Đề Xuất 5/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 22, 23 # Top 11 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 22, 23 # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 22, 23 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tấm cám Ngày soạn: Lớp dạy: Tiết: Ngày: Sĩ số HS: A. Mức độ cần đạt: – Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hoá của Tấm. – Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ qua một tác phẩm cụ thể. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức : – Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ. giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân. – Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì. 2. Kỹ năng: – Tóm tắt văn bản tự sự. – Phân tích một truyện cổ tích thần kỳ theo đặc trưng thể loại. C. Phương tiện dạy học: – GV: SGK, SGV, Giáo án, Tài liệu tham khảo, – HS: SGK, Tư liệu tham khảo D. Tiến trình bài học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Một nhà thơ nào đó đã từng lắng sâu cảm xúc của mình: ở mỗi bài em học hôm nay Có buổi trưa đầy nắng Cánh cò ngang qua quãng vắng Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta. Và: Cô Tấm hóa ra bà Hoàng Chân vẫn lấm bùn đầu làng ngõ xóm Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hóa, cùng với suy nghĩ và cảm thông chia sẻ của người Việt với cha ông mình, với cuộc đời ngày xửa ngày xưa. Để góp phần tháy được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu truyện Tấm Cám. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt (HS đọc phần tiểu dẫn SGK). I. Tìm hiểu chung. (?) Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? – HS: – GV: Truyện Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Theo thống kê trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám. ví dụ: + Cô Lọ Lem (Pháp) + Con cá vàng ( Thái Lan) + Đôi giày vàng ( Chăm). ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám. – GV và HS đọc TP. – GV: yêu cầu HS xác định bố cục của văn bản: – HS: – Đoạn 1: Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm. – Đoạn 2: Nhờ phép màu hạnh phúc đã đến với Tấm. – Đoạn 3: Cuộc đấu tranh của Tấm để giành lại hạnh phúc. (?) Theo dõi toàn truyện, ta thấy nổi bật lên sự đối lập và mâu thuẫn gì, giữa những nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truyện? Mâu thuẫn nào là chủ yếu? Vì sao? – Truyện cổ tích có 3 loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt. – Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Đặc trưng quan trọng nhất của cổ tích thần kỳ là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện. ước mơ cháy bỏng về hạnh phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người…là nội dung chủ yếu của cổ tích thần kì… II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Mâu thuẫn – xung đột chủ yếu: – Căn cứ vào quan hệ gia đình thì truyện có các mâu thuẫn: (?) Mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám có thể chia làm mấy chặng? Tóm tắt những sự kiện chính của từng chặng? -HS: – GV hướng dẫn HS tìm hiểu mâu thuẫn trong chặng này (?) Như vậy qua chặng đầu này em có nhận xét gì về các nhân vật Tấm, mẹ con Cám, Bụt? – HS: Căn cứ vào kết quả của hoạt động trên, nhận xét – GV hướng dẫn HS tìm hiểu những lần hoá thân của Tấm – HS: (?) Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì ? – HS: (?) Em có nhận xét gì về những vật hóa thân của Tấm? – HS: (?) Em có suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm ở cuối truyện? – GV yêu cầu HS tổng kết những nét lớn về nghệ thuật? – HS: (?) Hãy cho biết ý nghĩa của văn bản? – Thể hiện mâu thuẫn xã hội, khái quát thành mâu thuẫn thiện – ác. 2. Diễn tiến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám: – Chặng 1: Trước khi Tấm trở thành Hoàng Hậu: Tấm Mẹ con Cám Yếu tố thần kì Đi bắt tép – Chăm chỉ được giỏ tép đầy – Khóc – Lười biếng, chẳng được gì – Lừa chị, đổ tép sang giỏ của mình về lĩnh thưởng Bụt hiện lên bày cách giúp Tấm. Đi chăn trâu – Chăn đồng xa – Khóc khi bống bị giết. – Chôn xương bống ở bốn chân giường – Giết bống ăn thịt – Bụt hiện lên bày cách giúp Tấm. – Con gà biết nói. Đi xem hội – Nhặt thóc gạo, khóc – Bày kế hành hạ Tấm – Bụt hiện lên giúp Tấm. – Xương cá bống – Tấm là cô gái bất hạnh, bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động, chỉ biết khóc mỗi khi bị chà đạp – phản ứng yếu ớt; cũng khao khát được vui chơi, hạnh phúc. – Mẹ con Cám: Độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm, cướp công lao và quyền lợi vật chất với tinh thần; ghen ghét, nhỏ nhặt nhưng miệng lưỡi ngọt nhạt- giả dối. – Bụt: đóng vai trò là yếu tố thần kì, hiện ra kịp thời trợ giúp, tìm cách giải quyết khó khăn, bế tắc của nhân vật bất hạnh. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm buồn, an ủi, giúp đỡ: Tấm mất yếm đào, Bụt cho cá bống. Tấm mất bống, Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm bị trà đạp, Bụt cho đàn chim sẻ đến giúp Tấm để tấm đi hội làng gặp nhà vua và trở thành Hoàng hậu. – Chặng 2: Khi Tấm trở thành Hoàng Hậu: Tấm Mẹ con Cám – Về lo giỗ bố – Trèo cau – Ngã chết đuối – Hoá thành chim vàng anh – hót mắng Cám – Dì ghẻ bày mưu độc – Đẵn gốc cau giết Tấm. – Đưa Cám vào cung thế chị – Chim vàng anh bị giết – Lông chim hoá thành 2 cây xoan đào – Cám theo lời mẹ giết chim ăn, vứt lông ra vườn – Xoan đào bị chặt đóng khung cửi. – Khung cửi nguyền rủa tội cướp chồng của Cám – Cám sai chặt xoan đào đóng khung cửi – Khung cửi bị đốt – Từ đống tro mọc lên cây thị có một quả vàng thơm, ở với bà lão. – Tấm bước ra từ quả thị, xinh đẹp hơn xưa, gặp vua , trở lại làm Hoàng Hậu – Cám đột khung cửi, đổ tro bên lề đường xa hoàng cung. – Cám sợ hãi, muốn xinh đẹp như Tấm. – ý nghĩa những lần biến hoá của Tấm: Dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng khác nhau (chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị). Càng về sau Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống. Qua những lần biến hoá ấy dân gian muốn khẳng định: cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên nhân quan trọng làm nên chiến thắng. – Những vật hóa thân: đều là những yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn yếu tố kì ảo như ông Bụt ở phần đầu của truyện. ở phần đàu Bụt hiện lên giúp Tấm mỗi lần Tấm khóc. ở đây Tấm không hề khóc, không thấy có sự xuất hiện của Bụt. Tấm phải tự mình giành và giữ hạnh phúc. Cho nên chim Vàng Anh, xoan đào, khung cửi, quả thị chỉ là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với cái ác giành lại hạnh phúc. – ý nghĩa việc trả thù của Tấm: Hành động trả thù của Tấm là hành động cái thiện trừng trị cái ác, Nó phù hợp với quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân. Đây cũng là quy lụât tất yếu của sự sống. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: – Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến. – Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại song song phát triển. ở đó bản chất của từng tuyến nhân vật được nhấn mạnh, tô đậm. – Vai trò của yếu tố thần kì khác nhau ở từng đoạn. – Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh, trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùn cũng được hưởng hạnh phúc. 2. ý nghĩa văn bản: Truyện Tấm Cám ca ngợi sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dạp của cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lý và chính nghĩa. 4. Hướng dẫn tự học: – Đọc (kể) bằng giọng phù hợp với đặc điểm của nhân vật: Tấm hiền thục, Cám chanh chua, Bụt nhân từ, dì ghẻ độc ác. – Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về cảnh kết thục truyện? – Tại sao nói Tấm cám rất tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích nhất là cổ tích thần kỳ? rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 22, 23: Đọc Văn Văn Bản Tấm Cám

A. Mục tiêu bài học:

– Nắm vững và tổng hợp kiến thức về văn học dân gian, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết, ngồi kể, giọng kể.

– Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và gợi cảm.

– Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống.

Tuần 10 Ngày soạn: 04/10/2009 Ngày giảng: 06/10/2009 Tiết 22.23. Đọc văn Văn bản Tấm Cám A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Nắm vững và tổng hợp kiến thức về văn học dân gian, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ... - Hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết, ngồi kể, giọng kể... - Viết được bài văn tự sự với những sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp với các yếu tố miêu tả và gợi cảm. - Bồi dưỡng ý thức và tình cảm lành mạnh, đúng đắn đối với con người và cuộc sống. B. Phương pháp + Phương tiện: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề 2. Phương tiện: Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Từ xa xưa, hình ảnh cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị luôn là hình ảnh đẹp trong lòng mỗi trẻ thơ. Song, hình ảnh cô cũng đã đi vào đời sống văn hoá cùng với sự cảm thông chia sẻ của người Việt. Để thấy được điều ấy, chúng ta cùng tìm hiểu truyện "Tấm Cám". Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung cần đạt Gv yêu cầu: ? Dựa vào tiểu dẫn Sgk, nêu vài nét về truyện Cổ tích và cổ tích thần kì? Hs trả lời. ? Nêu những nét chính về truyện Tấm Cám (loại truyện, bố cục). Hs trả lời. Gv giải thích từ khó theo Sgk. Gọi Hs tóm tắt cốt truyện. Hs tóm tắt. Gv đặt vấn đề: ? Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm được miêu tả như thế nào? Hs trao đổi theo nhóm và báo cáo kết quả. Gv có thể gợi dẫn theo các câu hỏi. ? Tác giả dân gian đã miêu tả diễn biến truyện như thế nào để dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám? Hs trả lời. ? Anh (chị) có nhận xét gì về những chi tiết miêu tả để làm nổi bật mâu thuẫn? Qua đó, nhận xét về tính cách nhân vật. Hs trả lời. ? Theo anh (chị), mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con nhà Cám thể hiện xung đột gì trong xã hội? Hs trả lời. ? Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm được mêu tả như thế nào? Anh (chị) có suy nghĩ gì về con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm? Qua đó bộc lộ ước mơ gì của nhân dân? Hs trả lời. Gv bình chuyển: Truyện Tấm Cám không dừng lại ở kết thúc phổ biến mà mở ra là cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc. ? Căn cứ vào phần cuối truyện, cho biết Tấm đã trải qua mấy kiếp hồi sinh? Hs trả lời. Gv yêu cầu: Phân tích từng hình thức biến hoá của Tấm? Quá trình ấy nói lên ý nghĩa gì? Hs trả lời. ? Anh (chị) có nhận xét gì về những vật hoá thân của Tấm? Hs nhận xét. ? Nếu đôi giày là vật trao duyên thì miếng trầu trong truyện là vật có ý nghĩa gì? ? Sự trở về với cuộc đời của Tấm ở cuối truyện nói lên quan niệm của nhân dân ngày xưa về hạnh phúc như thế nào? Hs trả lời. ? ấn tượng của anh (chị) sau khi học xong truyện Tấm Cám? Truyện phản ánh ước mơ gì của nhân dân? Hs trả lời. Gọi Hs đọc ghi nhớ. Hs đọc. Gv cho Hs luyện tập nhanh tại lớp. ? Những tình tiết nào của truyện Tấm Cám thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ tích thần kì? Hs trả lời. ? Ngoài truyện Tấm Cám, hày kể ra những câu ca dao, tục ngữ hay truyện cổ tích có hình ảnh miếng trầu? Hs tìm và báo cáo. I. Tìm hiểu chung. 1. Vài nét về truyện Cổ tích. - Phân loại (3): Cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt. - Cổ tích thần kì: số lượng phong phú. Có sự tham gia của yếu tố thần kì. Nội dung: Đề cập tới số phận bất hạnh của người lao động về hạnh phúc gia đình, về công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người. 2. Văn bản "Tấm Cám". - Thuộc loại cổ trích thần kì. - Bố cục: + Đoạn 1 (Từ đầu đến .... lời bụt dặn): Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm nhưng luôn được Bụt giúp đỡ. + Đoạn 2 (Tiếp đến .... mẹ con Cám): Hạnh phúc đến với Tấm. + Đoạn 3 (còn lại): Cuộc đấu tranh không khoan nhượng qua những kiếp hồi sinh của Tấm để giành lại hạnh phúc. II. Đọc - hiểu: 1. Thân phận của Tấm: - Gia cảnh: + Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. + Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ. + Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ đẻ ra Cám. - Hoàn cảnh sống: + Tấm làm lụng vất vả suốt ngày, đêm lại xay lúa giã gạo trong khi Cám được mẹ nuông chiều, ăn mặc trắng trơn quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng. + Cám lừa Tấm trút hết giỏ tép để giành phần thưởng là chiếc yếm đỏ. + Mẹ con Cám lừa giết bống ăn thịt. + Mẹ con Cám không muốn Tấm đi xem hội, đổ thóc trộn gạo bắt nhặt. + Khi Tấm thử giày, dì ghẻ bĩu môi khinh bỉ. + Giết Tấm và giết cả kiếp hồi sinh của Tấm. + Vật chất: lao động quần quật suốt ngày, trút giỏ cá, bắt bống ăn thịt. + Tinh thần: giành chiếc yếm đỏ, không cho xem hội, khinh miệt thử giày. 2. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lại hạnh phúc. - Tấm trải qua 4 kiếp hồi sinh. - Vật hoá thân của Tấm đều là yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn sự xuất hiện của Bụt ở phần đầu khi mỗi lần Tấm khóc. ở đây, Tấm không khóc cũng không thấy Bụt. Tấm phải tự mình gình và giữ hạnh phúc. Cho nên các vật là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh với cái ác. Những mặt hoá thân của Tấm có thể bị ảnh hưởng của thuyết luân hồi của Đạo phật. Song đó chỉ mượn cái vỏ bên ngoài để thể hiận ước mơ, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động. + Miếng trầu nên dâu nhà người. + Nhớ lời bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người - ý nghĩa sự trở về của Tấm. + Phản ánh quan niệm "ở hiền gặp lành" của nhân dân. + Phản ánh ước mơ về công bằng xã hội: người lương thiện không thể chết oan, phải được hưởng hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bịo trừng trị. + Phản ánh ước mơ về hạnh phúc: Họ không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này. III. Kết luận. * Ghi nhớ. Sgk - 72. * Luyện tập. 1. Những yếu tố kì ảo. - Nhân vật Bụt. - Con gà biết nói tiếng người. - Đàn chim biết nghe theo lời Bụt nhặt thóc gạo. - Xương cá bống biến thành vật để Tấm đi hội. - Sự hoá thân của Tấm qua 4 kiếp. 2. + Truyện "Sự tích trầu cau". + Miếng trầu là đầu câu chuyện. + Miếng trầu ăn ngọt như đường Đã ăn lấy của, phải thương lấy người. ...... 4. Củng cố - Nhận xét: - Hệ thống lại nội dung: Theo yêu cầu bài học. - Nhận xét chung về giờ học. 5. Dặn dò: Học bài. Soạn bài làm văn "Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự".

Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 53 Đọc

Tiết theo PPCT: 53 Ký duyệt: Đọc – văn: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm - A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: – Hiểu được cái thú và ý nghĩa triết lí trong lối sống nhàn dật mà tác giả đã lựu chọn – Cảm nhận được nét đặc sắc về NT của bài thơ: Lời thơ tự nhiên, giản dị mà có ý vị ; một bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm B. phương tiện thực hiện – SGK, SGV – Thiết kế bài học. – Giáo án C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: Sống gần trọn thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang trái, thối nát của các triều đại P/K Việt Nam thời Lê – Mạc. Xót xa hơn, ông thấy sự băng hoại đạo đức xã hội con người: – Còn bạc còn tiền còn đệ tử, Hết cơm hết rượu hết ông tôi – Thớt có tanh tao ruồi đậu đến Gang không mặt mỡ kiến bò chi Chốn quan trường thì bon chen đường danh lợi. Ông trả mũ áo triều đình về sống ở quê nhà với triết lí: – Am Bạch vân rỗi nhàn hứng Bụi hồng trần biếng ngại chen Và: – Nhàn một ngày là tiên một ngày Để hiểu đúng quan niệm sống của ông, ta đọc – hiểu bài thơ ” Nhàn ” Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả ( HS đọc SGK) Nêu vài nét cơ bản về NBKhiêm? 2. Bài thơ: Trình bày xuất xứ và nhan đề bài thơ? II. Đọc – hiểu VB: Lối sống nhàn được thể hiện qua những chi tiết nào? 1. Hai câu đề Cách sống, quan niệm sống của nhà thơ thể hiện như thế nào trong hai câu thơ đầu? Tác giả dã sử dụng BPNT gì? Đặt vào hoàn cảnh nhà thơ, gợi cho em suy nghĩ gì? ” Dầu ai “có nghĩa là gì? Thái độ của tác giả? 2. Hai câu thực: Từ ý thơ trên, tác giả đã đưa ra quan niệm Khôn – Dại ở đời như thế nào? Em hiểu ý nghĩa biểu tượng ” Vắng vẻ, lao xao “như thế nào? ( BPNT, Tác dụng? ) Có phải là lánh đời không? Như vậy có phải NBKhiêm dại thật?BPNT?Tác dụng? Cách sống của nhà thơ? 4. Hai câu luận: Hai câu 5,6 – lối sống nhàn được thể hiện như thế nào qua cách sinh hoạt? Nhận xét hình ảnh thơ? Ăn là kết quả công sức LĐ cảủa bản thân Cuộc sống đó có gì thích thú về mặt tinh thần? 4. Hai câu thơ kết: Hai câu kết thể hiện quan niệm triết lí nhân sinh như thế nào? Nét đặc sắc về NT? III. Kết luận: Hãy đánh giá chung bài thơ? ( nội dung, NT) – NBKhiêm ( 1491 – 1585 ) – Quê: Trung Am, Vĩnh Lại – Hải Dương ( Nay là Vĩnh Bảo – Hải Phòng) – Tên huý là Văn Đạt, tự là Hạnh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ – Học giỏi nhưng mãi đến năm 44 tuổi mới đi thi Hương. Năm sau đỗ Trạng nguyên – Làm quan nhà Mạcđược 8 năm rồi cáo quan về sống ở quê nhà, dựng am Bạch Vân, quán Trung tân, mở trường dạy học ( Dâng sớ xin nhà Mạc chém 18 tên nịnh thần không được ) – Nổi tiếng dạy giỏi, có uy tín, ảnh hưởng tới các vua chúa nhà Trịnh – Mạc – Được người đời suy tôn: Tuyết giang phu tử ( Vua Mạc nhiều lần đến hỏi ông về chính sự ), ND gọi ông là Trạng Trình vì nói nhiều việc đời thành sự thật . – Sự nghiệp sáng tác:Là tác giả lớn của VHVN ở thế kỉ XVI + Chữ Hán: ” Bạch Vân am thi tập ” ( 700 bài ) + Chữ Nôm: ” Bạch Vân quốc ngữ thi “( 170 bài ) – Xuất xứ : Rút từ tập ” Bạch Vân quốc ngữ thi ” – Nhan đề: + Do người đời sau đặt + Chủ đề bài thơ: Khẳng định lối sống nhàn – Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật – Lối sống nhàn dật trong bài thơ được thể hiện trong toàn bộ bài thơ từ cách sống, cách sinh hoạt, quan niệm của nhà thơ – Câu 1: Cuộc sống như một lão nông ở nông thôn với những công cụ LĐ: mai đào đất, cuốc xới vườn, cần câu cá Dụng cụ LĐ đầy đủ, sẵn sàng ” Một “- Điệp từ [ Sự ung dung thư thái trong việc làm – Câu 2: + Thơ thẩn – ung dung, nhàn nhã Nghĩa gốc: Chưa đủ trí khôn – Dại [ Nghĩa gốc:Tinh, khéo, biết tránh cái dơ- dại – “Khôn” [ ở đây:Chốn lao xao, nơi ồn ào, sang trọng, quyền thế, nơi cậy quyền, quan trường, đô hội, chợ búa, nơi con người chen chúc xô đẩy nhau, hãm hại lẫn nhau để giành giật danh lợi – Nơi nguy hiểm khôn lường. – NT: + Đối lập: Dại – Khôn } Nhấn mạnh quan niệm sống, Ta – Người } cách ứng xử đúng, sáng suốt của mình ( Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn – NBKhiêm) Thành thị vốn đua tranh giành giật ( Thơ Nôm – Bài 9) ở triều đình thì tranh nhau cái danh ở chợ búa thì tranh nhau cái lợi ( Bài bi kí quán Trung Tân) +Công danh, phú quý ở đời chỉ như giấc mơ dưới gốc cây hoè thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì + Cái tồn tại mãi, vĩnh hằng mãi chính là thiên nhiên và nhân cách con người. – NT: Có sử dụng điển cố, nhưng tính chất bi quan của điển cố mờ đi, nổi lên ý nghĩa coi thường công danh phú quý; Khẳng định một lần nữa sự lựa chọn lối sống của riêng mình. – Bài thơ thể hiện vẻ đẹp , lối sống , triết lí nhàn dật, thanh cao, giản dị, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm của NBKhiêm. – Cách nói giản dị, tự nhiên, linh hoạt, hóm hỉnh trong bài thơ.Hình thức ấy phù hợp vơi khuynh hướng tư tưởng nhàn dật của bài thơ; Thể hiện niềm tin lối sống mà nhà thơ tự lựa chọn

Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 10: Văn Bản (Tt)

A. Mục tiêu bài học :

-Kiến thức: Ôn tập khái niệm, các đặc điểm của văn bản đã học ở tiết 6

-Kĩ Năng: Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập vản bản trong giao tiếp.

– Thái độ:Có ý thức sử dụng đúng các loại văn bản trong quá trình sử dụng trong đời sống hàng ngày.

B. Phương tiện dạy học :

– Thiết kế bài học

C. Tiến trình tổ chức dạy học :

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ :

Câu hỏi : thế nào là văn bản? Văn bản có đặc điểm gì?

Tuần 4 Soạn : Tiết 10 Giảng : Tiếng Việt : VĂN BẢN (tt) A. Mục tiêu bài học : Giúp HS : -Kiến thức: Ôn tập khái niệm, các đặc điểm của văn bản đã học ở tiết 6 -Kĩ Năng: Nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập vản bản trong giao tiếp. - Thái độ:Có ý thức sử dụng đúng các loại văn bản trong quá trình sử dụng trong đời sống hàng ngày. B. Phương tiện dạy học : - SGK, SGV - Thiết kế bài học C. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi : thế nào là văn bản? Văn bản có đặc điểm gì? 3. Bài mới: ë tiÕt tr­íc c¸c em ®· n¾m ®­ỵc nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n vỊ v¨n b¶n. vËy, ®Ĩ kh¾c s©u h¬n vỊ mỈt kiÕn thøc ®ã chĩng ta tiÕn hµnh lµm bµi tËp HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT - H/d HS luyện tập - Gọi hs lên bảng làm bài tập, kiểm tra vở bài ttập. HS làm bài 1 -GV nhận xét, bổ sung -Nhan đề? Vì sao lại đặt nhan đề như vậy? HS làm bài 2 -GV nhận xét, bổ sung HS làm bài 3 -GV nhận xét, bổ sung GV hướng dẫn cách làm HS tự viết theo hướng dẫn của GV HS làm bài 4 - Đơn xin phép gửi cho ai ? Người viết ở cương vị nào ? - Nội dung cơ bản của đơn xin phép nghỉ học là gì ? - Kết cấu của đơn như thế nào ? III. Luyện tập. 1. Bài tập 1 (SGK/37) - §o¹n v¨n cã mét chđ ®Ị thèng nhÊt, c©u chèt ®øng ë ®Çu c©u. C©u chèt (c©u chđ ®Ị) ®­ỵc lµm râ b"ng c¸c c©u tiÕp theo: gi÷a c¬ thĨ vµ m"i tr­êng cã ¶nh h­ëng qua l¹i víi nhau. + M"i tr­êng cã ¶nh h­ëng tíi mäi ®Ỉc tÝnh cđa c¬ thĨ. + So s¸nh c¸c l¸ mäc trong c¸c m"i tr­êng kh¸c nhau. * Cïng ®Ëu Hµ Lan. * L¸ c©y m©y. * L¸ c¬ thĨ biÕn thµnh gaج c©y x­¬ng rång thuéc miỊn kh" r¸o. * Dµy lªn nh­ c©y l¸ báng. - Hai c©u: m"i tr­êng cã ¶nh h­ëng tíi ®Ỉc tÝnh cđa c¬ thĨ. So s¸nh l¸ mäc trong m"i tr­ßng kh¸c nhau lµ hai c©u thuéc hai luËn cø, 4 c©u sau lµ luËn chøng lµm râ luËn cø vµo luËn ®iĨm (c©u chđ ®Ị) - Nhan ®Ị: m"i tr­êng vµ c¬ thĨ. Bài 2/ 38: Nhan đề: Hoàn cảnh sáng tác và nội dung bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Bài thơ Việt bắc Bài 3/ 38 . + Đặt nhan đề cho phù hợp + Có thể trình bày đoạn văn theo mô hìn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng- phân- hợp. Ví dụ: - MT sèng cđa... nghiªm träng. + Rõng ®Çu nguån ®ang bÞ chỈt ph¸, khai th¸c bõa b·i lµ nguyªn nh©n g©y ra h¹n h¸n, lë lơt kÐo dµi. + C¸c s"ng suèi ngµy cµng bÞ c¹n kiƯt vµ bÞ " nhiĨm do c¸c chÊt th¶i cđa c¸c khu c"ng nghiƯp, cđa c¸c nhµ m¸y. + C¸c chÊt th¶i nhÊt lµ bao ni l"ng vøt bõa b·i trong khi ta ch­a cã qui ho¹ch xư lý hµng ngµy. + Ph©n bãn, thuèc trõ s©u, trõ cá sư dơng kh"ng theo qui ho¹ch. - TÊt c¶ ®· ®Õn møc b¸o ®éng vỊ m"i sèng cđa loµi ng­êi. - Tiªu ®Ị: M"i tr­êng sèng kªu cøu. Bài 4/38 - Gửi cho BGH, GVCN, GVBM. - Người viết là HS. - Nội dung : xưng họ tên, nêu lí do, thời gian nghỉ, lời hứa). - Kết cấu : quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng, người nhận, nội dung, kí tên. 4. Hướng dẫn tự học : a. Bài cũ : - Nắm lại khái niệm, đặc điểm của văn bản - Hoàn thiện các bài tập SGK. b. Bài mới : Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. - Tìm hiểu về khái niệm truyền thuyết? - Tóm tắt tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. - Soạn bài theo câu hỏi trong SGK

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Án Ngữ Văn 10 Tiết 22, 23 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!