Cập nhật nội dung chi tiết về Giấy Uỷ Quyền Công Ty Có Cần Công Chứng? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giấy ủy quyền công ty có bản chất như thế nào? Trong giấy ủy quyền cần có những nội dung nào? Giấy ủy quyền công ty có cần phải công chứng không? Đây là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Bởi Giấy ủy quyền là một loại giấy tờ phổ biến trong hoạt động của doanh nghiệp khi người đại diện có thể ủy quyền cho một người khác, có thể là cấp dưới để thực hiện một số công việc thay mình. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý đến vấn đề này để hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh, quản lý một cách hiệu quả hơn.
Giấy ủy quyền giữa công ty với cá nhân là văn bản trong đó người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp ủy quyền cho người khác đại diện cho mình để xác lập, thực hiện các giao dịch nhân danh doanh nghiệp đó.
Luật hiện hành chưa quy định về giấy ủy quyền. Nhưng từ thực tiễn cho thấy, giấy ủy quyền về bản chất là một giao dịch dân sự, có thể có sự thỏa thuận của hai bên hoặc là hành vi pháp lý đơn phương của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt, quyền và nghĩa vụ dân sự. Thông thường, việc lập giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của một bên.
Nội dung giấy ủy quyền được quy định như thế nào?
Thứ nhất, Tên loại giấy tờ: quốc hiệu tiêu ngữ, tên giấy ủy quyền.
Thông tin của Bên ủy quyền như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, quốc tịch, thông tin người đại diện của công ty…
Thông tin cá nhân của Bên được ủy quyền như: Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, quốc tịch…
Thứ ba, Thời gian hiệu lực của giấy ủy quyền
Trong giấy ủy quyền bạn cần ghi rõ thời gian hiệu lực của giấy ủy quyền để người được ủy quyền căn cứ vào đó đến làm việc cho phù hợp, tránh việc giấy ủy quyền được sử dụng lại nhiều lần không đúng mục đích.
Lưu ý: Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.
Thứ tư, Ký tên và đóng dấu.
☆ ☆ ☆ ☆ ☆
Scores: 4.5 (10 votes)
Với 9 năm kinh nghiệm hành nghề “Luật sư tư vấn pháp luật”, “Luật sư bào chữa”, “tham gia tố tụng”, “tranh tụng”, “lặp hồ sơ khởi kiện”…. Tôi đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều có nhân, gia đình, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Giấy Uỷ Quyền Có Phải Công Chứng? Thủ Tục Công Chứng Giấy Ủy Quyền?
Giấy uỷ quyền có phải công chứng không? Loại giấy uỷ quyền nào phải thực hiện thủ tục công chứng? Trình tự, thủ tục, hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để công chứng giấy ủy quyền?
1. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền
Điều 134, Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Uỷ quyền là một trong hai hình thức đại diện (đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật), quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.
Giấy ủy quyền được xem là một hành vi pháp lý đơn phương, theo đó người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi nội dung trong giấy ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền được áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền . Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá, giấy ủy quyền không được phép ủy quyền lại như hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể như hợp đồng ủy quyền. Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.
Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp:
Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá phạm vi ủy quyền.
Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015)
Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, trong trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế (Khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015)
Cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1(trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền) (Khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp năm 2009)
Khoản 3, Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất có nêu khi thực hiện các quyền này người sử dụng phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực, việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi ủy quyền thực hiện các quyền trên, giấy ủy quyền cũng phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.
Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực (theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP).
Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Điều 55 Luật Công chứng 2014 cũng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền.
Để đảm bảo giá trị pháp lý, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền phải được công chứng. Khi công chứng các bên phải cung cấp các giấy tờ cần thiết. Cụ thể như:
Các giấy tờ bên uỷ quyền phải cung cấp:
Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao):
-Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;
-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:
+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
+Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);
Các giấy tờ bên nhận ủy quyền phải cung cấp:
-Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao).
+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);
+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
3. Thủ tục ủy quyền cho người khác giao dịch ngân hàng
Tôi muốn ủy quyền cho vợ tôi ra ngân hàng lấy tiền thì tôi cần làm giấy ủy quyền như thế nào?
Bước 1: Người yêu cầu công chứng ghi phiếu yêu cầu công chứng (Theo mẫu) đồng thời xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ về sở hữu tài sản hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (bản chụp và bản chính kèm theo để đối chiếu).
Bước 2: Nhân viên nghiệp vụ của Phòng công chứng tiếp nhận yêu cầu công chứng và kiểm tra toàn bộ các loại giấy tờ trên nếu hợp lệ sẽ tiếp nhận nghiên cứu, thụ lý.
Bước 3: Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ của bên uỷ quyền; kiểm tra năng lực hành vi của bên uỷ quyền và nội dung yêu cầu uỷ quyền nếu không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện công chứng.
Bước 4: Bên uỷ quyền đọc lại văn bản uỷ quyền và trực tiếp ký vào giấy uỷ quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên.
Bước 5: Nhân viên nghiệp vụ soạn thảo ghi lời chứng vào số, sổ công chứng.
Bước 6: Công chứng viên kiểm tra lại, ký và chuyển nhân viên đóng dấu thu lệ phí.
Bước 7: Người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo quy định, nhận giấy uỷ quyền đã công chứng cùng biên lai thu tiền.
– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Công chứng – Sở Tư pháp.
+ Giấy uỷ quyền bản chính do người uỷ quyền soạn thảo.(Trường hợp bên uỷ quyền chưa soạn thảo sẵn thì có thể đề nghị Phòng Công chứng soạn thảo ).
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật
+ Giấy tờ tuỳ thân: CMND, hộ khẩu ….
– Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên – Phòng Công chứng.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy uỷ quyền đã được công chứng.
Sau khi nhận được giấy ủy quyền đã công chứng này thì vợ bạn có thể cầm theo ra ngân hàng và thực hiện giao dịch. Thân!
Giấy Ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không ? Thủ Tục Công Chứng ?
Tổng hợp các trường hợp ủy quyền phải lập thành văn bản
Ủy quyền là gì? Văn bản ủy quyền là gì? Ủy quyền là việc cá nhân, pháp nhân cho phép một cá nhân, pháp nhân khác thay mặt mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự ( theo khoản 1 điều 134 Bộ luật dân sự 2015) Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản nào quy định về hình thức Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền vẫn được sử dụng và công chứng, chứng thực như hợp đồng ủy quyền – Các trường hợp phải công chứng ủy quyền: 1. Ủy quyền đăng ký hộ tịch Người yêu cầu cấp bản sao trích lúc hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch ( khai sinh; thay đổi; cải chính hộ tịch; khai tử,…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay Lưu ý: Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền 2. Ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền 3. Cổ đông ủy quyền cho người khác tham gia Đại hội đồng cổ đông 4. Người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp khi xuất cảnh khỏi Viêt Nam phải ủy quyền cho người khác khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình 5. Chủ tịch doanh nghiệp Nhà nước vắng mặt ở Việt Nm trên 30 ngày ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị 6. Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không đủ năng lực dể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình ủy quyền cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên 7. Đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền tham gia tố tụng hành chính 8. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mùa nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam được nhận thừa kế thì ủy quyền cho người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ việc nhận thừa kế 9. Người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam ủy quyền cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định 10. Chủ nợ ủy quyền cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ 11. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục pá sản, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nếu không tham gia Hội nghị chủ nợ thì ủy quyền cho người khác tham gia 12. Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Thủ tục làm giấy Ủy quyền
a. Giấy tờ bên Ủy quyền 1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền 2. Hộ khẩu của bên ủy quyền 3. Giấy tờ chứng minh quan hệ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền 4. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ( nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác ( Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu tập…) 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. 6. Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại b. Giấy tờ bên nhận ủy quyền gồm: 1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền 2. Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền. 3. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên – Phòng Công chứng. 4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy uỷ quyền đã được công chứng. – Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc. Sau khi nhận được giấy ủy quyền đã công chứng này thì vợ bạn có thể cầm theo ra ngân hàng và thực hiện giao dịch.
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
www.luatthienminh.com.vn
Trân trọng !
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác mà khách hàng thường quan tâm của Luật Thiên Minh:
Di Chúc Có Bắt Buộc Phải Công Chứng, Chứng Thực Không ? Có Cần Công Chứng Di Chúc ?
1. Di chúc có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không ?
Thưa Luật sư! Luật sư cho hỏi đối với di chúc có cần phải công chứng không? Nếu di chúc không có công chứng thì có hiệu lực hay không ?
Rất mong Luật sư giải đáp, xin came ơn Luật sư.
Theo điều 628, Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định về các loại di chúc bằng văn bản như sau:
Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc hợp pháp là các di chúc căn cứ theo điều 630, Bộ Luật dân sự 2015:
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Nội dung di chúc cần có các nội dung cơ bản theo điều 631, Bộ Luật dân sự 2015:
Điều 631. Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Khi lập di chúc có rất nhiều trường hợp xảy ra tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, pháp luật quy định từng trường hợp theo các điều 632, 633, 634, 635, Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.
Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.
Điều 635. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Căn cứ theo các quy định trên thì không có quy định nào bắt buộc di chúc phải công chứng, di chúc có thể thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như bằng miệng, bằng văn bản. Bằng văn bản có thể công chứng, chứng thực hoặc không công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực khi đáp ứng đủ điều kiện nêu trên.
Nhưng nếu bạn muốn di chúc có tính pháp lý cao nhất thì bạn nên lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại UBND xã, phường hoặc mang di chúc đó đi công chứng, chứng thực.
2. Di chúc không công chứng có hợp pháp không ?
Kính chào Luật sư! Em có vấn đề cần giải đáp như sau: Trước đây ông bà nội em có để lai di chúc cho ba em 1 phần đất ở quê không công chứng nhưng có sự làm chứng và xác nhận của 2 bác em(tức anh chị ruột của ba diem:bác 3,cô 7). Mãnh đất ông bà để lại được chia làm 2 phần:1 phần cho ba em,1 phần cho cháu( tức là con của bác em: bác 4).A ấy tên T!Sau khi ông bà qua đời thì T ở đó trong coi đất và nhà cửa còn ba thì ở Tp nên cứ để đất đó để T trồng trọt làm gì thì làm trong bao nhiêu năm qua! Giờ thì mãnh đất trúng ngày đợt quy hoạch giải tỏa 1 phần đất nhưng không hiểu ở quê T kê khai sao mà T có thể nhận được bồi thường.T có ý định chiếm luôn mãnh đất!Em cũng nghe nói là mãnh đất ấy T đã hợp thức hóa vì T ở đó và đóng tiền các loại thuế j đó.
Vậy với tờ di chúc không công chứng và làm chứng của cô 7 thì có thể lấy lại 1 phần mãnh đất như di chúc ông bà để lại không ?
Trước tiên, để xem xét việc bố bạn có thể yêu cầu lấy lại được một phần mảnh đất trên theo di chúc của ông bà bạn để lại cần xem xét di chúc đó có hợp pháp hay không. Theo thông tin bạn cung cấp thì di chúc ông bà bạn để lại bằng văn bản, không có công chứng và có người làm chứng là anh chị ruột của ba bạn. Vậy việc xác định tính di chúc ông bà bạn như sau:
Vậy căn cứ trên các quy định trên, di chúc cuả ông bà bạn tại thời điểm đó phải đáp ứng đủ điều kiện:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép.
– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, nội dung của di chúc bằng văn bản đáp ứng theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự 2005.
– Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật, cụ thể được quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự.
Như vậy, việc ông bà bạn lập di chúc bằng văn bản không có công chứng hoặc chứng thực nhưng đáp ứng đồng thời cả 3 điều kiện trên thì di chúc của ông bà bạn là hợp pháp. Nghĩa là khi di chúc của ông bà bạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì không cần người làm chứng thì di chúc vẫn có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, nếu di chúc của ông bà bạn không phải do ông bà bạn tự viết mà nhờ người khác viết thì cần có người làm chứng và đáp ứng điều kiện sau:
Theo đó, 2 người làm chứng ở đây là anh chị em ruột của bố bạn là những người thuộc vào hàng thừa kế theo pháp luật, vì vậy người làm chứng này không hợp pháp theo điều 654 Bộ luật dân sự 2005 như trên.
Như vậy, bạn cần xem xét lại bản di chúc do ông bà bạn để lại để đối chiếu với các quy định trên và xem xét tính hợp pháp của di chúc. Nếudi chúc của ông bà bạ n hợp pháp thì vấn đề phân chia di sản được thực hiện theo di chúc. Ngược lại, nếu di chúc đó không hợp pháp thì việc chia di sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó di chúc của ông bà bạn có hiệu lực kể từ thời điểm cả ông và bà bạn mất ( khoản 1 Điều 667 Bộ luật dân sự năm 2005 và khoản 1 Điều 633 Bộ luật dân sự năm 2005:
Khi di chúc đã có hiệu lực pháp luật thì việc phân chia di sản được thực hiện theo nội dung của di chúc, do đó bố bạn hoàn toàn có thể chứng minh được một phần của mảnh đất đó thuộc sở hữu của mình theo nội dung của di chúc.
– Trường hợp 2: Di chúc không hợp pháp, theo đó, di sản thừa kế của ông bà bạn sẽ chia theo pháp luật. Những người có quyền được hưởng theo pháp luật là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005.
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Và Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Vậy, thì di sản của ông bà bạn được chia đều cho những người như trên, và bố bạn không được hưởng đúng phần tài sản theo di chúc của ông bà bạn để lại.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
3. Có cần công chứng di chúc ?
Thưa luật sư, Nếu sau này mẹ tôi mất đi mà có để lại di chúc mà chưa được công chứng thì di chúc đó có hiệu lực không ? Bố mẹ tôi có 3 người con trai,anh đầu mất năm 2001,em út mất 2007. Bố tôi mất năm 2009 mà không để lại di chúc. Anh đầu mất có 1 người con gái, em út mất có 1 người con trai. Sổ đỏ mang tên bố mẹ tôi, nay mẹ tôi muốn chia đất cho tôi thì phải làm những thủ tục gì?
Xin chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật: Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email
4. Di chúc không công chứng có giá trị pháp lý không ?
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau: Di chúc không có công chứng của chính quyền mà chỉ có người làm chứng ký tên và chứng thực thì di chúc đó có được công nhận không? (Người làm chứng vẫn còn sống).
Tôi xin cảm ơn!
5. Di chúc thế nào được coi là hợp pháp ?
Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự thì di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Ngoài các điều kiện chung nói trên, đối với:
– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại điểm a và điểm b nói trên.
– Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giấy Uỷ Quyền Công Ty Có Cần Công Chứng? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!