Cập nhật nội dung chi tiết về Hong Kong Chính Thức Rút Dự Luật Dẫn Độ Gây Tranh Cãi mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Ảnh: Getty)
“Tôi bây giờ chính thức tuyên bố rút lại dự luật”, Lãnh đạo Cơ quan An ninh Hong Kong John Lee phát biểu trước cơ quan lập pháp Hong Kong hôm nay 23/10.
Trước đó, trong cuộc họp báo ngày 4/9, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng tuyên bố rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Bà Lâm khi đó khẳng định dự luật này “đã chết”.
Việc cơ quan lập pháp Hong Kong tuyên bố rút dự luật dẫn độ đồng nghĩa với việc chính quyền Hong Kong rốt cuộc đã chấp thuận 1 trong 5 yêu cầu của người biểu tình.
Ngoài yêu cầu chính thức rút dự luật dẫn độ, người biểu tình còn đòi chính quyền Hong Kong phải thành lập một ủy ban để điều tra các hành vi bạo lực của cảnh sát khi đối phó với người biểu tình, ân xá cho những người bị bắt, dừng gọi các cuộc biểu tình là các cuộc nổi loạn và khởi động lại tiến trình cải cách chính trị đang bị đình trệ.
Từ tháng 6, người dân Hong Kong đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi. Dự luật cho phép Hong Kong dẫn độ nghi phạm tới những nơi chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục.
Mặc dù bà Lâm tuyên bố dự luật dẫn độ “đã chết”, song người dân Hong Kong vẫn tiếp tục xuống đường để đòi hỏi chính quyền thực hiện thêm một số yêu cầu khác. Các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát vẫn diễn ra tại đặc khu hành chính này.
Trung Quốc bác tin thay lãnh đạo Hong Kong
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay bác bỏ thông tin do báo Financial Times có trụ sở tại Anh nói rằng, Bắc Kinh đang lên kế hoạch thay thế Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga bằng một nhà lãnh đạo “lâm thời”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết đây là “tin đồn chính trị với động cơ ngầm phía sau”.
Thành Đạt
Theo CNBC, SCMP
Mỹ Quan Ngại Dự Luật Dẫn Độ Gây Tranh Cãi Tại Hong Kong
Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại về việc Hong Kong có thể thông qua dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, sau cuộc biểu tình quy mô lớn vào cuối tuần trước.
Mỹ “quan ngại sâu sắc”
“Cuộc biểu tình ôn hòa của hàng trăm nghìn người Hong Kong hôm qua rõ ràng cho thấy sự phản đối của dư luận đối với những điều chỉnh của dự luật”, bà Ortagus phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 10/6.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc thông qua dự luật có thể sẽ ảnh hưởng tới quyền tự chủ của Hong Kong, đồng thời tác động xấu tới nỗ lực bảo vệ nhân quyền cũng như các quyền tự do cơ bản và các giá trị dân chủ của đặc khu hành chính này từ trước đến nay. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng kêu gọi lãnh đạo Hong Kong tham vấn đầy đủ với các bên có thể bị ảnh hưởng bởi dự luật.
Phát biểu của bà Ortagus được xem là phản ứng chính thức đầu tiên của chính quyền Mỹ về dự luật gây tranh cãi tại Hong Kong. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo việc thông qua dự luật có thể sẽ “gây tổn hại cho môi trường kinh doanh của Hong Kong” và buộc các công dân Mỹ đang sinh sống hoặc tới thăm Hong Kong phải tuân theo “hệ thống tư pháp thất thường” của Trung Quốc đại lục.
“Sự xói mòn liên tục của mô hình một quốc gia hai chế độ có thể gây rủi ro cho vị thế đặc biệt được thiết lập từ lâu của Hong Kong trong các vấn đề quốc tế”, bà Ortagus nói.
Trung Quốc lên tiếng
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm qua tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thông qua dự luật dẫn độ. Bà Nga cho rằng dự luật này rất quan trọng “nhằm giúp củng cố tư pháp, đồng thời bảo đảm rằng Hong Kong sẽ thực hiện các cam kết quốc tế về tội phạm xuyên quốc gia và xuyên biên giới”.
Chính quyền Hong Kong xúc tiến thông qua dự luật nhằm đơn giản hóa thủ tục dẫn độ các nghi phạm tới các khu vực nằm ngoài 20 nơi mà Hong Kong đã ký hiệp ước dẫn độ trước đó, chẳng hạn Trung Quốc đại lục, đảo Đài Loan và Macau.
Nhiều người cho rằng nếu dự luật này được thông qua, người Hong Kong, người Trung Quốc và những người nước ngoài sống tại Hong Kong đều có nguy cơ bị dẫn độ nếu họ là các đối tượng đang bị truy nã tại Trung Quốc đại lục. Họ nghi ngờ sự minh bạch và công bằng của hệ thống tư pháp Trung Quốc đại lục.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Bắc Kinh “không lo ngại về tác động của dự luật đối với môi trường kinh doanh”.
Hong Kong Rút Dự Luật Dẫn Độ
“Trước hết, chính quyền sẽ chính thức rút dự luật để xóa tan mọi lo ngại của người dân. Người đứng đầu cơ quan an ninh sẽ thực hiện quyết định này theo Quy tắc Tố tụng khi Hội đồng Lập pháp làm việc trở lại”, bà Lam nói trong bài phát biểu khoảng 10 phút được phát trên toàn bộ các kênh truyền hình ở Hong Kong lúc 17h50 (16h50 giờ Hà Nội).
Trưởng đặc khu Hong Kong cho biết kể từ tháng này, bà và quan chức đứng đầu các ngành sẽ tiếp cận người dân ở mọi cộng đồng để đối thoại trực tiếp, tìm cách giải quyết sự bất mãn trong xã hội. Bà cũng sẽ mời các lãnh đạo cộng đồng, chuyên gia và học giả độc lập kiểm tra, xem xét các vấn đề xã hội và tư vấn cho chính quyền thành phố tìm ra giải pháp.
“Về việc hủy cáo buộc và không truy tố những người biểu tình, bạo loạn, tôi đã giải thích rằng điều này trái với quy định của pháp luật và không được chấp nhận. Nó cũng đi ngược lại Luật Cơ bản, trong đó quy định các vụ truy tố hình sự phải được cơ quan tư pháp xử lý mà không có bất kỳ sự can thiệp nào”.
Quyết định rút dự luật đồng nghĩa với việc chính quyền đáp ứng một trong 5 yêu sách của người biểu tình, những người đã tuần hành suốt gần ba tháng qua để phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm tới các khu vực tài phán mà Hong Kong chưa có hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, nhiều người biểu tình tỏ ra không hài lòng, cho rằng nhà chức trách phải thực hiện tất cả các yêu cầu của người biểu tình. Trước đó họ còn yêu cầu bà Lam phải từ chức.
Hong Kong đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Biểu tình bùng phát từ ngày 9/6 gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của thành phố. Việc rút dự luật được xem là nỗ lực của chính quyền đặc khu nhằm hạ nhiệt căng thẳng.
Trưởng đặc khu Hong Kong bắt đầu thay đổi suy nghĩ về việc rút dự luật sau cuộc gặp 19 lãnh đạo thành phố cách đây hai tuần. Bà đặc biệt chú ý đến quan điểm của họ về cách giảm căng thẳng. Nguồn tin cũng nói rằng việc rút hoàn toàn dự luật là cách đơn giản nhất để giảm căng thẳng.
Tik Chi-yuen, lãnh đạo nhóm Third Side tham dự cuộc họp với bà Lam, nói rằng việc rút dự luật và khởi động cuộc điều tra độc lập là những cách thiết thực để chính phủ thể hiện sự chân thành đối thoại ở các lĩnh vực khác nhau.
Thị trường chứng khoán Hong Kong và châu Á tăng sau khi có tin tức về việc Hong Kong rút dự luật dẫn độ.
Huyền Lê (Theo SCMP, Reuters)
Hong Kong: Bà Carrie Lam Tuyên Bố Rút Dự Luật Dẫn Độ
Lời nói đầu:Bản quyền hình ảnhANTHONY WALLACE/Getty ImagesImage captionLãnh đạo Hong Kong Carrie Lam sắp tuy
Bản quyền hình ảnhANTHONY WALLACE/Getty ImagesImage caption
Lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam sắp tuyên bố chính thức rút dự luật dẫn độ
Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam nói bà sẽ rút dự luật dẫn độ gây tranh cãi, nguồn cơn gây ra các cuộc biểu tình mấy tháng qua.
Dự luật được đưa ra hồi tháng Tư có nội dung cho phép việc dẫn độ các nghi phạm phạm tội hình sự về Trung Hoa lục địa.
Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc
Telegram giúp người biểu tình Hong Kong ‘trốn’ an ninh TQ
Hong Kong: Carrie Lam nói ‘chưa bao giờ xin Bắc Kinh cho từ chức’
Dự luật bị ngưng vào tháng Sáu, khi bà Lam nói nó “đã chết”, nhưng bà không rút lại.
Việc rút loại hoàn toàn dự luật là một trong năm đòi hỏi chính của người biểu tình, những người cũng đòi hỏi các quyền dân chủ đầy đủ.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Tư, bà Lam cũng thông báo rằng hai quan chức cao cấp sẽ tham gia cuộc điều tra đang diễn ra về hành động của cảnh sát trong các cuộc biểu tình.
Phải có cuộc điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát ra tay tàn nhẫn với người biểu tình cũng là một yêu cầu khác của các nhà hoạt động.
Năm đề xuất của người biểu tình, được nêu trong một báo cáo mà Reuters được tiếp cận, gồm bãi bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ, điều tra độc lập về việc cảnh sát dùng bạo lực tấn công người biểu tình, bầu cử tự do dân chủ cho Hong Kong, bỏ thuật ngữ ‘bạo động’ khi mô tả về các cuộc biểu tình ở Hong Kong, bãi bỏ các cáo buộc đối với những người biểu tình hiện đang bị bắt giữ.
Trong một ghi âm bị rò rỉ hồi đầu tuần, bà Lam nói ‘nếu có lựa chọn, tôi sẽ từ chức’. Bà cũng nói hiện nay bà không dám đi đâu, kể cả đi cắt tóc hay mua sắm.
Hong Kong hiện đang trong tuần biểu tình thứ 14. Va chạm bạo lực đã xảy ra giữa cảnh sát và các nhà hoạt động trong dịp cuối tuần rồi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hong Kong Chính Thức Rút Dự Luật Dẫn Độ Gây Tranh Cãi trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!