Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Về Văn Bản Xác Nhận Bị Tai Nạn Của Cơ Quan Công An Xã, Phường, Thị Trấn Nơi Xảy Ra Tai Nạn mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu hỏi: Đề nghị BHXH Việt Nam hướng dẫn về văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn (theo đề nghị của NLĐ hoặc thân nhân của NLĐ); nếu NLĐ, thân nhân của NLĐ làm đơn công an xác nhận trực tiếp vào đơn có được không?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:
1. Sổ BHXH.
2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do BHXH Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tại Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019, BHXH Việt Nam đã ban hành Mẫu số 05A-HSB (Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp TNLĐ, BNN), trong đó trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì ghi thêm nội dung vào cuối Điểm 1 của văn bản nội dung: (biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn lập ngày … tháng … năm … của …). Trường hợp vụ tai nạn không có Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; Biên bản điều tra tai nạn giao thông thì phải ghi số, ngày tháng năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của NLĐ hoặc thân nhân của NLĐ.
.
Thời Hạn Để Xin Văn Bản Xác Nhận Bị Tai Nạn Lao Động?
Thời hạn để xin văn bản xác nhận bị tai nạn lao động?
Cho mình hỏi: Công ty mình có 1 công nhân bị tai nạn giao thông trên đường đi làm; có chị bạn làm chung thấy; chứng kiến sự việc. Vậy cho mình hỏi: theo điểm c – Khoản 5 – Điều 35 của Bộ Luật An toàn vệ sinh Lao động 2015; thì trong vòng mấy ngày kể từ ngày bị nạn; nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân đến cơ quan công an nơi nạn nhân bị tai nạn; để xin văn bản xác nhận bị tai nạn tại địa phương đó.
Khi xảy ra tai nạn lao động; người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ; tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
Tại Khoản 5 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
“5.Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;
b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;
c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.”
Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể thời hạn kể từ ngày bị nạn, người lao động hoặc thân nhân người lao động phải đến cơ quan công an xã/phường/thị trấn nơi xảy ra tai nạn đề nghị làm văn bản xác nhận bị tai nạn; mà chỉ đặt ra yêu cầu cần phải nộp văn bản xác nhận bị tai nạn đó cho Đoàn điều tra; nếu không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; biên bản điều tra tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015:
“6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; được tính từ thời điểm nhận tin báo; khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động;
b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động;
c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên;
Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này; có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần; nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này..”
Do đó, để đảm bảo thời hạn điều tra của Đoàn điều tra, thì cơ quan nhà nước cần phải tiến hành cung cấp văn bản xác nhận bị tai nạn trong thời hạn nêu trên.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Tùy vào tính chất vụ tai nạn lao động của bạn, bạn cần phải xác định được thời hạn điều tra tai nạn lao động trong trường hợp của mình là bao lâu để tiến hành yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp văn bản xác nhận tai nạn lao động cho Đoàn điều tra để được giải quyết đúng thời gian luật định. Để đảm bảo kết quả xác nhận chính xác và nhanh chóng nhất bạn hoặc thân nhân nên yêu cầu xác nhận ngay sau khi bị tai nạn.
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động và thời gian nộp
Chi trả chi phí giám định sau tai nạn lao động
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Chế Tài Áp Dụng Khi Xảy Ra Tai Nạn Giao Thông Đường Bộ
Em chào anh chị, em có một câu hỏi muốn nhờ đến công ty Luật Minh Gia như sau, mong anh chị giúp em trong tình huống này với ạ:
Tại một ngã 3 giao nhau giữa đường 2 chiều và một chiều ( Như hình ảnh e vẽ), nhà e ngay tại ngã 3 đó. Ba e vừa trong nhà đi ra và điều khiển xe chạy theo hướng 2 chiều về đường một chiều, khi vừa xuống vỉa hè cách vỉa hè 1m thì một người say rượu đang điều khiển xe trên đường 2 chiều vừa qua ngã 3 đến nhà e thì tông vào ba e. mấy ngày sau người say rượu này tử vong. Nhà e đã đến thăm viếng và bồi thường 5 triệu và trả hoàn toàn tiền mai táng phí. Họ đã bảo không gửi đơn kiện, nhưng ngày hôm qua nhà họ đã gửi đơn kiện. Ba e đã bị tam giam, vậy giờ theo tình tiết vi phạm. ba e có bị cấu thành tội phạm không và ba e nên làm gì lúc này. ba e làm ở sở tài chính của tỉnh, và đã là đảng viên.
Em xin chân thành cảm ơn, mong anh chị giải đáp giúp em trong thời gian ngắn nhất để e có thể lo cho ba e ạ !
Do bạn không cung cấp đủ những thông tin cần thiết nên chúng tôi chia ra làm 2 trường hợp:
Thứ nhất: theo kết luận điều tra của cơ quan công an bố bạn hoàn toàn không có lỗi trong vụ án này thì các quy định pháp luật Dân sự sau sẽ được áp dụng cho trường hợp của bố bạn:
Điều 623 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới…
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;…5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”
Theo những quy định trên bố bạn vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại trừ trường hợp hết thời hiệu khởi kiện (2 năm kể từ ngày bị thiệt hại xảy ra tai nạn) hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
Thứ hai, : theo kết luận điều tra của cơ quan công an bố bạn có lỗi trong vụ án này thì trường hợp của bố bạn sẽ được điều chỉnh theo quy định của BLHS mà cụ thể là Điều 202 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
Một là, Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
Hai là, Người bị hại cũng có lỗi.
Khi được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ bố bạn sẽ có cơ hội được quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS.
Gia đình bạn nên đặt tiền, tài sản có giá trị khác để bảo đảm hoặc bảo lĩnh để bố bạn được tại ngoại điều này cũng là điều kiện thuận lợi hơn để bố bạn được hưởng án treo.
Quy Trình Xử Lý Khi Xảy Ra Tai Nạn Giao Thông Đường Bộ ?
Khi xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, thì theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn luật hiện nay phải xử lý theo quy trình kép kín về vấn đề này. Luật Minh Khuê cung cấp một số quy định cụ thể như sau:
1. Quy trình xử lý khi xảy ra tai nạn Giao thông đường bộ ?
Chào Luật sư, tôi xin được tư vấn vấn đề như sau: Tôi đang tham gia giao thông bằng phương tiện xe tải 8 tạ trên đường, gặp ổ gà đánh lái tránh xe đi hẳn vào lề đường cùng chiều. cùng lúc đó có xe máy cũng đi cùng chiều va chạm vào đường sau xe của tôi, rất may người không sao xe hư hỏng nhẹ. Người lái xe máy đòi giữ 10.000.000đ, tôi không đồng ý và gọi công an giải quyết, công an huyện đã giữ lại phương tiện của tôi. Vậy tôi xin hỏi lỗi của tôi phạm phải, các bước giải quyết của công an là như thế nào?
Cảm ơn luật sư!
2. Gây tai nạn giao thông và đã bồi thường có phải chịu trách nhiệm hình sự ?
Thưa luật sư! Hôm vừa rồi em có lái xe máy đi đúng đường và có mang theo đầy đủ các giấy tờ như giấy phép lái xe …. gây tai nạn vì chạy quá tốc độ sau đó gia đình em có đưa nạn nhân đi cấp cứu và khắc phục hậu quả (nạn nhân vẫn còn sống) liệu như vậy em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Em xin chân thành cảm ơn!
Khi tham gia giao thông bạn đã vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông và gây tai nạn. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Như vậy, việc điều khiển phương tiện quá tốc độ cho phép là hành vi vi phạm quy định về điều khiển giao thông và bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên nếu việc gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân đủ yếu tố cấu thành tội phạm như đã phân tích. Việc đưa nạn nhân đi cấp cứu và bồi thường khắc phục hậu quả là những tình tiết giảm nhẹ khi bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
3. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông ?
Xin chào Công ty Luật Minh Khuê! Tôi có câu hỏi xin được tư vấn như sau: Trong khi đang chạy xe trên đường quốc lộ và là đường một chiều thì có hai thanh niên cũng đi xe moto đi ngang qua nên đã xảy ra tai nạn. Tôi bị thương không nặng lắm nhưng xe thì hư hại nghiêm trọng.Còn bên kia người ngồi sau thì không bị gì,xe cũng bị nhẹ,nhưng người điều khiển thì bị gãy chân. Sau khi xuất viện chúng tôi đã gặp nhau để thỏa thuận cách xử lí.Bố của người đó nói là tôi phải bồi thường số tiền là 25 triệu đồng.Tôi đã trình bày vì hoàn cảnh khó khăn nên vay mượn khắp nơi cũng chỉ được 15 triệu đồng nhưng bên kia không đồng ý.
Họ nói đem ra pháp luật trong khi đó người bị gãy chân chưa có bằng lái vì mới sinh năm 1997 tôi đã hỏi và người đó nói chưa có bằng.Bố của người đó nói sẽ làm bằng trước khi ra pháp luật.Như vậy tôi phải chịu và được quyền lợi như thế nào trước pháp luật ? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư Lê Minh Trường trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông
Trong trường hợp của bạn dù bạn không có lỗi gây ra vụ tai nạn giao thông nhưng vì bạn đang điều khiển phương tiện giao thông vân tải thuộc trường hợp quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 nên bạn vẫn phải bồi thường thiệt hại.
“Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra”. ( Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP
4. Xác định vi phạm khi bị xe đi ngược chiều va chạm gây tai nạn giao thông ?
Xin chào luật sư, cháu xin tư vấn về vụ việc như sau: Khi cháu đang điều khiển xe cup 50 thì có một xe máy ngược chiều mất lái và gây ra tai nạn, xe kia có 3 người gồm bố và 2 con gái, khi xảy ra tai nạn ông bố và con gái lớn văng bên làn đường bên trái (bên họ đi), con gái bé văng sang làn đường bên phải (bên cháu đi) và cháu không tránh kịp nên đã xảy ra tai nạn.
Khi đưa đến bệnh viện bác sĩ chẩn đoán con gái bé bị chấn thương sọ não và xước phần miệng con gái lớn chẩn đoán dập tay và chấn thương sọ não. Ông bố không sao và cháu chỉ hơi đau chân, xe cháu vỡ một ít yến xe kia hỏng nhẹ. Khi công an đo nồng độ cồn thì ông kia có nồng độ cồn vượt mức cho phép và không có giấy tờ xe, còn cháu không uống rượu bia, không vi phạm tốc độ, có giấy tờ xe đầy đủ. Vậy trong trường hợp này cháu có vi phạm không?
Mong nhận được thư tư vấn của luật sư sớm.Cảm ơn quý luật sư đã đọc câu hỏi!
Bạn thân mến, trong trường hợp này căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn không có lỗi vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; vì thế dù thiệt hại xảy ra khá là lớn và nghiêm trọng nhưng bạn cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Tuy nhiên, trường hợp này có thể bạn vẫn phải bồi thường thiệt hại về mặt dân sự, bởi Bộ luật Dân sự quy định như sau:
Điều 601: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
5.tai nạn giao thông gây chết người bồi thường thiệt hại như thế nào?
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Căn cứ theo quy định tại điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hư sau:
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật Minh Khuê
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Về Văn Bản Xác Nhận Bị Tai Nạn Của Cơ Quan Công An Xã, Phường, Thị Trấn Nơi Xảy Ra Tai Nạn trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!