Đề Xuất 3/2023 # Dữ Liệu Và Kiểu Dữ Liệu # Top 5 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Dữ Liệu Và Kiểu Dữ Liệu # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dữ Liệu Và Kiểu Dữ Liệu mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đến với cấu trúc đầu tiên của Pascal, đó là dữ liệu.

Chúng ta có thể định nghĩa dữ liệu (Data) là tất cả những gì được máy tính xử lý. Các loại dữ liệu cần tới máy tính xử lý có rất nhiều, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau về bản chất, về ý nghĩa, không riêng gì về số liệu mà còn là các kí tự, các mệnh đề logic, thể hiện qua các đối tượng cụ thể cần xử lý như tiền lương, địa chỉ, tên tuổi, văn bản, tín hiệu… Song nếu xét về phương diện điện tử thì máy tính chỉ hiểu các thông tin được biểu diễn dưới dạng mã nhị phân.Về phương diện ngôn ngữ bậc cao thì dữ liệu đã được khái quát hóa với các kiểu dữ liệu. Khi này, ta không cần quan tâm đến biểu diễn chi tiết trong máy tính của các kiểu dữ liệu.

Data Type) được định nghĩa với 2 điểm chính :

Một kiểu dữ liệu () được định nghĩa với 2 điểm chính :

– Một tập hợp các giá trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận được.

– Trên đó xác định một phép toán.​

Cần nhớ rằng một biến phải gắn liền với một kiểu dữ liệu và chỉ một mà thôi. Trong ngôn ngữ Pascal, kiểu dữ liệu có thể rất phức tạp nhưng nói chung đều được định nghĩa ra từ các kiểu đơn giản nhất, không có cấu trúc.

Kiểu vô hướng (Scalar Type) hay kiểu đơn giản (Simple Type) là kiểu dữ liệu gồm một tập các giá trị của nó được sắp xếp theo một thứ tự tuyến tính. Chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về kiểu vô hướng và các kiểu dữ liệu phức tạp khác. Trong phần tiếp theo, sẽ nói về 5 kiểu dữ liệu vô hướng đơn giản nhất, đã được định nghĩa sẵn và còn được gọi là kiểu đơn giản chuẩn (Simple Standar Type).

I – Kiểu dữ liệu Bun (Boolean: Đúng/Sai (True/False))

– Trước khi đi vào nghiên cứu các kiểu số nguyên và kiểu số thực quen biết, chúng ta hãy xét khái niệm kiểu Logic ( Boolean ). Trong thực tế chúng ta thường hay gặp loại đại lượng chỉ có hai giá trị : Đúng hoặc Sai. Ví dụ một mệnh đề, một câu hỏi, một phép toán… có thể được xem xét xem đúng hay sai. Ví dụ khi ta viết 3

– Theo định nghĩa, một giá trị thuộc kiểu logic Boolean là một đại lượng nhận một trong hai giá trị Logic:TRUE(đúng) hoặc FALSE(sai). True và False là tên các giá trị đã được định nghĩa sẵn. Kiểu Boolean cũng đã định nghĩa sẵn quan hệ thứ tự False < True.

– Các phép toán sau có thể áp dụng cho các giá trị Boolean và cho ta kết quả cũng là kiểu Boolean.​

And( phép “và” logic )

+ Phép( phép “và” logic )

+ Phép Or( phép “hoặc” logic )

+ Phép Not( phép “đảo” hay “phủ định” logic )

+ Phép Xor( phép “hoặc triệt tiêu” ).​

Ví dụ1 :

Code:

False And True = False Not False = True

– Chúng ta có thể tóm tắt quy tắc thực hiện phép And và Or như sau :​

+ Phép And chỉ cho kết quả là True khi và chỉ khi hai toán hạng đều là True.

+ Phép Or chỉ cho kết quả là False khi và chỉ khi hai toán hạng đều là False.

+ Phép Xor luôn luôn cho kết quả là True khi hai toán hạng khác nhau. Còn nếu hai toán hạng giống nhau, Xor sẽ cho kết quả làFalse.​

* Hai vế của biểu thức so sánh phải cùng kiểu nhau ( trừ kiểu thực và nguyên ) và chúng có thể là các kiểu Real, Integer, Char, Boolean, Vô hướng do người sử dụng định nghĩa (sẽ học sau ).​

Ví dụ 2 :

Code:

3 < 5 cho ta giá trị True False < Truecho ta giá trị True

Cách viết 3 < True là không chấp nhận được vì hai vế của biểu thức không cùng kiểu cho phép : 3 thuộc kiểu số nguyên, True thuộc kiểu Boolean.​

II – Kiểu số nguyên Integer

Kiểu số nguyên đã được máy định nghĩa sẵn với từ khóa INTEGER

Một giá trị kiểu số nguyên là một phần tử của tập các số nguyên mà ta có thể biểu diễn được trên máy, nghĩa là nó là một tập nhỏ của không gian các số nguyên chứ không phải tất cả mọi số nguyên đều có thể xử lý trên máy tính được. Thông thường nhất, các số nguyên được biểu diễn bằng hai byte (16 bit) nên phạm vi của nó là từ -32768 đến + 32767

Các số nguyên được viết ra bằng các dãy chữ số 0, 1, 2,… 9 với chữ số đầu có thể là dấu dương + hoặc dấu âm -, hoặc không có dấu.​

Ví dụ:

Code:

+234, -32767, -1, 23

Maxint là tên giá trị cực đại cho phép của kiểu nguyên, tức là Maxint = + 32767.​

a) Các phép tính số học đối với số nguyên:

– Phép cộng và trừ : với kí hiệu là + và – như thường lệ.

– Phép nhân : được kí hiệu bằng dấu *.

– Phép chia : được kí hiệu bằng dấu /.

– Phép chia lấy phần nguyên được thực hiện với từ khóa Div.​

Ví dụ :

Code:

14 Div 4 cho giá trị bằng 3

– Phép chia lấy số dư của 2 số nguyên, còn gọi là Modun, được thực hiện với từ khóa Mod​

Ví dụ :

Code:

14 Mod 4 cho giá trị bằng 2

– Hàm Boolean Odd(n) cho giá trị True nếu n là một số lẻ, False nếu n là số chẳn.​

* Khi thực hiện các phép tính số học đối với số nguyên, cần hết sức thận trọng xem các phép toán đó có cho kết quả vượt ra khỏi phạm vi biểu diễn số nguyên của máy không.​

Ví dụ:

Code:

32000 + 800 - 2000 = 29200

song máy tính sẽ xử lý sai vì lúc làm phép cộng giữa 32000 với 800 đã cho ra kết quả trung gian là 32800, vượt quá giới hạn 32767 của máy. Máy có thể phát hiện và báo lỗi trường hợp quá giới hạn này.​

b) Các phép tính quan hệ đối với số nguyên:

Các số nguyên có thể so sánh với nhau và với số thực qua các phép toán quan hệ như đã nói ở mục trước. Kết quả của phép toán quan hệ là kiểu Boolean tức là có giá trị True (Đúng) hoặc False (Sai).​

Ví dụ: Biểu thức 3 < 5 cho ta giá trị True

c) Mô tả số nguyên với Byte, Word, LongInt, ShortInt :

Bên cạnh cách biểu diễn số nguyên như ở trên (biểu diễn bằng 2 byte), Pascal còn có thêm một kiểu đơn giản chuẩn làkiểu biểu diễn số nguyên bằng một byte. Phạm vi biểu diễn số nguyên khi này là từ 0 đến 255 và được gọi là kiểu Byte.

Ngoài ra, Turbo Pascal từ Version 4.0 trở đi và một số Pascal khác đã đưa thêm vào các định nghĩa kiểu số nguyên mới với các từ khoá Word, ShortInt (Short Integer), LongInt (Long Integer).​

III – Kiểu số thực

1. Kiểu số thực (Real):

Trong máy tính, các số thực được biểu diễn và được viết dưới 2 dạng : dạng bình thường và dạng có phần số mũ.​

+ Dạng viết thập phân bình thường như : 3.14 3.0 -13.2 – 0.002​

* Lưu ý : trong cách viết số thực của Việt Nam, của Pháp…, người ta dùng dấu phẩy. Nhưng trong cách viết số thực của Anh, Mĩ, người ta dùng dấu chấm

+ Dạng viết có số mũ :​

Gồm 2 phần : phần định trị và phần mũ viết sau chữ E để biểu diễn số mũ cơ số 10.​

Ví duï :

Code:

623.12345 = 6.2312345E + 02

Do giá trị số thực có thể biểu diễn dưới dạng có dấu phẩy (hay dấu chấm) di động được nên người ta còn gọi đây là cách biểu diễn dấu phẩy động để phân biệt với cách biểu diễn số dưới dạng dấu phẩy tĩnh là cách biểu diển trong đó dấu phẩy cố định.​

2.Mở rộng việc mô tả và khai báo số thực :

IV – Các hàm số học chuẩn

Sin(x), Cos(x), Arctan(x): là các hàm lượng giác bình thường.

: là các hàm lượng giác bình thường.

– Sqrt(x): tính căn bậc hai của x.

– Succ(x): đối số nguyên n, cho số nguyên tiếp theo n, tức là n + 1.

– Pred(x): đối số nguyên n, cho số nguyên trước n, tức là n – 1.

– Odd(n): đối số nguyên n, True nếu n lẻ, False nếu n chẵn.​

Việc chuyển một số thực sang số nguyên được thực hiện bởi 2 hàm chuẩn : hàm làm tròn và hàm cắt :

+ Hàm cắt Trunc(x) cho ta một số nguyên là phần nguyên của x, tức là cắt bỏ đi phần lẻ thập phân của x.Ví dụ : Trunc (3.146) = 3.

+ Hàm làm tròn Round(x) cho ta một số nguyên của x bằng cách qui tròn phần lẻ thập phân của x. Nói cách khác, Round(x) cho ta số nguyên gần với x nhất. Ví dụ : Round (56.678) = 57.​

+ Nếu x < 0 thì Round(x) = Trunc(x – 0.5)​

V – Kiểu kí tự Character

Máy tính điện tử không chỉ có khả năng xử lý các dữ liệu bằng số nguyên, số thực mà nó còn có khả năng xử lý các dữ liệu kiểu kí tự như khi ta soạn thảo văn bản, quản lý hồ sơ.

Các kí tự là tất cả các chữ viết mà ta thường dùng như các chữ cái a, b, c…, các chữ số từ 0 đến 9, các dấu phân đoạn như ;, !,… Kiểu kí tự được định nghĩa trong Pascal với từ khóa Char.

Một giá trị kiểu kí tự là một phần tử của một tập hữu hạn các kí tự được sắp xếp có thứ tự. Tất cả các máy tính đều dùng tập kí tự như vậy để trao đổi thông tin qua các thiết bị vào ra. Có nhiều cách sắp xếp bộ chữ khác nhau và không tồn tại bộ chữ chuẩn cho tất cả các máy tính.

Tuy vậy một bộ mã các kí tự được dùng rất phổ biến để trao đổi các thông tin giữa các thiết bị nhất là trên máy vi tính, đó là bộ mã kí tự ASCII (xem ở phần Phụ lục).

Trong bảng mã ASCII, các kí tự từ 0 đến 31 là các kí tự điều khiển, không in ra được, dùng để điều khiển các thiết bị ngoại vi, điều khiển các thủ tục trao đổi thông tin. Ví dụ khi thiết bị nhận kí tự số 7 (Bel), máy sẽ ra một tiếng chuông. Kí tự số 27 (Esc) cũng thường dùng để thoát khỏi các tình huống, để nhận biết các mã đặc biệt khác như điều khiển máy in bằng dãy kí tự bắt đầu là Esc…

Phần còn lại trong bảng mã ACSII bố trí toàn bộ các chữ cái A, B, C…, các chữ số từ 0 đến 9, các dấu chấm câu, các kí tự đặc biệt… Ví dụ khi nhận kí tự số 50 máy sẽ hiện lên màn hình chữ số 2.

Riêng kí tự 127 (Del) lại được dùng làm kí tự điều khiển xóa. Nếu bạn dùng Editor , phím Del trên màn hình chính là phím tạo ra mã số 127 để xóa một kí tự trên màn hình.​

Có 2 hàm chuẩn là Ord và Chr cho phép thiết lập tương quan giữa bộ mã kí tự và một tập con các số tự nhiên

+ Ord( ) – Hàm Ord(‘c’) cho ta số thứ tự của kí tự ‘c’ trong bảng mã.

+ Chr( ) – Hàm Chr(n) cho ta kí tự có số thứ tự là n.​

Hàm chuẩn Pred (trước) và Succ (tiếp theo sau) có thể áp dụng cho đối số là kí tự, kết quả là kí tự. Giả sử Ch là một kí tự nào đó, vậy thì :

+ Hàm chuẩn Pred(Ch) cho ta một kí tự nằm trước kí tự Ch trong bảng mã kí tự :

Pred(Ch) = Chr(Ord(Ch) – 1)

+ Hàm chuẩn Succ(Ch) cho ta một kí tự nằm sau kí tự Ch trong bảng mã kí tự :

Succ(Ch) = Chr(Ord(Ch) + 1)​

—————-

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải...

Dữ Liệu Kiểu Tệp: Tệp Văn Bản

Trong Turbo Pascal có một kiểu tệp được định nghĩa trước, đó là tệp văn bản được định nghĩa với từ chuẩn Text

Ví dụ : khai báo các biến tệp F1, F2 có kiểu Text :

Var

F1, F2 : Text ;

Các phần tử của tệp kiểu text là các kí tự song Text File khác với File Of Char ở chỗ Text File được tổ chức thành từng dòng với độ dài mỗi dòng khác nhau nhờ có thêm các dấu hết dòng ( End Of Line) hay dấu chấm xuống dòng. Đó là cặp kí tự điều khiển : CR (Carriage Return : nhảy về đầu dòng, mã ASCII = 13) và LF (Line Feed: nhảy thẳng xuống dòng tiếp theo, mã ASCII = 10). Chúng được nhận dạng để ngăn cách giữa hai dãy kí tự tuơng ứng với hai dòng khác nhau. Dấu CR và LF được màn hình cũng như máy in dùng làm kí tử điều khiển việc xuống đầu dòng tiếp theo.

Ví dụ : đoạn văn bản sau :

vi du van ban

1234

het

được hiểu là máy sẽ chứa trong tệp văn bản thành một dãy như sau :

vi du van ban CR LF 1234 CR LF het EOF

Mặc dù tệp văn bản chứa các kí tự nhưng các thủ tục Read(ln) và Write(ln) có những khả năng đặc biệt để ghi và đọc được cả những số nguyên, số thực, Boolean hoặc String nhờ sự chuyển đổi thích hợp giữa các giá trị này với các dãy kí tự.

A. GHI VÀO TỆP VĂN BẢN:

Chúng ta có thể ghi các giá trị kiểu Integer, Real, Boolean, String vào tệp văn bản bằng lệnh Write hoặc Writeln. Cách ghi này cho phép chuyển các giá trị bằng số sang dạng kí tự tức là dạng đọc được một cách tường minh như trên trang giấy, cho phép viết các bảng dữ liệu… với quy cách mong muốn.

Các cách viết :

Write ( FileVar, Item1, Item2,… ItemN ) ; Writeln ( FileVar, Item1, Item2,… ItemN ) ;

Writeln ( FileVar ) ;

_ Thủ tục Write( FileVar, Item1, Item2,… ItemN ) sẽ viết các giá trị của Item, là các biến, các hằng, hoặc biểu thức có kiểu đơn giản như Integer, Real, Char, Boolean, String vào biến tệp FileVar. Các Item không nhất thiết phải cùng kiểu.

Ví dụ :

Var

I, J : Integer ;

X : Real ;

B : Boolean ;

S5 : String [5] ;

Ta có thể viết :

Write ( FileVar, ‘ Vi du ‘, I, J, X, B, S5, 6, X + I ) ;

_ Thủ tục Write để ghi vào tệp văn bản sẽ không chấp nhận Item là các biến có cấu trúc ( Array, Set, Record và File ).

Ví dụ không thể viết :

vì Nguoi là một biến có cấu trúc.

Cách viết này chỉ được chấp nhận khi FileVar không phải biến tệp mà là tệp chứa các bản ghi NhanSu như ta đã thấy ở các phần trước.

_ Thủ tục Writeln( FileVar, Item1, Item2,… ItemN ) ; sẽ thực hiện việc đưa thêm dấu hiệu hết dòng vào tệp sau khi đã viết hết các giá trị các biến.

_ Thủ tục Writeln( FileVar ) sẽ chỉ thực hiện việc đưa thêm dấu hiệu hết dòng ( cặp kí tự điều khiển CR và LF ) vào tệp, tức là đưa dấu cách dòng vào tệp.

* Cách viết có quy cách tùy vào từng kiểu dữ liệu mà cách viết có khác nhau đôi chút :

_ Nếu VI là biểu thức nguyên :

+ Write ( FileVar, VI ) ; sẽ viết vào tệp FileVar giá trị nguyên VI với đúng số chữ số cần thiết.

+ Write ( FileVar, VI : n ) ; sẽ bố trí n chỗ cho giá trị nguyên VI và căn lề bên phải.

Giả sử VI có giá trị bằng 12345

Write ( FileVar, VI, VI ); cho ra 1234512345

_ Nếu VR là một biểu thức thực

+ Write ( FileVar, VR : n ); cho ra cách biểu diễn số thực dạng có số mũ E tức là dạng viết khoa học của dấu phẩy động, với n chỗ được căn lề bên phải. Số chữ số từ chữ E trở đi luôn luôn là 4 kí tự ( kí tự E rồi đến dấu + hoặc –, cuối cùng là 2 chữ số ). Bên cạnh đó là một chỗ cho dấu chấm và một chữ số trước dấu chấm. Tổng số chỗ bắt buộc phải có là 6. Số còn lại trong quy cách viết này là n – 6 chỗ được dành cho các chữ số sau dấu chấm, còn gọi là các chữ số có nghĩa.

Ví dụ:

VR = 123. 123456

+ Write( FileVar, VR : n : m ) ; máy sẽ bố trí n chỗ cho số thực trong đó có m chỗ giành cho phần thập phân ( m chữ số sau dấu chấm ) và căn lề bên phải. Nếu m = 0, máy sẽ chỉ đưa ra phần nguyên của VR.

Ví dụ :

VR = 123.123456

Write ( FileVar, VR : 15 : 9 ) ; cho ra __123.123456000

_ Nếu VC là một kí tự ( Char )

Ví dụ :

CH = ‘H’ ;

Write ( FileVar, VC : 1 ) ; cho ra H

Write ( FileVar, VC : 2 ) ; cho ra _H

_ Nếu VS là một biểu thức kí tự hoặc String

+ Write ( FileVar, VS : n ) ; cho ra giá trị của VS với n chỗ được căn lề bên phải. Nếu n < độ dài của String thì máy sẽ cắt bớt các chữ cuối của String đi.

Ví dụ :

Write ( FileVar, ‘Hello’ : 1 ) ; cho ra H

Write ( FileVar, ‘Hello’ : 3 ) ; cho ra Hel

Ví dụ tổng hợp :

Var

Ketqua : Text ;

A : Integer ;

B : Real ;

C : String [ 20 ] ;

D : Boolean ;

BEGIN

A : = 34 ;

B : = 3.14 ;

C : = ‘ END. ‘ ;

D := True ;

Assign ( Ketqua,’ chúng tôi ‘ ) ;

Rewrite ( Ketqua ) ;

Write ( Ketqua,’ Ket qua la : ‘ ) ;

Writeln ( Ketqua, A : 10, B : 10 : 4, C ) ;

Writeln ( ‘ Dong 2 ‘ : 10, D ) ;

Close ( Ketqua ) ;

END.

Kết quả hiện ra trong file Ketqua.txt :

Mặc dù A là một số nguyên nhưng thủ tục Write sẽ tự động chuyển sang dạng kí tự tức là dạng đọc được. Máy sẽ dành cho A 10 chỗ, vì A chỉ có 2 chữ số nên 8 chỗ còn lại đều là khoảnh trắng. Tương tự B được viết ra trong khuôn khổ 10 chỗ với 4 chỗ dành cho phần thập phân. Còn D là biến Boolean nên máy sẽ tự động in ra các từ ‘TRUE’ hoặc ‘FALSE’ tương ứng.

B) ĐỌC DỮ LIỆU TỪ TỆP VĂN BẢN:

Chúng ta có thể đọc không những các kí tự từ tệp văn bản mà còn có thể đọc lại các số nguyên, các số thực, Bolean từ tệp văn bản thông qua thủ tục :

Read ( FileVar, Var1, Var2,… VarN ) ;

Readln ( FileVAr, Var1, Var2,… VarN ) ;

Readln ( FileVar ) ;

Trong đó Var1, Var2,… VarN là các biến thuộc kiểu Char, String, Integer, Real, Boolean và muốn đọc cho đúng thì trong tệp văn bản các kí tự tương ứng từ vị trí đọc (vị trí cửa sổ) cũng phải diễn tả đúng các kiểu dữ liệu cần đọc trên.

Thủ tục Readln (FileVar, Var1, Var2,… VarN); sẽ đưa cửa sổ tệp sang đầu dòng tiếp theo sau khi đã lần lượt đọc các biến tương ứng.

Thủ tục Readln (FileVar) sẽ đưa cửa sổ tệp sang đầu dòng đầu tiên mà không đọc gì cả.

Hàm chuẩn kiểu Boolean EOLN( F ) sẽ phát hiện ra dấu hết dòng EOLN(End Of Line) của tệp F, tránh sai sót khi đọc quá dòng. Khi EOF = True thì EOLN cũng bằng True.

Việc đọc văn bản có thể chia làm hai loại :

+ Xử lý văn bản, các kí tự.

+ Đọc dữ liệu số nguyên, số thực từ tệp văn bản.

Ví dụ về xử lý văn bản :

Hãy lập một chương trình đếm số chữ trong một tệp văn bản F.

Program DEM_CHU ;

Var

F : Text ;

Ch : Char ;

I : Integer ;

FileName : String [ 30 ] ;

BEGIN

Write ( ‘ Ten tep : ‘ ) ; Readln ( FileName ) ;

Assign ( F, FileName ) ;

Reset ( F ) ;

I : = 0 ; (* I : Biến đếm *)

Begin

While Not Eoln ( F ) Do

Begin

Read ( F, Ch ) ;

I := I +1 ;

End ;

Readln ( F ) ;

End ;

Writeln (‘ So chu la : ‘, I ) ;

Close ( F ) ;

END.

* Khi đọc dữ liệu số nguyên, số thực từ tệp văn bản, thủ tục Read và Readln sẽ tự động biến đổi một xâu kí tự thích hợp trong tệp văn bản sang các số nguyên và số thực. Dấu cách được xem là dấu ngăn cách giữa các số.

Ví dụ: với I là số nguyên và J là số thực thì để đọc giá trị của I, J từ tệp F, ta dùng lệnh:

Read ( F, I, J ) ;

* Thủ tục Seek, hàm FileSize, FilePos không áp dụng cho tệp văn bản vì Text được tính theo đơn vị là dòng (kí tự) với độ dài dòng thay đổi, chúng ta không thể tính toán vị trí đặt con trỏ. Tuy nhiên, Turbo Pascal có hai hàm xử lý Text :

SeekEoln ( FileVar ) :

Hàm kiểu Boolean, tương tự như hàm Eoln song trước khi thử Eoln nó nhảy qua các dấu cách Space và Tab.

SeekEof ( FileVar ) :

Hàm kiểu Boolean, tương tự như hàm Eof song trước khi thử Eof nó nhảy qua các dấu cách Space, Tab và các dấu cách dòng.

Như vậy thủ tục Read và Readln đối với tệp văn bản có thể đọc được nhiều kiểu biến khác nhau ghi trong tệp văn bản ( Integer, Real, Boolean, Char, String ).

Ví dụ ứng dụng :

Giả sử rằng chúng ta cần lưu trữ và xử lý các tham số là nhiệt độ (số nguyên), áp suất (số thực), độ ẩm (số nguyên) của nhiều ngày trong tháng (cần ghi rõ cả ngày). Sau đó các dữ liệu này được xử lý bằng một chương trình độc lập khác. Bạn có thể tạo ra một tệp văn bản chứa các dữ liệu với các quy định như sau :

_ Dòng 1 chứa tên

_ Dòng 2 chứa đường gạch nét cho đẹp và rõ ràng.

_ Từ dòng 3 trở đi cho hết tệp : chứa dữ liệu với thứ tự : ngày của tháng, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm.

Chúng ta có thể tổ chức dữ liệu thành tệp các Record như sau :

Type

Du_lieu = Record

Ngay : byte;

Nhietdo : Integer ;

ApSuat : Real ;

DoAm : Integer ;

End ;

Var

F : File Of Du_lieu ;

Nhược điểm của phương pháp cất dữ liệu dưới dạng văn bản là số ô nhớ chiếm nhiều hơn. Ví dụ khi NhietDo là 1656, nếu dùng mã Integer thì luôn luôn mất 2 byte, nếu dùng mã kí tự thì mất 4 byte chứa các kí tự ‘1’ ‘6’ ‘5’ ‘6’. Song nhược điểm này chỉ là phụ. Tuy nhiên chúng ta nên dùng tệp văn bản để xử lý. Ưu điểm của việc dùng tệp văn bản chứa dữ liệu là ta có thể dùng các chương trình soạn thảo văn bản ( các Editor như Editor của Turbo Pascal ) và sau đó có thể xem bằng mắt, sửa, cập nhật các dữ liệu một cách dễ dàng. Chắc bạn sẽ thắc mắc thêm : tại sao không đưa dữ liệu vào qua bàn phím lúc chạy chương trình ? Nếu làm như vậy bạn sẽ không mất chỗ trên đĩa từ song có hai nhược điểm lớn sau : nếu số liệu gõ vào sai thì bạn không sửa lại được nữa và nếu chương trình có sai sót nào đó thì bạn sẽ phải sửa chương trình và cho chạy lại chương trình với việc nhập dữ liệu mới ( qua bàn phím ). Điều này thực sự mất rất nhiều thời gian nếu số liệu có nhiều.

Sau khi quy định cách viết văn bản chứa dữ liệu, chúng ta phải tuân thủ quy định về dòng để đọc lại dữ liệu khi cần xử lý. Các dữ liệu trong một dòng cách nhau bằng dấu cách (Space) với số lượng khônh hạn chế, chủ yếu là do cách trình bày. Giả sử tệp văn bản có tên là chúng tôi được tạo ra với nội dung như sau :

Dòng 1 THOI TIET THANG 6 NAM 2002

Dòng 2 ……………………………………………….

Dòng 3 1 30 298.5 45

Dòng 4 2 35 100.8 24

…………. ……………………………………………….

Sau khi xử lý số liệu, chúng ta có thể thông báo số ngày (tương ứng với số dòng chứa số liệu).

Program DOC_DU_LIEU ;

Var

F : Text ;

NhietDo, DoAm : Integer ;

Ngay : Byte ;

ApSuat : Real ;

SoNgay : Byte ;

BEGIN

Assign ( F, ‘ chúng tôi ‘ ) ;

Reset ( F ) ;

Readln ( F ) ; (* nhảy qua dòng 2 *)

SoNgay := 0 ;

While Not SeekEoln ( F ) Do

Begin

(* Đọc số liệu từng ngày một *)

Readln ( F, Ngay, NhietDo, ApSuat, DoAm ) ;

SoNgay := SoNgay + 1 ;

(* Xử lý dữ liệu tùy theo yêu cầu của bài toán *)

End ;

Writeln ( ‘ Ket qua xu ly cua ‘, SoNgay,’ ngay la : ‘ ) ;

Close ( F ) ;

END.

Var

VanBan : Array [1.. 700] Of String [80] ;

F :Text ;

I, SoDong : Integer ;

Name : String [30] ;

BEGIN

(* Đọc tệp văn bản vào mảng *)

Name := ‘Vidu.txt’ ;

Assign ( F, Name ) ;

Reset ( F ) ;

I := 1 ;

While Not Eof ( F ) Do

Begin

Readln ( F, VanBan [ I ] ) ; (* Đọc một dòng vào một chuỗi *)

I := I + 1 ;

End;

SoDong := I – 1 ;

Close ( F ) ;

(* Xử lý văn bản trên mảng VanBan *)

(* Cất lại vào tệp nếu muốn. Xin giành cho bạn đọc *)

END.

·Lưu ý : số dòng và số chữ của một dòng trong khai báo VanBan ở trên bị hạn chế vì trên máy tính, bộ nhớ cho khai báo các biến bị chặn trên là 64 KB. Muốn mở rộng, bạn cầ tham khảo biến động và con trỏ ở chương sau.

Việc xử lý các dữ liệu ít khi làm thẳng với tệp (không chỉ là tệp văn bản mà cả với tệp kiểu khác nữa) do tốc độ ghi / đọc của đĩa từ chậm hơn tốc độ ghi/ đọc của bộ nhớ trong. Người lập trình nên tổ chức các cấu trúc dữ liệu khác ( mảng, tập… ) là các kiểu dữ liệu nằm trong bộ nhớ trong của máy.

Nhiều vấn đề còn nảy sinh ra khi làm việc với tệp như: khi dùng Reset( F ) liệu tệp F đã tồm tại chưa, khi ghi vào tệp F thì liệu trên đĩa có còn đủ chỗ chứa thêm dữ liệu mới của F hay không ? Turbo Pascal cung cấp lời hướng dẫn ( directive ) cho chương trình dịch để đóng/mơû ( bật/tắt ) việc kiểm tra lỗi sai trong quá trình vào ra tệp :

{$I+} mở việc kiểm tra. Khi gặp lỗi vào/ra chương trình sẽ báo lỗi và dừng lại. Đây là chế độ ngầm định (by default), nghĩa là chương trình dịch luôn luôn thực hiện chế độ nếu không được báo rõ.

Program OpenInputFile ;

Var

OK : Boolean ;

FileName : String ;

F : Text ;

BEGIN

Repeat

Write ( ‘ Ten tep : ‘ ) ;

Readln ( FileName ) ;

Assign ( F, FileName ) ;

{$I-} (* chuyển việc kiểm tra vào / ra cho người dùng *)

Reset ( F ) ;

OK := IOResult = 0 ;

{$I+} (* Sau khi dùng IOResult ta có thể chuyển thành $I+ *)

If not OK Then Write (‘ Khong mo tep voi ten nay duoc ‘) ;

Until OK ;

END.

Toàn bộ các lỗi sai khi vào ra được liệt kê trong phần phụ lục dưới dạng một thủ tục IOCheck. Mặt khác bạn cũng cần lưu ý {$I-} và IOResult được dùng không chỉ với thủ tục Reset mà còn với các thủ tục khác như Erase, Rename, Write, Read…

Đỗ Trung Thành @ 10:37 13/09/2009 Số lượt xem: 3390

Hướng Dẫn: Nhập Dữ Liệu Vào Excel Và Tạo Mô Hình Dữ Liệu

Tóm tắt: Đây là hướng dẫn đầu tiên trong chuỗi hướng dẫn được thiết kế để giúp bạn làm quen và thoải mái khi dùng Excel và tính năng trộn và phân tích dữ liệu tích hợp sẵn của Excel. Những hướng dẫn này xây dựng và hoàn thiện sổ làm việc Excel từ đầu, xây dựng mô hình dữ liệu, sau đó tạo các báo cáo tương tác tuyệt vời bằng Power View. Các hướng dẫn được thiết kế để cho thấy tính năng Nghiệp vụ Thông minh Microsoft và các khả năng trong Excel, PivotTables, Power Pivot và Power View.

Lưu ý: Bài viết này mô tả các mô hình dữ liệu trong Excel 2013. Tuy nhiên, cách tạo mô hình dữ liệu và các tính năng Power Pivot tương tự được giới thiệu trong Excel 2013 cũng được áp dụng cho Excel 2016.

Các hướng dẫn này sẽ giúp bạn tìm hiểu cách nhập và khám phá dữ liệu trong Excel, xây dựng và hoàn thiện mô hình dữ liệu bằng Power Pivot và tạo các báo cáo tương tác với Power View mà bạn có thể phát hành, bảo vệ và chia sẻ.

Các hướng dẫn trong chuỗi hướng dẫn này như sau:

Nhập Dữ liệu vào Excel 2013 và Tạo Mô hình Dữ liệu

Mở rộng mối quan hệ Mô hình Dữ liệu bằng Excel, Power Pivot và DAX

Tạo Báo cáo Power View dựa vào Ánh xạ

Kết hợp Dữ liệu Internet và Đặt Mặc định cho Báo cáo Power View

Tạo Báo cáo Power View Tuyệt vời – Phần 2

Trong hướng dẫn này, bạn sẽ bắt đầu với sổ làm việc Excel trống.

Các phần trong bài hướng dẫn này như sau:

Ở cuối hướng dẫn này là một bài kiểm tra bạn có thể làm để kiểm tra kiến thức đã học.

Chuỗi hướng dẫn này sử dụng dữ liệu mô tả Huy chương Thế vận hội Olympic, quốc gia đăng cai và các sự kiện thể thao Thế vận hội Olympic khác nhau. Chúng tôi khuyên bạn nên đọc qua từng hướng dẫn theo thứ tự. Ngoài ra, các hướng dẫn dùng Excel 2013 với Power Pivot được bật. Để biết thêm thông tin về Excel 2013, hãy bấm vào đây. Để xem hướng dẫn về việc bật Power Pivot, hãy bấm vào đây.

Nhập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu

Chúng ta sẽ bắt đầu hướng dẫn này với một sổ làm việc trống. Mục tiêu trong phần này là kết nối với nguồn dữ liệu ngoài và nhập dữ liệu vào Excel để phân tích thêm.

Hãy bắt đầu bằng cách tải xuống một số dữ liệu từ Internet. Dữ liệu mô tả Huy chương Thế vận hội và đây là cơ sở dữ liệu Microsoft Access.

Trong Excel 2013, hãy mở một sổ làm việc trống.

Chọn tệp OlympicMedals.accdb bạn đã tải xuống và bấm mở. Cửa sổ chọn bảng sau đây sẽ xuất hiện, Hiển thị các bảng được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu. Bảng trong cơ sở dữ liệu được tương tự như trang tính hoặc bảng trong Excel. Chọn hộp kiểm cho phép chọn nhiều bảng , và chọn tất cả các bảng. Sau đó bấm OK.

Cửa sổ Nhập Dữ liệu xuất hiện.

Chọn tùy chọn Báo cáo PivotTable , theo đó nhập các bảng vào Excel và chuẩn bị PivotTable để phân tích các bảng đã nhập, rồi bấm OK.

Một khi dữ liệu được nhập, PivotTable sẽ được tạo bằng các bảng nhập.

Với dữ liệu đã nhập vào Excel và Mô hình Dữ liệu đã tạo tự động, bạn đã sẵn sàng để khám phá dữ liệu.

Khám phá dữ liệu bằng cách dùng PivotTable

Dễ dàng khám phá dữ liệu đã nhập bằng PivotTable. Trong PivotTable, bạn kéo trường (tương tự như cột trong Excel) từ bảng (như bảng bạn vừa nhập từ cơ sở dữ liệu Access) vào các vùng khác nhau của PivotTable để điều chỉnh cách trình bày dữ liệu của bạn. PivotTable có bốn vùng: BỘ LỌC, CỘT, HÀNG và GIÁ TRỊ.

Có thể phải thử nghiệm một chút để xác định vùng nên kéo trường vào. Bạn có thể kéo nhiều hoặc ít trường từ bảng tùy ý cho đến khi PivotTable trình bày dữ liệu theo cách mà bạn muốn. Tự do khám phá bằng cách kéo trường vào các vùng khác nhau của PivotTable, dữ liệu cơ sở không bị ảnh hưởng khi bạn sắp xếp trường trong PivotTable.

Trong Trường PivotTable, hãy bung rộng bảng huy chương bằng cách bấm vào mũi tên bên cạnh đó. Tìm thấy trường NOC_CountryRegion được bung rộng bảng huy chương và kéo nó đến vùng cột . NOC là Ủy ban Olympic quốc gia, đây là đơn vị tổ chức cho quốc gia hoặc khu vực.

Hãy lọc Môn để hiển thị chỉ năm môn thể thao: Bắn cung, Lặn, Đấu kiếm, Trượt băng và Trượt băng Tốc độ. Bạn có thể làm điều này từ bên trong vùng Trường PivotTable hoặc từ bộ lọc Nhãn Hàng trong chính PivotTable.

Bấm vào bất kỳ nơi nào trong PivotTable để đảm bảo PivotTable Excel được chọn. Trong danh sách Trường PivotTable, nơi bảng Môn được bung rộng, di chuột qua trường Môn và một mũi tên thả xuống xuất hiện ở bên phải của trường này. Bấm vào menu thả xuống rồi bấm (Chọn Tất cả)để loại bỏ tất cả các lựa chọn, sau đó cuộn xuống và chọn Bắn cung, Lặn, Đấu kiếm, Trượt băng và Trượt băng Tốc độ. Bấm OK.

Một cách khác là trong phần Nhãn Hàng của PivotTable, bấm vào menu thả xuống cạnh Nhãn Hàng trong PivotTable, bấm(Chọn Tất cả) để loại bỏ tất cả các lựa chọn, sau đó cuộn xuống và chọn Bắn cung, Lặn, Đấu kiếm, Trượt băng và Trượt băng Tốc độ. Bấm OK.

Trong Trường PivotTable, từ bảng Huy chương, kéo Huy chương vào vùng GIÁ TRỊ. Do Giá trị phải là số, Excel tự động thay đổi Huy chương thành Số đếm Huy chương.

Hãy lọc PivotTable để hiển thị chỉ những quốc gia hoặc khu vực nào có tổng số hơn 90 huy chương. Đây là cách thực hiện.

Trong PivotTable, bấm vào menu thả xuống ở bên phải của Nhãn Cột.

Chọn Bộ lọc Giá trị và chọn Lớn Hơn….

Gõ 90 vào trường cuối cùng (ở bên phải). Bấm OK.

PivotTable của bạn giờ sẽ trông giống như màn hình sau đây.

Không cần mất nhiều công sức, bạn đã có PivotTable cơ bản bao gồm các trường từ ba bảng khác nhau. Điều làm cho tác vụ này đơn giản đến vậy là vì mối quan hệ giữa các bảng đã tồn tại từ trước. Vì mối quan hệ giữa các bảng đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu nguồn và vì bạn đã nhập tất cả các bảng trong một thao tác duy nhất, Excel có thể tạo lại các mối quan hệ đó trong Mô hình Dữ liệu.

Nhưng nếu dữ liệu của bạn xuất phát từ các nguồn khác nhau hoặc được nhập sau đó thì sao? Thông thường, bạn có thể tạo các mối quan hệ với dữ liệu mới dựa trên các cột khớp. Trong bước tiếp theo, bạn sẽ nhập thêm các bảng khác và tìm hiểu cách tạo các mối quan hệ mới.

Nhập dữ liệu từ bảng tính

Bây giờ hãy nhập dữ liệu từ một nguồn khác, lần này là từ một sổ làm việc hiện có, sau đó xác định mối quan hệ giữa dữ liệu hiện có của chúng ta và dữ liệu mới. Các mối quan hệ cho phép bạn phân tích tập hợp dữ liệu trong Excel và tạo các trực quan hóa thú vị và hình ảnh chân thực từ dữ liệu bạn nhập.

Hãy bắt đầu bằng cách tạo một trang tính trống, sau đó nhập dữ liệu từ sổ làm việc Excel.

Chèn trang tính Excel mới và đặt tên là Thể thao.

Duyệt đến thư mục chứa các tệp dữ liệu mẫu đã tải xuống và mở OlympicSports.xlsx.

Chọn và sao chép dữ liệu trong Sheet1. Nếu bạn chọn một ô có dữ liệu, chẳng hạn như ô A1, bạn có thể nhấn Ctrl + A để chọn tất cả các dữ liệu liền kề. Đóng sổ làm việc OlympicSports.xlsx.

Trên trang tính Thể thao, đặt con trỏ vào ô A1 và dán dữ liệu.

Lưu sổ làm việc.

Nhập dữ liệu bằng cách sao chép và dán

Bây giờ chúng ta đã nhập dữ liệu từ sổ làm việc Excel, hãy nhập dữ liệu từ bảng chúng ta tìm thấy trên trang web hoặc bất kỳ nguồn nào khác mà từ đó chúng ta có thể sao chép và dán vào Excel. Trong các bước sau, bạn thêm các thành phố đăng cai Thế vận hội từ một bảng.

Chèn trang tính Excel mới và đặt tên là Nước chủ nhà.

Chọn và sao chép bảng sau đây, bao gồm cả đầu đề bảng.

Thành phố

NOC_CountryRegion

Mã Alpha-2

Phiên bản

Mùa

Barcelona

ESP

SP

1992

Mùa hè

Trong Excel, đặt con trỏ vào ô A1 của trang tính Nước chủ nhà và dán dữ liệu.

Lưu sổ làm việc. Sổ làm việc của bạn giờ sẽ trông giống như màn hình sau đây.

Bây giờ bạn có sổ làm việc Excel với các bảng, bạn có thể tạo mối quan hệ giữa chúng. Tạo mối quan hệ giữa các bảng cho phép bạn trộn dữ liệu từ hai bảng.

Tạo mối quan hệ giữa dữ liệu đã nhập

Bạn có thể ngay lập tức bắt đầu dùng trường trong PivotTable của mình từ bảng đã nhập. Nếu Excel không thể xác định cách kết hợp một trường vào PivotTable thì một mối quan hệ phải được thiết lập với Mô hình Dữ liệu hiện có. Trong các bước sau, bạn sẽ học cách tạo mối quan hệ giữa dữ liệu bạn đã nhập từ các nguồn khác nhau.

Trên Sheet1, ở phía trên cùng của Trường PivotTable, bấm tất cả để xem danh sách đầy đủ các bảng có sẵn, như minh họa trong màn hình sau đây.

Di chuyển qua danh sách để xem các bảng mới mà bạn vừa thêm.

Bung rộng thể thao và chọn thể thao để thêm nó vào pivottable. Lưu ý rằng Excel sẽ nhắc bạn tạo mối quan hệ, như hiển thị trong màn hình sau đây.

Thông báo này xảy ra vì bạn đã sử dụng các trường từ bảng mà không phải là một phần của mẫu cơ sở dữ liệu. Một cách để thêm bảng vào mô hình dữ liệu là tạo một mối quan hệ bảng đã có trong mô hình dữ liệu. Để tạo mối quan hệ, một trong các bảng phải có một cột duy nhất, không lặp, giá trị. Trong mẫu dữ liệu, bảng môn được nhập từ cơ sở dữ liệu chứa một trường có thể thao mã, được gọi là SportID. Các mã thể thao cùng được trình bày dưới dạng một trường trong dữ liệu Excel chúng tôi đã nhập. Hãy tạo mối quan hệ.

Bấm tạo… trong vùng Trường PivotTable được tô sáng để mở hộp thoại Tạo mối quan hệ , như minh họa trong màn hình sau đây.

Bấm OK.

Thay đổi PivotTable để phản ánh mối quan hệ mới. Nhưng PivotTable không hiển thị đúng khá chưa, vì sắp xếp thứ tự của các trường trong vùng hàng . Môn là một thể loại con của một môn thể thao đã cho, nhưng vì chúng tôi sắp xếp môn thi đấu ở trên thể thao trong vùng hàng , nó sẽ không được sắp xếp đúng cách. Màn hình sau đây Hiển thị thứ tự không mong muốn.

Trong vùng HÀNG, chuyển Thể thao lên trên Môn. Trông đã khá hơn nhiều rồi và PivotTable hiển thị dữ liệu theo ý muốn của bạn, như minh họa trong màn hình sau đây.

Ở hậu trường, Excel đang xây dựng Mô hình Dữ liệu có thể dùng được trong toàn bộ sổ làm việc trong bất kỳ báo cáo PivotTable, PivotChart, Power Pivot hoặc Power View nào. Mối quan hệ bảng là cơ sở của Mô hình Dữ liệu và điều này sẽ xác định dẫn hướng và đường dẫn tính toán.

Chốt kiểm tra và Bài kiểm tra

Ôn lại Những gì Bạn đã Học

Bây giờ bạn đã có sổ làm việc Excel bao gồm PivotTable truy nhập dữ liệu trong nhiều bảng, trong số đó có một số bạn đã nhập riêng. Bạn đã học được cách nhập từ cơ sở dữ liệu, từ sổ làm việc Excel khác và từ việc sao chép và dán dữ liệu vào Excel.

Bạn đã sẵn sàng cho hướng dẫn tiếp theo trong chuỗi hướng dẫn này. Đây là nối kết:

Mở rộng mối quan hệ Mô hình Dữ liệu bằng Excel 2013, Power Pivot và DAX

BÀI KIỂM TRA

Bạn muốn biết mình nhớ những gì đã học? Đây là cơ hội của bạn. Bài kiểm tra sau đây nhấn mạnh đến tính năng, khả năng hoặc yêu cầu mà bạn đã học trong hướng dẫn này. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời ở cuối trang. Chúc bạn may mắn!

Câu hỏi 1: Vì sao chuyển đổi dữ liệu đã nhập vào bảng là quan trọng?

A: Bạn không cần phải chuyển đổi chúng vào bảng, bởi vì tất cả dữ liệu đã nhập đều được tự động chuyển vào bảng.

B: Nếu bạn chuyển đổi dữ liệu đã nhập vào bảng, chúng sẽ bị loại khỏi Mô hình Dữ liệu. Chỉ khi chúng bị loại khỏi Mô hình Dữ liệu thì chúng mới khả dụng trong PivotTablesPower Pivot và Power View.

C: Nếu bạn chuyển đổi dữ liệu đã nhập vào bảng, chúng có thể được bao gồm trong Mô hình Dữ liệu và được cung cấp cho PivotTables, Power Pivot và Power View.

D: Bạn không thể chuyển đổi dữ liệu đã nhập vào bảng.

Câu hỏi 2: Trong các nguồn dữ liệu sau, nguồn dữ liêu nào bạn có thể nhập vào Excel và bao gồm trong Mô hình Dữ liệu?

A: Cơ sở dữ liệu Access cũng như nhiều cơ sở dữ liệu khác.

B: Tệp Excel hiện có.

C: Bất kỳ dữ liệu nào bạn có thể sao chép và dán vào Excel và định dạng ở dạng bảng, bao gồm bảng dữ liệu trong trang web, tài liệu hoặc bất kỳ thứ gì khác có thể dán được vào Excel.

D: Tất cả các câu trên

Câu 3: Trong PivotTable, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sắp xếp lại các trường trong bốn vùng Trường PivotTable?

A: Không có gì xảy ra – bạn không thể sắp xếp lại các trường một khi đã đặt chúng trong vùng Trường PivotTable.

B: Định dạng PivotTable được thay đổi để phản ánh bố trí nhưng dữ liệu cơ sở không bị ảnh hưởng.

C: Định dạng PivotTable được thay đổi để phản ánh bố trí và tất cả dữ liệu cơ sở đều được thay đổi vĩnh viễn.

D: Dữ liệu cơ sở được thay đổi và kết quả là tạo ra tập hợp dữ liệu mới.

Câu 4: Cần có những yêu cầu gì khi tạo mối quan hệ giữa các bảng?

A: Cả hai bảng đều không được có cột chứa giá trị duy nhất, không lặp.

B: Có một bảng không phải là một phần của sổ làm việc Excel.

C: Không được chuyển các cột sang bảng.

D: Không có câu nào ở trên là đúng.

Câu trả lời của Bài kiểm tra

Lưu ý: Dữ liệu và hình ảnh trong chuỗi hướng dẫn này được dựa trên những điều sau đây:

Tập hợp dữ liệu Thế vận hội từ Guardian News & Media Ltd.

Hình ảnh cờ được lấy từ nguồn Sách tham khảo của CIA (cia.gov)

Dữ liệu dân số từ Ngân hàng Thế giới (worldbank.org)

Biểu đồ hình ảnh Thể thao Olympic của Thadius856 và Parutakupiu

Các Kiểu Dữ Liệu Cơ Bản Trong Bảng Microsoft Access

Trong bài trước, chúng ta đã biết cách để tạo bảng trong Access, trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các kiểu dữ liệu hay các trường dữ liệu tạo nên mỗi bảng của Access. Mới đầu khi nghe nhắc tới khái niệm kiểu dữ liệu, các bạn có thể cảm thấy khó hiểu khi dữ liệu kiểu text có thể chứa được không những các đoạn văn, các kí tự mà còn các con số nữa nhưng dữ liệu kiểu Number lại chỉ chứa được dữ liệu là những con số mà thôi. Trong trường hợp nào, chúng ta dùng kiểu dữ liệu như thế nào cho hợp lý thì chúng ta sẽ theo dõi trong phần sau đây:

Dữ liệu kiểu Text / Short Text trong Access

Dữ liệu kiểu Text hay Short Text trong Access dùng trong trường hợp chúng ta muốn lưu trữ tên riêng, địa chỉ, tên đường, tên phố …

Dữ liệu kiểu Number

Dữ liệu kiểu Number phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu như số lượng của một sản phẩm, khoảng cách, số học sinh, số khách hàng, v.v …

Dữ liệu kiểu Currency

Dữ liệu kiểu Currency phù hợp cho việc lưu trữ lượng tiền của một đơn vị tiền tệ nhất định. Lưu ý: trong trường hợp bạn làm việc với nhiều đơn vị tiền tề thì không nên dùng kiểu dữ liệu Currency này, mà cần tách riêng giá trị tiền tệ và đơn vị tiền tệ ra làm 2 trường riêng biệt trong bảng.

Dữ liệu kiểu Yes/No

Dữ liệu kiểu Yes/No phù hợp với các câu trả lời hay các trường mà chỉ cần lưu trữ giá trị có hoặc không, ví dụ khi bạn lưu trữ dữ liệu về nhân viên để tính thuế thu nhập, thì sẽ có 1 trường là “Đã có con hay chưa” thì kiểu dữ liệu của trường này có thể là Yes/No

Dữ liệu kiểu Date/Time

Dữ liệu kiểu Date/Time phù hợp cho việc lưu trữ giá trị về thời gian

Dữ liệu kiểu Rich Text

Dữ liệu kiểu Rich Text phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu cả kiểu chữ và cả kiểu số với định dạng về font chữ và màu sắc và có thể được hiển thị trên những control có hỗ trợ rich text

Dữ liệu kiểu Calculated Field

Dữ liệu kiểu Calculated Field lưu trữ giá trị được tính toán từ trường khác trong cùng bảng

Dữ liệu kiểu Attachment

Dữ liệu kiểu Attachment phù hợp với việc lưu trữ file đính kèm

Dữ liệu kiểu Hyperlink

Dữ liệu kiểu Hyperlink lưu trữ siêu liên kết

Dữ liệu kiểu Memo / Long Text

Dữ liệu kiểu Memo/Long text lưu trữ dữ liệu là những đoạn text dài, dài hơn lượng text mà kiểu dữ liệu Short Text cho phép

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dữ Liệu Và Kiểu Dữ Liệu trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!