Cập nhật nội dung chi tiết về Hình Thức Văn Bản Ủy Quyền Và Việc Xác Định Loại Ủy Quyền mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền
“Hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền”.
Quy định này chưa rõ ủy quyền phải qua công chứng, chứng thực trong những trường hợp nào.
Theo quy định tại Điều 102 “Bộ luật dân sự 2015” đại diện theo pháp nhân có thể đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập pháp nhân hoặc trong điều lệ của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện nhiệm vụ đại diện. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi của người đại diện theo ủy quyền. Để xác định rõ trách nhiệm của pháp nhân hay trách nhiệm của cá nhân cần phải quy định cụ thể về hình thức ủy quyền.
Thông thường người đứng đầu pháp nhân chỉ phụ trách việc điều hành tổng thể, còn các cấp phó mỗi người phụ trách một công việc nhất định. Đây là loại hình thức ủy quyền chuyên biệt, thường xuyên và người được ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người ủy quyền về mảng công việc của mình.
Trong quá trình thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự, nhiều vụ kiện giữa pháp nhân với cá nhân không có đăng ký kinh doanh nảy sinh các tranh chấp trong các quan hệ hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thông thường, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là giám đốc, hoặc tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó đứng ra khởi kiện, ký tên, đóng dấu vào đơn khởi kiện hoặc ủy quyền cho người khác khởi kiện.
Thực tiễn tại các Tòa án đã có nhiều trường hợp, phó giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc) đứng đơn khởi kiện hoặc ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác đại diện tham gia tố tụng, trong nhiều vụ kiện người đứng đầu pháp nhân không lập hợp đồng ủy quyền mà thông qua giấy giới thiệu của cơ quan với nội dung ủy quyền cho công chức hoặc nhân viên của mình thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền. Việc có chấp nhận hay không chấp nhận các văn bản ủy quyền này đặt ra nhiều vấn đề.
Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nội dung trong việc bổ sung điều luật về hình thức ủy quyền, loại ủy quyền, Toà án nhân dân tối cao nên sớm có văn bản hướng dẫn giải thích về hình thức ủy quyền tố tụng, cụ thể là đối với chủ thể ủy quyền của loại hình ủy quyền mang tính chuyên biệt (không riêng đối với ủy quyền của Chủ tịch UBND); hình thức văn bản ủy quyền tham gia tố tụng có phải qua công chứng, chứng thực hay không? Có phải lập hợp đồng ủy quyền hay chỉ là giấy ủy quyền, hoặc giấy giới thiệu – đối với cơ quan, tổ chức?
Công Chứng Văn Bản Ủy Quyền
(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động – Thủ tục thành lập công ty cổ phần
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH – Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp – Thủ tục đơn phương xin ly hôn
(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam – Thủ tục giải thể doanh nghiệp
(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân –Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài –Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần – Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần –Thủ tục kết hôn với người nước ngoài
(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần – Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?
(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn – Quyền chia thừa kế nhà đất
(Dân trí)–Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng – Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự
Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như: sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..
Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác, Dịch thuật công chứng.
I- HỒ SƠ, GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ
Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của ( Vợ + Chồng…)
( CMND phải rõ ràng không rách nát, tẩy xoá, còn thời hạn sử dụng )
Giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng bên ủy quyền; Nếu là trường hợp chưa có vợ/chồng thì cần có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (CMND phải rõ ràng không rách nát, tẩy xoá và còn thời hạn sử dụng)
Khác Biệt Giữa Giấy Ủy Quyền Và Hợp Đồng Ủy Quyền
Có sự khác biệt giữa Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền.
Cụ thể, Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; đối với Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương). Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.
Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
Trên thực tế cũng có một số trường hợp lập Giấy ủy quyền nhưng lại có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là Hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết.
Do bạn không nói rõ về Giấy ủy quyền mà bạn đã lập cho người bạn được thực hiện dưới hình thức nào nên chúng tôi đặt ra một số trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất, Giấy ủy quyền được bạn lập tại tòa án. Trường hợp này bạn có thể đến trực tiếp tòa án làm văn bản hủy bỏ việc ủy quyền đó. Nếu bạn chưa có điều kiện về Việt Nam thì bạn có thể đến cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước bạn đang cư trú để lập giấy này. Sau khi được cơ quan ngoại giao chứng thực, bạn gửi văn bản này về tòa án đang thụ lý hồ sơ. Bạn lưu ý là sau khi tòa án nhận được giấy này thì tòa án sẽ triệu tập bạn với tư cách đương sự trong vụ án đó mà không triệu tập người nhận ủy quyền nữa. Nếu bạn không có mặt theo triệu tập thì tòa án sẽ giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thứ hai, Giấy ủy quyền lập tại Phòng công chứng và không có chữ ký của người nhận ủy quyền. Trường hợp này bạn thực hiện tương tự như ở trường hợp thứ nhất hoặc bạn cũng có thể đến phòng công chứng đã công chứng Giấy ủy quyền trước đây để lập văn bản hủy giấy.
Trường hợp thứ ba, Giấy ủy quyền lập tại Phòng công chứng và có chữ ký của người nhận ủy quyền. Trường hợp này sẽ có hai tình huống xảy ra.
Tình huống thứ nhất, người bạn của bạn đồng ý hủy bỏ hợp đồng ủy quyền. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng, bạn và người bạn của bạn đến nơi đã công chứng giấy ủy quyền trước đây cho bạn để lập văn bản hủy bỏ hợp đồng ủy quyền. Khi lập văn bản này tại phòng công chứng phải có mặt của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Đối với trường hợp này, bạn không thể lập văn bản hủy việc ủy quyền từ nước ngoài.
Tình huống thứ hai, người bạn của bạn không đồng ý hủy bỏ hợp đồng ủy quyền hoặc đồng ý hủy bỏ hợp đồng nhưng đưa ra những điều kiện nhất định mà bạn không chấp nhận. Trường hợp này bạn không thể hủy bỏ hợp đồng ủy quyền như quy định tại Điều 44 nói trên. Để chấm dứt việc ủy quyền, bạn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự (Luật Công chứng hiện hành không quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền).
Theo quy định tại Điều 588, trong trường hợp uỷ quyền có thù lao (tiền công), bạn (người ủy quyền) có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bạn của bạn (bên được uỷ quyền) tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại. Nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý. Để tòa án biết việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền, bạn cần làm văn bản thông báo gửi cho tòa án. Văn bản có thể lập trực tiếp tại tòa án hoặc lập tại cơ quan đại diện ngoại giao rồi gửi về cho tòa án.
Luật sư Vũ Tiến Vinh Công ty luật Bảo An, Hà Nội
Các Mẫu Giấy Ủy Quyền Và Hợp Đồng Ủy Quyền Thông Dụng
Giẩy ủy quyền là dạng thỏa thuận dân sự cho cá nhân, tổ chức khác thay mặt giải quyết công việc trong một thời gian và phạm vi nhất định. Giấy ủy quyền thường chỉ ghi nhận nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền, nên trường hợp thỏa thuận ủy quyền có ghi nhận việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền thì văn bản ủy quyền thuộc dạng Hợp đồng ủy quyền.
Nội dung giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền thông dụng
Bộ luật dân sự 2015 không quy định Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền phải gồm những nội dung gì mói đảm bảo hiệu lực về hình thức văn bản, do vậy nhiều trường hợp trên thực tế nội dung của Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền giống hệt nhau (Chỉ khác về tiêu đề văn bản). Thông thường nội dung của Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền sẽ có các điểm chính sau
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
GIẤY ỦY QUYỀN / HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày tháng năm 2021, tại ……………… Chúng tôi gồm
I. BÊN UỶ QUYỀN (Bên A)
II. BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN (Bên B):
Đồng ý ký Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền này với những nội dung sau:
Điều 1: Nội dung công việc được ủy quyền
Ví dụ: Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt nhận hàng hóa do Công ty XYZ giao cho Bên A theo hợp đồng số 123/2021/HĐMB.
Điều 2: Thời hạn ủy quyền
Điều 3: Thỏa thuận về phí dịch vụ hoặc thù lao được nhận của người được ủy quyền (Không bắt buộc)
Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên ủy quyền (Không bắt buộc)
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận ủy quyền (Không bắt buộc)
Điều 6: Cam kết của các bên.
BÊN UỶ QUYỀN BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN
✔ Ủy quyền sử dụng xe ô tô
Ủy quyền sử dụng xe ô tô là dạng thỏa thuận thường gặp trong việc tổ chức, cá nhân giao xe cho cá nhân để thực hiện công việc như khai thác, sử dụng xe hoặc kinh doanh. Với giá trị tài sản lớn và nhiều phát sinh có thể dẫn đến tranh chấp giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền vì thế văn bản ủy quyền nên lập thành hợp đồng để chi tiết quyền, nghĩa vụ của các bên.
✔ Ủy quyền nhận lương hưu
✔ Ủy quyền quản lý tài sản, ủy quyền cho thuê xe, ủy quyền cho thuê nhà
Ủy quyền quả lý tài sản thường gặp trong thực tế gồm ủy quyền cho thuê xe, ủy quyền cho thuê nhà, … là quan hệ ủy quyền không thuộc quyền nhân thân nên được phép lập giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền không công chứng, chứng thực. Việc công chứng chỉ áp dụng khi nội dung công việc được ủy quyền thực hiện thông qua việc công chứng.
Ví dụ: Khi ký hợp đồng thuê nhà công chứng thì giấy ủy quyền/ hợp đồng ủy quyền thay mặt ký hợp đồng cho thuê nhà cũng phải công chứng, chứng thực.
✔ Ủy quyền của người nước ngoài
Người nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự thường bị hạn chế về mặt ngôn ngữ, do đó khi lập giấy ủy quyền nên ghi nhận thông tin phiên dịch và xác lập rõ việc người nước ngoài đã được nghe phiên dịch đọc đầy đủ nội dung thỏa thuận và hiểu rõ. Nhiều trường hợp khi người nước ngoài ủy quyền hoặc được ủy quyền ký hợp đồng thì hợp đồng có thể bị đối tác tuyên vô hiệu nếu có căn cứ thấy rằng việc ký hợp đồng là do nhầm lẫn, do lừa dối ép buộc.
Hợp đồng ủy quyền nhà đất theo quy định mới
Luật sư chia sẻ riêng quy định về hợp đồng ủy quyền nhà đất bởi đây là dạng hợp đồng tuy đơn giản nhưng lại chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật, nhiều luật và bộ luật khách nhau. Khi lập Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền nhà đất Quý vị cần lưu ý những nguyên tắc sau
Quy định về ủy quyền lại và nghĩa vụ thực hiện công việc được ủy quyền
Ủy quyền lại là thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ thực hiện công việc được ủy quyền từ người được ủy quyền cho bên thứ 3. Để có thể thỏa thuận ủy quyền lại các bên khi giao kết Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền cần lưu ý:
✔ Bên ủy quyền được quyền ghi nhận rõ việc chấp thuận, hay không chấp thuận, hoặc ràng buộc việc không được ủy quyền lại khi thực hiện công việc được ủy quyền trong Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền.
✔ Bên được ủy quyền khi ủy quyền lại phải chịu trách nhiệm theo thỏa thuận tại Giấy ủy quyền/ Hợp đồng ủy quyền đã ký với bên ủy quyền nếu bên thứ 3 được ủy quyền lại không hoàn thành công việc được ủy quyền.
Công ty Luật Trí Nam luôn sẵn sáng tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Quý vị theo yêu cầu. Thông tin liên hệ vui lòng gọi
✔ Báo giá dịch vụ pháp lý gọi:
✔ Tư vấn pháp luật qua điện thoại:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hình Thức Văn Bản Ủy Quyền Và Việc Xác Định Loại Ủy Quyền trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!