Đề Xuất 5/2023 # Đọc – Hiểu Văn Bản: Bài Ca Côn Sơn – Tư Liệu Ngữ Văn 7 2022 # Top 7 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Đọc – Hiểu Văn Bản: Bài Ca Côn Sơn – Tư Liệu Ngữ Văn 7 2022 # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đọc – Hiểu Văn Bản: Bài Ca Côn Sơn – Tư Liệu Ngữ Văn 7 2022 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đang tải…

Bài ca Côn Sơn – Tư liệu Ngữ Văn 7

BÀI CA CÔN SƠN

(Côn Sơn ca)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Côn Sơn được gợi lên với vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc bởi cảnh vật được cảm nhận qua tâm hồn Ức Trai giàu chất nhạc, chất hoạ, chất thơ.

Nguyễn Trãi về với Côn Sơn là về với ngôi nhà của mình. Ta hãy để ý cái giọng thơ phóng khoáng, nhịp thơ thoải mái câu thơ tự do trong nguyên văn chữ Hán:

Côn Sơn hữu tuyền,

Kì thanh linh linh nhiên,

Ngô dĩ vi cầm huyền.

Côn Sơn hữu thạch,

Vũ tẩy đài phô bích,

Ngô dĩ vi đạm tịch.

Nhịp thơ trên như nhịp của phách, nhịp của bộ gõ, vừa đệm nhạc, vừa tạo tiết tấu cho lời ca. Chính chất hào sảng trong tâm hồn đã tạo nên chất hào sảng của thơ. Bao nhiêu năm bận rộn công việc, lòng đầy âu lo việc dân, việc nước, những năm cuối đời lại sống trong vòng tị hiềm, ghen ghét, khi trở về Côn Sơn, Nguyễn Trãi thấy mình thật sự tự do. Đọc thơ, giữa cảnh thấy người, thấy Nguyễn Trãi khi nằm nghỉ, lúc dạo chơi, khi chuyện trò tâm sự, lúc cao giọng ngâm nga… Một Nguyễn Trãi thanh bạch, giản dị, ung dung mà hào phóng, cởi mở. Ức Trai như cánh chim sổ lồng, vui say giữa rừng núi quê nhà. Bản dịch thơ lục bát đã cố gắng lột tả cái tâm trạng tự do, khoáng đạt của Nguyễn Trãi khi về với Côn Sơn, nhưng cái nhịp điệu như nước suối reo, như bước chân lên xuống, khi chạy, khi dừng thì bản dịch đã không lột tả được.

Nguyễn Trãi đang vui với Côn Sơn, suối nước thành suối nhạc, rêu xanh thành thảm biếc, tán tùng thành ô lọng… bỗng nhiên giọng thơ như lắng xuống, hơi thơ như nén lại rồi bật trào ra… Mình đã về đây, về sống giữa Côn Sơn, lần này về hẳn, khác bao lần trước, vậy mà vẫn còn tự vân :

Về đi sao chẳng sớm toan

Nửa đời vương vấn bụi trần làm chi.

Loading…

Câu hỏi đó làm ta thấy lạ. Nhưng chưa hết, ngạc nhiên hơn nữa khi Nguyễn Trãi ca khúc Quy khứ lai từ của Đào Tiềm với tâm trạng thanh thản, nhẹ tênh. […]

Trước hết phải thấy với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là tiếng gọi trở về. Tiếng gọi ấy tha thiết, mãnh liệt ngay cả khi ông làm “cánh chim bằng biển Bắc… cưỡi gió lên cao chín vạn dặm”, ngay cả khi ông như “ngựa già đường xa kham ruổi”. Côn Sơn không chỉ là tiếng gọi của quê hương mà còn là tiếng vọng của vũ trụ thôi thúc ông trở về di dưỡng tình thần, hoà nhập với tự nhiên. Quy khứ lai vởi Ức Trai không phải là mong ước được nghỉ ngơi, cũng không đơn thuần là tránh vòng danh lợi. Trúc Côn Sơn tiết cứng thẳng ngay, lòng chẳng bén tục không phải chỉ vì xa chốn bụi trần nơi phồn hoa đô hội mà còn vì được sống giữa trời nước bao la, thở hít cái không khí tư nhiên trong lành của vũ trụ. Về Côn Sơn, Nguyễn Trãi có điều kiện thoát vòng danh lợi, được sống tự nhiên theo sở thích, nhưng ông lại phải dồn nén nhiệt tâm hành động, phải từ bỏ khát khao “nhập thế” vốn là bản chất của ông. Vui đó nhưng buồn đó. Buồn nhiều hơn vui. Nhưng cái buồn sâu sắc nhất trong Bài ca Côn Sơn có lẽ không hoàn toàn ở vấn đề nhập thế hay xuất thế, ở việc ông phải sống ẩn dật tại cồn Sơn. Nguyễn Trãi buồn vì một lẽ khác. Nỗi buồn của Ức Trai mang tầm nhân loại : tồn tại và không tồn tại. Sau bao năm tháng thăng trầm, từng chiêm nghiệm, xét suy lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ, lúc trở về Côn Sơn, Nguyễn Trãi mới lại đối diện với câu hỏi lớn theo suốt đời ông, mà có lúc do công việc ông tạm quên đi. Tồn tại và không tồn tại, vô hạn và hữu hạn, con người và vũ trụ… đâu là nhất thời, đâu là bản chất. Thơ Côn Sơn ca đọc lên, ngỡ như Ức Trai đã buông xuôi trước cuộc đời, mặc cho nước trôi, hoa rụng. Nhưng không, dưới -mặt nước có lúc bằng phẳng của dòng suối Côn Sơn là đá ngầm, sóng cuộn. Nguyễn Trãi buồn đau chung cho số kiếp con người; vũ trụ vô biên và con người thì trong khoảng trăm năm đều nát cùng cây cỏ. Giàu sang, vinh nhục, bon chen, kèn cựa làm gì khi vòng tạo hoá cứ như bánh xe quay nghiệt ngã. Ta tiếc một người “như cây tùng cây bách sương tuyết đã quen” là Nguyễn Trãi cũng có một giây phút yếu lòng. Nhưng ta không nên nói ổng tiêu cực. Nỗi buồn của Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca không phải là nỗi buồn riêng. Nỗi buồn đó vươn tới chỗ cảm thông cho cả số kiếp con người. Nó lớn rộng và sâu sắc. Sâu sắc vì tính nhân bản. Lớn rộng vì mang tầm vũ trụ và nhân loại. […]

Côn Sơn ca là sự tiếp tục Bình Ngô đại cáo, cho ta hiểu thêm một Nguyễn Trãi anh hùng ở phương diện khác : dám sống thật với chính mình. Khía cạnh “con người” trong người anh hùng Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp nhân bản đã nâng người anh hùng dân tộc lên tầm cao nhân loại.

(Lã Nhâm Thìn, Giảng văn văn học Việt Nam, Sđd)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

CÔN SƠN

Núi Côn Sơn trên đất huyện Chí Linh, suốt một trăm năm mươi năm từ khi Trần Nhân Tông khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm (1299) cho tới khi Nguyễn Trãi quy thần (1442) đã là một trung tâm của tư tưởng Việt Nam đổi diện với Thăng Long, cả hai gắn liền nhau trong đạo xuất xử của người hiền thời xưa. Nếu kinh đô Thăng Long là trung tâm quyền lực giải quyết yêu cầu dấn thân của kẻ sĩ thì Côn Sơn là nơi họ tìm về căn nhà vũ trụ để thực hiện cuộc sống tâm linh trong bản giao hưởng của trời đất. Chẳng những Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán, Chu Văn An, Nguyễn Trãi,… đã tìm về đây để sống đạo suốt phần cuối cuộc hành trình cát bụi, mà nhiều trí thức Trần – Lê dù đang phải gánh vác triều chính, thỉnh thoảng cũng lén về Côn Sơn để ăn trộm cái nhàn trong nửa ngày, theo cách nói của Nguyễn Phi Khanh.

Côn Sơn nhìn nghiêng giông hình một con kì lân từ Tây Tạng đi về phương Nam, tới nằm trầm mặc giữa châu thổ sông Hồng. Chân núi có ngôi chùa cổ với mấy tấm bia đá đề năm Thiệu Phong đời Trần, và những cây sứ già lão cổ quái bậc nhất, khiến tôi nhìn lên phải nghiêng mình vái chào. Tên dân gian gọi là chùa Hun, vì từ xa xưa lâu đời, nơi đây vẫn là rừng sâu hoang rậm. Côn Sơn quanh năm chìm trong màu khói xanh của thợ rừng đốt than. Thời lỡ vận, người anh hùng đánh Nguyên – Trần Khánh Dứ – cũng từng lên nguồn đốt than, truyền thuyết còn lưu lại bài thơ nổi tiếng : Ở với lửa hương cho vạn kiếp, Thử xem vàng đá có bền gan.

Lưng chừng núi là khu di tích của động Thanh Hư, canh núi Côn Sơn. Tiến sĩ Trần Nguyên Đán, nhà thiên văn và lịch pháp tài giỏi của thế kỉ XIV, vì buồn việc nước, lại nghĩ rằng “Tư sát để được tiếng khen như Khuất Nguyên là sai”, bèn về núi dựng khu trang viên này. Nguyễn Phi Khanh tả động Thanh Hư quy mô rộng lớn, cảnh quan rực rỡ, thơm đến muốn nuôi, xinh đến muốn ăn. Nay lác đác trên sườn núi vẫn còn dấu đá ong của những nền nhà cũ, nơi Trần Nguyên Đán viết sách và dạy học, người học trò vỡ lòng của ông cũng đồng thời là cháu ngoại, chính là Nguyễn Trãi. Nay vẫn còn tấm bia đá lớn đề ba chữ “Thanh Hư động”, bút tích của vua Trần Nghệ Tông, cùng với bài minh của nhà vua ngợi ca tấm lòng mải lo nước thương dân của Trần Nguyên Đán dù đã lui về núi : Sương dưới bóng cây là muốn mở lộng sức che chở cho dân, Tựa vào khóm trúc là muốn đến với nhiều người hiền.

Suối Côn Sơn mùa xuân nước vẫn đầy, bờ suối còn những dấu đại bác thời chống Pháp. Ven suối dưới chân động Thanh Hư có bãi đá bằng phang gọi là thạch bàn : Côn Sơn có đá rêu phơi, Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. Đúng như trong thơ ông, thạch bàn là nơi Nguyễn Trãi thường ngồi lặng lẽ ngắm bầu trời. Có lẽ những tháng ngày hội nhập vào cuộc sống lớn lao của một “công dân vũ tru”, cái ý niệm thiên dân kia đã nuôi dưỡng sâu bền thêm trong tâm thức Nguyễn Trãi nỗi khát khao lẽ công bằng và tự do cho con người, vốn lả bản chất dân chủ nhất quán trong lí tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: Lồng lộng trời tư chút đâu, Nào ai chẳng đội ở trên đầu. Ngày tôi về, rêu thạch bàn ở Côn Sơn vẫn sáng lên một màu lục tươi mới mẻ lạ lùng, tưởng như người hiền vừa mới đứng dậy khỏi nơi này, đang lững thững một mình đâu đó trong rừng thông.

( Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọn núi ảo ảnh,

NXB Thanh niên, Hà Nội, 1999)

– Gợi dẫn

Đoạn trích này giúp em hiểu thêm gì về bài Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ?

Giáo Án Ngữ Văn 7 Tiết 21: Văn Bản: Bài Ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

A. Mục tiêu: Giúp HS:

– Nắm được sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi; sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát

– Hiểu được sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản

– Nhận biết thể loại thơ lục bát

– Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát

– Giáo dục lòng yêu thiên nhiên quê hương đất nước, ý thức học tập, trân trọng các bậc tiền nhân.

– SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN, chân dung Nguyễn Trãi, tranh ảnh Côn Sơn.

– Trò: Đọc kĩ bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, chú thích; soạn bài theo câu hỏi SGK

C. Phương pháp:

– P.P: Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích giảng bình, tổ chức cho HS tiếp nhận kiến thức

D. Tiến trình giờ dạy

1- Ổn định tổ chức (1): Sĩ số:

2- Kiểm tra bài cũ (5)

? Đọc thuộc lòng 2 bài thơ ” Sông núi nước Nam” và ” Phò giá về kinh”(Cả phiên âm và dịch nghĩa)

? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của hai bài thơ?

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 21 Văn bản: bài ca côn sơn A. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Nắm được sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi; sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát - Hiểu được sự hoà nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản 2. Kĩ năng: - Nhận biết thể loại thơ lục bát - Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát 3. Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên quê hương đất nước, ý thức học tập, trân trọng các bậc tiền nhân. B. Chuẩn bị: - SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN, chân dung Nguyễn Trãi, tranh ảnh Côn Sơn. - Trò: Đọc kĩ bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, chú thích; soạn bài theo câu hỏi SGK C. Phương pháp: - P.P: Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích giảng bình, tổ chức cho HS tiếp nhận kiến thức - KT: Động não D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1'): Sĩ số: 2- Kiểm tra bài cũ (5') ? Đọc thuộc lòng 2 bài thơ " Sông núi nước Nam" và " Phò giá về kinh"(Cả phiên âm và dịch nghĩa) ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của hai bài thơ? - Nghệ thuật + Thể thơ + Giọng thơ: Hùng hồn, hào sảng, đanh thép, tự hào + Ngôn ngữ hàm súc cô đúc - Nội dung: - Sông núi nước Nam: Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyến đó trước mọi kẻ thù - Phò giá về kinh: Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần 3- Bài mới * Giới thiệu bài( 2'): Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc văn võ song toàn. Với ông yêu nước và thương dân luôn song hành trong trái tim đầy nhiệt huyết. Bên cạnh những áng thơ văn bất hủ về lòng yêu nước thương dân, chúng ta còn thấy một Nguyễn Trái thi nhân sống thanh cao hoà hợp với thiên nhiên, yêu thiên nhiên. Để hiểu rõ hơn tâm hồn cao khiết ấy chúng ta cùng đến với bài thơ " Côn Sơn ca". Hoạt động 1 P.P: Vấn đáp, thuyết trình KT: động não ?) Nêu những hiểubiết của em về tác giả? - Gọi HS trình bày. GV chốt, bổ sung - Ông có công lớn với dân với nước, với nhà Lê nhưng cuộc đời lại kết thúc bi thảm trong vụ án Lệ chi viên năm 1442 - Năm 1464 Vua Lê Thánh tông đã rửa oan cho ông ?) Hãy kể tên một số tác phẩm của Nguyễn Trãi mà em biết? - Bình Ngô đại cáo, Ưc Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập ? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Hoạt động 2 P.P: Vấn đáp, ptích Gbình. KT: động não * GV nêu yêu cầu đọc - Nhịp 2/2/2 - GV đọc mẫu, gọi nhiều HS đọc ? Giải thích một số từ? - Đàn cầm, Côn Sơn, nêm ? Thể thơ? Đặc điểm của thể thơ? + Câu 6 chữ, câu 8 chữ + Vần +Nhịp 2/2/2/; 3/3; 4/4 * GV: Bài thơ viết bằng chữ hán gồm 36 câu, SGK trích 12 câu ? Bài thơ biểu đạt mấy nội dung? - Cảnh trí Côn Sơn - Tâm hồn Nguyễn Trãi ? Cảnh trí Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? - Côn Sơn có: Suối, đá rêu phơi, thông như nêm, trúc râm ? Có gì độc đáo trong cách tả suối, đá? * GV: Trong quan niệm xưa; tùng, cúc trúc mai tương trưng cho sự thanh cao trong sạch của quân tử, giai nhân ? Tùng, trúc gợi cảm giác về một thiên nhiên như thế nào? ? Bằng cách miêu tả đó em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi? - HS phát biểu, nhận xét, GV chốt ? Từ ta trong đoạn thơ chỉ ai? Được lặp lại mấy lần? Tác dụng? ? Hình ảnh và tâm hồn Nguyễn Trãi hiện lên trong đoạn thơ như thế nào? - Nghe T.suối như - Ngồi trên đá như - Nằm bóng mát - Ngâm thơ nhàn ? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của đoạn thơ? - Điệp ngữ, so sánh ? Qua đó em hiểu gì về cuộc sống và tâm hồn nguyễn Trãi? - Cuộc sống thảnh thơi. ? So sánh tiếng suối với tiếng đàn, tiếng hát do con người tạo ra đã xuất hiện ở nhà thơ nào? Từ đó em có cảm nhận gì về tâm hồn cốt cách của họ? - Sự đồng điệu của những tâm hồn thi sĩ, của những nhân cách cao đẹp ? Em hiểu như thế nào về ý thơ: " Ngâm thơ nhàn trong bóng trúc râm xanh mát" - Tư thế ung dung, nhà tản giao hoà với thiên nhiên Hoạt động 3 P.P: vấn đáp, tổ chức cho HS tự tiếp thu kiến thức KT: động não ? Từ nhan đề , có những bài ca nào vang lên trong đó? - Bài ca về cảnh đẹp Côn Sơn - Bài ca về niềm vui sống ung dung thanh thản của con người giữa TN tươi đẹp. ? Những nét nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ? ? Qua bài thơ em ấn tượng như thế nào về Nguyễn Trãi? Hoạt động 4(5'): P.P: Vấn đáp, tổ chức cho HS tự tiếp thu kiến thức ; KT: động não ? Đọc thuộc bài thơ? - 2 HS đọc, nhận xét - GV đánh giá ? Đọc và làm bài tập1T81( SBT) - Hình ảnh so sánh độc dáo trong thơ Hồ Chí Minh và thơ Nguyễn Trãi qua hai câu thơ có điểm tương đồng? " Tiếng suối trong như tiếng hát xa" " Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" - HS tự bộc lộ - GV bổ sung I. Giới thiệu chung ( 6') 1. Tác giả - Vị anh hùng dân tộc, văn võ song toàn - Năm 1980 ông được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới 2. Tác phẩm : - Trích " Ưc Trai thi tập" sáng tác trong thời gian về sống ẩn dật tại Côn Sơn II. Đọc hiểu văn bản: (23') 1. Đọc, hiểu chú thích 2. Kết cấu bố cục: - Nguyên tác: thơ chữ Hán - Dịch: thơ lục bát 3. Phân tích: a. Cảnh trí Côn Sơn : - Cảnh thiên nhiên khoáng đạt thanh tĩnh nên thơ. b. Tâm hồn Nguyễn Trãi: - Thanh cao trong sạch, yêu thiên nhiên và hoà hợp với thiên nhiên. 4.Tổng kết: 4.1 Nội dung: - Bài thơ ca ngợi cảnh Côn Sơn nên thơ hấp dẫn và sự giao hoà trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên của một tâm hồn cốt cách thanh cao. 4.2 Nghệ thuật: - Giọng thơ nhẹ nhàng êm ái - Hình ảnh so sánh, điệp ngữ 4.3 Ghi nhớ: (SGKT81) III. Luyện tập: ( 5') 2. Bài 1( 81): Hình ảnh so sánh độc dáo trong thơ Hồ Chí Minh và thơ Nguyễn Trãi qua hai câu thơ - Là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ hoà nhập với thiên nhiên + Nguyễn Trãi: Tiếng suối, tiếng đàn cầm +Bác Hồ: Tiếng suối, tiếng hát 4. Củng cố :(2') ?) Nêu cảm nhận về bài thơ? - bài thơ là tiếng nói và tâm hồn của bậc vĩ nhân - Là bức tranh thấm đẫm tình quê tình người 5. Hướng dẫn về nhà( 1') - Học thuộc và phân tích bài thơ - Soạn: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trương trông ra. Từ Hán Việt E. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................. ***************************

Soạn Văn Bài Ca Côn Sơn

Soạn văn Bài ca côn sơn

I.Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:

-Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.

-Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.

-Hiệp vần: vần chân và vần lưng.

+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).

+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).

-Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.

-Nhân vật ta là ai? Chính là tác giả Nguyễn Trãi.

Trong đoạn thơ có 5 từ ‘ta’ và trải đều trong mỗi cặp lục – bát ; cứ sau mỗi cảnh đẹp được giới thiệu ở câu 6 thì chữ ta lại có mặt ở vị trí câu 8 tiếp chủ thể thưởng thức cái đẹp.

-Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta:

+ Hình ảnh nhân vật ta xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.

+ Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng.

-Nhận xét về sự so sánh.

Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiếu êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng độc đáo lãng mạn tài hoa của nhà thơ.

Em có thể tham khảo đoạn văn sau của Vũ Dương Quỹ:

“Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vât dụng của con người, gần gũi thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút, xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiều dịu êm”.

Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.

Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt. Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.

-Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn”:

+ Không chỉ ở bài thơ này, mà ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn Trãi, chúng ta cũng bắt gặp sự gắn bó và giao hòa như thế giữa thiên nhiên và nhà thơ:

“Núi láng giềng, chim bầu bạn

Mây khách khứa, nguyệt anh em”.

“Có nằm hạc lặn nên bầu bạn

Ấp ủ cùng ta làm cái con”.

-Con người nhà thơ: Qua đoạn thơ có thể hình dung Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách cao nhã. Ông không màng danh lợi, xa lánh chốn bụi trần đua chen sống hòa mình với thiên nhiên.

-Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn: điệp 2 lần ; ta: điệp 5 lần ; trong: điệp 3 lần ; có: điệp 2 lần.

+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.

+ Niềm say đắm của người ngắm cảnh.

+ Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.

II.Luyện tập

Đề: Cách ví von tiếng suối củ Nguyễn Trãi trong hai câu thơ ‘Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’ và Hồ Chí Minh trong câu thơ ‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’ có gì giống và khác nhau?

+ Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.

+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn.

+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát.

Hướng Dẫn Soạn Văn Lớp 7 Bài Bài Ca Côn Sơn Ngắn Nhất

Hướng dẫn soạn văn lớp 7 bài Bài ca Côn Sơn ngắn nhất Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài thơ viết theo thể lục bát: Tối thiểu có một cặp câu 6 (lục)-8(bát). Cách hiệp vần: Tiếng cuối của câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, tiếng cuối của câu tám lại vần với tiếng cuối của câu sáu.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đoạn thơ có năm từ ta:

a. Nhân vật ta là nhà thơ.

b. Hình ảnh và tâm hồn nhân vật ta: Người yêu và hòa hợp với thiên nhiên, một thi sĩ có tâm hồn phóng khoáng, nhân cách thanh cao.

c. Cách ví von cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của nhân vật ta. Đồng thời thể hiện sự tinh tế, óc tưởng tượng của người thi sĩ.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh tượng Côn Sơn rất đẹp tựa tranh, nên thơ, khoáng đạt, êm đềm, thanh tĩnh qua các chi tiết “suối chảy rì rầm”, “đá rêu phơi”, “thông mọc như nêm”, “trúc bóng râm”, đặc biệt là có người thi sĩ “ngâm thơ nhàn”.

Câu 4* (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm cũng chính là chân dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Hình ảnh của những bậc thánh nhân quân tử thường thấy trong thơ văn xưa, an nhàn hòa hợp với thiên nhiên, như người tiên cõi phàm trần.

Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Hiện tượng điệp nhiều lần điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn – 2 lần, ta – 5 lần, như – 3 lần, có – 2 lần.

– Tác dụng điệp từ với việc tạo nên giọng điệu đoạn thơ: Nổi bật nhân vật và vẻ đẹp thiên nhiên, tạo giọng điệu êm ái, du dương và uyển chuyển cho câu thơ.

Trả lời Bài ca Côn Sơn phần luyện tập

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Giống: Xuất phát và thể hiện tình yêu thiên nhiên, sử dụng biện pháp so sánh.

– Khác: Nguyễn Trãi so sánh với tiếng đàn, Hồ Chí Minh so sánh với tiếng hát.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đọc – Hiểu Văn Bản: Bài Ca Côn Sơn – Tư Liệu Ngữ Văn 7 2022 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!