Cập nhật nội dung chi tiết về Điều Kiện Hỗ Trợ Người Lao Động Mất Việc Làm Do Covid 19 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người lao động mất việc làm là một trong các đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thủ tục, điều kiện hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19 được quy định như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
Điều kiện hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau:
Người lao động phải có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2020 và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 15 tháng 6 năm 2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định;
Không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.Cụ thể: Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Điều kiện hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương do covid 19
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn bị các giấy tờ sau gửi đến UBND cấp xã :
Trình tự, thủ tục hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19
Sau khi nhận được hồ sơ của người lao động, UBND cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách trình UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong 02 ngày làm việc.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ cho người lao động mất việc làm do covid 19
(Dành cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……..
Họ và tên: ……………………. Ngày, tháng, năm sinh: ……/……/………
Dân tộc: ……………………………… Giới tính: …………………………….
Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số: ……………
Ngày cấp: ……/……./………………… Nơi cấp: ……………………………..
Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………….
Nơi thường trú: ……………………………………………………………………
Nơi tạm trú: ………………………………………………………………………..
Điện thoại liên hệ: …………………………………………………………………
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHÍNH TRƯỚC KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG/HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC
Ngày ……/……/2020, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị) tại địa chỉ: ……………………………………………………………………………..
Thu nhập bình quân tháng trước khi mất việc làm: ……… đồng/tháng
Số sổ bảo hiểm xã hội: ………………………………………………………..
Trường hợp không có Sổ bảo hiểm xã hội thì nêu rõ lý do: …………………
III. THÔNG TIN VỀ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP HIỆN NAY
Công việc chính: ……………………………………………………………….
Thu nhập hiện nay: …………………… đồng/tháng
Hiện nay, tôi chưa hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số …./2020/QĐ-TTg ngày …. tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết hỗ trợ cho tôi theo quy định.
Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh toán qua hình thức:
□ Tài khoản (Tên tài khoản: ……. Số tài khoản: ………….. Ngân hàng: …………)
□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi ở)
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
– Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp không có Sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động nêu rõ lý do trong Giấy đề nghị.
Thủ Tục Điều Kiện Hỗ Trợ Người Lao Động Nghỉ Việc Không Lương Do Covid 19
Người lao động nghỉ việc không lương do covid 19 là một trong các đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thủ tục, Điều kiện hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương do covid 19 quy định như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
Điều kiện hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương do covid 19
Người lao động nghỉ việc không lương được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
1. Về Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương
Phải trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30 /6 /2020.
Thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/4/2020 đến ngày 01/6/2020.
2. Người lao động phải đang tham gia bảo hiểm
Người lao động phải đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
3. Điều kiện về đơn vị người lao động công tác
Người lao động phải làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu . Hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31 tháng 3 năm 2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Doanh nghiệp được tạm ngừng đóng phí công đoàn do covid 19
Hồ sơ hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương do covid 19 đủ điều kiện
Doanh nghiệp nơi người lao động công tác lập Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương bảo đảm điều kiện theo quy định.
Sau khi lập xong danh sách, Doanh nghiệp đề nghị công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận Danh sách.
Hồ sơ kèm theo bản danh sách gồm:
Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương;
Bản sao Báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 và các giấy tờ chứng minh tài chính khác.
Trình tự, thủ tục trợ cấp người lao động nghỉ việc không lương do covid 19
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động và gửi doanh nghiệp.
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.
Mẫu tờ khai Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương
Mẫu số 01
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Kính gửi: Ủy ban nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố……………..
II. DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Hồ sơ kèm theo gồm có: Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; Bản sao Báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm 2020 và các giấy tờ chứng minh tài chính khác của doanh nghiệp.
Hồ Sơ Và Điều Kiện Để Nhận Hỗ Trợ Khó Khăn Do Dịch Covid 19 Theo Quyết Định Số 15/2020/Qđ
(Baocaotaichinh.vn) Ngày 24 tháng 04 năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của HĐLĐ, từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 01 tháng 6 năm 2020.
Đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
Làm việc tại các Công ty, Doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31 tháng 3 năm 2020) do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Doanh nghiệp lập Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ không hưởng lương bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 1 Quyết định này; đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan BHXH xác nhận Danh sách này.
Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan BHXH xác nhận việc tham gia BHXH của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này và gửi doanh nghiệp.
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.
2. Đối với Hộ kinh doanh, điều kiện để được nhận hỗ trợ theo hướng dẫn tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg như sau:
Doanh thu do cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2020 dưới 100 triệu đồng, được xác định tại thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2020 theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg .
UBND xã rà soát và xác nhận mức thu nhập, tổng hợp danh sách trình UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong 02 ngày làm việc.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cư trú hợp pháp tại địa phương; Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế, UBND cấp tỉnh quyết định các đối tượng được hỗ trợ khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Nguồn kinh phí hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động được bảo đảm từ các nguồn tài chính hợp pháp của các công ty xổ số kiến thiết và được hạch toán vào chi phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Gửi UBND cấp xã sau ngày 15 hằng tháng. Trường hợp người lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định này và ngược lại.
Trong 05 ngày làm việc, UBND cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị – xã hội và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện.
Trong 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội…. cũng được hỗ trợ trong đợt này.
6. Các doanh nghiệp gặp khó khăn có thể được duyệt cho vay vốn để trả lương cho nhân viên…
Điều Kiện Hưởng Trợ Cấp Mất Việc Làm Theo Quy Định Mới
03/07/2020
Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn
+ Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm;
+ Mức hưởng trợ cấp mất việc làm;
+ Các khoản trợ cấp khi người lao động chấm dứt HĐLĐ;
2. Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm khi người lao động chấm dứt HĐLĐ
Câu hỏi: Xin Chào Luật sư cho tôi hỏi tư vấn về trợ cấp mất việc. Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc khi chấm dứt hợp đồng lao động. Văn bản pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? cụ thể. Tôi làm việc cho công ty nước ngoài từ tháng 4/2009 đến nay. Thời gian gần đây công ty thường xuyên cho nhân viên nghỉ việc với lý do thay đổi cơ cấu tổ chức. Và Tôi được công ty hẹn làm việc vào ngày 13/05/2014 sẽ bàn về việc chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong 4 năm tôi làm việc đều được công nhận là nhân viên Tốt, Xuất sắc. Xin Luật sư cho tôi hỏi trường hợp của tôi được trợ cấp nghỉ việc là bao nhiêu. Theo tôi biết thời gian gần đây công ty trợ cấp cho những người trước là từ 3 đến 4 tháng lương. Rất mong được sự giúp đỡ của Luật Sư. Thời gian gặp mặt nhân sự công ty gần kề xin Luật sư giúp đỡ giùm Tôi xin cám ơn!
Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:
Do bạn không nói rõ hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động xác định thời hạn hay là hợp đồng không xác định thời hạn, nên tôi sẽ chia hai trường hợp sau:
I. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn:
Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động quy định:
“Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”.
Tại Điều 49 Bộ luật lao động có quy định:
“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm”.
Trong trường hợp của bạn, khi nghỉ việc sẽ được công ty trả trợ cấp mất việc và mức trợ cấp mất việc là mỗi năm bạn làm việc tại công ty được trả 01 tháng tiền lương (tiền lương bình quân của 6 tháng trước khi mất việc).
II. Hợp đồng lao động xác định thời hạn:
Theo Điều 48 Bộ luật lao động có quy định:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.
Như vậy, nếu hết hạn hợp đồng lao động, bạn sẽ được công ty trả trợ cấp thôi việc và mỗi năm bạn làm việc tại công ty (trừ đi thời gian bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp) sẽ được trả nửa tháng tiền lương.
Câu hỏi thứ 2 – Chế độ thôi việc của viên chức khi nghỉ việc
Xin chào luật sư. Xin tư vấn giúp tôi vấn đề như sau: Tôi hiện là cán bộ y tế của một trạm y tế tại tỉnh Hưng Yên với chức danh nghề nghiệp bác sỹ . Tôi đã tham gia công tác trong ngành y tế tư 1/1/1992 đến nay . đã tham gia đóng BHXH theo quy định của cơ quan đối với viên chức ngành y tế đến nay.Hiện tại tôi đang hưởng bậc lương 8/9 hệ số 4,65 Giờ nếu tôi xin nghỉ việc thì theo quy định của pháp luật tôi sẽ được hưởng chế độ như thế nào? Liệu tôi có thể tham gia tiếp tục đóng BHXH tự nguyện đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu được không? Tôi phải hoàn tất những thủ tục gì? Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Chào anh/chị!, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Khi viên chức chấm dứt HĐLV, chế độ thôi việc của viên chức được quy định tại Điều 45 Luật viên chức 2010:
“1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Bị buộc thôi việc; b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này; c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này”.Như vậy, khi xin nghỉ việc và được đơn vị đồng ý, anh/chị được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, ngoài ra khi nghỉ việc nếu đã trên 20 năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi thì anh/chị được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đợi đến năm đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Điều Kiện Hỗ Trợ Người Lao Động Mất Việc Làm Do Covid 19 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!