Cập nhật nội dung chi tiết về Doanh Nghiệp Ủy Quyền Cho Chi Nhánh Theo Hình Thức Nào? mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Chinhphu.vn) – Khi doanh nghiệp ủy quyền cho chi nhánh thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền thì, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ cần lập giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và đóng dấu doanh nghiệp, trường hợp này không cần thiết phải công chứng.
Ông Trần Thanh Bằng (TP.HCM) hỏi: Bộ luật Dân sự chỉ có quy định về Hợp đồng ủy quyền, tuy nhiên trong một số luật, bộ luật khác có quy định về Giấy ủy quyền. Vậy, giá trị pháp lý của Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền như thế nào? Khi doanh nghiệp ủy quyền cho chi nhánh thì sử dụng Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền, có phải công chứng không?
Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Khoản 1, Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Điều 116 Bộ luật này quy định, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, giao dịch ủy quyền là một giao dịch dân sự, do cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác, tùy theo trường hợp cụ thể, có thể được xác lập, thực hiện bằng hình thức hợp đồng ủy quyền do hai bên thỏa thuận; hoặc giấy ủy quyền do bên ủy quyền đơn phương lập chỉ định bên được ủy quyền thực hiện nội dung ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể bằng văn bản, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Trường hợp hợp đồng ủy quyền ký kết giữa hai bên đều là cá nhân; hoặc giữa một bên là pháp nhân với một bên là cá nhân, cần phải được công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng (Luật Công chứng năm 2014).
Trường hợp hợp đồng ủy quyền ký kết giữa hai bên đều là pháp nhân thì, đại diện theo pháp luật của mỗi bên ký và đóng dấu pháp nhân. Căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, nếu cần thiết, có thể công chứng hợp đồng.
Bên được ủy quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền thì bên ủy quyền không chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá; bên được ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại phát sinh. Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý thỏa thuận trong hợp đồng.
Giấy ủy quyền: Giấy ủy quyền là hình thức ủy quyền do một bên đơn phương lập bằng văn bản, theo đó bên ủy quyền chỉ định bên được ủy quyền nhân danh mình thực hiện một hoặc một số công việc trong phạm vi ủy quyền ghi trong giấy ủy quyền.
Giấy ủy quyền của cá nhân lập phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực (Luật Công chứng năm 2014; Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch).
Trường hợp bên ủy quyền là pháp nhân, ủy quyền cho cá nhân hoặc chi nhánh của pháp nhân thực hiện công việc của pháp nhân thì, đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký và đóng dấu pháp nhân.
Giấy ủy quyền được lập khi việc ủy quyền, không cần sự có mặt của bên được ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên được ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên được ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy ủy quyền. Bên được ủy quyền theo Giấy ủy quyền không được ủy quyền lại.
Trả lời vấn đề ông Trần Thanh Bằng hỏi, khi doanh nghiệp ủy quyền cho chi nhánh thực hiện nhiệm vụ thì sử dụng hình thức hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền và có phải công chứng không?
Theo Khoản 1, Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Do chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, nên khi doanh nghiệp ủy quyền cho chi nhánh thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền thì, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ cần lập giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và đóng dấu doanh nghiệp, trường hợp này không cần thiết phải công chứng.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.
Từ khóa: ủy quyền , chi nhánh
Tổng Công Ty Có Được Ủy Quyền Cho Chi Nhánh Đấu Thầu
Tổng công ty có được ủy quyền cho chi nhánh đấu thầu. Các trường hợp được phép ủy quyền trong hoạt động đấu thầu.
Kính gửi các Luật sư – Luật Dương Gia. Kính nhờ các Luật sư tư vấn làm rõ vấn đề sau: Có một đơn vị mua Hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu là Tổng công ty X. Nhưng khi thực hiện hồ sơ tham gia đấu thầu, Tổng công ty X có văn bản ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh thực hiện đấu thầu và thực hiện hợp đồng (nếu trúng thầu). Trong giấy ủy quyền, người được ủy quyền chỉ ký tên mà không đóng dấu chi nhánh. Giám đốc chi nhánh đã ký và đóng dấu chi nhánh vào đơn dự thầu để tham gia đấu thầu. Như vậy, Giám đốc chi nhánh đã ký và sử dụng con dấu của chi nhánh khi tham gia đấu thầu là có hợp lệ hay không? Kính nhờ các Luật sư trả lời sớm giúp.Trân trọng
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
+ Mua hồ sơ dự thầu là Tổng công ty X
+ Có văn bản ủy quyền từ Tổng công ty X cho Giám đốc chi nhánh thực hiện đấu thầu và thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu
+ Chỉ có ủy quyền ký tên, không đóng dấu
+ Giám đốc chi nhánh đã ký tên, đóng dấu của chi nhánh khi tham gia đấu thầu
+ Có giấy ủy quyền nhưng chỉ ủy quyền ký, không đóng dấu
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.“
Theo tất cả những nội dung phân tích trên, Giám đốc chi nhánh được Tổng công ty ủy quyền, tuy nhiên Giám đốc Chi nhánh không thực hiện đúng theo nội dung ủy quyền nên việc ký và sử dụng con dấu của chi nhánh khi tham gia đấu thầu là không hợp lệ.
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
Người Đại Diện Theo Ủy Quyền Của Doanh Nghiệp
Doanh nghiệp có thể góp vốn để thành lập công ty TNHH nhiều thành viên, thành lập công ty TNHH MTV hay mua cổ phần của công ty cổ phần. Khi doanh nghiệp là thành viên, chủ sở hữu, cổ đông của một doanh nghiệp khác, thì doanh nghiệp phải có người đại diện theo ủy quyền để thay mặt doanh nghiệp xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong doanh nghiệp đó.
1. Người đại diện theo ủy quyền là ai?
Người đại diện theo ủy quyền của thành viên, chủ sở hữu, cổ đông là doanh nghiệp phải là cá nhân thay mặt doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014;
– Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
– Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo Điều lệ công ty quy định.
2. Văn bản ủy quyền
Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải được lập thành văn bản với các nội dung sau đây:
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền;
– Thời hạn được ủy quyền tương ứng với từng người đại diện theo ủy quyền, trong đó phải ghi ngày bắt đầu được ủy quyền;
– Họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và cả người đại diện theo ủy quyền.
Văn bản này phải được thông báo cho công ty nơi doanh nghiệp là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và chỉ có hiệu lực với doanh nghiệp kể từ ngày công ty nhận được thông báo.
3. Số lượng người đại diện theo ủy quyền
Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, số lượng người đại diện theo ủy quyền được xác định như sau:
– Doanh nghiệp sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ của công ty TNHH nhiều thành viên thì có thể cử tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;
– Doanh nghiệp sở hữu ít nhất 10% cổ phần phổ thông của công ty cổ phần có thể cử tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.
Doanh nghiệp cử nhiều người đại diện thì phải xác định cụ thể phần góp vốn góp, số cổ phần cho từng người đại diện. Nếu như doanh nghiệp không xác định phần vốn góp, cổ phần cho từng người đại diện thì phần vốn góp và số cổ phần sẽ được chia đều cho từng người đại diện.
4. Trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền
– Nhân danh doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông. Mọi hạn chế quyền của doanh nghiệp đối với người đại diện theo ủy quyền trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông đều không có hiệu lực với bên thứ ba.
– Người đại diện theo ủy quyền có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; thực hiện các quyền và nghĩa vụ được ủy quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông ủy quyền.
Tài Giỏi
Hình Thức Văn Bản Ủy Quyền Và Việc Xác Định Loại Ủy Quyền
Hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền
“Hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền”.
Quy định này chưa rõ ủy quyền phải qua công chứng, chứng thực trong những trường hợp nào.
Theo quy định tại Điều 102 “Bộ luật dân sự 2015” đại diện theo pháp nhân có thể đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập pháp nhân hoặc trong điều lệ của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện nhiệm vụ đại diện. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi của người đại diện theo ủy quyền. Để xác định rõ trách nhiệm của pháp nhân hay trách nhiệm của cá nhân cần phải quy định cụ thể về hình thức ủy quyền.
Thông thường người đứng đầu pháp nhân chỉ phụ trách việc điều hành tổng thể, còn các cấp phó mỗi người phụ trách một công việc nhất định. Đây là loại hình thức ủy quyền chuyên biệt, thường xuyên và người được ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người ủy quyền về mảng công việc của mình.
Trong quá trình thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự, nhiều vụ kiện giữa pháp nhân với cá nhân không có đăng ký kinh doanh nảy sinh các tranh chấp trong các quan hệ hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thông thường, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là giám đốc, hoặc tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó đứng ra khởi kiện, ký tên, đóng dấu vào đơn khởi kiện hoặc ủy quyền cho người khác khởi kiện.
Thực tiễn tại các Tòa án đã có nhiều trường hợp, phó giám đốc (hoặc phó tổng giám đốc) đứng đơn khởi kiện hoặc ủy quyền cho Luật sư hoặc người khác đại diện tham gia tố tụng, trong nhiều vụ kiện người đứng đầu pháp nhân không lập hợp đồng ủy quyền mà thông qua giấy giới thiệu của cơ quan với nội dung ủy quyền cho công chức hoặc nhân viên của mình thay mặt pháp nhân tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền. Việc có chấp nhận hay không chấp nhận các văn bản ủy quyền này đặt ra nhiều vấn đề.
Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nội dung trong việc bổ sung điều luật về hình thức ủy quyền, loại ủy quyền, Toà án nhân dân tối cao nên sớm có văn bản hướng dẫn giải thích về hình thức ủy quyền tố tụng, cụ thể là đối với chủ thể ủy quyền của loại hình ủy quyền mang tính chuyên biệt (không riêng đối với ủy quyền của Chủ tịch UBND); hình thức văn bản ủy quyền tham gia tố tụng có phải qua công chứng, chứng thực hay không? Có phải lập hợp đồng ủy quyền hay chỉ là giấy ủy quyền, hoặc giấy giới thiệu – đối với cơ quan, tổ chức?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Doanh Nghiệp Ủy Quyền Cho Chi Nhánh Theo Hình Thức Nào? trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!