Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Văn. Đề 22 Người Lái Đò Sông Đà mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
ĐỀ TRẮC NGHIỆM BÀI “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” NGUYỄN TUÂN Câu 1(NB): Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu văn sau. “Mùa xuân dòng xanh […] chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gấm Sông Lô.” (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)
Nâu đất đỏ
Vàng lá chanh
Lừ lừ chín đỏ
Xanh ngọc bích
“Con sông Ðà […] như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
Chảy dài chảy dài
Ttuôn mãi tuôn mãi
Chảy mãi chảy mãi
Tuôn dài tuôn dài
Câu 3 (TH): Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, hình ảnh người lái đò được thể hiện như:
Một người lao động, đồng thời như một nghệ sĩ.
Một người lao động lành nghề.
Một con người đặc biệt, tuy đã cao tuổi nhưng vẫn có sức khỏe phi thường.
Một kẻ ngang tàng, không biết lượng sức mình trước con sông Đà hung dữ
Câu 4 (TH): Câu văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” trong Người lái đò sông Đà có nét đặc sắc nào sau đây?
So sánh một đặc tính vốn trừu tượng với một hình ảnh còn trừu tượng hơn, tạo ra sự liên tưởng bát ngát cho người đọc.
Tạo không khí cổ xưa trong tác phẩm.
Khẳng định vẻ đẹp sống động của sông Đà.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5 (VDT): Để làm nổi bật hình ảnh con sông Đà như một kẻ khôn ngoan, xảo quyệt, hung hãn, Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều lần biện pháp tu từ nào sau đây?
Nhân hóa.
Điệp ngữ.
So sánh.
Cường điệu.
Câu 6 (VDC): Sự độc đáo của Nguyễn Tuân được thể hiện thế nào qua việc tả tiếng sóng thác “rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” ?
Giúp người đọc nhận ra được vẻ đẹp ngay trong sự hung bạo của con sông, để rồi, chính sự bạo hung đó sẽ tôn lên sức mạnh kì vĩ của người lao động.
Thổi hồn của những đàn trâu rừng vào trong cái vang động của sóng nước Đà giang.
Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông giúp ta thấy được sự tương giao mầu nhiệm giữa các lực lượng của thiên nhiên.
Tạo ra một hiệu ứng âm thanh man dại của thiên nhiên để tả cái hung mãnh của tiếng thác.
ĐỀ TỰ LUẬN “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” NGUYỄN TUÂN PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm) …Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép; con tầu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước… (Phong cách sống của người đời – nhà báo Trường Giang) Câu 1 (NB) (0.5 điểm): Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách thức nào? Trả lời: Trình bày theo cách diễn dịch. Câu 2 (TH) (0.5 điểm):. Xác định đề tài của văn bản trên? Trả lời: Vai trò, tầm quan trọng của thời gian đối với cuộc sống con người hiện đại. Câu 3 (TH) (1.0 điểm): Anh, chị hiểu như thế nào về nhận định sau: “Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối”. Trả lời: (Thí sinh có thể trả lời theo quan điểm riêng của mình: đồng ý hoặc không đồng ý.) – Đồng ý – Lí do: Thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay lại và vì thế con người sẽ mất đi nhiều thứ: + Mất đi mọi cơ hội để học tập, lao động, sáng tạo, làm những điều có ý nghĩa mà mình yêu thích. + Sẽ tụt hậu so với sự phát triển không ngừng của thời đại. + Không thể tự khẳng định giá trị của bản thân qua những đóng góp cho cuộc đời… Câu 4 (VD) (1.0 điểm): Theo tác giả: “Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước?”. Anh, chị có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 10 dòng) để trình bày suy nghĩ của bản thân. Trả lời: Thí sinh viết đoạn văn có thể nêu những ý sau: –“Giải trí” giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng sau những giờ lao động mệt nhọc để ta có thể thực hiện tiếp những công việc đã dự tính. – “Chơi bời” lại là sự vui chơi quá mức, không lo đến tương lai, công việc, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. – “Giải trí” trong một thời gian nhất định sẽ giúp ta làm việc tốt hơn, còn “chơi bời” là tiêu tốn thời gian một cách vô ích nên sẽ làm hại tương lai bản thân và không thể có sự cống hiến cho đất nước… PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ thông điệp của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: “Tương lai được mua bằng hiện tại” Hướng dẫn chấm
Đảm bảo hình thức đoạn văn. (0.25 điểm)
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu nói: “Tương lai được mua bằng hiện tại”. (0.25 điểm)
Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề: (1.0 điểm)
– Giải thích vấn đề: + Tương lai là những diễn biến, sự kiện diễn ra ở phía trước, cái mà ta không thể đoán trước, biết trước được + Hiện tại là bây giờ, thời điểm này, lúc này, không gian và thời gian mà chúng ta đang hít thở, đang sống. – Bàn luận: + Sự chuẩn bị cho tương lai chính là những việc làm của hiện tại. Nếu chúng ta không hành động – không học tập, không lao động thì ở tương lai chúng ta sẽ không có gì cả. + Cần có nhiều biện pháp để chuẩn bị tốt cho tương lai. + Phê phán lối sống hưởng thụ, thiếu mục đích sống. – Bài học nhận thức và hành động: + Chuẩn bị tốt cho tương lai là việc làm rất cần thiết và quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.. + Không ngừng nổ lực học tập, lao động để mở đường cho một tương lai tốt đẹp.
Sáng tạo: Thí sinh có những cái nhìn mới mẻ, có bài học sâu sắc … (0.25 điểm)
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25 điểm).
Câu 2 (5.0 điểm) Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông Đà như một nhân vật có hai nét tính cách đối lập: hiểm trở, dữ dội nhưng lại thơ mộng, dịu dàng. Hãy phân tích tùy bút trên để làm sáng rõ hai nét tính cách đối lập đó. Anh, chị có nhận xét gì về phong cách nghệ thuật của tác giả khi miêu tả như vậy? Hướng dẫn chấm
Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học. (0.25 điểm).
Xác định đúng vấn đề nghị luận: Làm sáng rõ hai nét tính cách đối lập: hiểm trở, dữ dội nhưng lại thơ mộng, dịu dàng. Nhận xét về phong cách nghệ thuật của tác giả khi miêu tả.(0.5 điểm).
Thí sinh vận dụng hợp lý các thao tác lập luận để triển khai vấn đề:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận. (0.5 điểm). * Phân tích hai nét tính cách đối lập của sông Đà: (2.0 điểm) – Nêu ý khái quát: Khi đối diện sông Đà, bằng sự quan sát tỉ mỉ, sự liên tưởng phong phú, tác giả đã nhìn thấy nét hiểm trở, dữ dội hòa lẫn vào chất thơ mộng, dịu dàng tạo nên cái riêng của dòng sông. – Phân tích: +Con sông Đà hiểm trở, dữ dội: Những thác nước dữ dội như chặn đánh tiêu diệt người lái đò. Đá trên sông như bày thạch trận chực nuốt những con thuyền non tay lái . Những cảnh đá bờ sông dựng vách thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Những quảng mặt ghềnh với sự hợp sức của sóng, gió, đá. Những cái hút nước khủng khiếp. +Con sông Đà thơ mộng, dịu dàng: Dòng sông hiền hòa, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, như một thiếu nữ giàu sức sống. Màu sắc của dòng sông biến đổi theo mùa giống như một cô gái có tính cách đa cảm. Sông Đà gợi cảm, giống như một “cố nhân” khi xa thì gợi thương, gợi nhớ. Cảnh ven sông đẹp đẽ, lặng tờ, đầy thi vị với nhiều hình ảnh trong sáng và nhiều chất thơ. Dòng sông Đà phảng phất cái hoang dại thời tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích. – Đánh giá chung: (0.25 điểm) + Cảnh vật Tây Bắc qua cảm nhận của NT hiện lên với vẻ đẹp vừa quen, vừa lạ, vô cùng hấp dẫn. + Con sông Đà như một nhân vật đầy sức sống, có cá tính riêng độc đáo. * Nhận xét về phong cách nghệ thuật của tác giả khi miêu tả: (1,0 điểm) – Vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh những đặc điểm, tính cách dòng sông như những đặc điểm, tính cách con người. – Dùng tri thức uyên bác về địa lí, lịch sử, văn học nghệ thuật, khoa học thủy văn… để miêu tả. – Phát huy lối viết tài hoa để tạo nên những câu, đoạn văn; hình ảnh độc đáo.
Sáng tạo: (0.25 điểm).
Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)
Họ và tên người soạn: …………………….. – Trường: TT GDNN – DGTX CHÂU THÀNH – Số điện thoại ………………………………
Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Văn Số 184
MỤC TIÊU KIỂM TRA Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh cụ thể: Về kiến thức – Kiểm tra kiến thức về một số văn bản đã học. – Kiểm tra kiến thức về viết đoạn văn nghị luận xã hội. Về kĩ năng: – Nhận biết, thông hiểu, vận dụng – Vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết đoạn văn nghị luận xã hội ngắn. – Vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung nghệ thuật của tác phẩm văn học để làm bài văn nghị luận văn học. Về thái độ – Có ý thức trau dồi kiến thức, có động cơ học tập đúng đắn. Biết bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề trong đời sống xã hội. HÌNH THỨC KIỂM TRA Tự luậnIII. MA TRẬN KIỂM TRA.
NỘI DUNG ĐỀ:PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:Điều gì là quan trọng?Chuyện xảy ra tại một trường trung học.Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:– Các em có thấy gì không?Cả phòng học vang lên câu trả lời:– Đó là một vệt đen.Thầy giáo nhận xét: – Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?Và thầy kết luận:– Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. (TríchQuà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản trên? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.Câu 3: Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh ” vết đen” tượng trưng cho điều gì? Câu 4: Theo anh/chị, việc chỉ ” chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người như thế nào?PHẦN II: LÀM VĂN (7,0)Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu: ” Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời“.Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh / chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn? ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM:
2– Nội dung chính trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người. – Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…
3Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh ” vết đen “: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.
0,5
4Việc chỉ ” chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.
1.0
II1Trình bày suy nghĩ về việc: ” Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời “.
2.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu và sáng tạo Đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.25
2Cảm nhận của anh / chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
0.25
0.5
c. Triền khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; cảm nhận sâu sắc; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Thân bài:* Hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài – Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần + Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ làm ăn, yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình. + Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh. + Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm. + Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. – Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân+ Bên trong hình ảnh ” con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị. + Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ. + Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị. + Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi.– Khái quát nghệ thuật + Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị. + Có áp bức, có đấu tranh; Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.
0,75
0,5
0,5Chí Phèo, Dạng đề liên hệ tác phẩm 12-11, đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn, vợ chồng a phủ
Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Văn
Đề thi thử THPT Quốc gia môn văn có đáp án. Nghị luận xã hội :Cần làm gì để trở thành người có ích.Chứng minh nhận định về bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA .MÔN NGỮ VĂN
” Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện. Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ. Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón nhận lấy sự giúp đỡ của ông. Một gia đình thì vừa do dự tiếp nhận, nhưng hứa là sẽ nhất định sẽ hoàn trả lại. Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí nên đã từ chối. “
Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính ?(0,5đ)
Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo ?(0,5đ)
Hãy đặt tiêu đề cho văn bản.(0,5đ)
Anh chị có phản đối cách ứng xử nào trong số cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không. Vì sao ?(0,5đ)
Nếu anh/chị ở vào hoàn cảnh nghèo túng, trước một hành động của ai đó tương tự như hành động của người đàn ông trong văn bản trên,anh /chị sẽ thể hiện thái độ và hành động như thế nào ? Hãy nêu câu trả lời trên khoảng 7 – 10 dòng. (1,0đ)
II./ PHẦN LÀM VĂN (7điểm).Câu 1. Nghị luận xã hội.(2đ) Từ văn bản trên anh / chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu hỏi sau : “Cần làm gì để trở thành người có ích.?”Câu 2. nghị luận văn học. (5 đ) Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt. Lại có ý kiến khẳng định: Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người. Từ cảm nhận về cái tôi của nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn
Tuyển tập đề thi , những bài văn hay về bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh: Sóng Xuân Quỳnh
Nghị lụận ý kiến bàn về văn học
đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn, Nghị luận ý kiến bàn về văn học, sóng xuân quỳnh
23 Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Văn 2022
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC NĂM 2015
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
Môn: Ngữ Văn Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN A
MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
+ Hạnh phúc của Tràng diễn ra trên nền bối cảnh thê lương, ảm đạm của những ngày đói (Khái quát bối cảnh nạn đói) + Sự éo le, cảm động còn thể hiện rõ ở tâm trạng của các nhân vật (Phân tích diễn biến tâm trạng của các nhân vật để thấy rõ mỗi nhân vật đều trải qua nỗi lo âu, xót xa, buồn tủi nhưng trên hết, họ đều tìm thấy niềm hạnh phúc, gắn bó với nhau bằng tình thương. Sự sống đối mặt, thách thức với cái chết và khẳng định sức mạnh mầu nhiệm của nó.)
Dân xóm ngụ cư
Tràng
Thị
Bà cụ Tứ
– Điểm 2: Bài quá sơ sài, mắc nhiều lỗi về kĩ năng – Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề. – Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn Lưu ý: – Cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. – Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm,có thể thưởng cho những bài viết sáng tạo phù hợp với yêu cầu của đề bài.
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
ĐỀ THI THỬ KỲ THI QUỐC GIA
TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B
NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12 (Thời gian 180′ không kể giao đề)
Câu I: (3 điểm) Đọc hiểu văn bản sau: Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm! Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn, Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc. Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng… Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn: Trái cây rơi vào áo người ngắm quả, Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn, Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ, Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn… Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi! (Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? – Chế Lan Viên) 1
Chế Lan Viên từng là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới 1930- 1945?
Đúng
Sai
2
Bài thơ “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng” ra đời trong những năm K/C chống Mỹ
Đúng
Sai
3
Đoạn thơ trên viết theo thể thơ tự do?
Đúng
Sai
4
Gieo vần liên tiếp?
Đúng
Sai
5- Hãy chỉ ra câu hỏi tu từ trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của câu hỏi tu từ đó? 6- Những danh nhân nào được nhắc tới trong đoạn thơ? Điều đó có ý nghĩa gì? 7- Tác giả đã khẳng định điều gì qua đoạn thơ? 8- Hãy cho biết tác giả muốn nói điều gì qua đoạn thơ: Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi! Câu II. (3,0 điểm) Facebook và cuộc sống thật của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Câu III: (4 điểm) Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có bao nhiêu lần Kim Lân miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ (Bà cụ Tứ) khi chứng kiến anh con trai “nhặt được vợ”? Dụng ý của nhà văn phía sau những biểu hiện nghệ thuật đó là gì? Anh (Chị) hãy trình bày ý kiến của mình.
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA 2014-2015
TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC B
MÔN NGỮ VĂN
Câu I: ( 3 điểm) 12345-
Đúng (0,25đ) Đúng (0,25đ) Đúng (0,25đ) Sai (0,25đ) Câu hỏi tu từ là: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Tác dụng: câu hỏi tu từ có tính chất khẳng định chưa bao giờ Tổ Quốc lại đẹp như thế này, đồng thời thể hiện niềm tự hào về Tổ Quốc của tác giả. (0,5đ) 6- Những danh nhân được nhắc tới trong đoạn thơ là: Nguyễn Trãi, Nguyễ Du, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn… Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào về truyền thống văn hóa và chống giặc ngoại xâm của dân tộc. (0,5đ) 7- Tổ Quốc ta trải qua 4000 năm Văn Hiến từ nỗi đau, từ truyền thống văn hóa chống ngoại xâm của cha ông thủa trước để đến hôm nay Tổ Quốc chưa bao giờ đẹp như thế. (0,5đ) 8- Nỗi đau, sự bế tắc của cha ông trong quá khứ vì đói nghèo, và sự khủng hoảng suy đồi của chế độ Phong Kiến. (0,5đ). Câu II: (3 điểm) Facebook và cuộc sống thật của một bộ phận giới trẻ hiện nay. MB: Giới thiệu vấn đề (0,25đ) TB: – Thực trang: Facebook là một mạng xã hội chứa đựng những thông tin cá nhân… Với tuổi trẻ, face không còn là chốn riêng tư mà đã trở thành một không gian mở rất thú vị và đầy màu sắc: nơi để họ quan tâm, chia sẻ, động viên và khích lệ lẫn nhau, khiến cho cuộc sống vì thế mà trở nên ý nghĩa… Bên cạnh những trang lành mạnh, nhiều bạn trẻ lại có cách nói, cách viết khá phóng khoáng nên Facebook trở thành một diễn đàn của những ngôn từ “không sạch sẽ”; những lối nghĩ cực đoan theo “hiệu ứng đám đông”… Từ đây, mức độ lan truyền cũng rất chóng mặt khiến nhiều người không đủ bản lĩnh để “đề kháng” lại với những lối nghĩ, cách nói chuyện kiểu “chợ búa” như vậy. (0,5) – Nguyên nhân của những biểu hiện đáng tiếc: Do thói quen theo kiểu hùa vào, “đám đông” mà không cần nhận thức đúng sai; do sự thiếu quan tâm, định hướng của người lớn đối với nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc cho giới trẻ… (0,5) – Hậu quả: Nghiện Face book làm mất quá nhiều thời gian cho học tập và lao động. Những luồng dư luận không tốt được đăng tải trên facebook có thể ảnh hưởng tới nhân cách của từng cá nhân những người trẻ chưa đủ bản lĩnh. …(0,5) – Giải pháp: Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể hoàn toàn đổ lỗi cho giới trẻ khi những hiện tượng tiêu cực xuất hiện ngày càng nhiều. Ứng xử của những người xung quanh được xem là giải pháp quan trọng để thanh lọc và giúp bạn trẻ giữ vững phẩm chất đạo đức giữa những guồng quay khắc nghiệt, giữa vô vàn trào lưu tốt xấu đang tác động xung quanh. “Ngay cả với thế giới ảo mà nhiều học sinh, sinh viên đang bị lôi cuốn thì thay vì những ác cảm bởi tiêu cực nảy sinh, gia đình, nhà trường cần dạy học trò cách ứng xử
có văn hoá, biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình. Các em cần được trang bị những kỹ năng sống cần thiết, dù là chỉ trên thế giới ảo…” – một chuyên gia về tâm lý giáo dục đã nhấn mạnh như vậy. (0,75) KB: –
Khái quát nội dung bài làm (0,25) Liên hệ bản thân (0,25)
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN I
Trường THPT Hưng Đạo
NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 03 câu, 02 trang.
Câu 1 (2 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “… Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn) a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b. Nội dung khái quát của văn bản trên? c. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng? Câu 2 (3 điểm): Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.” Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay. Câu 3 (5 điểm): Về đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88) Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn THPT Trần Hưng Đạo năm 2015 Câu 1.
Ý
ĐÁP ÁN Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“… Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn) a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? b. Nội dung khái quát của văn bản trên? c. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản? Tác dụng? a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
0,5đ
b. Đoạn văn bản đề cập đến những tác hại của mạng xã hội Facebook:
0,5đ
– Facebook chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật gây nguy hại đến nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân. – Gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt. c. – Nghệ thuật: liệt kê các tác hại của mạng xã hội Facebook đến nhiều mặt đời sống của quốc gia, tập thể hoặc cá nhân và ngôn
ngữ dân tộc. – Tác dụng: + Nhấn mạnh đến tác hại khó lường của mạng xã hội Facebook. + Mạnh mẽ cảnh tỉnh, nhắc nhở với những người đang tham gia trang mạng này để tránh gây ra tác hại tương tự. 2.
Nhà văn Pháp nổi tiếng Đi-đơ-rô có nói:
3.0 đ
“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.” Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên của Đi-đơ-rô. Câu nói đã gợi cho anh (chị) điều gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay. Yêu cầu chung – Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. – Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được các ý sau: – Giới thiệu vấn đề bàn luận: mục đích trong cuộc sống của con người.
0,25đ
– Trích dẫn nhận định. 2. Giải thích – Mục đích: là yêu cầu cần đặt ra trước khi thực hiện một công việc; là cái ta cần phấn đấu để đạt được trong quá trình thực hiện công việc. – Mục đích tầm thường: yêu cầu cần đạt được ở mức độ thấp, có thể chỉ phục vụ cho lợi ích ở phạm vi hẹp với bản thân. – Cái vĩ đại: cái lớn lao, cao cả, có ý nghĩa với nhiều người, với tập thể. – Câu nói: Đi-đơ-rô đề cập đến tính mục đích trong mọi công
0,5đ
việc, hoạt động của con người và mỗi người cần xác định cho mình một mục đích sống cao đẹp. 3. Bàn luận: – Vai trò của mục đích sống với con người:
0,5đ
+ Hành động có mục đích là hành động của con người có trí tuệ soi sáng, khác hẳn với hành động bản năng tự nhiên của loài thú. + Mục đích mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hành động của con người, giúp hành động của con người đạt kết quả. + Sống không có mục đích, con người sẽ trở nên vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa. – Khẳng định tính chất đúng đắn của câu nói:
0,5đ
+ Mục đích cao thượng, tốt đẹp là động lực thúc đẩy con người không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Và khi cần, sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình để thực hiện mục đích cao thượng. + Sống có mục đích cao thượng, con người sẽ trở nên hữu ích cho gia đình, xã hội. Có mục đích, lí tưởng tốt đẹp, con người sẽ giàu ý chí, nghị lực, sẽ đạt được những ước mơ cao đẹp. – HS lấy dẫn chứng trong lịch sử và thực tế để chứng minh.
0,25đ
4. Phê phán những kẻ sống không có mục đích hoặc mục đích sống tầm thường. Bởi nó khiến con người ta trở nên thụ động, bạc nhược, vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
0,25đ
5. Suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân:
0,5đ
– Ngay từ tuổi học sinh, chúng ta phải xác định cho mình một mục đích, lí tưởng sống cao đẹp: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. – Trước mắt, xác định động cơ, mục đích học tập đúng đắn: học để nắm được kiến thức vững vàng; làm chủ khoa học, kĩ thuật, làm chủ cuộc đời mình; đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, dân tộc. 6. Khẳng định lại ý nghĩa, tác dụng của câu nói với bản thân và với mọi người.
0,25đ
3.
Về đoạn thơ:
7.0đ
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! ……… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng – SGK Ngữ Văn 12, tập 1 – Trang 88) Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên. Yêu cầu chung – Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về bài thơ (đoạn thơ), biết vận dụng linh hoạt các thao tác. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi trong diễn đạt. – Về kiến thức: Trên cơ sở kiến thức về nhà văn, về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý sau: 1. – Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm.
0,25đ
– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và ý kiến nhận định. 2. Nhận định thứ nhất: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt: – Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng: + Các hình ảnh sương mờ bao phủ cả vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa về trong đêm hơi, những ngôi nhà bồng bềnh trong biển sương mờ,… + Không gian núi rừng bao la cứ trải ra mênh mông, vô tận trước
2,0đ
mắt người lính. + Những câu thơ nhiều thanh bằng, … – thiên nhiên cũng rất dữ dội, khắc nghiệt: + Các địa danh xa xôi, heo hút: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu. + Các hình ảnh miêu tả: núi cao, vực sâu, đèo dốc, sương rừng, mưa núi, thác gầm, cọp dữ… + Những câu thơ nhiều thanh trắc, nghệ thuật đối, lặp từ, lặp cấu trúc, ngắt nhịp câu thơ, … 3. Nhận định thứ hai: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. * Họ phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách, mất mát, hi sinh: – Ấn tượng đầu tiên của Quang Dũng về người lính Tây Tiến trên đường hành quân là những bước đi mệt mỏi lẩn khuất như chìm đi trong sương dày đặc – Người lính Tây Tiến phải đối mặt, vượt qua những dốc núi vô cùng hiểm trở với bao gian lao, vất vả: những dốc núi cao như chạm trời xanh, những vực sâu thăm thẳm, những sườn đèo dốc. – Cái hoang dại, dữ dội của núi rừng thường trực, đeo bám người lính Tây Tiến như một định mệnh, luôn hiện hình để hù doạ và hành hạ họ. – Dù can trường trong dãi dầu nhưng có khi gian khổ đã quá sức chịu đựng đã khiến cho người lính gục ngã. Họ hi sinh trong tư thế vẫn hành quân, vẫn chắc tay súng, vẫn ôm lấy và gục lên quân trang. * Tâm hồn vẫn rất lãng mạn, hào hoa: – Vẻ tinh nghịch, tếu táo, chất lính ngang tàng như thách thách cùng hiểm nguy, gian khổ của người lính Tây Tiến. – Trên đường hành quân vất vả, họ thả hồn mình vào thiên nhiên, để trút bỏ hết mọi nhọc nhằn khỏi thân xác, phục tâm, phục sức. – Có lúc họ được dừng chân ở một bản giữa rừng sâu, quây quần bên những bữa cơm thắm tình quân dân cá nước. Tình cảm đầm ấm xua tan đi vẻ mệt mỏi trên gương mặt, khiến họ tươi tỉnh hẳn
2,0đ
lên – Cái nhìn lãng mạn đã nâng đỡ cho ngòi bút Quang Dũng, tạo nên màu sắc bi tráng khi nói tới sự hi sinh của người lính Tây Tiến. – Nét đẹp trong tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng lính thủ đô giúp họ vượt qua được khó khăn, thử thách để tiếp bước trên đường hành quân, hoàn thành nhiệm vụ. 4.
Đánh giá chung:
0,5đ
– Hai nhận định đều khái quát được nội dung cơ bản của đoạn thơ. – Cả hai đã cho thấy cái nhìn đầy đủ, rõ nét về thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến hiện về trong nỗi “nhớ chơi vơi” của nhà thơ khi ông đã rời xa Tây Tiến, rời xa con sông Mã. – Đoạn thơ không chỉ là thiên nhiên Tây Bắc, người chiến sĩ Tây Tiến mà còn là tình yêu, sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với Tây Bắc, với Tây Tiến. – Đoạn thơ là sự phối hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và bút pháp lãng mạn. Cả đoạn thơ như một bức tranh thuỷ mặc cổ điển được phác thảo theo lối tạo hình phương đông. (so sánh với bút pháp miêu tả người lính trong các sáng tác khác) 5. Khái quát lại vấn đề và đánh giá về thành công của tác giả, tác phẩm trong VHVN giai đoạn 1945 – 1954.
0,25đ
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 1 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT LỚP 12 LẦN THỨ NHẤT Môn: VĂN Thời gian: 150 phút không kể thời gian phát đề.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm). Câu 1 (2.0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh) a. Xác định thể thơ, cách ngắt nhịp và hài thanh của bài thơ. b. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và nội dung chính của bài thơ. Câu 2: (1.0đ) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: Thủy sản là loại thực phẩm truyền thống của nhân dân ta. Nhu cầu thực phẩm hiện nay ngày càng tăng do đời sống được nâng cao, mặt khác ngành du lịch cũng phát triển mạnh. Bình quân cho mỗi người những năm tới là 12 đến 20kg/năm, trong đó thực phẩm do nuôi thủy sản cung cấp chiếm từ 40 đến 50%. Để đảm bảo sức khỏe cộng đồng, người tiêu dùng cần được cung cấp thực phẩm tươi (sống), sạch, không bị nhiễm bệnh, không nhiễm độc. (Công nghệ 7, NXB GD, trang 132, năm 2003) a. Văn bản nói về vấn đề gì? b. Đặt tên cho văn bản. II. PHẦN VIẾT (7.0 điểm). Câu 1(3.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”. Câu 2 (4.0 điểm): Nỗi niềm của nhà thơ Thanh Thảo khi xây dựng hình tượng Lor-ca ở đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor -ca. “Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” ……………Hết………….
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Văn. Đề 22 Người Lái Đò Sông Đà trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!