Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Tiết 21 – 22: Văn Bản: Cô Bé Bán Diêm (An mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày giảng: 8A: 8B: Tiết 21- 22 Văn bản Cô bé bán diêm (An-đec-xen) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Giúp HS nắm được: – Những hiểu biết bước đầu về người kể chuyện cổ tích An- đec- xen – Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm – Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh. 2. Kĩ năng: – Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm – Phân tích được một số hình ảnh tương phản(đối lập, đặt gần nhau làm nổi bật lẫn nhau) – Phát biẻu cảm nghĩ về một đoạn truyện. * KNS: + Giao tiếp, trình bày suy nghĩ phản hồi lắng nghe tích cực về tình cảnh đáng thương của cô bé bất hạnh + Tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh 3. Thái độ: Giáo dục HS: – Lòng cảm thông, yêu thương đối với những em bé nghèo khổ, bất hạnh. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV ngữ văn lớp 8 III. Phương pháp: – P.P: Vấn đáp, đàm thoại, phân tích giảng bình, Tchức cho HS tự tiếp thu kT – KT: Động não, hỏi trả lời IV. Tiến trình giờ dạy – GD 1. ổn định: (1’) Sĩ số: 8A: 8B: 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) ? Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của “ Lão Hạc”? – Dành tiền và giữ lại mảnh vườn cho con trai; không muốn phiền luỵ nhờ vả mọi người; Giàu lòng tự trọng, trung thực, yêu thương con rất mực, giàu đức hi sinh 3. Bài mới: * Giới thiệu bài Trên thế giới có rất nhiều nhà văn chuyên viết truyện và truyện cổ tích cho trẻ em nhưng truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch An- déc xen sáng tác thì thật tuyệt vời. Không những trẻ con khắp nơi vô cùng yêu thích, say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một câu chuyện hay của ông: tác phẩm “ Cô bé bán diêm.” Hoạt động 1 P.P: Vấn đáp, thuyết trình KT: Động não Trình bày những hiểu biết của em về tác giả An- đéc- xen? – HStrình bày, nhận xét bổ sung – GV bổ sung một số tác phẩm của ông ? Em đã đọc tác phẩm nào của ông ? ? Hiểu biết của em về tác phảm ? – GV thuật lại hoàn cảnh khơi nguồn cảm hứng sáng tác của ông về truyện : « Cô bé bán diêm » * GV Hướng dẫn HS đọc chậm, giọng tình cảm. ? Yêu cầu HS giải thích một số từ khó? – Gia sản ; trường xuân ; ảo ảnh ? Hãy kể tóm tắt truyện ? – 1 HS tóm tắt lại truyện, HS khác nhận xét, GV điều chỉnh ? Theo dõi nội dung truyện và cho biết: Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? – 3 đoạn 1. Từ đầu…cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm 2. Tiếp…chầu thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé 3. Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm Hoạt động 2: P.P: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích giảng bình KT: Động não, hỏi trả lời * HS đọc đoạn 1 ? Hoàn cảnh của cô trong quá khứ và hiện tại ? + Quá khứ: Êm đềm hạnh phúc + Hiện tại: – Bà và mẹ mất, tài sản tiêu tan, sống với bố trong cái gác xép tối om ? Hoàn cảnh đó đưa em bé đến tình trạng như thế nào? – Đói, rét, chịu sự mắng nhiếc I. Giới thiệu chung (6’) 1.Tác giả – Là nhà văn Đan Mạch, người « kể chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới với những truyện kể cho trẻ em. – Truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người lòng nhân đạo sâu sắc. 2. Tác phẩm : – Viết năm 1845 khi tác giả có hai mươi năm cầm bút và tên tuổi của ông đã lừng danh trên thế giới – Là một trong những truyện nổi tiếng nhất của nhà văn Anđecxen II. Đọc hiểu văn bản : ( 66’) 1. Đọc hiểu chú thích 2. Bố cục : 3 đoạn 1. Từ đầu…cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm 2. Tiếp…chầu thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé 3. Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm 3. Phân tích 1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm: – Quá khứ êm đềm hạnh phúc ? Cô bé bán diêm xuất hiện trong khung cảnh như thế nào? – Đêm giao thừa, trời rét – Mọi người đi lại nhộn nhịp đón năm mới rất vui vẻ cửa sổ nhà rực ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay – Cô bé một mình trong đêm giá rét, giầy bị mất, đầu trần, chân lạnh cóng, trên tay là những hộp diêm không ai mua, bụng đói, lo lắng bị cha trách mắng ? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cô bé bán diêm? ? Hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được tác giả khắc hoạ bằng biện pháp nghệ thuật gì là chính? – Đối lập- tương phản ? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự đối lập? Tác dụng của nghệ thuật đó? * Gv: Hình ảnh có thật trên đất nước Đan Mạch, gợi nhiều thương tâm và đồng cảm trong lòng người đọc ? Câu chuyện đc tiếp tục nhờ một chi tiết nào cứ lặp đi lặp lai? – Chi tiết 5 lần em bé quẹt diêm : Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau – Hiện tại: Hình ảnh cô bé trong đêm giao thừa: 2. Mộng tưởng của cô bé trong những lần quẹt diêm ? Vì sao em bé lại quẹt diêm? – Để sưởi ấm, để đắm mình trong ảo ảnh. ? Lần lượt từng lần tác giả đã cho em bé mơ thấy những cảnh gì? ở đây tác giả tiếp tục sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? ? Chứng minh rằng những ảo ảnh của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí? tác dụng? – HS TL trình bày – GV chốt ? Trong các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng? – Lò sưởi, cây thông gắn với thực tế; ? Tạo ra những hình ảnh thiên đường chốc lát ấy, nhà văn nhằm mục đích gì? ? Tác giả đã miêu tả hình ảnh em bé vào sáng mồng Một tết như thế nào? Hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc gì? ? Thái độ của mọi người như thế nào khi chứng kiến cảnh đó? Chi tiết này nói lên điều gì? ? Cách kết thúc truyện thể hiện tình cảm gì của nhà văn đối với em bé bất hạnh ? – Day dứt xót xa, thương cảm ? Qua đó em hiểu gì về nhà văn? – Andecxen: Giàu lòng nhân ái, cảm thông sâu sắc, thương yêu chân thành. * L5: Em đi theo bà 3. Cái chết của em bé bán diêm và thái độ của mọi người: – Cái chết tội nghiệp, thương tâm – Người đời lạnh lùng, ích kĩ, tàn nhẫn. Hoạt động 3: P.P: V ấn đáp, thuyết trình, KT: Động não, hỏi trả lời ? Qua tác phẩm “ Cô bé bán diêm” An-dec-xen muốn nói gì với tất cả mọi người? – Về trách nhiệm, tình cảm của người lớn đối với trẻ em ? Tại sao có thể nói “ Cô bé bán diêm là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung và với trẻ em nói riêng? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả? Hoạt động 4 P.P: Tổ chức cho hS tự tiếp thu kT KT: Động não, TH viết tích cực ? Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm? – HS viết vào phiéu học tập, trình bày – GV chấm chữa, cho điểm bài viết khá – HS đọc bài làm khá, tham khảo 4. Tổng kết: a. Nội dung: – Truyện thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh b. Nghệ thuật: – Cách kể chuyện hấp dẫn: + Sử dụng hình ảnh tương phản đối lập + Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với tình tiết hợp lý c.Ghi nhớ SGKT68 III. Luyện tập (8’) Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm – Gợi ý: +Số phận: Nghèo khổ cô đơn bất hạnh mà trong sáng, hồn nhiên + Tình cảm: đồng cảm, chia sẻ nỗi bất hạnh; mong muốn trẻ em không bất hạnh được sống trong yêu thương chăm sóc, hạnh phúc + Suy nghĩ về xã hội… 4. Củng cố: (3’) – Bức hình trong SGK minh hoạ cho cảnh nào trong truyện? ? Tại sao có thể nói “ Cô bé bán diêm là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung và với trẻ em nói riêng? – Kể về số phận nghèo khổ bất hạnh, cô đơn của cô bé bán diêm với lòng thương cảm sâu sắc + Đồng cảm với khát khao hạnh phúc của em bé( Qua mộng tưởng của em về chiếc lò sưởi ấm áp, bữa ăn ngon, cảnh đầm ấm với bà đã khuất…) + Kết thúc truện kể về cái chết của em bé thể hiện nỗi day dứt, xót xa đối với em bé bất hạnh; đối với số phận của con người nhất là trẻ em. 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (2’) * Bài cũ: – Đọc và tóm tắt lại truyện “ Cô bé bán diêm”. – Nắm nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện. * Bài mới: Xem trước bài:
Tóm Tắt Văn Bản Cô Bé Bán Diêm Lớp 8
Bố cục văn bản
Văn bản Cô bé bán diêm được viết theo kiểu truyện cổ tích, được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Thông tin về gia cảnh cuộc đời của cô bé bán diêm.
Phần 2: Cảm xúc trong những lần quẹt diêm của cô bé.
Phần 3: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.
(Phần 2 chia thành 5 đoạn nhỏ dựa vào số lần quẹt diêm của cô bé). Bốn lần đầu quẹt diêm, mỗi lần quẹt một que. Lần thứ năm cô bé quẹt tất cả những que còn lại). Kết thúc truyện Cô bé bán diêm không hề kết thúc có hậu cho nhân vật mà để lại cái chết thương tâm và để lại nhiều suy nghĩ về cuộc sống quanh ta.
Tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm
Bài số 1
Truyện Cô bé bán diêm kể về một cô bé rất nghèo, gia đình gặp khó khăn khi mẹ mất, bà qua đời, cô bé phải đi bán diêm qua ngày kiếm sống qua ngày. Công việc hàng ngày là bán diêm kể cả đêm giao thừa cũng không ngoại lệ, ngoài trời thời tiết khắc nghiệt khi trời rét và có tuyết rơi, em đi bán diêm với bộ quần áo mỏng manh và bụng đói cồn cào, khi đó em đã quẹt que diêm để sưởi ấm. Cô bé quẹt các que diêm sưởi ấm trong những lần quẹt diêm hình ảnh lần lượt hiện lên trước mắt đó cái lò sưởi, bàn ăn với một con ngỗng quay, cây thông Nô-en rồi em nhìn thấy bà em, bà cháu như đón em về thượng đế. Mỗi lần que diêm tắt, thực tế phũ phàng lại hiện ra, lần lượt em nghĩ đến cha sẽ mắng vì không bán được diêm, phố xá vắng người và những người khách qua đường vội vàng thờ ơ trước sự đáng thương của cô bé. Hôm sau người ta thấy cô bé đã chết, một cái chết để lại nhiều suy nghĩ.
Bài số 2
Cô bé bán diêm kể về cuộc sống nghèo khổ của một cô bé phải đi bán điểm để trang trải cuộc sống. Đêm giao thừa khi mà mọi người quây quần bên gia đình cô bé vẫn phải đi bán diêm, trời rét, tuyết rơi mà cô bé phải đi chân trần, quần áo rách rưới và bụng đói. Mặc dù rất muốn trở về nhà nhưng nếu như không bán được diêm sẽ bị cha đánh. Trước cái lạnh thấu xương thịt cô bé quẹt diêm để sưởi ấm, que diêm đầu tiên quét lên, cô bé hơ tay vào sưởi ấm tưởng tượng như đang ngồi trong lò sưởi nhưng que diêm tắt mọi thứ biến mất. Quẹt que diêm thứ 2 khung cảnh bữa ăn thịnh soạn xuất hiện với bàn ăn và ngỗng quay, que diêm thứ 2 tắt mọi thứ trở về với hiện tại. Que diêm thứ 3 được quẹt lên em thấy cây thông Noel và người bà lần lượt xuất hiện. Khi diêm tắt bà biến mất cô bé quẹt hết các que diêm còn lại với mong muốn níu kéo người bà ở lại và mong người bà sẽ đưa cô bé đi theo. Sáng hôm sau bầu trời vẫn đẹp nhưng người ta tìm thấy một cô bé chết rét trong đêm trên đôi môi mỉm cười.
Bài số 3
Trong đêm giao thừa chào đón năm mới có một cô bé vẫn phải đi bán diêm, bởi nếu không bán diêm em sẽ bị cha đánh. Trời tuyết rơi cô bé trong bộ quần áo mỏng manh, chân trần ửng lên vì lạnh phải đến những chỗ đông người để bán diêm. Vừa đói vừa lạnh cô bé quẹt diêm để sưởi ấm, qua diêm đầu tiên xuất hiện có thấy lò sưởi rất ấm nhưng khi đặt chân vào lò sưởi biến mất. Que diêm thứ 2 xuất hiện em thấy một bữa ăn thịnh soạn với những đồ ăn ngon nhưng mọi thứ vụt tắt trước mắt. Que diêm thứ 3 hình ảnh cây thông và người bà xuất hiện. Với mong muốn níu giữ bà trở lại và ước nguyện người bà sẽ đưa cô bé đi theo cùng em đã quẹt hết các que diêm trong bao diêm. Hôm sau người ta tìm thấy một cô bé bán diêm chết vì đói và lạnh nhưng thật kì lạ đôi môi vẫn nở nụ cười.
–
Tác giả thể hiện tấm lòng nhân đạo qua sự trái ngược trong xã hội đó làhình ảnh cô bé nghèo khổ, mưu sinh và khung cảnh xa hoa, sum họp trong đêm giao thừa. Tất cả đều không quan tâm và cô bé bị bỏ mặc cho đến chết. Một cái chết như được báo trước giữa cuộc đời vô tâm, lạnh lùng. Qua tác phẩm Cô bé bán diêm cũng thể hiện tấm lòng của tác giả với cuộc đời của những con người nghèo khổ trong xã hội.
Với bài bố cục và tóm tắt văn bản Cô bé bán diêm sẽ giúp các em am hiểu hơn về tác phẩm nổi tiếng này.
Giải Vbt Ngữ Văn 8 Bài Cô Bé Bán Diêm
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 54 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Hãy xác định ba phần (chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc từng phần) của bài này nếu lấy việc em bé quẹt từng que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu đế có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Phương pháp giải:
Muốn tìm bố cục của truyện, em đọc lại văn bản một lượt, xác định ba phần của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Truyện này có thể chia làm ba phần:
– Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
– Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.
– Phần 3 (còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ:
– Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.
– Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu.
– Lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.
Câu 2 Câu 2 (trang 54 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Trong phần đầu, nhà văn đã tạo dựng hoàn cảnh (gia đình, cuộc sống) và bối cảnh (thời gian, không gian) của em bé bán diêm như thê nào? Những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) ở đây được thế hiện ra sao và nhằm mục đích nghệ thuật cụ thể gì?
Phương pháp giải:
– Về gia cảnh của cô bé bán diêm: cô bé sống với ai; bà, mẹ có còn không; hoàn cảnh kinh tế của gia đình; cô bé làm gì để kiếm sống?…
– Về không gian, thời gian: cô bé ngồi ở đâu; vào thời điểm nào?
– Về các hình ảnh tương phản giữa cảnh ngộ của cô bé với những gì diễn ra xung quanh…
Lời giải chi tiết:
a. Hoàn cảnh của em bé bán diêm:
+ Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)
+ Ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt.
b. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng về thời gian, không gian xảy ra câu chuyện:
A. Đêm giao thừa ở một tiệm bán đồ chơi.
B. Đêm giao thừa ở một góc tường giữa hai ngôi nhà.
C. Đêm mùa thu ở đường phố.
c. Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé:
+ Quá khứ – hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).
+ Phố xá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
+ Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt: bị bỏ rơi trong bần cùng, bất hạnh nhưng tâm hồn luôn luôn hướng về điều thiện và cái đẹp.
Câu 3 Câu 3 (trang 55 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lí không? Vì sao? Trong các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là tưởng tượng?
Phương pháp giải:
Muốn biết các mộng tưởng diễn ra có hợp lí không, hãy tìm hiểu vì sao cô bé mơ tưởng đến lò sưởi, bàn ăn, rồi đến cây thông No-en, người bà,… Trong các mộng tưởng này, điều nào gắn với thực tại, điều nào không?
Lời giải chi tiết:
– Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé:
+ Khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon.
+ Vui vầy xung quanh cây thông Nô-en.
+ Hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội còn sống.
+ Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.
– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông.
– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà.
Câu 4 Câu 4 (trang 56 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Hãy phát biếu những cảm nghĩ của mình về truyện “Cô bé bán diêm” (trích), nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.
Phương pháp giải:
Qua câu chuyện, em thấy người đời đối xử với cô bé bán diêm như thế nào, xã hội có mở lòng ra che chở, cưu mang em bé tội nghiệp hay không? Về đoạn kết của truyện, cảnh tượng em bé chết trong giá rét gợi cảm xúc gì? Nhà văn đã thể hiện tình thương yêu, sự cảm thông với em bé bất hạnh như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:
– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:
+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.
+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.
– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:
+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình.
+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em.
– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường.
Đoạn kết truyện:
– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.
– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.
– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người và cũng là tư tưởng nhân đạo của tác giả).
Câu 5 Câu 5 (trang 56 VBT Ngữ văn 8, tập 1):
Nhà văn muốn gửi gắm điều gì qua các chi tiết em bé chỉ bật một que diêm cho lò sưởi, thức ăn, cây thông Nô-en; nhưng lại bật cả bao diêm để níu bà em?
Lời giải chi tiết:
– Em bé chỉ bật một que diêm cho lò sưởi, thức ăn, cây thông nô-en nhưng lại bật cả bao diêm để níu giữ bà bởi vì trong lòng em bà quan trọng hơn tất cả mọi thứ vật chất kia, em cần tình yêu thương của bà, cần hơn tất cả mọi thứ đồ ăn thức uống, lò sưởi và những vật ngoài thân. Chỉ có bà mới đem lại cho em sự ấm áp và niềm vui thực sự.
Cách Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 8 Văn Bản Cô Bé Bán Diêm Câu Hỏi 37852
Soạn bài Cô bé bán diêm (trích) siêu ngắn
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Truyện này có thể chia làm ba phần:
– Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
– Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.
– Phần 3 (còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ:
– Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.
– Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu.
– Lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Hoàn cảnh của em bé bán diêm:
+ Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)
+ Ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt.
– Hình ảnh cô bé bán diêm thật tội nghiệp:
+ Đầu trần, chân đất (đỏ ửng lên rồi tím bầm lại vì lạnh), bụng đói.
+ Lo âu vì không bán được diêm, không xin được tiền, không dám về vì sợ bố đánh.
– Bối cảnh:
+ Ngồi trước góc tường tối tăm giữa phố.
+ Co ro trong đêm giao thừa gió rét căm căm.
– Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé:
+ Quá khứ – hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).
+ Phố xá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
+ Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt: bị bỏ rơi trong bần cùng, bất hạnh nhưng tâm hồn luôn luôn hướng về điều thiện và cái đẹp.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé:
+ Khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon.
+ Vui vầy xung quanh cây thông Nô-en.
+ Hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội còn sống.
+ Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.
– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông.
– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:
– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:
+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.
+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.
– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:
+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình.
+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em.
– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường.
Đoạn kết truyện:
– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.
– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.
– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người và cũng là tư tưởng nhân đạo của tác giả).
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Ngữ Văn Lớp 8 Tiết 21 – 22: Văn Bản: Cô Bé Bán Diêm (An trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!