Đề Xuất 4/2023 # “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng” # Top 9 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 4/2023 # “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng” # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng” mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dương Soái – tìm quặng, “gửi em ở cuối sông Hồng”…1. Dương Soái vừa tự hào lại vừa chạnh lòng với cái việc lúc nào người ta cũng chỉ biết tới anh như là tác giả có duy nhất một bài thơ bất hủ “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Bài thơ-hát “kinh điển” về dòng sông Mẹ của nền văn minh sông Hồng ấy hình như nước Việt ta ai cũng thuộc cả:“Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.ở nơi đây mùa này con nước, lắng phù sa in bóng đôi bờ.Anh ở biên cương,biết là em năm ngóng tháng chờ.Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt,Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong”. …

Kích vào “play” để nghe bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”

Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.Ở trên anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ.Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ,cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốtanh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong. Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc,em thương anh nơi chiến hào gặp rét.Mà em thương anh chiều nay đangđứng gác, lo canh giữ đất trời, áo ấm có lạnh không,hỡi anh yêu người chiến sĩ biên thùy? Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ,có tình yêu bốn mùa sưởi ấm.Dù gió mưa, dù mùa đông.Vì rằng em luôn ở bên anh. Em ở phương xa nơi con sông Hồng chảy về với biển,ở trên anh đầu nguồn biên giới,cuối dòng sông nơi ấy quê nhà.Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo,Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nướcđem lòng mình gửi về miền biên giới.Sao chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương. Anh ở biên cương, sương lạnh giá biết mùa đông tới. Nơi quê hương em bước vào vụ mới. Rằng anh thương em đồng quê chưa cấy hết,tay em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không,hỡi em yêu ở cuối sông Hồng?Thầy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏbiết là anh nhớ về em đó nhớ về anh đó.Là chiến công, là niềm tin,là tình yêu anh gửi cho em là tình yêu em gửi cho anh.Anh gửi cho em Em gửi cho anh Là tình yêu ta gửi cho nhau.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

“Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng”

Dương Soái – tìm quặng, “gửi em ở cuối sông Hồng”… 1. Dương Soái vừa tự hào lại vừa chạnh lòng với cái việc lúc nào người ta cũng chỉ biết tới anh như là tác giả có duy nhất một bài thơ bất hủ “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Bài thơ-hát “kinh điển” về dòng sông Mẹ của nền văn minh sông Hồng ấy hình như nước Việt ta ai cũng thuộc cả: “Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.ở nơi đây mùa này con nước, lắng phù sa in bóng đôi bờ.Anh ở biên cương,biết là em năm ngóng tháng chờ.Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt,Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong”. …

Kích vào “play” để nghe bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”

Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.Ở trên anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ.Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ,cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốtanh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong. Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc,em thương anh nơi chiến hào gặp rét.Mà em thương anh chiều nay đangđứng gác, lo canh giữ đất trời, áo ấm có lạnh không,hỡi anh yêu người chiến sĩ biên thùy? Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ,có tình yêu bốn mùa sưởi ấm.Dù gió mưa, dù mùa đông.Vì rằng em luôn ở bên anh. Em ở phương xa nơi con sông Hồng chảy về với biển,ở trên anh đầu nguồn biên giới,cuối dòng sông nơi ấy quê nhà.Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo,Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nướcđem lòng mình gửi về miền biên giới.Sao chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương. Anh ở biên cương, sương lạnh giá biết mùa đông tới. Nơi quê hương em bước vào vụ mới. Rằng anh thương em đồng quê chưa cấy hết,tay em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không,hỡi em yêu ở cuối sông Hồng?Thầy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏbiết là anh nhớ về em đó nhớ về anh đó.Là chiến công, là niềm tin,là tình yêu anh gửi cho em là tình yêu em gửi cho anh.Anh gửi cho em Em gửi cho anh Là tình yêu ta gửi cho nhau.

Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng

Chùm ca khúc này là những ca khúc lãng mạn cách mạng viết về tình yêu của những người lính với đất nước, quê hương, với Bác Hồ kính yêu. Bài hát được nhạc sĩ viết trên nền bài thơ cùng tên của nhà thơ Dương Soái. Sinh thời, nhạc sĩ Thuận Yến có lần kể rằng, trong một chuyến công tác lên biên giới sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1980, ông đã gặp vợ chồng một chiến sĩ. Vợ quê Thái Bình, chồng đang chốt ở biên giới Bát Xát, thượng nguồn sông Hồng. Người con gái trẻ kể với nhạc sĩ rằng, anh chị vừa cưới nhau được ít ngày thì chiến tranh nổ ra, chồng chị lên đường chiến đấu… Và chị đã lặn lội lên biên giới gặp chồng. Nghe chuyện, nhạc sĩ Thuận Yến rất xúc động, ông bảo ông muốn viết một bài hát về chuyện tình của người lính trẻ này lắm nhưng chưa viết được. Phải đến khi gặp bài thơ Gửi em ở cuối sông Hồng của Dương Soái thì câu chuyện tình yêu trong chiến tranh kia mới ra đời.

Bài thơ Gửi em ở cuối sông Hồng được Dương Soái viết trong những ngày đầu chiến tranh biên giới phía Bắc. Khi ấy, ông là phóng viên của Đài Phát thanh Hoàng Liên Sơn (nay tách thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái), được cử lên mặt trận ngay trong tháng 2-1979. Vào một ngày, lúc tạm yên tiếng súng, dưới mái một ngôi nhà lá ở Phố Lu, trong tâm trạng của một người lính nơi chiến trận, Dương Soái đã viết bài thơ tràn đầy cảm xúc nhớ thương gửi người yêu ở hậu phương. Bài thơ được in trên tờ tạp chí của Hội Văn học-Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn, sau đó Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam in lại. Dương Soái sinh năm 1950 ở Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nhưng sống nhiều năm ở vùng biên cương và “gắn bó máu thịt” với miền đất Lào Cai.

Bài thơ Gửi em ở cuối sông Hồng của Dương Soái không chỉ được nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc thành ca khúc, thành “Giai điệu tự hào” mà còn được các “giọng ca vàng” nổi tiếng như: Thu Hiền – Trung Đức, Trọng Tấn – Thanh Hoa, Trọng Tấn – Anh Thơ, Việt Hoàn – Anh Thơ… chắp cánh cho bay cao, bay xa. Bài hát gồm hai lời, với giọng ca nam nữ mang một âm hưởng vừa sâu lắng vừa trữ tình, nhưng cũng rất giàu chất chiến đấu:

Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Ở nơi anh mùa này con nước, lắng phù sa in bóng đôi bờ. Anh ở biên cương, biết rằng em năm ngóng tháng chờ, Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước, Nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt Anh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong. Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa Đông Bắc, Em thương anh nơi chiến hào gặp rét. Mà em thương anh… chiều nay đang đứng gác, Lo canh giữ đất trời, áo ấm có lạnh không, Hỡi anh yêu, người chiến sĩ biên thùy? Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ, Có tình yêu (bốn mùa sưởi ấm) (Dù gió mưa), (dù mùa đông), (Vì rằng em) luôn ở bên anh (2)

2. Em ở phương xa, nơi con sông Hồng chảy về với biển, Ở trên anh đầu nguồn biên giới, cuối dòng sông nơi ấy quê nhà. Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo, Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước Đem lòng mình gửi về miền biên giới. Sao chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương. Anh ở biên cương sương lạnh giá biết mùa đông tới. Nơi quê hương em bước vào vụ mới. Rằng anh thương em, đồng quê chưa cấy hết, Tay em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không, Hỡi em yêu ở cuối sông Hồng? Thấy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏ Biết là anh nhớ về em đó (Là chiến công), (là niềm tin), Là tình yêu em gửi cho anh. Anh gửi cho em Em gửi cho anh Anh gửi cho em Là tình yêu… ta gửi… cho nhau…

Theo nhà thơ Dương Soái, mới đầu nhạc sĩ Thuận Yến viết Gửi em ở cuối sông Hồng đơn ca theo bài thơ gốc của Dương Soái. Nhưng NSƯT Thanh Hương, vợ nhạc sĩ Thuận Yến đã khuyên ông nên viết song ca cho ca sĩ có “đất” để giao lưu và Thuận Yến đã biến Gửi em ở cuối sông Hồng thành bài song ca nam nữ 2/3 gồm lời 1, lời 2 như hiện nay.

Năm 1999, nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, ca khúc Gửi em ở cuối sông Hồng đã được Bộ tư lệnh Biên phòng trao giải thưởng Bài hát được các chiến sĩ bộ đội biên phòng bình chọn là hay nhất. Trước đó, năm 1994, bài hát đã được tặng Giải thưởng Bộ Quốc phòng.

Nhạc sĩ – Đại tá Thuận Yến tên thật là Đoàn Hữu Công, sinh ngày 15-8-1932, tại Quảng Nam, mất ngày 24-5-2014 tại Hà Nội. Ông nhập ngũ năm 1953, tham gia chiến đấu tại mặt trận Bắc Tây Nguyên. Tại đây, ông đã viết những ca khúc đầu tay như “Hò dân công” hay “Thi đua sản xuất”. Năm 1961, ông được cử ra Bắc học tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Năm 1965, ông xung phong đi chiến trường B cùng với Đoàn Văn công Quân Giải phóng Trị Thiên. Ông quyết định chọn bút danh Thuận Yên, ghép từ các chữ Duy Thuận (quê cha) và Duy Yên (quê mẹ). Khi gửi tác phẩm về Hà Nội, phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam đọc là Thuận Yến. Thế là thành bút danh Thuận Yến! Ông từng giữ cương vị Trưởng đoàn Văn công Quân khu 2, Trưởng đoàn Văn công Tổng cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng), Trưởng ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam…

Nhạc sĩ Thuận Yến đã sáng tác chừng 500 bài hát, trong đó có nhiều ca khúc nổi tiếng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước; đặc biệt là những ca khúc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về những người mẹ, về những người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam như: Vầng trăng Ba Đình (Giải nhất ca khúc của Bộ Văn hóa năm 1987), Gửi em ở cuối sông Hồng, Màu hoa đỏ (Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm 1994), Chia tay hoàng hôn (Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Đài Tiếng nói Việt Nam); Bác Hồ một tình yêu bao la, Người về thăm quê, Miền Trung nhớ Bác, Con gái mẹ đã thành chiến sĩ… (Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật năm 2001).

Với những ca khúc vượt thời gian và “đi cùng năm tháng” cùng những cống hiến lớn trong hoạt động âm nhạc suốt cả cuộc đời, nhạc sĩ-Đại tá Thuận Yến đã vinh dự được Chủ tịch nước truy tặng phần thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật đợt 5 (2016).

NGÔ VĨNH BÌNH

Chuyện Xúc Động Về Hoàn Cảnh Ra Đời Của Bài Thơ “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng”

(Mặt trận Lào Cai – 20/2/1979).

Nhà thơ Dương Soái từng xuất hiện trong chương trình “Giai điệu tự hào”.

Nhà thơ Dương Soái sinh năm 1950 ở vùng quê chiêm trũng Hà Nam. Bước vào tuổi 18, nhà thơ thoát ly gia đình, gia nhập đoàn công nhân địa chất Hoàng Liên Sơn (Ngày nay thuộc địa phận hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái).

Khi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, nhà thơ Dương Soái đang là phóng viên của Đài Phát thanh Hoàng Liên Sơn. Ông được ban lãnh đạo Đài cử lên mặt trận ngay trong tháng 2/1979. Tại nơi tạm nghỉ trong các trận đánh, ông đã được gặp các chiến sĩ và người dân vừa từ mặt trận trở về.

“Đến mặt trận, tôi gặp các đồng chí, chiến sĩ. Có người trở về sau trận đánh máu vẫn còn chảy ròng ròng ở viết thương. Người về trước, người về sau, nhưng trông thấy nhau là… khóc vì “tưởng mày chết rồi!”.

Khi biết tôi là nhà báo, các chiến sĩ nói với tôi rằng: “Anh là nhà báo, anh phải nói với mọi người rằng: Còn chúng em, thì còn biên giới”. Đặc biệt, ngay sau đó, các chiến sĩ nhờ tôi gửi những lá thư của họ về gia đình.

Người thì gửi những lá thư đã cho vào phong bì gián tem, người thì gửi lá thư vừa viết vội chưa kịp cho vào phong bì mà chỉ mới kịp gấp làm 3. Thậm chí, có người chỉ kịp xin tôi một tờ giấy để ghi vội vài dòng ngắn ngủi nhắn nhủ cho người thân ở nhà biết họ vẫn đang bình yên hoặc đưa cho tôi địa chỉ rồi nhờ tôi đánh điện về nhà báo tin họ vẫn còn sống.

Giai đoạn đó, phóng viên đi đưa tin không có phương tiện gì để truyền về ngoài trực tiếp về tại cơ quan. Vì vậy, sau khi thu đầy các cuốn băng về các mẩu chuyện – câu chuyện chiến đấu thì tôi trở về phố Lu – Lào Cai. Thời điểm đó, người ta dồn tất cả các loại tàu lại để chở những người sơ tán từ biên giới vào sâu trong nội địa.

Trong lúc ngồi chờ đoàn tàu tiếp theo ở ga phố Lu, tôi mới có thời gian lần dở những lá thư mà người nơi chiến trận đã gửi cho mình. Hoá ra, trong những lá thư đó, đa phần là địa chỉ ở Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Vĩnh Phú, Hải Hưng… tức toàn những cái tên ở phía cuối sông Hồng cả.

Điều này làm cho tôi dấy lên suy nghĩ, cuộc chiến này tập hợp rất nhiều con em ở dọc sông Hồng lên bảo vệ biên giới. Cộng với nỗi niềm của bản thân, một người cũng sinh ra bên cạnh sông Hồng… đã làm tôi cảm tác để viết nên bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Bài thơ sau đó được Hội Văn học Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn in, sau đó báo Văn nghệ in”, nhà thơ Dương Soái kể.

Một năm sau, 1980, nhạc sĩ Thuận Yến tình cờ đọc được bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Ông đã phổ nhạc cho bài thơ, trở thành bài hát nổi tiếng.

Nhà thơ Dương Soái kể, vài năm sau đó, ông mới gặp nhạc sĩ Thuận Yến. Nhạc sĩ họ Đoàn kể với nhà thơ rằng, trong một chuyến ngược lên biên giới sau chiến tranh, ông đã gặp vợ chồng một chiến sĩ.

Vợ ở Thái Bình, còn chiến sĩ đang chốt ở biên giới Bát Xát, phía con sông Hồng. Nhạc sĩ Thuận Yến được kể rằng, đó là người vợ trẻ, vừa lấy chồng thì chồng ra ngay biên giới. Ông bố giao cho chị phải lên biên giới để gặp chồng.

Nhà thơ Dương Soái đã lấy tên bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” để đặt tên cho tập thơ của mình.

Gặp hoàn cảnh như vậy, nhạc sĩ Thuận Yến rất xúc động nhưng lúc đó ông chưa viết được ra bài hát ấp ủ, mãi đến khi gặp bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” ca khúc mới ra đời.

Nhà thơ Dương Soái tâm sự: “Trong điều kiện chiến tranh ngày ấy, câu thơ: “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” có nghĩa đây là đất của ta, đất của chúng ta, của tôi – một lời tuyên ngôn “Nam quốc sơn hà…”.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể của người chiến sĩ ở mặt trận Lào Cai, “Gửi em ở cuối sông Hồng” nhấn mạnh địa danh: Anh ở Lào Cai/ Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nhưng Dương Soái vẫn biết ơn nhạc sĩ Thuận Yến đã sửa giúp 2 chữ “Lào Cai” trong bài thơ ra chữ “biên cương”. Chính hai chữ “biên cương” mang một tầm rộng lớn hơn, phổ quát hơn, bay rộng hơn trên khắp dải biên cương Tổ quốc.

Cũng theo nhà thơ Dương Soái, đầu tiên nhạc sĩ Thuận Yến viết “Gửi em ở cuối sông Hồng” đơn ca theo bài thơ gốc của Dương Soái nhưng NSƯT Thanh Hương – vợ nhạc sĩ Thuận Yến đã bảo chồng phải viết song ca cho ca sĩ có đất để giao lưu nên nhạc sĩ đã biến “Gửi em ở cuối sông Hồng” thành bài song ca với 2/3 lời 2 trong ca khúc là của nhạc sĩ Thuận Yến.

Năm 1999, 20 năm sau khi “Gửi em ở cuối sông Hồng ra đời”, ca khúc đã được Bộ Tư lệnh Biên phòng trao giải thưởng Bài hát được các chiến sĩ bộ đội biên phòng bình chọn là hay nhất.

Nhà văn Hoàng Mạnh Quân – Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái cho rằng: “Bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của Dương Soái đã nói được tâm tư, tình cảm… của những người ở biên cương nói chung. Con sông Hồng chảy vào đất Việt vốn được nói nhiều trước đây nhưng khi chiến tranh nổ ra con sống lại mang một ý nghĩa rất khác.

Người ta cảm thấy tình cảm của những người ở biên cương gửi về người phương xa trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” có gì đó rất đỗi thiêng liêng, mãnh liệt… Nhất là tình yêu của những người lính đang ở biên cương bảo vệ tổ quốc gửi cho người yêu, người vợ của mình.

Cái đó đã đi sâu vào lòng người và dấy lên trong tâm hồn người ta những xúc cảm mạnh mẽ”. Bên cạnh “Gửi em ở cuối sông Hồng”, nhà thơ Dương Soái còn có nhiều bài thơ viết về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc được đăng trên nhiều tờ báo, tạp chí…

Hà Tùng Long

ChÍNh SÁCh Bảo Hiểm Tiền Gửi Ở Mỹ

Hoạt động bảo hiểm tiền gửi (BHTG) có mặt trên thế giới từ những năm 30 của thế kỷ XX, sau cuộc đại suy thoái 1929-1933. Sau hơn 70 năm hoạt động, BHTG trở thành một trong những giải pháp quan trọng được nhiều quốc gia lựa chọn để giải quyết các vấn đề khó khăn trong hoạt động ngân hàng.

Theo các nhà nghiên cứu về tài chính-ngân hàng, mục đích của chính sách BHTG là cô lập các hoạt động xấu, các đổ vỡ trong hoạt động tài chính-ngân hàng nhằm góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính ổn định, bảo vệ người gửi tiền. Vì vậy, xử lý tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ hoặc có nguy cơ đổ vỡ là một trong các nội dung quan trọng trong chính sách BHTG của bất kỳ một hệ thống BHTG nào trên thế giới.

Mỹ là một trong số các quốc gia sớm triển khai chính sách BHTG và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tổng công ty BHTG Liên bang Mỹ (FDIC) được thành lập và triển khai hoạt động BHTG từ năm 1934 để đối phó với hàng ngàn cuộc đổ vỡ ngân hàng xảy ra vào những năm 1920 và đầu những năm 1930. Kể từ khi thành lập đến nay, FDIC đã có nhiều thành công và khẳng định được vai trò của mình trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia bằng những đóng góp tích cực đối với sự ổn định và phát triển của thị trường tài chính Mỹ suốt 7 thập kỷ qua. Hoạt động của FDIC đã góp phần củng cố niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng cũng như ngăn chặn hiệu ứng đổ vỡ lan truyền.

Chính sách BHTG của Mỹ trong xử lý các tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ và có nguy cơ đổ vỡ

Hỗ trợ tài chính là giải pháp được tổ chức BHTG sử dụng để hỗ trợ cho tổ chức tham gia BHTG được xác định là có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Tổ chức tham gia BHTG có thể nhận hỗ trợ theo hình thức cho vay trực tiếp, mua lại các tài sản có hoặc gánh vác các khoản nợ hoặc gửi tiền vào ngân hàng có vấn đề và bảo lãnh khoản vay. Tại Mỹ, FDIC cung cấp hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng hoặc tổ chức tiết kiệm được bảo hiểm có nguy mất khả năng thanh toán qua giao dịch hỗ trợ ngân hàng mở (OBA). Chính sách hỗ trợ tài chính của FDIC được phê duyệt từ năm 1950, song đến năm 1971 thì hoạt động này mới chính thức bắt đầu được triển khai.

Quá trình áp dụng hình thức hỗ trợ OBA cho thấy giải pháp này đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc xử lý các tổ chức tài chính bị mất khả năng thanh toán và có nguy cơ đổ vỡ, giảm thiểu sự bất ổn đối với cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó OBA vẫn có những nhược điểm như: các khoản nợ bất thường vẫn được duy trì tại ngân hàng hoặc tổ chức tiết kiệm gặp khó khăn; các khách hàng có khoản tiền gửi không được bảo hiểm và các chủ nợ cũng được bảo vệ bởi các giao dịch OBA, vì vậy làm giảm tính kỷ cương thị trường; các tổ chức tài chính yếu kém được phép duy trì hoạt động và cạnh tranh với các tổ chức không được hỗ trợ.

Từ năm 1971 tới 1992, FDIC đã thực hiện thành công một số giao dịch hỗ trợ OBA cho các ngân hàng, như Ngân hàng First Penn vào năm 1980, Continental Illinois National Bank and Trust Company năm 1984, First City năm 1988,…Cho đến năm 1989, FDIC bắt đầu hạn chế cung cấp giao dịch hỗ trợ ngân hàng mở. Từ năm 1992 đến nay, không có một giao dịch OBA nào được thực hiện do những nhược điểm như đã nêu ở trên.

Mua và nhận nợ thay là giao dịch mà tổ chức BHTG sắp xếp cho một tổ chức tài chính mạnh mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán hoặc bị đổ vỡ và gánh vác một phần hoặc tất cả các khoản nợ, bao gồm các khoản tiền gửi được bảo hiểm. Trong giao dịch này, tổ chức mua lại có thể nhận sự hỗ trợ từ tổ chức BHTG để hoàn thành giao dịch mua lại. Mục đích của giao dịch P&A nhằm hạn chế rủi ro, giải cứu ngân hàng đổ vỡ, góp phần đảm bảo ổn định hệ thống tài chính quốc gia. Kết quả của giao dịch này là các tổ chức tham gia BHTG được liên kết và sáp nhập với các tổ chức mạnh hơn.

Có nhiều loại giao dịch P&A khác nhau khi thỏa thuận mang tính nguyên tắc được phép thay đổi. Bởi mỗi tình huống ngân hàng đổ vỡ là khác nhau, các điều khoản của thỏa thuận nên linh hoạt đủ để thu được giá trị lớn nhất cho tài sản do FDIC quản lý. Trong trường hợp của FDIC, có các loại giao dịch P&A sau đây FDIC đã thực hiện, đó là: P&A cơ bản, P&A khoản cho vay, P&A giản ước, P&A quyền chọn, P&A nhóm tài sản, P&A toàn bộ ngân hàng và hai loại P&A mang tính chuyên môn hóa hơn là P&A chia sẻ tổn thất và ngân hàng bắc cầu.

P&A là phương pháp xử lý ngân hàng và tổ chức tiết kiệm đổ vỡ phổ biến nhất được FDIC thực hiện. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 đến nay, đã có 277 ngân hàng đổ vỡ được FDIC xử lý (số liệu đến tháng 8/2010). Trong đó, số ngân hàng được FDIC chọn phương pháp xử lý mua và nhận nợ chiếm tới 93%. Trường hợp xử lý của FDIC đối với đổ vỡ của Douglass National Bank là một ví dụ.

Douglass National Bank là một trong số ngân hàng đầu tiên được bảo hiểm bị đổ vỡ trong năm 2008. Tính đến ngày 22/10/2007, ngân hàng này có 58,5 triệu đô la tài sản và 53,8 triệu đô la tổng tiền gửi. Ngày 25/1/2008, cơ quan kiểm soát tiền tệ Mỹ (OCC) đã quyết định đóng cửa Douglass do thua lỗ và các vấn đề trong các khoản cho vay, đồng thời chỉ định FDIC là cơ quan tiếp nhận xử lý ngân hàng này. Ban giám đốc của FDIC đã phê duyệt việc đảm đương tất cả các khoản tiền gửi của Douglass Bank cho Liberty Bank và Trust Company. Tất cả các khách hàng gửi tiền của Douglass National Bank sẽ tự động trở thành khách hàng gửi tiền của ngân hàng mua lại. Ba văn phòng của ngân hàng này sẽ được mở lại vào ngày thứ 2 tiếp theo với tư cách là các chi nhánh của Liberty Bank và Trust. Ngay trong tuần, các khách hàng của Douglass có thể truy cập tiền của họ bằng cách viết séc, hoặc bằng cách sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ ATM. Để đảm nhận tất cả khoản tiền gửi của ngân hàng bị đổ vỡ, Liberty Bank và Trust Company sẽ mua lại khoảng 55,7 triệu đô la tài sản của Douglass National theo giá trị sổ sách, trừ đi khoản chiết khấu 6,1 triệu đô la. FDIC sẽ giữ lại khoảng 2,8 triệu đô la tài sản để xử lý tiếp. Theo FDIC, phương án xử lý này là lựa chọn giải pháp chi phí thấp nhất và FDIC ước tính chi phí của quỹ bảo hiểm tiền gửi cho việc xử lý này là 5,6 triệu đô la.

Với những ưu điểm nổi trội, P&A được xem là giải pháp có chi phí thấp hơn chi phí ước tính cho việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm, ít gây rối loạn hơn so với việc thực hiện chi trả và được những người gửi tiền của ngân hàng quan tâm nhất vì sẽ hỗ trợ quá trình tái cơ cấu ngân hàng hoặc thanh lý tài sản của ngân hàng theo hình thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Chi trả BHTG là việc thực hiện cam kết thanh toán khoản tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả gốc và lãi theo một mức độ nhất định) của tổ chức BHTG cho người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm. Việc chi trả tiền bảo hiểm sẽ được thực hiện khi tổ chức tham gia BHTG chấm dứt hoạt động và bị mất khả năng thanh toán.

Tại Mỹ, giải pháp chi trả tiền gửi chỉ được thực hiện nếu FDIC không nhận được một giá thầu nào cho giao dịch P&A đáp ứng nguyên tắc chi phí thấp nhất. Có hai hình thức chi trả tiền gửi. Hình thức thứ nhất là chi trả trực tiếp, nghĩa là người gửi tiền có thể đến trụ sở tổ chức đổ vỡ để nhận tiền BHTG hoặc FDIC có thể gửi séc cho người gửi tiền qua bưu điện. Hình thức thứ hai là chuyển khoản tiền gửi được bảo hiểm, nghĩa là tiền gửi được bảo hiểm và các khoản nợ có bảo đảm của ngân hàng hoặc tổ chức tiết kiệm đổ vỡ được chuyển cho một tổ chức khác hoạt động tốt, đồng thời dịch vụ cung cấp cho người gửi tiền được bảo hiểm không bị ngừng trệ.

Trước đây, FDIC chủ yếu sử dụng biện pháp chi trả để xử lý các tổ chức bị đổ vỡ. Tuy nhiên, sau khi ngành ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng ngân hàng những năm 1980, FDIC nói riêng và các cơ quan quản lý ngân hàng nói chung đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý khác nhằm giảm chi phí so với biện pháp chi trả cho người gửi tiền được BHTG.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, có 11 ngân hàng bị đổ vỡ được FDIC xử lý bằng hình thức chi trả tiền gửi, chiếm tỷ lệ 4% trong tổng số ngân hàng bị đổ vỡ. First Bank of Beverly Hills là một trong số các ngân hàng được FDIC chi trả tiền gửi trong năm 2009.

First Bank of Beverly Hills bị đóng cửa bởi Vụ Các định chế tài chính California và FDIC được chỉ định là cơ quan tiếp nhận xử lý ngân hàng này. Tính đến 31/12/2008, ngân hàng này có tổng tài sản trị giá 1,5 tỷ đô la Mỹ và tổng tiền gửi 1 tỷ đô la Mỹ, trong đó ước tính có khoảng 179.000 đô la không được bảo hiểm. FDIC chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền gửi được bảo hiểm (bao gồm cả gốc và lãi) lên tới 250.000 đô la/người gửi tiền. FDIC ước tính chi phí đổ vỡ của ngân hàng này xấp xỉ 394 triệu đô la Mỹ.

Việc tăng hạn mức chi trả kịp thời từ 100.000 đô la lên 250.000 đô la áp dụng từ 3/10/2008 đến 31/12/2010 là một phần trong gói cứu trợ 700 tỷ đô la của Chính phủ Mỹ nhằm giải cứu thị trường tài chính, góp phần làm cho người gửi tiền an tâm và tin tưởng hơn. Vì vậy, hầu như không có cuộc đột biến rút tiền gửi lớn hoặc hoảng loạn nào xảy ra. Đây có thể coi là thành công đáng ghi nhận của chính sách BHTG cùng với các chính sách khác của Chính phủ Mỹ trong việc kiềm chế khủng hoảng tài chính thời gian qua, cuộc khủng hoảng được đánh giá là lớn nhất 100 năm trở lại đây.

Ngân hàng bắc cầu là ngân hàng tạm thời được thành lập và điều hành bởi tổ chức BHTG để nắm giữ các tài sản và “đảm trách” các khoản nợ của ngân hàng có vấn đề cho đến khi giải pháp xử lý cuối cùng có thể được hoàn thành.

Tại Mỹ, ngân hàng bắc cầu là một trong các hình thức giao dịch P&A. FDIC quy định thời gian tồn tại tối đa đối với ngân hàng bắc cầu là 3 năm. Tuy nhiên, ngân hàng bắc cầu chỉ được thành lập khi các phân tích của FDIC thể hiện rõ ràng chi phí hoạt động ước tính của ngân hàng bắc cầu phải thấp hơn chi phí cho việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm. Ban giám đốc của FDIC lựa chọn ra Chủ tịch Hội đồng quản trị và chỉ định Ban giám đốc cho ngân hàng bắc cầu để kiểm soát hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Trong thời gian tồn tại, ngân hàng bắc cầu tiếp tục hoạt động phục vụ khách hàng nhằm mục đích cải thiện khả năng thanh toán, cơ cấu lại tài sản nợ, làm trong sạch bảng cân đối trước khi rao bán, qua đó tăng thêm độ hấp dẫn đối với các khách hàng muốn mua lại ngân hàng và giảm nhẹ gánh nặng chi trả cho FDIC (FDIC, 2003, Resolutions Hanbook).

Trong số các ngân hàng đổ vỡ thời gian qua được FDIC xử lý, trường hợp của Ngân hàng IndyMac là một điển hình. Đây là ngân hàng cho vay bất động sản hàng đầu nước Mỹ với tổng tài sản lên tới 32 tỷ đô la Mỹ. Vụ đổ vỡ của IndyMac được cho là lớn thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ, chỉ đứng sau ngân hàng quốc gia Continental với tổng tài sản trên 40 tỷ đô la Mỹ bị sụp đổ vào năm 1984 do tổn thất về cho vay thế chấp bằng chứng khoán.

Chính sách BHTG được triển khai ở Việt Nam từ năm 2000 cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đối với hoạt động này và coi đây là một trong các giải pháp để góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Tuy nhiên, cho đến nay, các nội dung trong chính sách BHTG ở Việt Nam cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để phù hợp với diễn biến tình hình mới, khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vốn hết sức nhạy cảm, ẩn chứa nhiều rủi ro. Các nội dung hoạt động hiện nay tổ chức BHTG đang triển khai chủ yếu là chi trả tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ; tham gia kiểm tra, giám sát trên phạm vi hẹp đối với các tổ chức tín dụng; và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn. Tổ chức BHTG chưa được giao quyền xử lý trong trường hợp đổ vỡ mang tính khẩn cấp hoặc đổ vỡ có tầm ảnh hưởng lớn đến cả hệ thống tài chính và nền kinh tế. Kinh nghiệm trong xử lý đổ vỡ của FDIC là tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong thời gian tới, khi vấn đề xây dựng Luật BHTG đang ngày càng trở nên cấp thiết để có chính sách BHTG đủ mạnh, để tổ chức BHTG có thể đảm nhận trách nhiệm trong việc xử lý đổ vỡ, đảm bảo nguyên tắc chi phí tối thiểu, bảo vệ tối đa quyền lợi người gửi tiền và an toàn hệ thống tài chính-ngân hàng.

NGUỒN: website Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=6428&Itemid=134

Bạn đang đọc nội dung bài viết “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng” trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!