Đề Xuất 4/2023 # Hoạt Động Tín Dụng Đen: Thiếu Chế Tài Xử Lý Đủ Mạnh # Top 12 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 4/2023 # Hoạt Động Tín Dụng Đen: Thiếu Chế Tài Xử Lý Đủ Mạnh # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hoạt Động Tín Dụng Đen: Thiếu Chế Tài Xử Lý Đủ Mạnh mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nên chăng cần thiết phải có chế tài mạnh, xử lý hình sự để có sự răn đe, hạn chế được hoạt động tín dụng đen? Báo Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Đào Tơ -Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Huy để làm rõ vấn đề này.

Để ngăn chặn và loại bỏ hoàn toàn tín dụng đen là một việc làm rất khó khăn. Bởi lẽ, có cầu thì ắt sẽ có cung. Hơn nữa, hoạt động tín dụng đen không chỉ hoạt động tại Việt Nam mà còn hoành hành, len lỏi ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

Hiện nay, phần lớn các cửa hàng cầm đồ tiến hành cho vay, hỗ trợ tài chính, một hình thức của hoạt động tín dụng đen. Liệu các cửa hàng này có vi phạm pháp luật không, thưa bà?

– Việc cho vay vốn (tín dụng) là một bên cung cấp nguồn tài chính (bên cho vay) cho đối tượng khác (bên đi vay), trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường có kèm theo lãi suất. Trong khi đó, Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng Nhân dân. Như vậy, cửa hiệu cầm đồ không phải là tổ chức tín dụng nên không có chức năng cho vay, hỗ trợ tài chính. Hành vi cho vay tiền của cửa hàng cầm đồ đã vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính theo Điều 25 Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư. Cụ thể, vi phạm về việc kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký DN sẽ bị phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh ngành, nghề không có trong Giấy chứng nhận đăng ký DN.

Cần giải pháp căn cơ Thưa bà, vậy giải pháp nào để ngăn chặn, hạn chế hoạt động và phát triển của tín dụng đen?

– Để ngăn ngừa hoạt động tín dụng đen, việc nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường cho vay cũng là một biện pháp hết sức căn cơ cần tính đến. Theo đó, cần tăng cường, đẩy mạnh sự phát triển của tín dụng ngân hàng, tín dụng tài chính, giúp chiếm lại thị phần của tín dụng đen, hạn chế tình trạng cho vay lãi nặng.

Thứ nhất, các cơ quan quản lý, nhất là Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các chính sách vĩ mô hỗ trợ DN, tư nhân có nhu cầu đầu tư tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Muốn vậy, các nhà hoạch định chính sách cần có lộ trình, giải pháp khuyến khích đa dạng hóa các kênh huy động vốn, hạn chế tình trạng tín dụng đen. Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt, kịp thời và ổn định, phù hợp với cơ chế thị trường; hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường. Cần thực hiện triệt để và kiên trì các giải pháp hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, tư nhân có thể tiếp cận được sự hỗ trợ của Chính phủ. Qua đó, phát huy tốt nhất hiệu ứng của gói kích thích này đối với nền kinh tế.

Thứ hai, đối với các tổ chức tín dụng, cần sớm xây dựng chính sách tín dụng riêng phù hợp đối với các DN, nhà đầu tư tư nhân thành lập các bộ phận tín dụng riêng dành cho các DN nhỏ và vừa. Đồng thời, nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của DN sau khi giải ngân; tăng cường quản lý rủi ro, quản lý nợ xấu. Cần hướng dẫn cải cách thủ tục lập hồ sơ tín dụng theo hướng đơn giản hơn, tạo điều kiện cho khách hàng nhanh chóng tiếp cận vốn. Đối với chính sách lãi suất, các tổ chức tín dụng nên phân tích và đánh giá chính xác mức sinh lời để từ đó xác định mức lãi suất cho vay hợp lý, đảm bảo đôi bên cùng phát triển.

Đối với giao dịch cho vay lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định của pháp luật thì xử lý như thế nào, thưa bà?

– Để ngăn chặn hoạt động của tín dụng đen cũng cần phải thường xuyên và kịp thời thực hiện các chính sách ưu đãi, chia sẻ khó khăn về lãi suất với các khách hàng gặp khó khăn. Qua đó, hỗ trợ khách hàng phát triển bền vững và gắn bó với ngân hàng; phát huy vai trò của hiệp hội ngân hàng trong việc thực hiện chính sách lãi suất ổn định, đồng nhất, để vừa đảm bảo lợi ích kinh doanh của ngân hàng, vừa tránh những xáo trộn về mặt bằng lãi suất gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cùng đó, chú trọng xây dựng hệ thống ngân hàng và quỹ tín dụng đến tận nông thôn. Mở rộng đối tượng được hưởng chính sách cho vay không cần bảo đảm tài sản (tín chấp) nhằm thực hiện một số mục tiêu chính sách, xã hội. Tiếp tục duy trì cơ chế lãi suất trong giao dịch dân sự ngoài lĩnh vực ngân hàng.

Ngoài ra, về xử lý hành chính cần bổ sung quy định đối với giao dịch cho vay lãi suất cao hơn mức lãi suất quy định của pháp luật từ 3 lần thì bị phạt tiền và phạt bổ sung, tịch thu sung công toàn bộ tiền lãi thu lợi bất chính. Quy định trên giao thẩm quyền xử lý cho các cơ quan tư pháp áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các cơ quan công an, tư pháp xã phường hoặc tại Tòa án khi có đơn thư tố cáo, điều tra, hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp phát hiện.

Xung quanh “luật rừng” của những kẻ kinh doanh tín dụng đen đã nêu ở trên, cần phải có chế tài mạnh, xử lý hình sự?

– Tín dụng đen đã và đang tồn tại ẩn nấp dưới rất nhiều hình thức. Hiện nay, tình trạng các băng nhóm kinh doanh tín dụng đen, đòi nợ thuê cho các tổ chức tín dụng đen, núp dưới danh nghĩa các công ty, cửa hàng cầm đồ, bảo vệ. Nó làm gia tăng tỷ lệ về các vụ án như cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bắt cóc, giết người… gây hoang mang dư luận, mất trật tự, an toàn xã hội. Để đòi được nợ, các đối tượng tìm cách siết nợ, sử dụng công nghệ, tìm điểm yếu để ép buộc con nợ thanh toán tiền gốc và lãi. Tuy nhiên, xét về các hệ lụy, đây là tội phạm hết sức nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội.

Điều 201 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tuy nhiên vẫn chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, trước hết cần sớm phát hiện xử lý, ngăn chặn từ đầu những băng nhóm tín dụng đen, đồng thời, áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Chế tài hình sự cần chỉ rõ đối với các trường hợp sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ ra sao, việc áp dụng Bộ luật Hình sự như thế nào. Đặc biệt, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cần có văn bản giải thích cụ thể về vấn đề này.

Xin cảm ơn bà!

Vẫn Vướng Trong Xử Lý Tín Dụng Đen

Nhiều hình thức cho vay ngang hàng tại Việt Nam thực chất là biến tướng của hoạt động tín dụng đen.

Cục Cảnh sát Hình sự thuộc Bộ Công an cho biết, việc đối phó với tội phạm tín dụng đen còn gặp một số khó khăn. Trước hết là khó khăn trong phát hiện, thu thập, củng cố chứng cứ bởi các đối tượng có nhiều thủ đoạn như cất giấu hợp đồng ở những nơi kín đáo, sử dụng mạng xã hội để chốt hợp đồng, cho vay dưới dạng chơi họ, hụi trong thời gian ngắn. Mặt khác, chưa có quy định xử phạt hành chính thay thế các quy định đang bất cập và khó áp dụng biện pháp tạm giam đối tượng do tội danh quy định là tội ít nghiêm trọng.

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất thỏa thuận giữa các bên cho vay không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Điều 201 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định lãi suất trên 100%, thu lời bất chính trên 30 triệu đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay lãi suất tín dụng đen có khi lên đến 300 – 700%/năm nhưng không dễ xử lý.

Đại tá Phạm Văn Tám, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết, còn nhiều vướng mắc khi áp dụng quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015. Đó là, chưa quy định và hướng dẫn rõ số tiền thu lời bất chính tính theo số tiền lãi thu được có khấu trừ số tiền lãi cao nhất trong giao dịch dân sự (20%) hay không, cách xử lý số tiền thu lời bất chính và số tiền gốc vay, có được cộng số tiền phí các đối tượng thu của người đi vay với tiền lãi để tính tiền thu lời bất chính hay không, cách tính lãi quá hạn…

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật

Từ những vướng mắc nêu trên, Đại tá Phạm Văn Tám cho rằng cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo giải quyết triệt để tín dụng đen. Đồng thời, đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu ban hành, mở rộng loại hình/sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân; Bộ Công an cần chủ động, quyết liệt trong đấu tranh, phòng ngừa, phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong xử lý tội phạm “tín dụng đen”.

Chính phủ cần ban hành các quy định làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý và kiểm soát đối với các hoạt động tài chính ứng dụng công nghệ mới. Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2019/NĐ-CP điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của họ, hụi, biêu, phường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có các quy định pháp lý đối với hình thức cho vay ngang hàng, đặc biệt là trên thực tế cho thấy đa số hình thức cho vay ngang hàng thực chất là hoạt động của tín dụng đen với lãi suất rất cao và áp dụng hình thức đòi nợ theo kiểu xã hội đen.

“Quản lý chặt chẽ không có nghĩa là cấm hay cản trở sự phát triển của các sản phẩm công nghệ tài chính hiện đại, nhưng với những gì đã xảy ra ở các nước mà điển hình là ở Trung Quốc thì các hoạt động này cần phải được quản lý và giám sát trong một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch với những quy định cụ thể và chế tài xử lý nghiêm minh đủ sức răn đe”, ông Đức nói.

Bên cạnh đó, theo ông Đức, Chính phủ và NHNN sớm ban hành các quy định khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) phát triển các sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nghèo. Mặc dù vậy, việc phát triển hoạt động cho vay để góp phần đầy lùi tín dụng đen là một thách thức không nhỏ đối với các TCTD vì các khoản vay loại này vẫn có mức độ rủi ro và chi phí lớn.

Tín Dụng Đen Là Gì? Cẩn Thận Với Cạm Bẫy Tín Dụng Đen

Hiện nay, nhu cầu vay tiền của nhiều người ngày càng tăng cao, để đáp ứng nhu cầu vay tiền nhanh, gọn, lẹ cho khách hàng, các tổ chức tín dụng đen bắt đầu mọc lên đầy rẫy và hoạt động ngoài vòng pháp luật. Vậy tín dụng đen là gì? Tín dụng đen là tốt hay xấu? Cách nhận biết tín dụng đen như thế nào?

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện bởi một hoặc một nhóm cá nhân nào đó có thể là tổ chức ngoài vòng kiểm soát của pháp luật với lãi suất vượt quá mức lãi suất cho vay mà pháp luật Việt Nam quy định. Mức lãi suất cho vay theo quy định Nhà nước không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của ngân hàng Nhà nước.

Ngược lại với tín dụng đen, những hoạt động tín dụng thực hiện theo quy định pháp luật, có tính pháp lý bảo vệ người vay và người cho vay còn được gọi là ” tín dụng trắng “.

Tín dụng đen không chịu sự quản lý của Nhà nước nên sẽ có rất nhiều rủi ro và nguy hiểm đối với bên cho vay và bên đi vay. Thế nên, trước khi muốn vay tiền bạn cần phải lưu ý tìm hiểu thật kỹ tổ chức cho vay đó để tránh rơi vào cái bẫy của những tổ chức tín dụng đen giăng ra.

Cách nhận biết tín dụng đen

Để nhận biết được tổ chức cho vay tiền đó có phải là tín dụng đen hay không, bạn có thể nhận biết qua 5 cách sáu đây:

2. Thủ tục vay

Thông thường đối với các công ty tài chính cho vay tín dụng trắng sẽ yêu cầu người đi vay xuất trình chứng minh nhân dân photo, sổ hộ khẩu hoặc KT3 photo, ảnh 3 x 4 và một số giấy tờ khác chứng minh thu nhập tùy vào loại vay mà khách hàng đăng ký.

Còn đối với các tổ chức cho vay tín dụng đen họ chỉ cần để lại chứng minh thư, bằng lái xe hay thẻ ATM,… là có thể vay tiền được. Thủ tục cho vay “tín dụng đen” rất đơn giản, nhanh chóng, hồ sơ được duyệt rất nhanh chỉ trong vòng 10 phút đến 30 phút mà thôi.

3. Lãi suất vay

Đối với các ngân hàng, công ty tài chính thì mức lãi suất này rơi vào khoảng 20 – 35%/năm tức là khoảng 800 – 1.100 đồng/1 triệu/ngày.

Lãi suất cho vay tiền của các tổ chức tín dụng đen nằm trong khoảng 108 – 360%/năm tương đương khoảng 3.000 – 10.000 đồng/1 triệu/ngày. Tiền trả chậm sẽ bị xử lý theo “luật rừng”, “luật giang hồ”,… hoặc đội chuyên đòi nợ thuê trấn áp rất hung hăng, dữ tợn.

4. Hợp đồng vay tiền

Khi bạn muốn vay tiền tại các công ty tài chính hay ngân hàng thì họ sẽ cung cấp cho bạn hợp đồng vay đi kèm các điều khoản rõ ràng như cách thức thanh toán, thời hạn trả nợ, lãi suất, phí phạt trả trước, phí phạt trả sau…

Còn đối với những tổ chức cho vay tín dụng đen sẽ không có nhiều quy định và các điều khoản rõ ràng như vậy. Hợp đồng đơn giản, thỏa thuận bằng miệng thậm chí không có giấy tờ kèm theo.

Tốt nhất bạn nên lên mạng để tìm hiểu các mẫu hợp đồng cho vay tín dụng tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính để biết về các điều khoản cần có như thế nào.

5. Các thông tin trên mạng

Thông thường những tổ chức tài chính cho vay tín dụng trắng sẽ có các trang web riêng được cấp phép theo quy định pháp luật rất uy tín và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm lịch sử trên các trang mạng internet, kiểm tra thông tin và đánh giá của khách hàng.

Còn đối với các tổ chức tín dụng đen thường tồn tại một địa điểm nhỏ, trang web cũng không có đủ các thông tin về cấp phép hoạt động.

Phân biệt tín dụng đen với vay tín chấp

Tín dụng đen và vay tín chấp đều là hình thức vay vốn có thủ tục nhanh gọn và đơn giản. Tuy nhiên, hai loại hình vay tiền này có sự khác biệt rất lớn cả về tính chất lẫn cách thức giải quyết hợp đồng mà bạn cần phải phân biệt rõ.

Cảnh giác với “tín dụng đen” hiện nay

Nếu bạn đang cần tiền gấp đôi khi sẽ trở nên mất cảnh giác và rơi vào những hình thức vay tín dụng đen tràn lan hiện nay. Để tránh xa những tổ chức cho vay này, bạn cần phải:

– Bạn nên tìm hiểu rõ thông tin trước khi vay vốn từ các ngân hàng hoặc website tài chính uy tín có sự đảm bảo của Bộ công thương càng tốt.

– Trước khi quyết định vay vốn tại một tổ chức nào đó, hãy tham khảo ý kiến bạn bè, người thân, đồng nghiệp để có những thông tin cũng như lời khuyên hữu ích.

– Nếu nhu cầu vay tiền của bạn không thật sự cần thiết thì hãy cần nhắc việc vay vốn để tránh xa những “cạm bẫy” tín dụng đen mà bạn có nguy cơ rơi vào.

Chế Tài Trong Hoạt Động Thương Mại

Chế tài trong hoạt động thương mại

Nền kinh tế thị trường ở nước ta dựa trên sự thiết lập nền tảng pháp lí quyền tự do kinh doanh trong quan hệ thương mại và phương thức hình thành chủ yếu là thông qua các quan hệ hợp đồng. Các quan hệ hợp đồng trong thương mại cũng vì thế mà trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Hiện tượng vi phạm hợp đồng cũng diễn ra nhiều hơn. Để giúp đảm bảo cam kết giữa các bên được thực hiện, hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do hành vi của bên vi phạm hợp đồng pháp luật về chế tài trong thương mại ra đời và ngày càng hoàn thiện hơn.

Điều 292 Luật thương mại 2005 đã quy định cụ thể vấn đề này:

Chế tài trong hoạt động thương mại là sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên vi phạm hợp đồng trong thương mại.

Căn cứ chung để áp dụng chế tài:

Có hành vi vi phạm: Bao gồm các hành vi thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây là căn cứ cần được đưa ra chững minh trong việc áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài.

Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra. Căn cứ này bắt buộc phải được viện dẫn khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế.

Có lỗi của bên vi phạm, đây là căn cứ bắt buộc phải có để áp dụng đối với tất cả các loại chế tài

Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm khác nhau mà các chủ thể có thể phải chịu những loại chế tài khác nhau sau đây:

Buộc thực hiện đúng hợp đồng:

Căn cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm

Biểu hiện: Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Trong thời gian áp dụng chế tài này bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài này trong thời gian do bên bị vi phạm ấn định thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài khác để bảo vệ quyền lợi của mình.

Căn cứ: Có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm, có thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng

Biểu hiện: Bên vi phạm sẽ trả cho bên bị vi phạm 1 khoản tiền nhất định do các bên thỏa thuận trong hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm trong hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Bồi thường thiệt hại: Được áp dụng để khôi phục bù đắp những lợi ích vật chất bị mất mát của bên bị vi phạm

Căn cứ: Có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, có lỗi của bên vi phạm

Nếu các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu các bên có thỏa thuận phạt vị phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả 2 chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm

Đối với hai hình thức chế tài Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại chúng ta cần có sự phân biệt nếu không các chủ thể sẽ áp dụng không đúng:

Về Cơ sở để áp dụng, đối với việc phạt hợp đồng Phải có sự thỏa thuận của các chủ thể về việc áp dụng biện pháp phạt hợp đồng và không cần có thiệt hại do hành vi vi phạm cũng có thể áp dụng, trong khi đó việc bồi thường thiệt hại Không cần có sự thỏa thuận và biện pháp này sẽ được áp dụng khi có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho chủ thể bị vi phạm trên thực tế.

Mục đích chủ yếu việc phạt hợp đồng chủ yếu là ngăn ngừa vi phạm còn bồi thường thiệt hại là Khắc phục hậu quả thiệt hại do vi phạm

Mức độ thiệt hại về vật chất của chủ thể bị áp dụng việc phạt hợp đồng Do thỏa thuận của các bên. Tối đa không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm còn bồi thường thiệt hại Tùy theo mức độ thiệt hại. Thiệt hại được tính bao gồm cả thiệt hại thực tế và trực tiếp do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, những khoản lợi mà người bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Các loại chế tài khác

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Là hình thức chế tài theo đó 1 bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận hành vi vi phạm này là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Khi hợp đồng bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng phải báo cho bên kia biết về việc tạm ngừng. Trường hợp không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia

Đình chỉ thực hiện : Là việc 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng

Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm 1 bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật thương mại.

Bên đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia về việc đình chỉ

Hủy bỏ là hình thức chế tài theo đó 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ HĐ làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết

Căn cứ hủy bỏ hợp đồng:

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

Bên cạnh các chế tài được quy định nêu trên các bên thoả thuận về các hình thức chế tài. Tuy nhiên việc thỏa thuận đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Như vậy, trong quan hệ thương mại, giữa các chủ thể khi giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận về các chế tài xử lý vi phạm trong bản hợp đồng ký kết giữa các bên. Khi một trong các bên vi phạm có thể sẽ phải chịu các hình thức chế tài nêu trên trừ trường hợp được miễn trách nhiệm theo quy định. Nếu các bên không tự nguyện thực hiện có thể yêu cầu Tòa án hoặc trong trường hợp có thỏa thuận trọng tài thì sẽ đề nghị cơ quan rong tài giải quyết.

Nguồn tin: http://hanam.gov.vn/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hoạt Động Tín Dụng Đen: Thiếu Chế Tài Xử Lý Đủ Mạnh trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!