm gì để chuyển được bìa đất ?

Mong nhận được câu trả lời sớm. Xin cảm ơn Luật sư!

2. Thủ tục đăng ký cấp sổ đỏ cho nhà đất ?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Tôi làm nhà xong khoán hết từ A đến Z nhưng trong hợp đồng viết tay ( chỗ người quen ) là 750 triệu. Và tôi phải tự đóng thuế. Vậy nay tôi muốn xin đưa nhà vào sổ đỏ phải đóng thuế gì và hết bao nhiêu tiền nữa?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì:

Về nghĩa vụ tài chính khi đăng ký biến động tài sản gắn liền với đất: Lệ phí địa chính. Lệ phí này do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Do bạn không nói rõ địa phương nơi có bất động sản nên chúng tôi không thể đưa ra câu trả lời cụ thể. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm có thể trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn trực tuyến –

3. Lệ phí cấp lại sổ đỏ đất vườn và đất thổ cư ?

Thưa luật sư tôi có một thắc mắc như sau:Tôi ở Bắc Giang bị mất sổ đỏ đất thổ cư và đất vườn nay muốn cấp lại sổ đỏ mới. Xin công ty cho biết có dịch vụ chọn gói làm cho tôi được không và mức phí là bao nhiêu ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: V.M

Trả lời:

Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Mất sổ đỏ kiến bạn không thể tiến hành các thủ tục bán, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê…Hãy liên hệ với Chúng tôi để trong một khoảng thời gian ngắn nhất bạn đã được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

1. Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

2. Nội dung các công việc thực hiện của Công ty luật Minh Khuê:

Nếu quyền sử dụng đất được cấp cho mẹ chồng của chị gái bạn thì khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cần sự đồng ý của các con mà chỉ cần theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn. Nhưng nếu quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình (Căn cứ theo sổ hộ khẩu) thì cần tuân thủ quy định sau:

Quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình:

5. Ông có thể làm thủ tục tặng cho đất cho cháu không ?

Thưa luật sư, tôi là con trai thứ trong gia đình, giờ đang ở chung với ông trong một mảnh đất có diện tích 1200m2. Giờ ông muốn chia cho tôi khoảng 300m2 nhưng bà đã mất từ lâu. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của tôi thì ông tôi có thể làm thủ tục tặng cho đất ở được không? Nếu được thì cần những loại giấy tờ gì?

Tôi xin cảm ơn!

Luật đất đai năm 2013 thì ông bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục tặng cho bạn 300m2 đất nếu có đủ các điều kiện sau:

Về thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất:

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp các bên (bên nhận tặng cho và bên tặng cho) phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên thực hiện nghĩa vụ tài chính. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (nếu có) thì bạn sẽ nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ.

Thủ Tục Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Đối Với Đất Đai ? Thủ Tục Khởi Kiện Chia Tài Sản Thừa Kế ?

Có thể lấy lại được phần đất thừa kế đã cho trước đó không ? Thời hiệu khởi kiện chia tài sản thừa kế là bao lâu ? Cách chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật ? Chia di sản thừa kế như thế nào thì đúng pháp luật ? … Sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với đất đai ?

Thưa luật sư, xin cho tôi hỏi bố tôi đã mất, ông có để lại một thửa đất là tài sản của riêng ông, bố tôi để lại di chúc cho tôi, di chúc được công chứng hợp pháp theo đúng quy định của Pháp luật, bây giờ tôi muốn sang tên cho tôi thì tôi phải làm những gì ?

Mong được tư vấn, trân trọng cám ơn.

Trả lời:

Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015; Luật Đất Đai 2013. và Luật công chứng 2014. Vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai thì những thủ tục mà bạn phải thực hiện bao gồm:

1. Làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng:

Người yêu cầu công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/ cán bộ thụ lý hồ sơ

– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế

– CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)

– Giấy chứng tử của cha, mẹ bạn

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).

Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.

Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản

Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

2. Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất theo thủ tục sau:

– Bước 3: Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).

3. Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở:

Bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

– Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;

– Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).

– Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

Lệ phí trước bạ là 0,5%. Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND tỉnh ban hành áp dụng tại thời điểm đăng ký nộp lệ phí trước bạ.

Bạn có thể liên hệ với Phòng Tài Nguyên Môi Trường nơi có miếng đất đó để biết rõ hơn về trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

2. Có thể lấy lại được phần đất thừa kế đã cho trước đó không ?

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây: a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp; b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp; c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Điều này được hướng dẫn chi tiết, cụ thể Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Qua các căn cứ trên bạn có thể xác định được bố bạn có bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Thời hiệu khởi kiện chia tài sản thừa kế ?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có vấn đề cần luật sư tư vấn như sau: Cha mẹ tôi chết để lại cho 4 chị em tôi 400m2 đất (đất khai hoang từ năm 1975, khu vực này đã quy hoạch nhà ở, tuy nhiên cha mẹ tôi chưa làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Luật sư phân tích:

Theo quy định tại Điều 159 Khoản 3 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Điều 184. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Thời hiệu thừa kế được quy định theo Điều 623, Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

” Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây: a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó; b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây: a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp; b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp; c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.” ( Luật đất đai)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Cách chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Ba chồng tôi mất năm 2002, có để lại căn nhà và đất diện tích gần 300m2, hiện nay, mẹ chồng tôi đã 78 tuổi và đang đứng tên trên giấy tờ nhà đất. Giấy tờ mẹ chồng tôi đứng tên là (hộ) bà : Mẹ chồng tôi có 3 con gái, 1 con trai và 1 con nuôi hiện đang ở nước ngoài. Vậy nếu phân chia tài sản, sẽ chia như thế nào ?

Mẹ chồng tôi muốn để lại ngôi nhà này cho vợ chồng tôi nhưng các chị gái không đồng ý. Như vậy đúng hay sai. Hay phải chia tài sản ra cho tất cả các anh chị. Và nếu phần của mẹ chồng tôi cho chồng tôi có được hay không ?

Cảm ơn luật sư!

Như ta biết, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Trong trường hợp mà bạn cung cấp, thì căn nhà thuộc quyền sở hữu chung của bố mẹ chồng bạn. Hiện tại thì bố chồng bạn đã mất, thì theo điều 66 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi một bên chết như sau:

Điều 66: giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết:

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế…”.

Qua đó, mảnh đất trên ban đầu sẽ được chia đôi, một nửa khối tài sản chung sẽ được xác định là tài sản riêng của mẹ chồng bạn, mẹ chồng bạn hoàn toàn có quyền định đoạt phần tài sản này. Còn một nửa tài sản chung còn lại thuộc về bố chồng bạn sẽ được chia cho pháp luật đồng thừa kế. Do bố chồng của bạn khi mất không để lại di chúc, vì vậy phần tài sản này sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điều 651 bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 651: Những người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Do vậy, phần tài sản riêng của bố chồng bán sẽ được chia thành 6 phần chia đều cho mẹ chồng bạn và các con.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Chia di sản thừa kế như thế nào thì đúng pháp luật ?

Kính chào công ty luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn gúp tôi: Trong gia đình bà ngoại tôi có 4 người còn (3 nữ và 1 nam). Trước kia ngoại tôi có kêu mẹ tôi về ở phía sau nhà ngoại và hứa cho mẹ tôi miếng đất phía sau lưng nhà ngoại .Và thế là mẹ tôi đã xây nhà lên và tu sửa lại nhà trên ngoại. Lúc ngoại bị ốm thì có đi cắt riêng hộ khẩu cho mẹ tôi đứng tên. Chưa kịp làm giấy tờ đất thì ngoại đã mất.

Vì thế hiện giờ hộ khẩu riêng thì đã có nhưng trên giấy tờ đất thì vẫn là của chung. Lúc đầu mấy chị em có bàn với nhau là để nhà thờ. Nhưng khi về sau 2 người em kế của mẹ đã mắc nợ và đã cưỡng ép mẹ tôi phải đưa giấy tờ đất ra (người ta hay gọi nó là bằng khoán) để đi vay bên ngoài. Mẹ tôi và chị mẹ tôi thì không đồng ý vì sợ tiền mẹ đẻ tiền con rùi mất lun cả nhà lẫn đất. Nên đã bàn lại với nhau là bán hết rùi chia đều nhưng 2 người em của mẹ không đồng ý vì nói là để nhà thờ. Nhưng thật ra thì đó chỉ là cái cớ của họ.Họ muốn bắt mẹ tôi phải tự dọn đi thôi. Khi mẹ và chị mẹ tôi không đồng ý thì họ đã bàn ra kế hoạch là đi cớ mất giấy tờ để họ làm lại rồi cầm lấy đi vay.

Mẹ và chị mẹ cũng đang rất là hoang mang về chuyện này. Không biết họ làm vậy có được không? Bán không được mà chia cũng không xong. Mẹ và chị mẹ tôi giờ cũng đã lớn tuổi rồi nếu chưa giải quyết xong thì lỡ mai này họ có chuyện thì có được chuyển sang đời tôi được quyền tranh chấp với 2 người em của mẹ không? hay là người mất của cũng mất theo?

Xin luật sư tư vấn cho em biết ạ.

Em xin cảm ơn!

Do bà ngoại bạn mất và không để lại di chúc do đó tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Theo Điều 649,650 Bộ luật dân sự năm 2015

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

…….

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Quy Định Mới Năm 2022 Về Phân Chia Tài Sản Thừa Kế Là Quyền Sử Dụng Đất, Nhà Ở ?

Theo quy định tại Điều 624 Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

1.3 Di chúc miệng trường hợp nào mới được coi là hợp pháp ?

Bố mẹ bạn mất không để lại di chúc về sở hữu đất đai nhưng lại nói bằng miệng rằng cho bạn quyết định tất cả. Theo quy định tại khoản 5, Điều 630, Bộ luật dân sự năm 2015 thì: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

1.4 Thừa kế theo pháp luật:

Bên cạnh đó, tại Điều 650, Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật cụ thể:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tiếp theo, quy định tại khoản 2, Điều 651 cũng đưa ra cách phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật như sau: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.” Vì vậy, Quyền sử dụng đất sẽ được chia đều cho 5 chị em nhà bạn.

Kết luận: Nếu bạn muốn hợp thức hóa quyền sử dụng đất, một mình đứng tên chủ sở hữu mảnh đất để say này có thể bán thì: Hoặc là 4 chị, em gái của bạn từ chối quyền nhận di sản; hoặc là 4 chị, em gái của bạn đồng ý bằng văn bản để cho bạn hưởng toàn bộ di sản của bố mẹ để lại.

Biên Bản Họp Gia Đình Về Chia Thừa Kế Đất Đai Có Hiệu Lực Pháp Luật Không? Thời Hạn Chia Thừa Kế

Chia thừa kế như thế nào cho hợp pháp ? Thời hạn chia thừa kế là bao lâu ? Biên bản họp gia đình về chia thừa kế đất đai có hiệu lực pháp luật không ? … sẽ được Luật Minh Khuê tư vấn cụ thể:

1. Biên bản họp gia đình về chia thừa kế đất đai có giá trị gì?

Thưa luật sư, em có một vài thắc mắc về vấn đề đất đai rất mong anh/chị tư vấn giúp ạ. Em xin trình bày sự việc như sau: Ông bà ngoại em có cho mẹ em 1 mảnh đất từ năm 2015, đến bây giờ nhà em mới làm thủ tục tách sổ. Ông bà em sinh được 3 người con, và bà có một người con riêng.

Hồi đó đất đai rẻ nên mọi người không có vấn đề gì, bố em viết một biên bản họp gia đình và trong đó ghi xin tách đất cho con gái, đầy đủ chữ kí và ý kiến của các thành viên trong gia đình. Hiện tại ông, bà, cậu em đã mất, vậy là còn 3 người con. Đến bây giờ nhà em mượn sổ gốc của bà thì 2 người còn lại không giao, khi nhà em làm đơn ra phường thì 2 người đó nói chữ kí trong tờ viết tay đó không phải chữ kí của họ. Mà biên bản viết tay đó có chữ kí làm chứng của ông trưởng thôn hồi đó xác nhận chữ kí là đúng, và có dấu giáp lai của ủy ban xã.

Em xin hỏi anh/chị luật sư là trường hợp biên bản thỏa thuận giữa mọi người trong gia đình em có hiệu lực pháp luật không? Khả năng khởi kiện lên tòa phần thắng có cao không? Em xin nói thêm là mảnh đất nhà em đang ở hiện tại chia làm 2 phần, nhà em và nhà cậu, 2 nhà sát nhau, đều chưa làm sổ, vẫn đứng tên bà, cậu đã mất và con cậu hiện tại đang ở. Cậu em không có giấy tờ của ông bà cho hay bất kì một văn bản hay di chúc nào thừa kế.

Điều 656. Họp mặt những người thừa kế1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;b) Cách thức phân chia di sản.2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Như vậy, văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế.

Vậy với trường hợp của bạn: văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế để có hiệu lực pháp lý buộc phải qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực và phải có mặt của tất cả những người thừa kế. Vậy biên bản thỏa thuận chia tài sản thừa kế theo pháp luật giữa các thành viên trong gia đình bạn cần phải được công chứng tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng mới có hiệu lực pháp luật. Việc bạn xin dấu giáp lai của UBND xã không được coi là đã được công chứng mà chỉ được coi là chứng thực chữ ký của các đương sự. Trong biên bản có sự làm chứng của trưởng thôn và chứng thực của UBND xã đã chứng minh được trong cuộc họp có mặt tất cả các thành viên trong gia đình và biên bản có chữ ký của tất cả mọi thành viên vì vậy hai người còn lại trong gia đình bạn không thể phủ nhận điều này .

Việc ông bà bạn tuyên bố cho mẹ bạn mảnh đất đang ở hiện tại sẽ được pháp luật công nhận là di chúc miệng khi thỏa mãn các điều kiện sau :

Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

….5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

– Như vậy di chúc miệng phải có ít nhất hai người làm chứng, người làm chứng không được thuộc một trong những người sau (theo Điều 632):

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Những người làm chứng ngay sau đó phải ghi chép, cùng kí tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó.

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng phải đi công chứng, chứng thực di chúc đó.

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì di chúc miệng mà ông bà bạn để lại chưa thỏa mãn các yêu cầu về tính hợp pháp của di chúc miệng, do vậy di chúc miệng của ông bà bạn không được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, như đã trình bày ở trên, biên bản thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình bạn không có hiệu lực pháp luật do không được công chứng, do vậy khi khởi kiện ra tòa án sẽ phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

2. Tư vấn về chia thừa kế khi đã hết thời hiệu?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một số thắc mắc xin được giải đáp như sau: Ông T có 5 người con là H, Đ, M, Ch, C. Năm 1999 ông T chết không để lại di chúc. Anh C là con út và trước đó có sống chung với ông T nên sau khi ông T mất thì anh C vẫn tiếp tục sống trong ngôi nhà mà ông T để lại, còn những người anh đều đã lập gia đình và ra ở riêng. Hàng năm anh Cvẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Đến năm 2018 anh C làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, cán bộ địa chính trả lời anh là chưa thể làm được do mảnh đất này có tranh chấp. Anh H đã làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, xác định nhà đất trên là di sản thừa kế mà ông T để lại phải được chia đều cho 5 người nhưng anh C không đồng ý. (Sau khi ông T mất thì chưa có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng như không có vă bản xác nhận của cả 5 người đây là tài sản mà ông T để lại).

Anh/ chị hãy đưa ra quan điểm để giải quyết tình huống trên?

Nếu hòa giải tại UBND không được thì anh H có thể khởi kiện ra Tòa hay không?

Nếu anh H khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế thì tòa án có thụ lý hay không?

Nếu anh C nhất quyết không chịu ký vào giấy xác nhận đây là tài sản chung của các đồng thừa kế thì Tòa án có giải quyết được không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:a) Không có di chúc;b) Di chúc không hợp pháp;…

Về di sản của ông T để lại, nếu khi ông T còn sống mà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được coi là di sản. Nếu khi ông T còn sống mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì căn cứ Theo hướng dẫn tại Mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình

1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 , thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

– Nếu UBND xã không hòa giải được thì anh H có được khởi kiện ra Tòa không ?

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản…..5. Tranh chấp về thừa kế tài sản……….9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng…..

“….9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự…..”

– Nếu anh H khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế thì tòa án có thụ lý hay không?

Điều 623. Thời hiệu thừa kế1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này…..

3. Chia thừa kế như thế nào cho hợp pháp?

Thưa Luật sư, em tên H.V ở Thái Bình. Nhà em có ba chị em gái. Em là lớn, mẹ em vừa mất được hơn 1 năm. Bây giờ bố em đi lấy vợ khác. Nhà cửa đất đai, sổ đỏ được lập ra lúc mẹ em còn sống. Bây giờ bố em mất thì tài sản được chia thế nào?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

4. Đòi lại tài sản nhờ mua hộ để chia thừa kế?

Kinh chào công ty luật Minh khuê. Em có câu hỏi kính mong luật sư tư vấn giúp em. Vợ chồng em có đưa một khoản tiền cho mẹ vợ của em để nhờ mẹ vợ mua hộ mảnh đất 100m2. Vợ chồng em xây dựng và sinh sống trên mảnh đất đó được 7 năm. Như vậy em có quyền yêu cầu mẹ vợ em trao trả lại tài sran được hay không?

Theo như bạn trình bày, vợ chồng bạn đưa một khoản tiền cho mẹ vợ của bạn để nhờ mẹ vợ mua hộ mảnh đất 100m2. Vợ chồng bạn xây dựng và sinh sống trên mảnh đất đó được 7 năm. Tuy nhiên, bạn không cung cấp việc bạn đưa tiền cho mẹ vợ mua đất có giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền hay không? Hay việc mua bán giữa mẹ và chú bạn có hợp đồng mua bán nhà hay không? mảnh đất đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Trong trường hợp bạn đưa tiền cho mẹ bạn mua mảnh đất được thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền theo Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 565. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó.2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền.3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền.4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền.5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này

Điều 566. Quyền của bên được uỷ quyền1. Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền.2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận

Điều 567. Nghĩa vụ của bên uỷ quyền1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc.2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền.3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.Điều 568. Quyền của bên uỷ quyền1. Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ quyền.2. Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc uỷ quyền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

Như vậy, trong trường hợp có hợp đồng ủy quyền thì khi đó bạn mới có căn cứ để yêu cầu người được ủy quyền giao lại tài sản.

Nếu trong trường hợp, thời điểm bạn đưa tiền cho mẹ vợ nhờ thực hiện một công việc không có hợp đồng ủy quyền hoặc không có giấy viết tay hay bất kỳ một chứng cứ nào khác thì trường hợp này sẽ rất bất lợi cho bạn. Do vậy, trong trường hợp này, để đòi lại quyền lợi cho mình, bạn cần phải thu thập chứng cứ chứng minh việc mua mảnh đất đó là tiền của bạn đưa cho mẹ vợ nhờ mua hộ.

Trân trọng ./.

5. Chia thừa kế theo pháp luật như thế nào?

Kính chào Luật Minh Khuê, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Ông A và bà B (thường trú tại, quận Long Biên, Hà Nội) có 4 người con là anh Khải, anh Tài, anh Huân và chị Mai.

Tháng 5/2015 anh Khải bị tai nạn lao động chết để lại 2 con là cháu Hoàn và cháu Trinh do vợ anh là chị Chi nuôi dưỡng. Ngày 16/6/2018 khi đang trên đường đi từ Hải Phòng về Hà Nội, tại Km số 66 thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh xe ô tô của chị Mai gặp tai nạn khiến ông A và chị Mai chết tại chỗ. Ngày 19/9/2018 anh Huân khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông A. Biết rằng ông A và bà B có khối tài sản chung bao gồm: 1 căn nhà 3 tầng tại quận Long Biên, Hà Nội; 3 cuốn sổ tích kiệm tổng giá trị 2 tỷ đồng, 5 cây vàng 9999, ngoài ra ông A còn được thừa kế riêng 1 mảnh đất vườn với diện tích 1000m2 tại quê nhà do tổ tiên để lại (giấy CNQSDĐ mang tên ông A) hiện đang do mẹ ruột của ông trông coi.

Hỏi: Thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa kế đối với khối di sản của ông A là ở đâu và khi nào? Hãy chia di sản của ông A biết rằng ông không để lại di chúc, chị Mai có chồng và 1 con nuôi là bé Hạnh 6 tuổi ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Theo như trình bày của bạn, trường hợp này ông A chết và không để lại di chúc do đó di sản của ông A sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 650 B ộ luật dân sự năm 2015

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:a) Không có di chúc;…

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: 1900.6162L[email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Bộ phận Luật sư tư vấn thừa kế – Công ty Luật Minh Khuê.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Phương Thức Phân Chia Tài Sản Thừa Kế Đất Đai Của Bố Mẹ ? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!