Cập nhật nội dung chi tiết về Gia Hạn Tạm Giam Đối Với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, “Rừng Rú” Chỗ Nào? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mẹ Nấm Gấu, tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt tháng 10 năm 2016 về hành vi ” tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại điều 88 bộ luật hình sự 1999. Sau thời gian tạm giam 4 tháng để điều tra, do tính chất vụ án phức tạp, cơ quan điều tra quyết định gia hạn thêm gia hạn thêm 3 tháng (từ 7/2/2017 – 7/5/2017) tạm giam để điều tra theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Thế nhưng, ngay lập tức mẹ đẻ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là bà Nguyễn Tuyết Lan cùng đám luật sư chó ngao cũng như đám rận bại não ngay lập tức gào lên rằng “luật lệ rừng rú”, “chế độ rừng rú cộng sản”,..blabla đàn áp “người iêu nước”..ôi vãi…hehe
Bài viết của đám rận đăng trên dân làm báo
Pháp luật quy định rõ ràng:
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Các bác cứ đọc kỹ luật, đặc biệt những đoạn em đánh màu đỏ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mới chỉ tạm giam 4 tháng, thế nên việc gia hạn lần 2 chưa có già phải bàn cãi và ồn ào cả. Thế nhưng với bản chất thiểu năng trí tuệ, đám rận vẫn gào ầm lên kết tội cộng sản, kết tội công an,..v v
Sau khi bàn về luật, đám rận bàn về vấn đề chế độ giành cho người bị tạm giam, đặc biệt chúng kết luận rằng “Theo quy định tại nghị định 98/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 89/1998/NĐ-CP/ ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam thì người tạm giam tạm giữa vẫn có quyền được ra ngoài để gặp thân nhân, thân nhân hoặc luật sư. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, Blogger Mẹ Nấm đã bị tạm giam 4 tháng 13 ngày nhưng gia đình chỉ được phép gửi đồ vào cho Mẹ Nấm chứ không hề biết bất cứ thông tin gì về con mình mặc dù nhiều lần bà Lan yêu cầu thăm gặp”?Lão trích ngay luôn khoản 2, Điều 22, chương 3 của Nghị định 98 cho đám rận thị tẩm:
2. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, Trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư hoặc người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Điều luật quy định rõ rằng ” Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định” như vậy người bị tạm giam có thể gặp nhưng phải được cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trường hợp của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là án xâm phạm an ninh quốc gia, thuộc mục tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thế nên cơ quan điều tra cho phép người nhà Quỳnh gửi đồ tiếp tế đã thể hiện sự nhân đạo của pháp luật rồi. Còn việc cho gặp nhân thân (mà nhân thân của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là ai thì độc giả cũng đã biết đầy đủ về bản chất và tính bầy đàn) việc này sẽ ảnh hưởng đến việc điều tra vụ án và tâm lý bị can (dễ bị tiêu cực), thế nên việc cơ quan đang thụ lý không cho phép gặp vừa đúng quy định pháp luật vừa hợp quy phạm đạo đức.
Chuyện tốt như thế mà đám rận vẫn bắc loa lên gào rằng “Việc không cho gặp luật sư, tùy tiện cấm không cho người nhà thăm gặp người chưa bị kết án, bị “tạm giam” đã nói lên bản chất vô nhân và phơi bày bộ mặt tàn ác của tập đoàn cai trị”…thật khó hiểu. Nhân gian có câu hơi tục nhưng đúng “chó cứ sủa, người cứ đi”, chúng mày cứ gào còn ông cứ đúng pháp luật ông làm, hehe…hết chuyện.
Cẩn Thận Với Lệnh Tạm Giam Của Tòa
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Để áp dụng thống nhất quy định trên, Nghị quyết 04/2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn: Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu đến ngày mở phiên tòa hoặc trong quá trình xét thời hạn tạm giam đã hết, thì trước khi thời hạn tạm giam còn lại không quá 5 ngày, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải đề nghị chánh án hoặc phó chánh án tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Ngày mở phiên tòa là ngày mà tòa án ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ví dụ: trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, xác định phiên tòa khai mạc ngày 15/9/2012 nhưng vì lý do nào đó mà phiên tòa không mở đúng ngày này, tòa án không được xác định ngày 15/9/2012 là ngày mở phiên tòa để ra lệnh tạm giam bị cáo cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Lưu ý, tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa chỉ khi đến ngày mở phiên tòa mà thời hạn tạm giam đã hết. Ví dụ: trong quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo A, tòa án ấn định mở phiên tòa vào ngày 1/10/2012 và đúng ngày này, thời hạn tạm giam của bị cáo đã hết, tòa án mới được ra quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa. Trong quyết định tạm giam phải ghi rõ: “Tạm giam bị cáo A kể từ ngày 2/9/2012 cho đến khi kết thúc phiên tòa”. Trường hợp vụ án có nhiều bị cáo, phải xét xử trong nhiều ngày, có bị cáo thời hạn tạm giam hết trong thời gian xét xử, tòa án ra lệnh tạm giam bị cáo đó cho đến khi kết thúc phiên tòa. Ví dụ: Ngày 1/10/2012 là ngày khai mạc phiên tòa nhưng đến ngày 12/10/2012 thời hạn tạm giam của bị cáo B mới hết, tòa án ra lệnh tạm giam bị cáo B kể từ ngày 13/10/2012 cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Quy định và hướng dẫn là vậy nhưng các tòa án vẫn thực hiện không đúng; nhiều vụ án trong thời hạn xét xử tòa án không đưa vụ án ra xét xử được, cũng không quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà cứ “ngâm” cho đến khi thấy thời hạn tạm giam của bị cáo đã hết thì ra lệnh “tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa”. Còn ngày nào mở phiên tòa không cần biết, phiên tòa diễn ra một ngày hay nhiều ngày không quan tâm. Ra lệnh tạm giam xong là không còn lo vi phạm tố tụng. Lệnh tạm giam kiểu này thực chất là “tạm giam vô thời hạn “. Do đó, việc hiểu và áp dụng đúng quy định về tạm giam bị cáo cho đến khi kết thúc phiên tòa là rất cần thiết, không chỉ với các tòa án mà cả với bị cáo.
Theo Pháp luật TP HCM
Sổ Tạm Trú Hết Hạn Cần Làm Gì? Xin Gia Hạn Hay Xin Cấp Sổ Tạm Trú Mới?
Người chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên sổ tạm trú? Thủ tục làm sổ tạm trú cho con đi học? Điều kiện và thủ tục cấp sổ tạm trú HK09? Cấp sổ tạm trú có mất phí không? Xử phạt hành vi không gia hạn sổ tạm trú?
Cùng với sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cũng được biết đến như một giấy tờ để xác định về nơi cư trú của công dân. Bởi nơi cư trú của một người là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống, có thể là nơi họ đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Hơn nữa, sổ tạm trú cũng là một trong những giấy tờ cần xuất trình khi muốn làm thẻ Căn cước công dân, hay hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở nơi tạm trú… Vậy nếu sổ tạm trú hết hạn thì có thể sử dụng được không? Cần làm gì khi sổ tạm trú hết hạn? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, đội ngũ luật sư và chuyên viên Luật Dương gia sẽ đề cập đến những việc cần làm khi Sổ tạm trú hết hạn; và việc nên gia hạn hay xin cấp Sổ tạm trú mới khi sổ tạm trú hết hạn. Cụ thể như sau:
Trước hết, sổ tạm trú, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật cư trú năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Luật cư trú năm 2013, Điều 17 Thông tư 35/2014/TT-BCA, được hiểu là cuốn sổ có thời hạn tối đa không quá 24 tháng, có giá trị xác nhận thời gian tạm trú và nơi tạm trú của công dân, được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân công dân đã hoàn thành thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, để được cấp sổ tạm trú, thì công dân sẽ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật cư trú năm 2006, cụ thể:
– Công dân phải đến công an xã phường thị trấn để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú trong thời gian 30 ngày tính từ ngày đến sinh sống, làm việc, học tập tại một địa phương khác ngoài nơi có hộ khẩu thường trú.
– Khi đến đăng ký tạm trú, họ sẽ chuẩn bị hồ sơ gồm:
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp nếu tài sản này thuộc về quyền sở hữu của công dân; còn trường hợp chỗ ở hợp pháp là do người này được thuê, mượn hoặc ở nhờ của người khác thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản về việc đăng ký tạm trú trên địa chỉ này.
Xuất trình chứng minh nhân dân.
Đối với việc cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình thì không bắt buộc tất cả mọi thành viên của hộ gia đình phải trực tiếp ra Công an xã phường thị trấn nơi tạm trú để làm thủ tục đăng ký tạm trú. Trường hợp này, hộ gia đình chỉ cần cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là chủ hộ để đại diện hộ gia đình làm thủ tục đăng ký tạm trú đồng thời hướng dẫn các thành viên trong hộ gia đình thực hiện các quy định về đăng ký cư trú.
Đối với các trường hợp học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung ở ký túc xá, khu nhà ở hoặc người lao động sống tập trung tại khu nhà ở của người lao động mà không có nhu cầu cấp Sổ tạm trú riêng thì sẽ được đăng ký tạm trú chung cho cả tập thể. Cụ thể: họ có thể cá nhân đại diện hoặc thông qua cơ quan, tổ chức quản lý lập danh sách công dân đăng ký tạm trú và có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo các giấy tờ nhân thân của những người đăng ký tạm trú để gửi lên cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tạm trú, cụ thể ở đây là Công an xã, phường, thị trấn nơi họ đang tạm trú.
– Cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Trưởng Công xã sẽ có trách nhiệm cấp Sổ tạm trú cho công dân trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giấy tờ đăng ký tạm trú.
Thứ hai, việc cần làm khi sổ tạm trú hết hạn:
Khi sổ tạm trú hết hạn, đồng nghĩa với việc thời gian họ cư trú tại địa phương này sau thời điểm hết hạn sẽ không được cơ quan quản lý cư trú tại địa phương xác nhận và việc họ đến cư trú mà không đăng ký tạm trú sau khi sổ tạm trú hết hạn thì tùy từng mức độ mà sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Vậy khi sổ tạm trú hết hạn thì phải làm như thế nào? Cần phải làm thủ tục gia hạn tạm trú hay cấp Sổ tạm trú mới? Về nội dung này, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 35/2014/TT-BCA thì khi sổ tạm trú gần hết hạn, cụ thể trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đến Cơ quan quản lý cư trú tại địa phương nơi công dân đang tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú. Đồng thời, khoản 3 Điều 17 của Thông tư 35/2014/TT-BCA lại quy định về việc phải cấp lại sổ tạm trú khi Sổ tạm trú bị mất hoặc hết thời hạn sử dụng. Từ những căn cứ trên, có thể xác định: khi sổ tạm trú tạm trú hết hạn, công dân phải làm thủ tục cấp lại Sổ tạm trú mà không phải làm thủ tục gia hạn. Bởi thủ tục gia hạn tạm trú chỉ có thể làm khi mà Sổ tạm trú được cấp cho công dân chưa hết hạn (chưa hết thời hạn tạm trú) nhưng sắp hết hạn (còn thời hạn không quá 01 tháng so với thời hạn tạm trú ghi trên sổ tạm trú).
Về thủ tục cấp lại sổ tạm trú đã hết hạn:
– Công dân cần chuẩn bị hồ sơ cấp lại Sổ tạm trú gồm những giấy tờ sau:
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu HK02).
Sổ tạm trú đã được cấp nhưng đã hết hạn.
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ, công dân nộp hồ sơ tại Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi đang tạm trú mà sổ tạm trú đã hết hạn.
– Trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ công dân, cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi công dân đến tạm trú phải có trách nhiệm cấp lại Sổ tạm trú cho công dân.
Sổ tạm trú được cấp lại sẽ có số và thể hiện đúng nội dung của Sổ tạm trú đã được cấp trước đó.
Công dân cần nghiêm túc thực hiện việc cấp lại Sổ tạm trú sau khi hết hạn Sổ tạm trú nếu vẫn còn tiếp tục sinh sống tại địa phương nơi họ có Sổ tạm trú. Bởi nếu sau khi Sổ tạm trú đã hết hạn, công dân vẫn tiếp tục sinh sống tại địa phương này nhưng không thực hiện việc cấp lại Sổ tạm trú thì trường hợp này, họ đang có hành vi vi phạm quy định pháp luật về cư trú. Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, họ sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
1. Người chưa đủ 18 tuổi có được đứng tên sổ tạm trú?
Theo Điều 3, Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định Quyền tự do cư trú của công dân:
Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Theo Điều 13, Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013, quy định về Nơi cư trú của người chưa thành niên:
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.
3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.
Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.
Từ các quy định trên, trẻ em dưới 18 tuổi là công dân Việt Nam cũng có quyền tự do cư trú, có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Học sinh ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh nếu từng người có nhu cầu đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú riêng, thì được cấp riêng theo quy định tại Điều 30, Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 .
Như vậy, trẻ em dưới 18 tuổi vẫn có thể đứng tên trên sổ tạm trú.
Anh chị cho em hỏi thủ tục làm KT3 để cho con đi học cần những gì ạ. Hiện tại em đang thuê nhà ở phường Hoàng Liệt ạ ?
Cơ sở pháp lý: Điều 30 Luật cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013); Điều 16 Thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định pháp luật (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
+ Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi con bạn thường trú.
– Thẩm quyền: Công an xã, phường thị trấn nơi con bạn đến tạm trú
– Thời hạn: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp được hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú như sau:
c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
3. Điều kiện và thủ tục cấp sổ tạm trú HK09
Xin hỏi tôi có hộ khẩu tại thị trấn Hóc Môn nhưng tôi tạm trú tại xã Thới Tam Thôn. Vậy tôi có thể xin cấp HK09 được không? Nhà cha mẹ do anh trai đứng tên. Xin cảm ơn?
Như vậy, theo quy định trên, hộ gia đình hoặc cá nhân muốn được cấp sổ tạm trú HK09 thì phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú.
– Thời hạn tạm trú tối đa là 24 tháng.
Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên trong trường hợp này chúng tôi chưa thể trả lời chính xác bạn có thể xin cấp sổ tạm trú mẫu HK09 được không? Nếu bạn đủ 02 điều kiện trên thì bạn được cấp sổ tạm trú mẫu HK09.
Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình các giấy tờ sau:
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú.
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà,…), trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định trên có trách nhiệm cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.
Xin luật sư cho biết lệ phí cấp sổ tạm trú mới năm 2016 là bao nhiêu? Tôi làm sổ tạm trú cho hai vợ chồng và một con nhỏ,công an thu phí 300.000 đồng là đúng hay sai theo quy định của pháp luật?? 1. Cơ sở pháp lý:
Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;
+ Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp;
+ Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú): không quá 8 .000 đồng/lần đính chính;
+ Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định tại khoản 1, mục này.
+ Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn.
Việc thu mức phí như bạn đưa ra là không có căn cứ, bên bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại trự tiếp lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết. Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về hình thức khiếu nại thì việc khiếu nại có thể thực hiện bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp.
– Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011.
Bạn có thể làm đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ thụ lý đơn khiếu nại hoặc yêu cầu khiếu nại trực tiếp của công ty bạn. Trong thời hạn 10 ngày, nếu trường hợp của công ty bạn không thuộc trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho công ty bạn. Tiếp theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh nội dung khiếu nại theo quy định tại Điều 29 Luật Khiếu nại 2011 để giải quyết và khắc phục tình trạng trên.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
5. Xử phạt hành vi không gia hạn sổ tạm trú
Xin cho hỏi, ba tôi đã trễ hạn gia hạn KT3 khoảng 15 năm(2001-2016).Giờ ba tôi muốn tiếp tục gia hạn tạm trú KT3 tiếp tục từ năm 2002 đến 2016 thì phải làm sao. Đóng phạt khoảng bao nhiêu tiền? Nếu cấp sổ tạm trú mới thì liệu ba tôi có thể được nhập hộ khẩu theo tôi không?
1. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật cư trú và quy định tại Thông tư này, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú. Do đó, ba bạn đã quá hạn để gia hạn tạm trú 15 năm nên không thể làm thủ tục gia hạn tạm trú được mà phải làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú. Và thời hạn sổ tạm trú được cấp cho mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân tối đa 24 tháng. Nên việc bạn muốn gia hạn tạm trú từ năm 2002 đến năm 2016 là không được phép mà chỉ được cấp lại sổ tạm trú với thời hạn tối đa là 24 tháng.
Về vấn đề xử phạt hành chính về hành vi quá hạn gia hạn sổ tạm trú thì Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Như vậy, việc ba bạn đã hết hạn sổ tạm trú nhưng chưa gia hạn thì đã thực hiện không đúng quy định về đăng ký tạm trú nên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật cư trú
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP) Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.
Truy Lĩnh Tiền Lương Công Chức Trong Thời Gian Bị Tạm Giam.
14/04/2016
Trần Kim Khánh
Công ty tôi có 01 trường hợp gửi đơn đề nghị xin được truy lãnh lương và các khoản phụ cấp trong thời gian bị tạm giam. Vào tháng 03/2007 Ban Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị tôi bị bắt tạm giam để điều tra tội Tham ô tài sản và Lập quỹ trái phép, tháng 09/2008 Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm và bản án có hiệu lực. Trong thời gian tạm giam để điều tra nêu trên, các ông này chưa được đơn vị cho tạm ứng 50% tiền lương. Sau khi chấp hành xong án phạt tù, nguyên Giám đốc có làm đơn xin được truy lãnh 50% tiền lương theo Luật công chức. Trước tháng 03/2015 là đơn vị sự nghiệp, từ tháng 04/2015 được phê duyệt chuyển sang công ty cổ phần mà nhà nước nắm giữ 58,89%. Như vậy công ty phải giải quyết trường hợp này như thế nào cho đúng quy định pháp luật.
Khoản 2 Điều 81 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định ” 2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ”.
Theo quy định tại Điều 24 nghị định 43/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức cũng quy định
1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật thì công chức được hưởng 50% của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
2. Trường hợp công chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
3. Trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Căn cứ theo quy định trên, người Giám đốc kia sẽ được trả 50% của mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) trong thời gian bị tạm giam, 50% còn lại sẽ không được truy lĩnh. Tuy nhiên, do công ty chưa chi trả 50% tiền lương của người Giám đốc trong thời gian bị tạm giam nên giờ công ty có nghĩa vụ chi trả lại cho người đó. Việc thay đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần do nhà nước nắm quyền chi phối không làm thay đổi tư cách pháp nhân của công ty. Nó chỉ thay đổi về loại hình và hoạt động của pháp nhân. Mối quan hệ giữa Giám đốc và cơ quan tồn tại trước khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần nên sẽ căn cứ giải quyết theo quy định tại Luật cán bộ, công chức 2008. Công ty vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản của mình,vậy nên vẫn phải thanh toán khoản lương chưa chi trả cho Giám đốc như đúng thủ tục.
Trân trọng
CV: Thùy Dương – Công ty Luật MInh GIa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Gia Hạn Tạm Giam Đối Với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, “Rừng Rú” Chỗ Nào? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!