Đề Xuất 3/2023 # Dương Soái Và “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng”… # Top 9 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Dương Soái Và “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng”… # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dương Soái Và “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng”… mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TP – Dương Soái vừa tự hào lại vừa chạnh lòng với cái việc lúc nào người ta cũng chỉ biết tới anh như là tác giả có duy nhất một bài thơ hay Gửi em ở cuối sông Hồng.

Dương Soái (phải) và tác giả bài viết

Dẫu cái tên Dương Soái rất… tướng soái, lại thêm việc anh làm thơ với hình ảnh anh lính trận mạc nhớ người yêu ở đầu ngọn sông Hồng, thế cho nên ai cũng tưởng Dương Soái một đời là lính chiến.

Thật ra thì Dương Soái – hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái – vốn là công nhân địa chất, 11 năm mưa đi tìm quặng ở Hoàng Liên Sơn (cũ). 11 năm ấy, anh “cũng kiếm được khoảng 30 bài thơ”.

Sau 11 năm trò chuyện với từng vỉa tầng quả đất vừa già nua vừa tươi mới, Dương Soái làm phóng viên chiến trường trên mặt trận biên giới Lào Cai, hồi tháng 2/1979. Anh đi gần như trọn vẹn cuộc chiến tranh biên giới vùng Lào Cai, tận mắt nhìn thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Bài thơ Gửi em ở cuối sông Hồng đã bật ra từ hoàn cảnh đó.

Giữa hai trận đánh, anh ngồi trong căn nhà lá ở Phố Lu (là nhà khách của huyện) và làm… thơ. Anh viết trong tâm trạng của một người mong manh sinh tử ngoài mặt trận, muốn gửi tình yêu thương tha thiết ấy về với người hậu phương.

Trong tâm trạng của một người yêu gửi một người yêu (thực tế, lúc bấy giờ, người vợ trẻ và gia đình Dương Soái cũng đang ở Duy Tiên, Hà Nam – cuối sông Hồng). Anh viết, khi anh nhớ tới những lá thư viết vội, viết dở, hoặc không kịp viết gì của những người lính trẻ ngoài mặt trận bỏng rát kia.

Dương Soái trăn trở nhiều với thơ. Cho nên, cái buổi sáng nghe cô bạn bên trường Sư phạm nói: “Bài thơ Gửi em ở cuối sông Hồng của anh được nhạc sỹ Thuận Yến phổ nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam vừa phát hay lắm”, Dương Soái rất phấn chấn. Đó là vào năm 1980.

Từ đó, tên Dương Soái đã thêm một lần đóng đinh với Gửi em ở cuối sông Hồng, nhất là trong cái góc làng văn nghệ vốn vẫn lặng lặng với mây núi Hoàng Liên Sơn, nơi anh sống và công tác. Độ ấy, liên tục thính giả yêu cầu nhà đài phát lại bài Gửi em ở cuối sông Hồng.

Không ngờ khoảng một năm sau, anh Sum – Người Mường, Giám đốc Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên Bái)  gọi điện mời Dương Soái tới nhà uống rượu.  Dương Soái đến, mới ngã ngửa ra, khách là vợ chồng nhạc sỹ Thuận Yến.

Vừa lên nghỉ mát ở hồ Thác Bà, nhạc sỹ Thuận Yến nóng lòng hỏi ngay địa chỉ thi sĩ Dương Soái để cảm ơn và nói lời tri kỷ. Lần đầu tiên hai tác giả Gửi em ở cuối sông Hồng gặp nhau và uống rượu. Nhạc sỹ trân trọng và chu đáo vô cùng với tác giả bài thơ Gửi em ở cuối sông Hồng.

Bây giờ ngồi bàn lại câu chuyện Gửi em ở cuối sông Hồng, Dương Soái thầm cảm ơn nhạc sỹ Thuận Yến, người đã nhuận sắc cho bài thơ được đi vào lòng người yêu thơ, yêu nhạc.

Rằng, thơ Dương Soái viết “Anh ở Lào Cai, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, đấy là cái tình rất cụ thể của người chiến sỹ ở mặt trận Lào Cai bỏng lửa năm 1979, nhưng khi ông Thuận Yến phổ nhạc: “Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, tự dưng bài thơ phổ quát hơn, thơ bay rộng hơn trên khắp dải biên cương từ địa đầu Lũng Cú tới cực mũi Cà Mau.

Hình như có những nhiều “hạt sạn” vui vui, và tính cục bộ trong một cuộc chiến ở một vùng phên giậu trong bài thơ đã được Thuận Yến “sửa sang” rất kỹ.

Đến những đoạn như sau trong bài hát thì hoàn toàn không phải là của Dương Soái: “Em ở phương xa/ nơi con sông Hồng chảy về với biển/ ở trên anh đầu nguồn biên giới/ Cuối dòng sông nơi ấy em chờ./ Em ở phương xa/ cách mười sông ba núi bốn đèo”.

Nhưng, cũng có những câu thơ hay nguyên bản của Dương Soái mà những người chỉ nghe nhạc thôi sẽ chưa có dịp được thưởng thức, khi người lính từ trên chốt chiến đấu xuống mặt nước nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, chàng ước ao: “Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…/ Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy/ Em ra sông chắc là em sẽ thấy/ Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông”.

Những câu thơ ấy đẹp và da diết đến day dứt lòng.

Đỗ Doãn Hoàng

“Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng”

Dương Soái – tìm quặng, “gửi em ở cuối sông Hồng”…1. Dương Soái vừa tự hào lại vừa chạnh lòng với cái việc lúc nào người ta cũng chỉ biết tới anh như là tác giả có duy nhất một bài thơ bất hủ “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Bài thơ-hát “kinh điển” về dòng sông Mẹ của nền văn minh sông Hồng ấy hình như nước Việt ta ai cũng thuộc cả:“Anh ở biên cương, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.ở nơi đây mùa này con nước, lắng phù sa in bóng đôi bờ.Anh ở biên cương,biết là em năm ngóng tháng chờ.Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt,Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong”. …

Kích vào “play” để nghe bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”

Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.Ở trên anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ.Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ,cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốtanh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong. Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc,em thương anh nơi chiến hào gặp rét.Mà em thương anh chiều nay đangđứng gác, lo canh giữ đất trời, áo ấm có lạnh không,hỡi anh yêu người chiến sĩ biên thùy? Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ,có tình yêu bốn mùa sưởi ấm.Dù gió mưa, dù mùa đông.Vì rằng em luôn ở bên anh. Em ở phương xa nơi con sông Hồng chảy về với biển,ở trên anh đầu nguồn biên giới,cuối dòng sông nơi ấy quê nhà.Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo,Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nướcđem lòng mình gửi về miền biên giới.Sao chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương. Anh ở biên cương, sương lạnh giá biết mùa đông tới. Nơi quê hương em bước vào vụ mới. Rằng anh thương em đồng quê chưa cấy hết,tay em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không,hỡi em yêu ở cuối sông Hồng?Thầy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏbiết là anh nhớ về em đó nhớ về anh đó.Là chiến công, là niềm tin,là tình yêu anh gửi cho em là tình yêu em gửi cho anh.Anh gửi cho em Em gửi cho anh Là tình yêu ta gửi cho nhau.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Chuyện Xúc Động Về Hoàn Cảnh Ra Đời Của Bài Thơ “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng”

(Mặt trận Lào Cai – 20/2/1979).

Nhà thơ Dương Soái từng xuất hiện trong chương trình “Giai điệu tự hào”.

Nhà thơ Dương Soái sinh năm 1950 ở vùng quê chiêm trũng Hà Nam. Bước vào tuổi 18, nhà thơ thoát ly gia đình, gia nhập đoàn công nhân địa chất Hoàng Liên Sơn (Ngày nay thuộc địa phận hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái).

Khi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, nhà thơ Dương Soái đang là phóng viên của Đài Phát thanh Hoàng Liên Sơn. Ông được ban lãnh đạo Đài cử lên mặt trận ngay trong tháng 2/1979. Tại nơi tạm nghỉ trong các trận đánh, ông đã được gặp các chiến sĩ và người dân vừa từ mặt trận trở về.

“Đến mặt trận, tôi gặp các đồng chí, chiến sĩ. Có người trở về sau trận đánh máu vẫn còn chảy ròng ròng ở viết thương. Người về trước, người về sau, nhưng trông thấy nhau là… khóc vì “tưởng mày chết rồi!”.

Khi biết tôi là nhà báo, các chiến sĩ nói với tôi rằng: “Anh là nhà báo, anh phải nói với mọi người rằng: Còn chúng em, thì còn biên giới”. Đặc biệt, ngay sau đó, các chiến sĩ nhờ tôi gửi những lá thư của họ về gia đình.

Người thì gửi những lá thư đã cho vào phong bì gián tem, người thì gửi lá thư vừa viết vội chưa kịp cho vào phong bì mà chỉ mới kịp gấp làm 3. Thậm chí, có người chỉ kịp xin tôi một tờ giấy để ghi vội vài dòng ngắn ngủi nhắn nhủ cho người thân ở nhà biết họ vẫn đang bình yên hoặc đưa cho tôi địa chỉ rồi nhờ tôi đánh điện về nhà báo tin họ vẫn còn sống.

Giai đoạn đó, phóng viên đi đưa tin không có phương tiện gì để truyền về ngoài trực tiếp về tại cơ quan. Vì vậy, sau khi thu đầy các cuốn băng về các mẩu chuyện – câu chuyện chiến đấu thì tôi trở về phố Lu – Lào Cai. Thời điểm đó, người ta dồn tất cả các loại tàu lại để chở những người sơ tán từ biên giới vào sâu trong nội địa.

Trong lúc ngồi chờ đoàn tàu tiếp theo ở ga phố Lu, tôi mới có thời gian lần dở những lá thư mà người nơi chiến trận đã gửi cho mình. Hoá ra, trong những lá thư đó, đa phần là địa chỉ ở Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Vĩnh Phú, Hải Hưng… tức toàn những cái tên ở phía cuối sông Hồng cả.

Điều này làm cho tôi dấy lên suy nghĩ, cuộc chiến này tập hợp rất nhiều con em ở dọc sông Hồng lên bảo vệ biên giới. Cộng với nỗi niềm của bản thân, một người cũng sinh ra bên cạnh sông Hồng… đã làm tôi cảm tác để viết nên bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Bài thơ sau đó được Hội Văn học Nghệ thuật Hoàng Liên Sơn in, sau đó báo Văn nghệ in”, nhà thơ Dương Soái kể.

Một năm sau, 1980, nhạc sĩ Thuận Yến tình cờ đọc được bài “Gửi em ở cuối sông Hồng”. Ông đã phổ nhạc cho bài thơ, trở thành bài hát nổi tiếng.

Nhà thơ Dương Soái kể, vài năm sau đó, ông mới gặp nhạc sĩ Thuận Yến. Nhạc sĩ họ Đoàn kể với nhà thơ rằng, trong một chuyến ngược lên biên giới sau chiến tranh, ông đã gặp vợ chồng một chiến sĩ.

Vợ ở Thái Bình, còn chiến sĩ đang chốt ở biên giới Bát Xát, phía con sông Hồng. Nhạc sĩ Thuận Yến được kể rằng, đó là người vợ trẻ, vừa lấy chồng thì chồng ra ngay biên giới. Ông bố giao cho chị phải lên biên giới để gặp chồng.

Nhà thơ Dương Soái đã lấy tên bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” để đặt tên cho tập thơ của mình.

Gặp hoàn cảnh như vậy, nhạc sĩ Thuận Yến rất xúc động nhưng lúc đó ông chưa viết được ra bài hát ấp ủ, mãi đến khi gặp bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” ca khúc mới ra đời.

Nhà thơ Dương Soái tâm sự: “Trong điều kiện chiến tranh ngày ấy, câu thơ: “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” có nghĩa đây là đất của ta, đất của chúng ta, của tôi – một lời tuyên ngôn “Nam quốc sơn hà…”.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể của người chiến sĩ ở mặt trận Lào Cai, “Gửi em ở cuối sông Hồng” nhấn mạnh địa danh: Anh ở Lào Cai/ Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Nhưng Dương Soái vẫn biết ơn nhạc sĩ Thuận Yến đã sửa giúp 2 chữ “Lào Cai” trong bài thơ ra chữ “biên cương”. Chính hai chữ “biên cương” mang một tầm rộng lớn hơn, phổ quát hơn, bay rộng hơn trên khắp dải biên cương Tổ quốc.

Cũng theo nhà thơ Dương Soái, đầu tiên nhạc sĩ Thuận Yến viết “Gửi em ở cuối sông Hồng” đơn ca theo bài thơ gốc của Dương Soái nhưng NSƯT Thanh Hương – vợ nhạc sĩ Thuận Yến đã bảo chồng phải viết song ca cho ca sĩ có đất để giao lưu nên nhạc sĩ đã biến “Gửi em ở cuối sông Hồng” thành bài song ca với 2/3 lời 2 trong ca khúc là của nhạc sĩ Thuận Yến.

Năm 1999, 20 năm sau khi “Gửi em ở cuối sông Hồng ra đời”, ca khúc đã được Bộ Tư lệnh Biên phòng trao giải thưởng Bài hát được các chiến sĩ bộ đội biên phòng bình chọn là hay nhất.

Nhà văn Hoàng Mạnh Quân – Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái cho rằng: “Bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của Dương Soái đã nói được tâm tư, tình cảm… của những người ở biên cương nói chung. Con sông Hồng chảy vào đất Việt vốn được nói nhiều trước đây nhưng khi chiến tranh nổ ra con sống lại mang một ý nghĩa rất khác.

Người ta cảm thấy tình cảm của những người ở biên cương gửi về người phương xa trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” có gì đó rất đỗi thiêng liêng, mãnh liệt… Nhất là tình yêu của những người lính đang ở biên cương bảo vệ tổ quốc gửi cho người yêu, người vợ của mình.

Cái đó đã đi sâu vào lòng người và dấy lên trong tâm hồn người ta những xúc cảm mạnh mẽ”. Bên cạnh “Gửi em ở cuối sông Hồng”, nhà thơ Dương Soái còn có nhiều bài thơ viết về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc được đăng trên nhiều tờ báo, tạp chí…

Hà Tùng Long

Nén Hương Cho Chú Trịnh Hồng Dương Của Tôi

Hai chú cháu ngồi một tí, nói vài câu, nhìn chú vẫn nhỏ bé gầy gò trong chiếc áo cũ mèm như trước, và đôi mắt vẫn sáng rực tinh anh và hóm hỉnh, như trước, là con thấy ấm áp, là thấy cuộc đời lại thanh thản nhẹ nhõm, là bớt đi chút hoang mang nghi hoặc… Vì chú vẫn còn đó, hai chú cháu lại có thể đùa bỡn với nhau, chú có thể nói với con một vài điều, con có thể hỏi chú một vài chuyện, hai chú cháu ngồi im lặng ngắm hoa trong vườn hoa Ba Đình, và quan trọng là con biết vẫn có chú ở đó!

Không nhiều bài báo viết về chú. Oái oăm thay, cái thời chú “nổi tiếng” nhất lại là với chỉ một câu nói trước Quốc hội: “Án dân sự xử sao cũng được”. Câu nói hết sức chính xác về mặt luật pháp thời ấy, nên được hiểu là đang phản ánh sự thiếu thốn của hệ thống luật pháp dân sự, đồng thời nêu ra một nguyên tắc cơ bản của dân sự: “ai có lý người ấy được”, lại đã được một số nhà báo vội vã đưa lên công luận trong khi không trích đúng bối cảnh của nó, cũng như không kịp hiểu hết điều mà chú muốn nói, đã đưa ông chánh án Tòa án tối cao Trịnh Hồng Dương lên đỉnh cao của sự “nổi tiếng” và phẫn nộ. Hàng lọat vị đại biểu lắc đầu chê cười chú, có những vị ra trước diễn đàn Quốc hội đòi xem lại công việc của chú vì một chánh án mà nói năng như thế thì không thể chấp nhận được. Và đương nhiên, báo chí lại thêm dầu vào lửa, khuếch đại lên những tiếng nói “đồng cảm” một cách giản đơn ấy. Chú chìm trong sự chế giễu, phẫn nộ của công luận.

Con, lúc đó, đang ở trong Sài Gòn, cũng vậy! Con cũng to mồm chê cười chú, chú ơi!

Vả lại, lúc ấy vụ án Dương Thị Nga đang gây xôn xao, với món nợ chỉ vài ngàn đồng mà bà Nga bị đánh đập, bị lôi từ quê xuống Hà Nội, hình như bị ra tòa gì nữa… Dân ngoài ngành luật không đánh giá hết được sự phức tạp của chứng cứ vụ án Dương Thị Nga với những lời khai hết sức mâu thuẫn nhau, mà chỉ xúc động vì tình cảnh đáng thương của một người đàn bà, cô thân nơi xứ người.

Sau đó, sự thực vụ Dương Thị Nga đã chứng tỏ chú đúng, nhưng lúc đó chú đã chết tên với câu nói ấy rồi, và cũng chẳng còn mấy ai quan tâm đến vụ án kia để mà “minh oan” cho chú.

Chú cháu mình gặp nhau ở cuộc họp Quốc hội sau đó. Con ngồi nghe chú phát biểu mà giật mình vì hình như mình đã a dua, đã quá vội, đã hiểu sai con người này. Con nhất quyết chờ chú sau cuộc họp, để nói với chú một lời, xem chú có đúng là con người vô tình, nhẫn tâm như báo chí thể hiện, hay là con người lạc lõng giữa chốn quan trường như con đang nhìn thấy đây, không phải bằng đôi mắt?

Và chú cháu mình quen nhau. Vài chục phút ngay trước cổng Ba Đình, chú cháu mình nói những lời mà con không nghĩ là mình lại nói ngay trong lần giáp mặt đầu tiên với vị chánh án tối cao đương nhiệm, con nói những lời thật trái tai chú, mà “khôn ngoan” thì một phóng viên báo Luật, phải lấy lòng chú mới phải. Thế nhưng, chú cũng không nghe những lời ấy của con bằng lỗ tai, nên chú cháu mình hạnh ngộ.

Nhưng con vẫn chưa vội tin.

Con đến cơ quan chú nhiều lần, vì công việc, nhưng lần nào con cũng cà kê với những anh bảo vệ, chánh văn phòng, giữ xe… Những người có các góc nhìn khác nhau về chú. Mấy ai biết, buổi trưa chú dặn chị nhà bếp xách một cặp lồng cơm lên phòng cho chú, chú ngồi ăn một mình, vừa ăn vừa tranh thủ đọc hồ sơ. Con đã hỏi chị ấy, chú ăn món gì, chị bảo thì cũng y như chế độ của mọi người trong cơ quan, chút cá, hoặc trứng, hoặc thịt, chút rau. Chẳng có gì khác. Chú không bao giờ đi nhậu, một chánh văn phòng trong cơ quan chú bảo chú hâm, khó gần. Sau này, con hỏi thì chú nói, chú ngại đi nhậu, người ta tranh thủ làm quen, nhờ vả chú. Ở nhà chú chỉ tiếp người thân, còn người lạ phải đến cơ quan. Chú khắc kỷ, ai cũng bảo thế, nhưng sự khắc kỷ đó để giữ mình luôn liêm khiết trong vị trí một ông quan tòa mà chỉ nhấc mắt cũng khiến tiền bạc ào ào chảy vào túi mình, thì với con, là lớn lao, là đáng trọng.

Không nhiều người biết, cô bị thương trong chiến tranh, cô hay bị đau đầu và sợ hãi. Trong phần lương của chú có khoản thuê người giúp việc, chú đã xin quy ra tiền, tự mình làm việc nhà, để có thêm ít tiền thêm thắt chợ búa. Cô chú nghèo. Tự chú đi chợ, vì cô sợ đông đúc ồn ào, ít khi ra đường.

Chú luôn bị gọi là hâm, kể cả những ông quan chức cùng bậc với chú, vài ông bộ trưởng mà con có dịp thăm dò về chú đều nói thế. Nhưng chị nhà bếp, anh bảo vệ lại thương chú, gần chú, chú không “hâm” với họ.

Lần đầu tiên đến nhà chú, chú đuổi quầy quậy không cho con vào nhà, mà con nhất quyết đòi vào, chú phải chịu thua, rồi chú quên rót nước cho con, con phải đòi chú rót vì khát khô cổ. Thế rồi nó thành một trò chơi riêng của hai chú cháu mình, lần nào con đến chú cũng phải giả vờ đuổi như đuổi gà. hì hì hì. Chú cháu mình thành một dạng tri âm tri kỷ lạ đời!

Thế mà con ham chơi, con là một đứa trẻ con để lúc nào gặp chú cũng nhảy lên ôm lấy chú, rồi lại mải mê theo những chuyện vớ vẩn linh tinh của nó, nó quên. Chú ơi, đừng tha tội cho con!

Chú ơi, ở bên kia, thỉnh thoảng, chú hãy về…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dương Soái Và “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng”… trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!