Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Văn 10 Nâng Cao Tiết 91 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
+ Nắm được các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo tiêu chí hiện đại (theo quan niệm hiện nay)
+ Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
– Kỹ năng: Vận dụng những hiểu biết trên vào việc phân tích tác phẩm, bình các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản văn học.
– Giáo dục: Hiểu được những giá trị thẩm mỹ cơ bản cuả tác phẩm văn học.
– Thầy: + Tham khảo SGK- SGV- Soạn giáo án
+ Phương pháp: Quy nạp + chú ý lấy học sinh làm trung tâm.
– Trò: Tham khảo, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa
C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số, vệ sinh
2. Bài cũ: Không
– Giáo viên giới thiệu: Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản văn học là gì ? hôm nay chúng ta học về thể loại văn bản này.
– Hoạt động dạy học:
Ngày soạn Tiết: 91 Ngày dạy Bài dạy: VĂN BẢN VĂN HỌC Mục tiêu cần đạt – Kiến thức: + Nắm được các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo tiêu chí hiện đại (theo quan niệm hiện nay) + Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. – Kỹ năng: Vận dụng những hiểu biết trên vào việc phân tích tác phẩm, bình các giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản văn học. – Giáo dục: Hiểu được những giá trị thẩm mỹ cơ bản cuả tác phẩm văn học. B. Chuẩn bị – Thầy: + Tham khảo SGK- SGV- Soạn giáo án + Phương pháp: Quy nạp + chú ý lấy học sinh làm trung tâm. – Trò: Tham khảo, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa C. Hoạt động dạy học 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số, vệ sinh 2. Bài cũ: Không 3. Bài mới: – Giáo viên giới thiệu: Trong thực tế chúng ta gặp rất nhiều văn bản khác nhau, nhưng văn bản văn học là gì ? hôm nay chúng ta học về thể loại văn bản này. – Hoạt động dạy học: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung cần đạt 10′ Hoạt động 1: Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. Đọc mục I sách giáo khoa và cho biết văn bản văn học mang nội dung gì ? + Cách thể hiện ra sao? + Hình thức thể hiện ? Học sinh thảo luaận trả lời I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: Ngày nay đa số nhận diện một văn bản văn học theo những tiêu chí sau: 1. Văn bản văn học (truyện cổ tích, bài thơ, cuốn tiểu thuyết, thiến bút ký, vở kịch…) là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế gới tình cảm tư tưởng thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Những chủ đề như tình yêu, hạnh phúc băn khoăn, khác vọng, …. Trở đi, trở lại với những chiều sâu và sắc thái khác nhau trong các tác phẩm văn học. 2. văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng có tính thẩm mỹ cao. Nó không trần trụi, bộc trực, đơn nghĩa, sử dụng nhiều phép tu từ, văn bản văn học thường hàm súc gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng. Khi xác định văn bản văn học cần chú ý đến phẩm chất của ngôn từ diễn đạt. Có những văn bản lúc ra đời nhằm mục đích thực tiễn, về sau được xem là văn bản văn học khi ý nghĩa cao sâu được hài hòa với cách diễn đạt hoàn hảo, thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của người đọc 3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng tức là mỗi văn bản thuộc về một thể loại nhất định * Văn bản văn học không phải là kỹ xảo ngôn từ mà là sáng tạo của nhà văn. Tư tưởng tình cảm, những trải nghiệm trường đời sâu sắc là điều không thể thiếu trong những tác phẩm lớn. 5′ Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu truics của văn bản văn học II. Cấu trúc của văn bản văn học Cấu trúc của văn bản văn học mang nhiều tầng lớp – ta cần tìm hiểu để thấy cái hay cái đẹp của nó. Thao tác 1: Yếu tố đầu tiên của văn bản văn học là tầng ngôn từ. Ta tìm hiểu như thế nào ? Học sinh trả lời 1. Tầng ngôn từ – từ ngữ ngâm đến ngữ nghĩa: – Trước hết đọc văn bản văn học ta phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến hàm nghĩa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng … VD: Lúng túng như thợ vụng mắt kém (1) Lúng túng như chó ăn vụng bột (2) (1) Lúng túng vì chưa có khái niệm – Cùng với ngữ nghĩa cần chú ý đến ngữ âm như một phương tiện xây dựng hình tượng nghệ thuật trong văn bản văn học. VD: Chú bé loắt choắt Những từ láy gợi lên sự nhanh nhẹn, trẻ trung tươi vui. 7′ Thao tác 2: Tầng ngôn từ xây dựng nên hình tượng ? Vậy hình tượng là gì ? Học sinh trả lời 2. Tầng hình tượng – hình tượng được sáng tạo trong mõi văn bản văn học thường có những chi tiết cốt truyện, hoàn cảnh tâm trạng khác nhau… do đó, hình tượng trong các văn bản ấy cũng khác nhau. VD: + Hình tượng hoa mai, cây mai, cây tùng, cây trúc trong thơ, ca trung dại + Hình tượng người nông dân trong văn học giai đoạn 1930-1945. 8′ Phần quan trọng của một văn bản văn học là gì ? vì sao ? tìm hiểu tầng hàm nghĩa của văn bản văn học có phải là điều dể dàng không ? Học sinh trả lời 3. Tầng hàm nghĩa: – Mọi tác phẩm văn học điều chứa đựng những tư tưởng tình cảm của nhà văn, nhà thơ về cuộc sống và con người đó chính là tính đa nghĩa Tính hàm nghĩa VD: Qua bài dân ca hình tượng hoa sen đẹp và thơm giữa bùn lầy người nghệ sĩ dân gian muốn ca nghợi chí khí vững vàng, sự trong sạch của tâm hồn con người. * Vậy để nắm bắt được một tác phẩm văn học đi từ văn bản ngôn từ hình tượng và cuối ùng tìm ra các tầng ý nghĩa ẩn đằng sau văn bản ấy. 5′ Hoạt động 3: Khi nào thì một văn bản văn học trở thanh tác phẩm văn học ? Học sinh thảo luận III. Từ văn bản đến tác phẩm: – Khi văn bản đến công chúng, độc giả có tác động tinh thần đối với xã hội – Tác động tinh thần của tác phẩm văn học nhất thiết phải thông qua hình tượng nghệ thuật. 4′ Hoạt động 4: Học sinh đọc ghi nhớ Học sinh đọc 5′ Hoạt động 5: Luyện tập Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới Bài 2: Cho biết các câu sau đây chứa hàm nghĩa gì ? – Kỉ niệm trong tôi – rơi – như tiếng rơi trong lòng giếng cạn – Riêng những câu thơ nên xanh – riêng … IV. Luyện tập Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới Bài 2: Câu 1: Nói đến sự tàn phá lạnh lùng của thời gian vô tình. Tất cả mọi việc mình đã làm đề như viên sỏi rơi xuống giếng cạn, nghĩa là chẳng vọng lại tai ta một âm thanh gì. Câu 2: Sự bất tử của nghệ thuật. Tất cả rồi sẽ bị đổ nát hay lãng quên nhưng nghệ thuật chân chính thì vần còn sống mãi “xanh” – Và đôi mắt em như hai giếng nước ? Học sinh trả lời Câu 3: Sự bất tử của tình yêu trong tất cả cái gì thuộc đời sống tinh thần của con người thì tình yêu vừa là tình cảm thiên phú, vừa là bản năng vừa là ý thức vừa là vô thức. Tình yêu vừa là khác vọng vừa là động lực trong như giếng nước gọi sự ngọt ngào … Tất cả điều bị xóa nhòa bởi tình yêu duy chỉ có nghệ thuật chân chính và tình yêu đích thực sẽ sống mãi. 4. Dăn dò: – Học thuộc bài – Soạn “Phép điệp, phép đối” E. Kinh nghiệm bổ sung
Giáo Án Văn 10 Nâng Cao Tuần 31, Tiết 92+93
Về kiến thức, giúp HS hiểu được cấu trúc của một văn bản văn học; hiểu rõ quá trình chuyển từ một văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
Về kỹ năng, giúp HS biết cách đọc hiểu khám phá cái hay cái đẹp về hình thức và nội dung của văn bản văn học.
Về thái độ, qua việc phân tích, khám phá các tầng cấu trúc của một số văn bản văn học nhằm giúp học sinh hình thành ý thức chủ động, tích cực trong tư duy hình tượng, bồi dưỡng tinh thần tự học, tinh thần khám phá cái mới để các em yêu hơn các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
B – Phương tiện thực hiện: – Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản thiết kế, phiếu học tập.
C – Cách thức tiến hành: – GV tổ chức giờ dạy theo cách nêu vấn đề kết hợp với diễn dịch và quy nạp.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới.
I – Tiêu chí chủ yếu của văn bản học
1. VBVH là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
VD: Đoạn trích: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
– Hiện thực: người chinh phụ sống lẻ loi đợi chờ chồng đi chinh chiến trở về.
– Tâm trạng người chinh phụ: cô đơn, buồn tủi, xót xa.
2. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.
VD: Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
– Ngôn từ đời thường nhưng có vần, nhịp (tính nghệ thuật), không có ý nghĩa thực dụng mà gợi về tình yêu nam nữ (tính thẩm mĩ) nhờ hình tượng (mận, đào).
3. VBVH được xây dựng bằng phương thức riêng – nói cụ thể hơn là mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.
VD: Thơ thì có vần, điệu, tiết tấu, niêm luật, khổ thơ, câu thơ, Truyện thì có cốt truyện, nhân vật, kết cấu.
II – Cấu trúc của một văn bản học
1. Tầng ngôn từ – từ ngữ âm đến ngữ nghĩa
a. Ngữ âm: nhịp điệu, âm thanh được gợi bởi ngôn từ nghệ thuật.
Ví dụ: (1) Tài cao phận thấp chí khí uất,
Giang hồ mê chơi quên quê hương. (Tản Đà)
(2) Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan,
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
Anh đi, nghe tiếng đàn xuân ấy,
Ca ngàn năm: Ba Lan, Ba Lan, (Tố Hữu)
(3) Giật mình mình lại thương mình xót xa. (Nguyễn Du)
b. Ngữ nghĩa: từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng.
Ví dụ 2: Từ ngôi sao nghĩa là “tỏa sáng”, chúng ta có ngôi sao điện ảnh, ngôi sao ca nhạc với hàm nghĩa khen ngợi, ngưỡng mộ.
File đính kèm:
VAN BAN VAN HOC(1).doc
Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 90, 91: Đọc – Hiểu: Chí Phèo (Trích Chí Phèo) – Nam Cao
(Trích Chí Phèo) – Nam Cao I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: – Nắm được những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao. – Nắm được cốt truyện Chí Phèo, vị trí, ý nghĩa của đoạn trích đọc hiểu. – Quá trình diễn biến tâm lí, khát khao hạnh phúc và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo. – Sức mạnh tố cáo hiện thực xã hội đương thời của tác phẩm – Nghệ thuật nắm bắt, miêu tả tâm lí tài tình và ngòi bút nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác giả. 2. Kĩ năng: – Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, nhập vai tác phẩm văn xuôi. – Rèn kĩ năng phân tích truyện ngắn và nhân vật truyện ngắn. 3. Thái độ: – Giáo dục HS đồng cảm với nỗi đau, bi kịch của số phận con người, – Biết yêu thương và trân trọng giá trị con người. – Có thái độ sống tích cực. II. Phương pháp, phương tiện: 1. Phương pháp: – Phương pháp đàm thoại – Phương pháp thuyết giảng 2. Phương tiện: – Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo – Bảng phụ – Hình ảnh trực quan: tác giả Nam Cao, Chí Phèo và Thị Nở III. Chuẩn bị: – Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà về các nội dung bài học. IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 3. Giới thiệu bài mới: (3’) Ở trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia, chúng ta đã được tìm hiểu nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. Hôm nay đến với nhà văn Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nghệ thuật nắm bắt miêu tả tâm lí tài tình và ngòi bút nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Bằng nghệ thuật ấy, nhà văn đã nói lên một cách sâu sắc và mãnh liệt bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người ghê gớm và khát khao lương thiện của nhân vật Chí Phèo. 4. Hoạt động dạy học: T/g Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh (HS) Nội dung cần đạt (15’) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. 1. Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, hãy cho biết mục Tiểu dẫn trong SGK đề cập đến những nội dung gì? 2. Nêu tóm tắt tiểu sử Nam Cao? 3. Nam Cao là người như thế nào? Theo dõi, trả lời. Dựa vào SGK nêu tóm tắt. (Khiêm nhường, ít nói, nội tâm phong phú, gắn bó với quê hương, người nghèo khổ) I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Nam Cao (1917 – 1951) – Tiểu sử: + Gia đình nông dân + Quê: Hà Nam, vùng chiêm trũng nghèo khó – Con người (bảng phụ): (Khiêm nhường, ít nói, nội tâm phong phú, gắn bó sâu nặng với quê hương, những người nghèo khổ). – Quan điểm sáng tác: tiến bộ (bảng phụ) (25’) – GV đọc một vài tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao. 4. Qua đó em thấy trong sáng tác Nam Cao chú ý tới những điều gì? (Về nội dung và nghệ thuật). 5. Các giai đoạn sáng tác của Nam Cao? – GV tổng kết vai trò và vị trí của Nam Cao. 6. Các tên cũ của truyện ngắn Chí Phèo? 7. Dựa vào SGK hãy tóm tắt lại truyện ngắn Chí Phèo? – GV nhấn mạnh lại các chi tiết cần chú ý. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự thức tỉnh phần người của Chí Phèo – GV giảng về hình tượng người nông dân trước Cách mạng trong văn học hiện thực phê phán. – Gọi HS đọc đoạn đầu. 8. Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo có gì thay đổi? (Quan tâm đến thế giới tinh thần của con người, biệt tài nắm bắt, miêu tả tâm lí) (Trước và sau Cách mạng) (Cái lò gạch cũ, đôi lứa xứng đôi) 1 – 2 HS tóm tắt Theo dõi 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi (Tỉnh rượu, nghe những âm thanh: tiếng chim hót, tiếng người đi chợ về, tiếng gõ thuyền chài) +Văn chương phải có tính nhân đạo, vì con người lao khổ + Văn chương phải có sự sáng tạo mới mẻ, độc đáo) – Các giai đoạn sáng tác: + Trước Cách mạng: luôn quan tâm đến thế giới tinh thần, sự xói mòn nhân phẩm. Sở trường phát hiện và miêu tả tâm lí + Sau Cách mạng: có cống hiến cho văn học kháng chiến. 2. Tác phẩm: – Các tên cũ: Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi. – Tóm tắt: (SGK) – Vị trí đoạn trích: phần cuối tác phẩm. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Nhân vật Chí Phèo: a. Chí Phèo sau khi tỉnh rượu: – Nghe: tiếng chim hót ríu rít, tiếng người đi chợ, tiếng gõ thuyền chài thanh âm, tiếng gọi tha thiết của cuộc sống. (1) (2) (3) (4) 9. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi tỉnh rượu? Thể hiện tâm trạng Chí Phèo như vậy, tác giả đặt nhân vật trong thế đối sánh như thế nào? – Gọi HS đọc Thằng này rất ngạc nhiên rất vui. 10. Tại sao tác giả lại đặt vào tác phẩm chi tiết bát cháo hành của Thị Nở? 11. Đón nhận bát cháo hành, tâm trạng và cảm xúc của Chí Phèo ra sao? Nguyên nhân dẫn đến sự thức tỉnh bản chất con người trong Chí Phèo. – Gọi đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. (Suy ngẫm về hiện tại, nhớ về quá khứ, lo sợ cho tương lai) 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi (Thể hiện sự quan tâm và tình cảm chân thành của Thị Nở) (Ngạc nhiên, thấy bâng khuâng vì cảm nhận được tình cảm của Thị Nở) (Bản chất vốn có và tình cảm của Thị Nở) – Buồn, nhớ về quá khứ: đã từng mơ ước về cuộc sống gia đình (chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, bỏ vài con lợn, mua ruộng) rất đơn sơ, bình dị, rất người. – Suy ngẫm về đời mình: già mà vẫn còn cô độc, sự cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau Tác giả đặt nhân vật trong sự nhắc nhở về quá khứ, suy ngẫm về hiện tại và lo sợ cho tương lai. è Chí Phèo đã nhận thức được sự tồn tại của mình. * Bát cháo hành của Thị Nở: – Ý nghĩa: + Lần đầu tiên Chí được đàn bà cho + Hàm chứa sự quan tâm và tình yêu thương chân thành của Thị Nở – Tâm trạng Chí Phèo: (ngạc nhiên mắt hình như ươn ướt bâng khuâng thấy Thị có duyên ăn năn): + Xúc động, hạnh phúc, ăn năn về những tội ác đã làm. + Hắn thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao. è Chí Phèo đã thức tỉnh bản chất lương thiện của con người. (Nguyên nhân: Chí Phèo vốn là người lương thiện; tình người của Thị Nở thức tỉnh tính người) (1) (2) (3) (4) (25’) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu diễn biến tâm trạng Chí Phèo khi bị từ chối tình yêu: 12. Tại sao Chí Phèo lại khát thèm lương thiện? Khát khao ấy có thực hiện được không? – Gọi HS Thị nghe thấy thế chúng định làm. 13. Tác giả đã miêu tả Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối như thế nào? 14. Ý nghĩa của chi tiết Chí Phèo chạy theo nắm lấy tay Thị Nở? 15. Trong đoạn vừa rồi, chi tiết hơi cháo hành xuất hiện mấy lần? 16.Việc Thị Nở từ chối tình yêu của Chí Phèo dẫn tới điều gì? 17. Hành động nào thể hiện sự phản kháng của Chí Phèo khi khao khát lương thiện bị cự tuyệt? 18. Tại sao Chí Phèo lại đến nhà Bá Kiến? – GV liên hệ lúc Chí Phèo mới ở tù về đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. (Chí Phèo nhận thức được bản thân mình, ân hận về những tội ác đã làm) (Ngạc nhiên, ngẩn người, thấy hơi cháo hành, sửng sốt, gọi lại, chạy theo) (Tha thiết muốn có hạnh phúc, níu kéo hạnh phúc) (2 lần. là biểu tượng của khát khao hạnh phúc mãnh liệt trong Chí Phèo) (Chí Phèo không được trở lại làm người lương thiện) (Xách dao đi trả thù) (Ý thức được Bá Kiến là kẻ thù chính, kẻ thù sâu xa đưa Chí vào đường cùng) b. Chí Phèo khi bị từ chối tình yêu: – Ngạc nhiên ngẩn người thấy hơi cháo hành ngẩn mặt, không nói gì sửng sốt gọi lại chạy theo nắm lấy tay Thị Nở. è Chí Phèo tha thiết muốn có hạnh phúc, muốn níu kéo hạnh phúc. – Uống rượu, càng uống càng tỉnh, cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. * Hơi cháo hành: biểu tượng của tình yêu thương và khát khao hạnh phúc mãnh liệt. – Thị nở từ chối: Chí Phèo không được trở lại làm người lương thiện. è Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người (Tấn bi kịch tinh thần đau khổ nhất của loài người) – Trả thù: xách dao đi giết Thị Nở nhưng lại đến nhà Bá Kiến đó là kẻ thù chính, kẻ thù sâu xa đối với cuộc đời Chí Phèo. (Nghệ thuật nắm bắt và miêu tả tâm lí con người) (1) (2) (3) (4) (9’) Giết chết kẻ thù, Chí Phèo cứ trở lại làm người lương thiện có được không? Tại sao? 19. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo được tác giả miêu tả như thế có hợp lôgic không? Vì sao? 20. Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo? 21. Ý nghĩa chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng? – GV giảng về khái niệm điển hình 22. Em có thể lí giải tại sao tên tác phẩm là Chí Phèo chứ không phải Cái lò gạch cũ hay Đôi lứa xứng đôi? – GV nhấn mạnh: thể hiện quan diểm tư tưởng của tác giả về số phận con người trong xã hội. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Thị Nở: 23. Nguyên nhân Thị Nở lại đến với Chí Phèo? Thị có phải là kẻ bạc tình không? Vì sao? 24. Tại sao tác giả lại đưa Thị Nở đến với Chí Phèo? (Không được, vì xã hội không cho phép mà Chí Phèo không thể sống như cũ) (Hợp lôgic, vì bản chất con người vốn là lương thiện, khi bị cự tuyệt thì nhận ra kẻ thù đẩy mình đến đường cùng) (Sức mạnh tố cáo xã hội) (Nếu xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại thì những Chí Phèo con sẽ tiếp tục ra đời) Phát biểu theo ý kiến cá nhân. (Bản tính hồn nhiên chân thành; Không phải, do xã hội cấm cản) (Đánh thức tính người, khẳng định phẩm chất tốt đẹp) – Chí Phèo tự giết mình: Chí Phèo đã thức tỉnh + Không thể sống như cũ Không còn + Không được làm người con đường khác lương thiện Chết để bảo vệ phần người vừa thức tỉnh. è Sức mạnh tố cáo xã hội: Chí Phèo là sản phẩm của xã hội thực dân, phong kiến. * Cái nhìn nhanh xuống bụng của Thị Nở: xã hội thực dân phong kiến còn tồn tại thì còn hiện tượng Chí Phèo Chí Phèo là hiện tượng điển hình. 2. Nhân vật Thị Nở: – Bản tính hồn nhiên, chân thành. – Vai trò: đánh thức nhân tính trong Chí Phèo, khẳng định phẩm chất tốt đẹp luôn tồn tại trong người lao động. (1) (2) (3) (4) (5’) Hoạt động 5: Tổng kết, kiểm tra, đánh giá: 25. Những nét cần ghi nhớ về tác giả Nam Cao? 26. Em có suy nghĩ gì về số phận con người trong xã hội bấy giờ? 27. Ngòi bút nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao thể hiện ở chỗ nào? (Con người, quan điểm sáng tác) Ý kiến cá nhân. (Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp luôn tồn tại trong con người dù đã bị xã hội tha hóa) III. Tổng kết: – Nhà văn Nam Cao – Nội dung: + Quá trình diễn biến tâm lí phức tạp của Chí Phèo để thức tỉnh. + Tố cáo xã hội sâu sắc. – Nghệ thuật: tài năng phát hiện và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. 5. Dặn dò: (1’) – Về nhà tìm hiểu thêm về Nam Cao và các tác phẩm của ông. – Chuẩn bị bài mới: Luận về chính học cùng tà thuyết: Phong cách ngôn ngữ báo chí. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Giáo sinh:
Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 11
ã Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học.
ã Nắm được đặc điểm của văn bản văn học về ngôn từ, hình tượng để hiểu được ý nghĩa của văn bản, cá tính sáng tạo của nhà văn
ã Bước đầu vận dụng kiến thức trên để đọc hiểu văn bản.
B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
1- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
2- KIỂM TRA BÀI CŨ:
Dựa vào phong cách chức năng ngôn ngữ, có thể chia làm mấy kiểu văn bản? Nêu đặc điểm của kiểu văn bản khoa học và kiểu văn bản hành chính.
Trong chương trình ngữ văn THCS, em đã được học một số văn bản Chiếu dời đô Văn bản nào được coi là văn bản văn học?Văn bản văn học có những đặc điểm gì?
Ngày soạn 23 tháng 9 năm 2006 Ngữ văn. Tiết 11. Văn bản văn học a- Mục tiêu cần đạt. Giúp HS Nắm được nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm văn bản văn học. Nắm được đặc điểm của văn bản văn học về ngôn từ, hình tượng để hiểu được ý nghĩa của văn bản, cá tính sáng tạo của nhà văn Bước đầu vận dụng kiến thức trên để đọc hiểu văn bản. b- Các bước tiến hành. ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Dựa vào phong cách chức năng ngôn ngữ, có thể chia làm mấy kiểu văn bản? Nêu đặc điểm của kiểu văn bản khoa học và kiểu văn bản hành chính. 3- Bài mới. Trong chương trình ngữ văn THCS, em đã được học một số văn bản Chiếu dời đô…Văn bản nào được coi là văn bản văn học?Văn bản văn học có những đặc điểm gì? Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (HS đọc SGK và trả lời câu hỏi) – Văn bản văn học được hiểu theo cả nghĩa rộng, và nghĩa hẹp. Thế nào là văn bản hiểu theo nghĩa rộng, thế nào là văn bản hiểu theo nghĩa hẹp? Cho ví dụ. – Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản theo nghĩa rộng và văn bản theo nghĩa hẹp? – Nhìn một cách khái quát, văn bản văn học có những đặc điểm gì? – Ngôn từ của văn bản văn học có mấy đặc điểm? (GV nêu và hướng dẫn HS phân tích đặc điểm về ngôn ngữ trong một số câu ca dao hoặc câu thơ) – Ngôn ngữ trong câu ca dao trên có gì đặc biệt? I- Khái niệm văn bản văn học + Theo nghĩa rộng văn bản văn học bao gồm tất cả những văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ thuật: có hình ảnh, nhịp điệu, biểu hiện tình cảm của người viết. Ví dụ: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Làng, Bến Quê… + Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu. Ví dụ… Căn cứ vào sự hư cấu và sáng tạo. II- Đặc điểm của văn bản văn học 4 đặc điểm. 1- Đặc điểm về ngôn từ. 3 đặc điểm a- Tính hình tượng và thẩm mĩ Xét ví dụ: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi? Hai câu ca dao nói việc tát nước đêm trăng. – Tính nghệ thuật và thẩm mĩ của ngôn từ văn học thể hiện như thế nào? – Trong truyện này Dế Mèn tự kể chuyện đời mình, vậy ngôn ngữ đó có phải là ngôn ngữ của Dế Mèn không? (GV cho HS đọc đoạn thơ trong bài Ta đi tới của Tố Hữu rồi đặt câu hỏi) – Ngôn từ này có điểm gì khác với ngôn từ trong đời sống? – Hình tượng văn học có đặc điểm gì? Nhưng ta không thấy một từ ngữ nào thể hiện điều đó. Bởi ngôn ngữ có sự chọn lọc… đ Các yếu tố ngôn ngữ…được lựa chọn, trau chuốt, sắp xếp theo một tổ chức đặc biệt, nhiều khi khác thường… b- Tính hình tượng Xét ví dụ: Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí Đó là do nhà văn tưởng tượng mình là Dế Mèn mà viết ra. c- Tính biểu tượng và đa nghĩa Trong đời sống từ Mẹ là đối tượng xác định cụ thể. Còn Mẹ trong bài Ta đi tới mang ý nghĩa biểu tượng. Xét ví dụ: Hai câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều 2- Đặc điểm về hình tượng GV chọn một đoạn thơ hoặc văn xuôi miêu tả chân dung nhân vật để đọc lên cho HS nghe, ví dụ đoạn miêu tả chân dung nhân vật Chí Phèo. – Hình tượng là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên… – Hình tượng là phương tiện giao tiếp đặc biệt. Là một thông điệp nhà văn biểu hiện tư tưởng, tình cảm… 3-Luyện tập. a- Bài tập 1: (GV chia đôi bảng một bên là văn bản văn học hiểu theo nghĩa rộng, một bên là văn bản văn học hiểu theo nghĩa hẹp). b-Bài tập 2:Đoạn trích Truyện Kiều là đoạn thơ tả cảnh từ gần đến xa, phong cảnh hiện ra dần dần. Đó là tính nghệ thuật. Vẻ đẹp của cảnh chiều tà trong trẻo gợi sự quyến luyến. Đó là tính thẩm mĩ. 4- Củng cố nâng cao. Ngôn từ và hình tượng trong văn bản văn học có những đặc điểm làm nên tính nghệ thuật và thẩm mĩ của văn học. Ngôn từ được tổ chức đặc biệt, có tính biểu tượng, đa nghĩa; hình tượng là sản phẩm của sáng tạo, hư cấu và là phương tiện giao tiếp đặc thù. 5 – Rút kinh nghiệm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Văn 10 Nâng Cao Tiết 91 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!