Cập nhật nội dung chi tiết về Giấy Ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không? Thủ Tục Công Chứng Giấy Ủy Quyền mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giấy ủy quyền có phải công chứng không? Những thủ tục công chứng giấy ủy quyền cần những gì?
1. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền
Theo quy định của pháp luật về giấy ủy quyền, tại Điều 134, Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
– Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
- Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Ủy quyền được hiểu là một trong hai hình thức đại diện (đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật). Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.
Giấy ủy quyền được xem là một hành vi pháp lý đơn phương. Theo đó, người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện, thay mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi nội dung trong giấy ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và được hưởng quyền lợi trong phạm vi quy định được nêu trong giấy ủy quyền được áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá. Giấy ủy quyền không được phép ủy quyền lại như hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể như hợp đồng ủy quyền. Sau khi giấy ủy được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.
2. Các trường hợp lập giấy ủy quyền
Việc lập giấy ủy quyền có 02 trường hợp:
– Trường hợp 1: Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
– Trường hợp 2: Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá phạm vi ủy quyền.
3. Quy định của pháp luật về công chứng giấy ủy quyền
Theo Bộ luật dân sự không có quy định cụ thể về những trường hợp nào giấy ủy quyền bắt buộc phải công chứng. Giấy ủy quyền cần được công chứng sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực ủy quyền luật chuyên ngành sẽ điều chỉnh cụ thể. Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng giấy ủy quyền trong một số trường hợp không bắt buộc.
Luật chuyên ngành điều chỉnh trường hợp phải công chứng giấy ủy quyền cụ thể như:
– Theo Khoản 1 Điều 101 Bộ Luật dân sự 2015
Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Theo khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, trong trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế.
– Theo khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp năm 2009
Cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1(trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền).
– Theo Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất có nêu khi thực hiện các quyền này người sử dụng phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực, việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi ủy quyền thực hiện các quyền trên, giấy ủy quyền cũng phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.
– Theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP
Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
– Tại Khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia định năm 2014
Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
Như vậy, theo những phân tích và dẫn chứng cụ thể ở trên. Giấy ủy quyền không nhất thiết phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý, trừ một số trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật. Những trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giấy ủy quyền thì vẫn có hiệu lực.
4. Thủ tục công chứng giấy ủy quyền
Theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014, quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền.
Để đảm bảo giá trị pháp lý, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền cần phải được công chứng. Khi yêu cầu công chứng giấy ủy quyền, các bên cần phải cung cấp các loại giấy tờ sau:
Các giấy tờ của bên ủy quyền cần chuẩn bị
– Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp về thân nhân, nơi ở của vợ, chồng hoặc của người được ủy quyền đại diện nếu ủy quyền (bản chính và bản sao).
-Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;
-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:
+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);
+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
+Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);
Các giấy tờ của bên nhận ủy quyền cần chuẩn bị
-Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao).
-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:
+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);
+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
5. Tư vấn trường hợp cụ thể
Thủ tục ủy quyền cho người khác giao dịch ngân hàng
Trường hợp người chồng muốn ủy quyền cho người vợ của mình ra ngân hàng lấy tiền hộ thì cần làm giấy ủy quyền như thế nào?
Với trường hợp cụ thể này, chúng tôi xin nêu ra quy trình làm việc như sau:
– Trình tự thực hiện
Bước 1: Người yêu cầu công chứng ghi phiếu yêu cầu công chứng (Theo mẫu) đồng thời xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về sở hữu tài sản hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (bản chụp và bản chính kèm theo để đối chiếu).
Bước 2: Nhân viên nghiệp vụ của Phòng công chứng/ Văn phòng công chứng tiếp nhận yêu cầu công chứng và kiểm tra toàn bộ các loại giấy tờ trên nếu hợp lệ sẽ tiếp nhận nghiên cứu, thụ lý.
Bước 3: Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ của bên uỷ quyền; kiểm tra năng lực hành vi của bên uỷ quyền và nội dung yêu cầu uỷ quyền nếu không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện công chứng.
Bước 4: Bên uỷ quyền đọc lại văn bản uỷ quyền và trực tiếp ký vào giấy uỷ quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên.
Bước 5: Nhân viên nghiệp vụ soạn thảo ghi lời chứng vào số, sổ công chứng.
Bước 6: Công chứng viên kiểm tra lại, ký và chuyển nhân viên đóng dấu thu lệ phí.
Bước 7: Người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo quy định, nhận giấy uỷ quyền đã công chứng cùng biên lai thu tiền.
– Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Công chứng – Sở Tư pháp hoặc Văn phòng công chứng.
– Thành phần hồ sơ
+ Giấy uỷ quyền bản chính do người uỷ quyền soạn thảo.(Trường hợp bên uỷ quyền chưa soạn thảo sẵn thì có thể đề nghị Phòng Công chứng/ Văn phòng công chứng soạn thảo ).
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật
+ Giấy tờ tùy thân: CMND, hộ khẩu ….
– Thời hạn giải quyết
Không quá 02 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Cá nhân, tổ chức.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Công chứng viên của Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Giấy uỷ quyền đã được công chứng.
Khi đã nhận được giấy ủy quyền đã công chứng, người vợ có thể cầm theo ra ngân hàng và thực hiện các giao dịch.
Giấy Uỷ Quyền Có Phải Công Chứng? Thủ Tục Công Chứng Giấy Ủy Quyền?
Giấy uỷ quyền có phải công chứng không? Loại giấy uỷ quyền nào phải thực hiện thủ tục công chứng? Trình tự, thủ tục, hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để công chứng giấy ủy quyền?
1. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền
Điều 134, Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Uỷ quyền là một trong hai hình thức đại diện (đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật), quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.
Giấy ủy quyền được xem là một hành vi pháp lý đơn phương, theo đó người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi nội dung trong giấy ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền được áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền . Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá, giấy ủy quyền không được phép ủy quyền lại như hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể như hợp đồng ủy quyền. Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.
Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp:
Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá phạm vi ủy quyền.
Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015)
Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, trong trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế (Khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015)
Cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1(trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền) (Khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp năm 2009)
Khoản 3, Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất có nêu khi thực hiện các quyền này người sử dụng phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực, việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi ủy quyền thực hiện các quyền trên, giấy ủy quyền cũng phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.
Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực (theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP).
Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
Điều 55 Luật Công chứng 2014 cũng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền.
Để đảm bảo giá trị pháp lý, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền phải được công chứng. Khi công chứng các bên phải cung cấp các giấy tờ cần thiết. Cụ thể như:
Các giấy tờ bên uỷ quyền phải cung cấp:
Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao):
-Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;
-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:
+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
+Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);
Các giấy tờ bên nhận ủy quyền phải cung cấp:
-Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao).
+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);
+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);
+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);
3. Thủ tục ủy quyền cho người khác giao dịch ngân hàng
Tôi muốn ủy quyền cho vợ tôi ra ngân hàng lấy tiền thì tôi cần làm giấy ủy quyền như thế nào?
Bước 1: Người yêu cầu công chứng ghi phiếu yêu cầu công chứng (Theo mẫu) đồng thời xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ về sở hữu tài sản hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (bản chụp và bản chính kèm theo để đối chiếu).
Bước 2: Nhân viên nghiệp vụ của Phòng công chứng tiếp nhận yêu cầu công chứng và kiểm tra toàn bộ các loại giấy tờ trên nếu hợp lệ sẽ tiếp nhận nghiên cứu, thụ lý.
Bước 3: Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ của bên uỷ quyền; kiểm tra năng lực hành vi của bên uỷ quyền và nội dung yêu cầu uỷ quyền nếu không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện công chứng.
Bước 4: Bên uỷ quyền đọc lại văn bản uỷ quyền và trực tiếp ký vào giấy uỷ quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên.
Bước 5: Nhân viên nghiệp vụ soạn thảo ghi lời chứng vào số, sổ công chứng.
Bước 6: Công chứng viên kiểm tra lại, ký và chuyển nhân viên đóng dấu thu lệ phí.
Bước 7: Người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo quy định, nhận giấy uỷ quyền đã công chứng cùng biên lai thu tiền.
– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Công chứng – Sở Tư pháp.
+ Giấy uỷ quyền bản chính do người uỷ quyền soạn thảo.(Trường hợp bên uỷ quyền chưa soạn thảo sẵn thì có thể đề nghị Phòng Công chứng soạn thảo ).
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật
+ Giấy tờ tuỳ thân: CMND, hộ khẩu ….
– Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên – Phòng Công chứng.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy uỷ quyền đã được công chứng.
Sau khi nhận được giấy ủy quyền đã công chứng này thì vợ bạn có thể cầm theo ra ngân hàng và thực hiện giao dịch. Thân!
Hợp Đồng Ủy Quyền Có Bắt Buộc Phải Công Chứng Không?
Nhắc đến hợp đồng ủy quyền đa phần mọi người đều nghĩ rằng phải công chứng, chứng thực thì mới có giá trị. Vậy theo quy định pháp luật hiện nay, hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?
Một số trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015).
Bên cạnh đó, Điều 55 Luật Công chứng 2014 cũng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng trừ một số trường hợp được nêu cụ thể tại văn bản chuyên ngành:
– Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực (theo ).
Không được ủy quyền trong trường hợp đăng ký kết hôn; đăng ký lại việc kết hôn; đăng ký nhận cha, mẹ, con.
– Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ).
Như vậy, hợp đồng ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc.
Chú ý, trường hợp hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng đó vẫn hiệu lực.
Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là bao lâu?
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (Điều 563 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Như vậy, thời hạn của hợp đồng ủy quyền trước hết sẽ do các bên tự thỏa thuận. Thường là thời gian được ấn định cụ thể hoặc tới khi hoàn thành công việc đã ủy quyền.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì hiệu lực của hợp đồng ủy quyền là 01 năm từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Ủy Quyền Nào Phải Đi Công Chứng?
Ông Trần Văn Bảy, Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp chúng tôi cho biết: Việc công chứng hợp đồng ủy quyền là một nội dung đáng lưu ý trong Nghị định 04 ngày 7-1-2013 của Chính phủ (hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng) có hiệu lực thi hành từ ngày 25-2-2013.
Các bên đọc kỹ hợp đồng trước khi công chứng. (Ảnh chụp tại Phòng Công chứng số 6, chúng tôi Ảnh: KP
Ví dụ: Ông A ủy quyền cho bà B được quyền thay mặt ông mua bán, thế chấp, tặng cho căn nhà của ông A. Với hợp đồng ủy quyền này thì bà B có quyền làm thủ tục chuyển nhượng nhà của ông A cho người khác. Vì vậy, công chứng viên phải giải thích rõ sự việc cho các bên để họ cân nhắc tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Riêng về việc chứng thực, UBND cấp xã được chứng thực bốn loại ủy quyền sau đây:
– Ủy quyền về đất, đất có tài sản gắn liền với đất (không phải là nhà ở) mà bên có đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước.
– Ủy quyền đăng ký xe.
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng tiền mặt.
– Ủy quyền về việc đứng tên kê khai hưởng chính sách theo Quyết định số 290/2005 của Thủ tướng Chính phủ (chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước).
Thủ tục công chứng . Nếu cả hai bên (bên ủy quyền và bên được ủy quyền) không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền thì từng người có thể đến tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú để công chứng được không?
+ Được. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi không ở cùng một địa phương. Bên ủy quyền có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau đó, bên ủy quyền chuyển hợp đồng đã được công chứng cho bên kia để họ đến tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền.
Ví dụ: Ông C ở Hà Nội ủy quyền cho bà D ở chúng tôi được quyền thay mặt ông C ký hợp đồng cho thuê căn nhà của ông ấy ở chúng tôi Nếu ông C không thể vào chúng tôi để cùng bà D đi ký hợp đồng ủy quyền tại chúng tôi thì ông C có thể đến tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội công chứng hợp đồng ủy quyền rồi chuyển hợp đồng đó đến bà D. Bà D sẽ đến tổ chức hành nghề công chứng ở chúng tôi công chứng tiếp vào bản gốc của hợp đồng ủy quyền mà ông C đã chuyển. Sau khi bà D công chứng xong thì hợp đồng ủy quyền phát sinh hiệu lực pháp luật.
. Bên ủy quyền có thể đến tổ chức hành nghề công chứng để đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền đã ký trước đó được không?
+ Không. Bởi lẽ theo Điều 44 Luật Công chứng năm 2006, việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả người tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng. Như vậy, nếu muốn hủy hợp đồng ủy quyền đã được công chứng thì các bên phải thống nhất với nhau và cùng nhau đến tổ chức hành nghề công chứng để hủy hợp đồng đã lập trước đó.
. Xin cảm ơn ông.
Phường, xã không còn được xác nhận ủy quyền khiếu nại. Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo cũ, người ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên; anh, chị em ruột hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người ủy quyền cư trú. Nhưng nay nhiều UBND cấp xã tại chúng tôi đã từ chối xác nhận ủy quyền này, vì sao thưa ông?
+ Trước đây, việc xác nhận ủy quyền nói trên được UBND cấp xã căn cứ theo điểm c khoản 1 Nghị định 136/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo. Thế nhưng luật này đã hết hiệu lực và Nghị định 136 cũng đã hết hiệu lực từ ngày 20-11-2012. Hiện nay việc khiếu nại được thực hiện theo Luật Khiếu nại mà luật này không quy định UBND xã nơi người khiếu nại cư trú có thẩm quyền xác nhận ủy quyền. Đồng thời, Nghị định 75/2012 của Chính phủ cũng không hướng dẫn khác nên UBND cấp xã không còn thẩm quyền xác nhận việc ủy quyền khiếu nại.
KIM PHỤNG thực hiện
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giấy Ủy Quyền Có Phải Công Chứng Không? Thủ Tục Công Chứng Giấy Ủy Quyền trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!