Xem 16,137
Cập nhật nội dung chi tiết về Hiến Pháp Không Phải Là Văn Bản Có Giá Trị Pháp Lý Cao Nhất mới nhất ngày 20/05/2022 trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, bài viết này đã thu hút được 16,137 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Hầu như trong chúng ta ai cũng cho rằng Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dưới Hiến pháp là Luật, Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản dưới luật. Cách nghĩ này hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ điều 146 Hiến pháp 1992 có quy định: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Như vậy, mọi văn bản khác nếu trái với Hiến pháp đều là vi hiến và sẽ bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý nước nhà hoàn toàn ngược lại. Một khi cho rằng cái gì ở vị trí cao nhất thì nó đã là “đỉnh của đỉnh”, nên chỉ có “đỉnh” mới có quyền “chạm” tay vào nó. Những thứ dưới “đỉnh” không được quyền tùy tiện phán xét chỉnh sửa cái “đỉnh” ấy. Vậy mà, Nghị quyết của Quốc hội lại ngỗ ngược sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; điều này rõ ràng vi hiến cũng như trái với đạo lý “tôn ti trật tự” ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
Nghị quyết 51/2001/QH10 của Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992. Đáng lẽ ra Nghị quyết 51 sẽ bị hủy bỏ, toàn bộ nội dung không được thực thi, vậy mà cơ quan lập pháp và hành pháp cứ coi như chẳng có chuyện gì xảy ra, mặc nhiên tuân theo mệnh lệnh của Nghị quyết 51 như là bản Hiến pháp sửa đổi, bổ sung.
Nếu như Nghị quyết của Quốc hội ngang nhiên được quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thì điều 146 Hiến pháp 1992 giờ nằm nơi đâu?
“Biết sai nên sửa” thì tốt biết bao! Nhưng thay vì hành vi tích cực khắc phục sai lầm thì nhiều người biện minh cho sự ngớ ngẩn đó bằng cánh lý giải vô cùng ngây ngô: “Hiến pháp, Nghị Quyết của Quốc hội do cùng một cơ quan ban hành nên Nghị quyết 51 có quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, đây là điều hoàn toàn hợp lý”.
Với những lời lẽ ngụy biện đó đã ăn sâu vào suy nghĩ bao thế hệ học sinh, sinh viên làm cho nhiều người nhầm tưởng và coi đó là chân lý không thể chối cải.
Nếu theo dòng tư duy logic đó thì một ngày nọ Luật của Quốc hội có quyền sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Thậm chí Luật không cần nói rõ là sẽ sửa Hiến pháp, mà quy định tùy tiện trái với Hiến pháp thì cũng được áp dụng. Bởi Luật cũng do Quốc hội ban hành.
Như vậy, thử hỏi Hiến pháp có phải là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hay không?
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiến Pháp Không Phải Là Văn Bản Có Giá Trị Pháp Lý Cao Nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!