Đề Xuất 3/2023 # Động Thái Bất Ngờ Của Luật Sư Bào Chữa Cho Nguyễn Hữu Linh Trước Ngày Hầu Tòa # Top 5 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Động Thái Bất Ngờ Của Luật Sư Bào Chữa Cho Nguyễn Hữu Linh Trước Ngày Hầu Tòa # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Động Thái Bất Ngờ Của Luật Sư Bào Chữa Cho Nguyễn Hữu Linh Trước Ngày Hầu Tòa mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thông tin trên VTC News, sau khi nhận được quyết định xét xử, luật sư Trần Bá Học (Luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Linh) đã gửi bản kiến nghị dài 5 trang gửi TAND quận 4 và thẩm phán Nguyễn Hải Nam, kiến nghị TAND quận 4 trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều tình tiết chưa rõ trong vụ án.

Theo bản kiến nghị này, luật sư Trần Bá Học cho rằng cáo trạng của Viện KSND quận 4 cáo buộc ông Linh dâm ô với người dưới 16 tuổi là thiếu tính thuyết phục và chưa phù hợp với những yếu tố cấu thành của tội danh này.

Theo Luật sư Trần Bá Học cho biết cáo trạng chỉ mô tả ông Linh có “hôn vào má” trái, phải của bị hại và ông Linh cũng thừa nhận điều này. Bên cạnh đó, cáo trạng cũng không xác định ông Linh có dùng tay sờ mó, hôn hít vào bộ phận sinh dục hoặc chà xát bộ phận sinh dục của mình với bộ phận sinh dục của bị hại.

“Như vậy, chỉ xác định có “hôn vào má” như thế thì liệu rằng có đủ cơ sở để khẳng định hành vi này là hành vi “dâm ô” với người dưới 16 tuổi hay chưa? Nó có phù hợp với cấu thành của tội “dâm ô với người dưới 16 tuổi” hay không?”, luật sư Học đặt câu hỏi.

Luật sư bào chữa cho ông Linh chia sẻ, theo diễn biến quá trình thực hiện hành vi, trên tay ông Linh luôn cầm điện thoại, có lúc lại nghe điện thoại gọi đến, thời gian thực hiện hành vi diễn ra rất nhanh (hôn lần 1, thời gian kéo dài 3 giây; hôn lần 2, thời gian kéo dài 7 giây; lần 3 kéo lại ôm choàng thời gian kéo dài 5 giây. Tổng cả ba lần chỉ có 15 giây).

Sau đó, TAND quận 4 đã đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vì thiếu các chứng cứ chứng minh mà không thể bổ sung tại phiên tòa được. Cụ thể, Tòa án cho rằng phần kết luận của cáo trạng không mô tả hành vi khách quan của tội phạm mà ông Nguyễn Hữu Linh thực hiện là thiếu sót.

Đồng thời, theo công văn giải thích thông tin trong kết luận giám định hình ảnh của Phòng kỹ thuật hình sự Công an TPHCM thì ông Linh dùng tay trái di chuyển theo hướng đưa vào, đưa ra phía trước thân người của cháu bé, nên rất có thể bàn tay trái của ông Linh đã đã chạm vào phần cơ thể phía trước thân người cháu bé, tuy nhiên không có căn cứ xác định rõ vị trí chạm. Do đó, Tòa án trả hồ sơ yêu cầu làm rõ bàn tay trái của ông Linh có chạm vào phần cơ thể phía trước thân người của cháu bé hay không.

Theo hồ sơ vụ án, trưa ngày 1/4/2019, bị can Nguyễn Hữu Linh đi từ Đà Nẵng vào TPHCM rồi đến nhà con trai ở chung cư Galaxy để ở. Đến 21h cùng ngày, Nguyễn Hữu Linh về chung cư Galaxy và vào thang máy để đi lên tầng 11.

Khi vào thang máy, Nguyễn Hữu Linh gặp cháu N.K.C. (SN 2013) đi mua đồ giúp mẹ trở về và từ tầng trệt tòa nhà đi lên căn hộ của mình. Lúc này, Nguyễn Hữu Linh đã có những hành vi sàm sỡ cháu bé như ôm, hôn vào má, sờ vào đùi…Thấy bé gái sợ sệt ông Linh buông ra. Khi bé gái bước đến gần cửa thang máy, ông Linh lần thứ hai ghì cổ bé kéo lại.

Sau khi nghe cháu bé kể sự việc, gia đình bé gái đề nghị ban quản lý chưng cư rà soát lại camera, phát hiện ông Linh là người có hành vi không chuẩn mực.

Ngày 21/4, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 4 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hữu Linh.

Luật Sư Bào Chữa Cho Bị Can Nguyễn Hữu Linh Chính Thức Lên Tiếng

Chuẩn bị hầu tòa về tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, ông Nguyễn Hữu Linh đã mời luật sư bào chữa cho mình.

Ngày 9/6, trao đổi với phóng viên, luật sư Trần Bá Học (Đoàn luật sư chúng tôi xác nhận ông là người bào chữa cho bị can Nguyễn Hữu Linh (nguyên Phó viện trưởng Viện KSND TP.Đà Nẵng) trong phiên xét xử sắp tới.

Bị can Nguyễn Hữu Linh bị truy tố về tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Luật sư Học cho biết ông đã hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa, hiện ông chưa tiếp cận được hồ sơ vụ án nên chưa chia sẻ gì thêm.

“Tuy nhiên, với trọng trách là luật sư bào chữa, tôi sẽ làm hết sức mình để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ mình”, luật sư Học cho biết.

Trước đó, khoảng 21h ngày 1/4, ông Nguyễn Hữu Linh đi vào thang máy tại chung cư Galaxy 9, đường Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4. Lúc này, một bé gái đang sinh sống tại chung cư cũng đi vào thang máy để lên nhà và nhờ bảo vệ bấm thang máy.

Sau khi cửa thang máy đóng lại, ông Linh đã giở trò đồi bại, dâm ô bé gái. Toàn bộ sự việc được camera an ninh chung cư ghi lại và đoạn clip phát tán trên mạng gây phẫn nộ dư luận.

Ngay sau đó, công an vào cuộc điều tra. Lúc này, ông Linh đã rời chúng tôi về Đà Nẵng. Tiếp đó, ông bị Công an quận 4 mời làm việc. Ông Linh thừa nhận hành vi diễn ra đúng như đoạn clip phát tán trên mạng, nhưng một mực cho rằng không sàm sỡ, dâm ô mà chỉ “nựng” bé gái.

Ngày 5/4, hội Bảo vệ quyền trẻ em chúng tôi có công văn gửi hội Bảo vệ quyền trẻ em VN, Công an quận 4, VKSND quận 4, VKSND chúng tôi đề nghị khởi tố vụ án bé gái bị sàm sỡ trong thang máy chung cư Galaxy 9.

Ngày 17/4, cư dân đã ký đơn tập thể kiến nghị khởi tố ông Linh, gửi đến cơ quan chức năng.

Ngày 21/4, Công an quận 4 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can mà không bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Linh.

Sau một tháng bị khởi tố, VKSND quận 4, chúng tôi đã ký ban hành cáo trạng chuyển sang TAND quận 4 để truy tố ông Nguyễn Hữu Linh (nguyên Viện phó VKSND TP.Đà Nẵng, ngụ TP.Đà Nẵng) theo khoản 1, Điều 146, Bộ luật Hình sự 2015 về tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Như vậy, ông Linh sẽ phải đối diện với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù giam và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

Theo Người Đưa Tin

Tử Tù Nguyễn Đức Nghĩa Khiến Luật Sư Bào Chữa Phải Bất Ngờ

LTS: “Sát thủ xác chết không đầu” là cụm từ mà nhiều người dùng để gọi Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, hộ khẩu thường trú tại tổ 7, phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng). Trước đó, ngày 17/5/2010, tại tầng thượng, chung cư G4, khu đô thị Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), người ta phát hiện một xác chết. Rùng rợn hơn khi đầu và 10 ngón tay nạn nhân đã không còn. Hung thủ bị bắt sau 1 ngày điều tra, đó là Nguyễn Đức Nghĩa và nạn nhân là Nguyễn Phương Linh (SN 1984, người yêu cũ của Nghĩa). Trước tòa, Nghĩa khai đã giết, cắt rời phần đầu, chặt hết 10 đầu ngón tay nạn nhân rồi cho vào túi nilon ném xuống một khúc sông Cấm ở Quảng Ninh. Mục đích giết người của Nghĩa là để cướp tài sản. Tòa đã tuyên án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa. Nhiều năm trôi qua nhưng vụ việc này vẫn được nhắc đến vì mức độ man rợ của Nghĩa. Hành vi của sát thủ này đã phải trả giá. Chiều 22/7/2014, Báo điện tử Trí thức trẻ xin được đăng tải lại tuyến bài về sát thủ này với hy vọng những hình ảnh và câu chuyện đau xót sẽ là lời cảnh tỉnh sâu sắc nhất gửi đến những người trẻ bồng bột, những bậc cha mẹ lơ là trong việc nuôi dạy con cái. Chân dung Nguyễn Đức Nghĩa qua lời kể của luật sư tại Trại giam Hà Nội, Hội đồng thi hành án, TAND Tối cao đã thi hành án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Là luật sư được chỉ định bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh – Đoàn luật sư TP. Hà Nội) đã có rất nhiều kỉ niệm với Nghĩa. Mặc dù vụ án ấy đã xảy ra cách đây hơn 3 năm và Nghĩa phải nhận mức án cao nhất dành cho hành vi của mình nhưng phía sau bản án mà Nghĩa phải chịu đó là nước mắt của cả hai gia đình, gia đình bị hại và gia đình Nghĩa. Bản thân cha của Nghĩa cũng mất do tai nạn giao thông chỉ một thời gian ngắn sau khi Nghĩa gây án.

Kể lại những kỉ niệm ấy, luật sư Nguyễn Anh Thơm thở dài và tiếc cho một sinh viên ưu tú sinh ra tại đất Cảng Hải Phòng với tương lai rộng mở trước mắt. Chỉ trong phút bồng bột, chàng sinh viên ấy đã cướp đi sinh mạng người yêu cũ của mình bằng thủ đoạn tàn độc. Từng đi qua rất nhiều vụ án, từng bào chữa cho không ít đối tượng “bặm trợn” cũng với hành vi giết người dã man, nhưng lần đầu gặp bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa, luật sư Thơm thực sự bất ngờ bởi vẻ ngoài thư sinh, nho nhã toát lên từ con người này.

Vị luật sư này kể tiếp: “Khi nói chuyện về gia đình, về tình yêu, Nghĩa đã khóc. Bản thân Nghĩa lúc ấy cũng xác định, khi bị bắt thì cơ hội thoát án tử hình là rất thấp và Nghĩa sẵn sàng chấp nhận sự trừng trị của pháp luật. Bản năng con người không ai muốn chết và Nghĩa cũng thế, Nghĩa nuôi hi vọng sẽ có một điều thần kì nào đó đến với mình để có cơ hội làm lại cuộc đời, để đền đáp lại công ơn sinh thành của cha mẹ. Nhưng không thể…”.

Tình cha con sâu nặng

Những giọt nước mắt ân hận của Nghĩa còn rơi nhiều lần sau đó khi Nghĩa ngồi trao đổi với luật sư về vụ án, về cuộc sống. Bản thân Nghĩa khi đó cũng không lí giải được hành vi giết người của mình. Sai lầm nối tiếp sai lầm để rồi để lại hai gia đình với những mái đầu bạc ngày ngày ngóng tin con trong niềm xót xa vô vọng.

Khi nhắc tới người cha quá cố của Nguyễn Đức Nghĩa là ông Nguyễn Đức Hùng, giọng luật sư Nguyễn Anh Thơm chùng xuống.

Người cha với nét nhân hậu hiện rõ trên gương mặt đã trải qua nhiều sương gió cuộc đời nên rất mạnh mẽ. Ông là người sống có lòng tự trọng, khái tính, thẳng thắn, bộc trực với giọng nói truyền cảm. Ẩn sâu trong đó là người cha hết mực yêu thương con. Đó là những ấn tượng của luật sư Thơm về ông Hùng ngay trong lần đầu gặp gỡ.

Qua lời kể của ông Hùng, luật sư Thơm phần nào hiểu thêm về Nguyễn Đức Nghĩa. Nghĩa là một đứa con hiếu thảo, là niềm hi vọng của cả gia đình. Rời mảnh đất Kiến An, Hải Phòng lên Hà Nội học đại học, Nghĩa thường xuyên gọi điện về nhà hỏi thăm sức khỏe của bố mẹ. Đặc biệt, Nghĩa không bao giờ đòi hỏi bố mẹ tiền bạc.

“Ông Hùng xây dựng cho mình niềm tin rất lớn rằng con ông là người tốt, có nhiều tình tiết để giảm nhẹ tội. Chính vì vậy, khi nghe tòa tuyên án tử hình đối với Nghĩa, ông đã suy sụp hoàn toàn”, luật sư Thơm chia sẻ.

Khó khăn lớn nhất với luật sư Nguyễn Anh Thơm trong vụ án này chính là vượt qua áp lực của chính bản thân mình. Bởi lẽ, nhiều người đặt ra câu hỏi với luật sư: Tại sao một vụ án man rợ như thế mà ông vẫn hết lòng, hết sức? Còn với luật sư Thơm, ông luôn nghĩ, đó là trách nhiệm của một người hành động để bảo vệ cán cân công lý.

Luật sư Thơm nói: “Trong những ngày tôi nhận bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa tại tòa, nhiều người, cả người Việt Nam và người nước ngoài đã gửi thư tới văn phòng luật sư của tôi. Lúc ấy có hai xu hướng: Một là phải tử hình Nghĩa; Hai là có người đưa ra những lí lẽ để cứu Nghĩa. Tuy nhiên đó chỉ là dư luận”.

Vị luật sư này cũng không sao quên được gương mặt có phần chạnh lòng cùng ánh mắt đầy hi vọng của ông Hùng khi nghe luật sư làm “công tác tư tưởng” về bản án mà Nguyễn Đức Nghĩa sẽ phải đón nhận sau những tội ác mình gây ra.

“Ông Hùng đã rất buồn khi đón nhận tin dữ đến với đứa con trai duy nhất của mình. Nhưng ông luôn hi vọng sẽ có những tình tiết giảm nhẹ hình phạt để con ông có cơ hội làm lại cuộc đời. Dù là mãi mãi ở trong tù nhưng ông cũng không muốn chứng kiến cảnh “đầu bạc tiễn đầu xanh”. Ông nói, mình có thể làm bất kì điều gì để cứu con. Rồi ông lặng lẽ ra về. Những ngày sau, ông Hùng cũng hay gọi điện cho tôi để hỏi thăm tình hình sức khỏe của Nghĩa. Và, ông cũng không ngừng nuôi hi vọng vào điều thần kì sẽ xảy đến với Nghĩa”, luật sư Thơm kể.

Ngày nghe tin ông Hùng qua đời (30/10/2010) trong vụ tai nạn giao thông trên đường từ Hưng Yên về, luật sư Thơm hết sức bàng hoàng. Ban đầu, ông nghĩ đó chỉ là tin đồn ác ý. Nhưng khi biết đó là sự thật, trong lòng luật sư Thơm thấy nặng trĩu. Thoáng trong suy nghĩ của ông lúc đó là những ấn tượng về tình cảm cha con sâu nặng.

Rồi, ông nghĩ về bà Chuân, mẹ của Nghĩa. Trong mắt luật sư Thơm, bà Chuân là người phụ nữ hiền lành, chất phác. Nét mặt suy sụp, đau khổ của bà đã phần nào nói lên tình thương cháy bỏng của người mẹ với con trai. Lần nào nói chuyện với luật sư Thơm, bà cũng mong luật sư cố gắng hết sức để giúp Nghĩa được sống, để có cơ hội sửa lỗi lầm của mình. Hơn ai hết, luật sư Thơm hiểu nỗi bất hạnh của người phụ nữ khi nỗi đau với tin con phạm tội giết người chưa nguôi lại gánh thêm nỗi đau mất chồng…

Luật sư Thơm nhớ lại:”Tôi cũng đã từng qua gặp gia đình nạn nhân Nguyễn Phương Linh để thắp hương cho người xấu số và chuyển lời xin lỗi của Nghĩa tới gia đình. Bố của Linh cũng rất tôn trọng và chia sẻ với công việc của luật sư”.

Sau khi ông Hùng qua đời, số tiền 40 triệu mà vợ chồng ông đi vay mượn nhưng chưa kịp bồi thường cho gia đình bị hại đã được luật sư Thơm cầm vào phòng thi hành án nộp giúp theo đúng tâm nguyện của ông. Thế nhưng, theo lời kể của luật sư Thơm, hiện tại gia đình nạn nhân vẫn chưa nhận số tiền đó.

Đứng trên góc độ người bảo vệ công lý, luật sư Thơm thương cảm cho cả hai gia đình, đặc biệt là hai người bố. Một ông bố hết sức đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho con gái đã mất, một ông bố đấu tranh cho sự sống của con trai. Nhưng cả hai bên đều là những người rất thương con và họ vô tội. Ở hai mái đầu bạc ấy có nhiều điểm chung và luôn dành cho nhau sự tôn trọng. Bởi lẽ, họ đều có những năm tháng từng trải nên thấu hiểu nỗi lòng của nhau.

Trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, bài học lớn nhất mà luật sư Nguyễn Anh Thơm rút ra được đó là bài học về tình cảm gia đình, tình máu mủ ruột già…

Gặp Luật Sư Bào Chữa Cho Nguyễn Đức Nghĩa

Khi tham gia bào chữa cho những kẻ giết người như Nguyễn Đức Nghĩa hay Đặng Trần Hoài, luật sư luôn hiểu tâm nguyện của họ cũng như những người thân trong gia đình.

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, Luật sư Ngô Ngọc Thủy (Trưởng Văn phòng Luật sư Ngô Ngọc Thủy ) nói rằng, ông biết, khi nhận lời bào chữa cho những bị cáo như Nguyễn Đức Nghĩa hay Đặng Trần Hoài, họ vẫn khó thoát khỏi án tử hình. Nhưng ông hiểu, tâm nguyện của bị cáo và thân nhân họ, đôi khi không hẳn là sự sống chết.

Luật sư là người phải cố gắng đưa ra bằng chứng, lý lẽ có lợi nhất cho thân chủ của mình. Kể cả với những người gây tội ác tày trời, bị truy tố tới khung tử hình. Ông đã bao nhiêu lần nhận lời bào chữa cho những người đối mặt mức án này?

Cần phân biệt 2 loại: người bị truy tố về tội danh theo khung án cao nhất là tử hình và người bị truy tố vào điểm đã ở mức tử hình.

Loại thứ nhất, người bị truy tố có thể chịu mức án 12, 15, 20 năm tù hoặc tử hình. Loại này, tôi đã tham gia bào chữa mấy trăm vụ, không nhớ hết. Còn loại thứ 2, nhãn tiền có thể biết người bị truy tố gần như chắc chắn bị tuyên án tử hình. Loại thứ 2, mỗi năm tôi tham gia bào chữa 5-7 vụ.

Tôi khẳng định hầu hết các vụ án mình tham gia, tôi đều đạt được những thành công nhất định.

Có thể nhiều người biết hoặc không biết đến những vụ án thành công của luật sư. Nhưng một số vụ án mà chính ông tham gia như Nguyễn Đức Nghĩa , Đặng Trần Hoài… , hay những vụ án nổi tiếng khác được dư luận quan tâm, ít khi thấy một kết quả tuyên án bất ngờ nào sau những lời bào chữa. Luật sư nghĩ sao ?

Đó là loại thứ 2, pháp luật đã quy định, họ phải bị tử hình, chúng tôi không thể thay đổi được mức án tử hình dành cho họ. Kể cả khi nhận lời bào chữa, chúng tôi gần như biết chắc họ khó mà thoát khỏi án tử hình. Nhìn chung, tôi vẫn đưa ra được những tình tiết để tòa xem xét và giảm một phần nào tội cho họ. Như vậy, xét ở góc độ tham gia tố tụng, đó đã là thành công. Nhưng chiếu theo quy định của pháp luật , không thể có cách nào khác để tòa không tuyên án tử hình bị cáo.

Vậy ông có nói trước với gia đình thân chủ rằng, anh ta sẽ không thoát khỏi án tử?

Đương nhiên, tôi phải xác định với gia đình họ ngay từ đầu. Ví dụ như vụ Nguyễn Đức Nghĩa hay Đặng Trần Hoài, từ lúc sơ thẩm, gia đình đến mời bào chữa, tôi đã nói luôn, rõ ràng với tội danh như vậy khó mà thoát khỏi án tử. Tôi chỉ có thể đưa ra một số tình tiết giảm nhẹ để tòa xem xét thôi bởi tội trạng đã rõ rành rành. Nhưng họ vẫn quyết định mời tôi bào chữa.

Luật sư Thủy trong phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa

Một bị cáo đối mặt với án tử hình, bản thân họ cũng như gia đình luôn hy vọng mời luật sư để giúp thoát tội chết. Nhưng nếu biết kết quả họ vẫn bị tử hình. Vậy họ mời luật sư cũng như không?

Điều này phải được nhìn nhận ở 2 khía cạnh. Trước hết là tính nhân đạo truyền thống trong gia đình của người Việt Nam. Cha mẹ, vợ chồng, con cái luôn có một sự gắn bó bền chặt. Dù con cái, anh chị em giàu sang hay nghèo khó, khi sa vào sai lầm, tội lỗi, người trong gia đình vẫn không bao giờ bỏ rơi.

Biết khó tránh khỏi tội chết, nhưng người Việt vẫn chấp nhận mất tiền của để con mình, em mình, chồng mình thấy rằng đến phút cuối họ vẫn có người thân bên cạnh, vẫn có ông bà, cha mẹ, có tình thương yêu gia đình.

Việc con em mình phạm tội ngoài xã hội , bị đưa lên cán cân công lý lại là chuyện khác. Nhưng trong gia đình, họ vẫn là người con, người cháu, xứng đáng nhận được tình yêu thương. Từ đó, người phạm tội cảm thấy được an ủi, nếu có chết họ cũng thanh thản hơn. Ít nhất, trước khi ra đi, người con tội lỗi vẫn cảm thấy được sống trong hơi ấm tình cảm của gia đình mình.

Mặt khác, gia đình thuê luật sư để nói thay họ trước tòa, trước công luận một vài điều mà họ muốn nói. Ở góc độ pháp luật , họ chấp nhận hình phạt của tòa. Nhưng ở góc độ xã hội khác, họ muốn nói rằng, bản chất con của họ, gia đình họ vẫn là những người dân lương thiện. Tội ác con họ gây ra có thể do môi trường, hoàn cảnh, tác động xấu của xã hội , hay sự bột phát, không kiểm soát được mình trong giây phút, khoảnh khắc đó mà thôi.

LS. Thủy bào chữa cho Đặng Trần Hoài

Khi nhận lời bào chữa cho những bị cáo, ông cũng biết, họ đang bị cả xã hội lên án? Ông có phẫn nộ với tội ác của thân chủ không?

Chắc chắn là không bao giờ. Dù bảo vệ cho bị cáo hay bị hại, tôi không bao giờ phẫn nộ với ai cả. Nghề luật sư chúng tôi chỉ nhìn nhận mọi thứ qua góc độ pháp luật . Tôi chỉ muốn tìm cách lý giải cho những hành vi phạm tội của thân chủ mình. Từ đó, tôi có thể nói thay họ những điều mà họ không thể nói và mọi người có thể có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn về họ.

Đơn cử như Đặng Trần Hoài, ai cũng biết anh ta phạm tội “hiếp chị, giết em”. Nhưng tôi muốn nói rằng chính vào thời điểm phạm tội, anh ta hoàn toàn bị mất kiểm soát vì bia, rượu. Khi đó, thần kinh anh ta không bình thường. Ngoài lần phạm tội đó, anh ta vốn là con người khá nhút nhát, hiền lành.

Nhắc đến Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ giết người yêu rồi chặt xác phi tang. Đó là một vụ án quá chấn động. Dư luận vô cùng phẫn nộ trước tội ác man rợ. Nhưng theo tôi, trước đó, Nghĩa vẫn là đứa con ngoan trò giỏi. Tôi muốn thay gia đình Nghĩa để nói rằng, gia đình, bố mẹ Nghĩa vẫn là những người dân lương thiện, cần lao, chất phác. Họ không may mắn khi có đứa con tội lỗi.

Hơn nữa, chúng ta phải thấy rằng, tội ác mà Nghĩa gây ra còn bởi sự tác động xấu từ môi trường xã hội. Được biết, thời gian học đại học ở Hà Nội, Nghĩa bắt chước bạn bè, nghiện chơi điện tử, những trò chơi bạo lực. Chính những nguyên nhân đó, tác động không nhỏ tới tâm lý, khiến đôi khi con người có hành vi thiếu kiềm chế.

Đằng sau sự đền tội về mặt luật pháp, họ và người thân của họ vẫn muốn nói rằng, họ vốn là con người lương thiện và sống trong một gia đình lương thiện. Họ vẫn mong muốn xã hội có sự thông cảm và tha thứ.

Xin cảm ơn luật sư!

Luật sư Ngô Ngọc Thủy từng tham gia bảo vệ đương sự trong nhiều vụ án nổi tiếng được dư luận quan tâm, trong đó có vụ Nguyễn Đức Nghĩa (trong vụ án giết người yêu , chặt xác phi tang gần 3 năm trước) và Đặng Trần Hoài (vụ hiếp chị, giết em cách đây không lâu). Trong hai vụ án kể trên, LS. Thủy đã đưa ra nhiều tình tiết, lý lẽ xác đáng nhằm giảm tội cho thân chủ. Đơn cử phiên phúc thẩm vụ Đặng Trần Hoài, vị luật sư đã tạo khá nhiều tình tiết khiến phiên tòa phải hoãn tuyên án, kéo dài hơn dự kiến và HĐXX đã xem xét một vài tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Tuy nhiên, 2 phiên xét xử này vẫn kết thúc với án tử dành cho thân chủ của ông. Luật sư Thủy cũng là người đã đào tạo ra nhiều học trò hiện đang hoạt động trong ngành luật khắp cả nước.

Theo Khampha

800 hộ dân nhận đánh chết cẩu tặc: Nên đình chỉ vụ án

Luật sư cho rằng vụ án “cẩu tặc” bị đánh chết tại Bắc Giang nên được đình chỉ vì không thể quy kết tội cho một số cá nhân khi mà hàng trăm người cùng đánh “cẩu tặc”.

Đến nay, công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố 7 bị can trong vụ đánh chết 2 cẩu tặc tại làng Danh Thượng (xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên việc hơn 800 hộ dân của làng cùng nhận tội đã làm dư luận xôn xao.

Chết rồi còn khởi tố “cố ý gây thương tích”

Luật sư Hà Huy Phong (GĐ Công ty luật Inteco, Hà Nội) khẳng định: “Không thể có chuyện xử tội cả làng vì đánh chết trộm chó được!”

Ông Phong cho biết, pháp luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự với cá nhân chứ không bao giờ truy cứu tập thể.

Nếu muốn xử lý vụ “cẩu tặc” bị đánh chết tại làng Danh Thượng, cơ quan tố tụng phải điều tra và xác định cụ thể mức độ vi phạm của từng cá nhân. Phải làm rõ cá nhân nào đánh đập nhiều hoặc dùng hung khí gây thương tích nặng, đánh vào chỗ hiểm trực tiếp gây tử vong,… Mặt khác, phải xác định được cá nhân đó đã đánh gây thương tích ở mức độ nào.

“Không thể tùy tiện khởi tố bị can khi chưa làm rõ các tình tiết đó được”, luật sư Phong nói.

Người dân làng Danh Thượng cho biết, “cẩu tặc” vào tận ngõ ngách trong làng để bắt chó

Một người tay không đánh một cái hoặc ném một viên gạch trúng tay chân người khác, khó có thể gây thương tích nặng, chưa nói chuyện làm chết người. Cái chết có thể do nhiều cú đánh cộng hưởng của cả làng gây nên. Nếu vậy, không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một cá nhân nào về tội giết người hay cố ý gây thương tích.

Theo ông Phong, kể cả xác định được người cuối cùng đánh “cẩu tặc” khi sắp chết, cũng không thể truy cứu được. Bởi lẽ, có thể người này chỉ đánh nhẹ. Dù anh ta có đánh hay không thì người kia vẫn sẽ chết.

Trên thực tế, từ lâu tại nhiều địa phương đã có “cẩu tặc” bị cả làng đánh chết, nhưng cơ quan pháp luật vẫn chưa truy cứu hình sự được. Bởi trong hàng trăm người tham gia hành hung, khó xác định được ai đánh mạnh hơn ai.

“Cơ quan điều tra vội vàng khởi tố bị can đối với 7 người dân thôn Danh Thượng về tội cố ý gây thương tích là không phù hợp, thiếu cơ sở pháp lý.”, luật sư Phong nhận xét.

Luật sư này lý giải, muốn truy cứu tội cố ý gây thương tích, phải chứng minh được đối tượng đã làm cho bị hại có tỷ lệ thương tật 11% trở lên. Điều này thể hiện bằng kết quả giám định. Nhưng hàng trăm người cùng đánh, không thể giám định được.

“Người thì đã chết, đâu ai giám định được tỷ lệ thương tật 7 người này gây ra như thế nào?” – Ông Phong nói.

Theo LS Hà Huy Phong, nếu muốn xử lý vụ “cẩu tặc” bị đánh chết, cơ quan tố tụng phải xác định cụ thể những ai dùng hung khí đánh “cẩu tặc” và ở mức độ nào

Còn việc cả làng đứng ra nhận tội, LS Phong cho rằng, không làm sai pháp luật. Tất nhiên, cần xem xét việc nhận tội đó có đúng với sự thật khách quan hay không. Nếu những người ký đơn nhận tội chính xác là đã tham gia đánh “cẩu tặc”, dù đánh rất nhẹ, thì họ cùng ký đơn nhận tội là quyền của họ. Nhưng nếu chỉ dăm bảy người đánh mà cả làng lại đứng ra cùng nhận là không được.

Ông Phong cũng nhận định rằng, hành vi của người dân trong vụ đánh “cẩu tặc” tại làng Danh Thượng là chưa đúng.

“Cẩu tặc” vi phạm mức độ nào luật pháp đã quy định, có cơ quan thực thi pháp luật phân xử. Hành động của dân làng Danh Thượng như vậy chứng tỏ còn mang tính manh động, tự phát. Điều đó vẫn thể hiện sự ấu trĩ trong nhận thức của người dân ở đây.

Nhưng theo ông Phong, đó cũng là hành động cho thấy sự bức xúc, phản ứng trước sự thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng. Cần phải nhìn nhận vai trò của những người làm công tác an ninh tại địa phương chưa tốt.

Nếu có trách nhiệm, đâu cần đánh “cẩu tặc”

Còn theo luật sư Ngô Ngọc Thủy (Trưởng Văn phòng Luật sư Ngô Ngọc Thủy, Hà Nội), vẫn có thể điều tra truy cứu được từng cá nhân trong vụ án này. Kể cả mỗi người đánh nhẹ một cái thì cơ quan pháp luật sẽ truy cứu người đánh cuối cùng trực tiếp làm chết người.

Ông Thủy cho rằng, hành vi đánh chết trộm chó của người dân như thế là không được. Theo ông, dù bức xúc, cũng không thể tự ý hành xử coi thường pháp luật. Đổ lỗi cho cơ quan chức năng địa phương chỉ là cách để giảm nhẹ chứ không thể nói là không có tội. Luật pháp vẫn phải được thực thi.

Ông Thủy nêu vấn đề: Các vụ phạm tội vẫn luôn có trách nhiệm của cơ quan chức năng, cá nhân, tập thể trong bộ máy chính quyền. Nhưng người trực tiếp phạm tội vẫn là người phải tự chịu lấy. Đó là triết lý thông thường.

“Nếu cơ quan thực thi pháp luật làm tốt thì xã hội đâu có nhiều kẻ trộm chó, giết người, bảo kê.” – Luật sư Ngô Ngọc Thủy kết luận.

Khu ruộng nơi “cẩu tặc” bị đánh chết

Luật sư Tạ Ngọc Sơn (GĐ Công ty Luật Kosy, Hà Nội) cho rằng, vụ đánh chết “cẩu tặc” cho thấy một thực tế là người dân đang muốn tự xử. Theo ông Sơn, kinh tế xã hội thiếu sự ổn định, nhiều thanh niên lêu lổng, không có việc làm sinh ra nhiều tệ nạn. Trong khi đó, người dân không còn tin vào cách làm của cơ quan thực thi pháp luật.

Luật sư Sơn cũng cho rằng, cơ quan pháp luật không nên truy cứu vụ người dân đánh chết cẩu tặc ở làng Danh Thượng vì rất khó xác đinh được đối tượng cụ thể.

“Công an tỉnh Bắc Giang nên đình chỉ điều tra vụ án này”. – Luật sư Sơn nêu quan điểm.

Cũng theo vị luật sư này, Nhà nước cần xem xét tăng chế tài xử lý với hành vi trộm chó nói riêng và trộm cắp tài sản nói chung.

“Nếu “cẩu tặc” bị xử lý hình sự thì đã không có chuyện người dân phải tự hành xử như thế.” – Luật sư Tạ Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Theo Khám phá

Những bản án mang tên ‘ác thú cuồng dâm’ Theo các bác sỹ nam khoa, những kẻ mắc chứng cuồng dâm khi “cơn nghiện” bùng phát, họ sẽ mất hết lý trí, tìm mọi cách “giải quyết” và dẫn tới những hậu quả đau lòng như cưỡng hiếp, giết người hoặc bắt cóc… Đó cũng là nguyên…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Động Thái Bất Ngờ Của Luật Sư Bào Chữa Cho Nguyễn Hữu Linh Trước Ngày Hầu Tòa trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!