Cập nhật nội dung chi tiết về De Tham Khao ( Số 15, 16, 17, 18) mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chi tiết Chuyên mục: Tổ Văn Được viết ngày Thứ ba, 11 Tháng 4 2017 22:16 Ngày đăng Viết bởi Tổ VănLượt xem: 18708
ĐỀ THAM KHẢO ( SÔ 15)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
NGƯỜI ĂN CẮP CỪU
Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ stealer).
Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống bằng cách chôn chặt dĩ vãng. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa này.
Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm của một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.
Ngày kia, một người lạ mặt hỏi cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (saint)”.
(Dẫn theo nguồn từ Intennet).
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Hai anh em đã xử lý thế nào trước lỗi lầm.
Câu 3. Hình tượng cụ già biểu tượng cho điều gì?
Câu 4. Bài học mà anh/ chị nhận được từ câu chuyện trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về bài học anh / chị nhận được từ câu chuyện ở phần đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Nét riêng trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ sau:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”…
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
(Đất Nước - trích Trường ca Mặt Đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2012, tr.118)
……….. Hết ………….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
– Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
– Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
– Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
– HS cần làm rõ các vấn đề:
1
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0,5
2
Cách xử lý khác nhau của hai anh em trước lỗi lầm:
– Người anh không quên được lỗi lầm của mình. Anh ta đã chạy trốn và luôn thấy nhục nhã.
– Người em đã sửa chữa lỗi lầm và cố gắng vươn lên để trở thành người tốt.
1,0
3
Hình tượng cụ già biểu tượng cho cách nhìn nhận của mọi người đối với con người.
0,5
4
Ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyên nhắc nhở mọi người: nếu mắc lỗi lầm thì hãy dũng cảm nhận lỗi và cố gắng sửa chữa để thành người tốt; đồng thời cũng nói về cách nhìn nhận đánh giá con người.
1,0
Lưu ý: – Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng
– Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu chuyện.
2,0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảmbảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển đoạn, Kết đoạn.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triểnkhaivấn đề nghị luận; vận dụngtốtcácthaotáclập luận;kếthợpchặtchẽ giữalílẽvàdẫnchứng;rútrabàihọcnhậnthứcvàhành động.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau:
– Nêu vấn đề cần nghị luận: Con người
khi mắc lỗi lầm thì hãy dũng cảm nhận lỗi và cố gắng sửa chữa để thành người tốt; đồng thời cũng nói về cách nhìn nhận đánh giá con người.
0,25
– Bàn luận:
+ Con người có thể sẽ mắc sai lầm
* Có khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo, không còn sự lựa chon nào khác.
* Cũng có thể do phút mềm yếu, không làm chủ được bản thân…
+ Chạy trốn quá khứ hay là tiếp tục sống để sửa chữa sai lầm là hai cách ứng xử khác nhau
* Chạy trốn quá khứ, luôn sống trong mặc cảm tội lỗi sẽ để cuộc đời mình ngày càng tồi tệ hơn.
* Luôn cảm thấy lo sợ, bất an vì có thể sẽ lộ bí mật của quá khứ bất cứ khi nào.
* Luôn tự xấu hổ, day dứt vì lỗi lầm của mình.
+ Biết đối diện với sự thật, sống luôn cố gắng phấn đấu là cách sửa lỗi lầm tốt nhất.
* Trung thực nhận lỗi lầm.
* Cố gắng sống tốt để chuộc lỗi, để khẳng định mình.
+ Thái độ của mọi người xung quanh trước những sai lầm của người khác.
* Nếu như kì thị, soi mói trước những sai lầm của người khác dễ khiến họ mặc cảm, tự ti.
* Thái độ bao dung, cảm thông của người đời giúp những người lầm lỗi lấy lại niềm tin, là động lực cho họ phấn đấu để họ sống tốt hơn.
– Bài học nhận thức và hành động:
Cố gắng đừng để xảy ra những sai lầm đáng tiếc. Nếu xảy ra thì phải tìm cách để sửa lỗi lầm. Không được trốn chạy quá khứ, không nên tự ti, mặc cảm.
1,5
– Khẳng định lại vấn đề.
0,25
2
Cảm nhận về nét riêng của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng Đất Nước qua đoạn thơ
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảmbảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triểnkhaivấn đề nghị luậnthành cácluận điểm; vận dụngtốtcácthaotáclập luận;kếthợpchặtchẽ giữalílẽvàdẫnchứng.
– Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
– Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích.
– Học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
+ Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu suy tư, chiêm nghiệm, cảm xúc dồn nén.
+ Đoạn trích “Đất Nước” thuộc chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng viết năm 1971 tại chiến khu Bình Trị Thiên.
+ Chín dòng thơ đầu thể hiện những nét riêng trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng Đất Nước.
0,5
– Nội dung:
+ Giải thích:
* “Nét riêng”: là cái sáng tạo độc đáo, mới mẻ thể hiện phong cách của người nghệ sĩ khi khám phá, xây dựng hình tượng nghệ thuật.
* Nét riêng của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ là đã xây dựng được một hình tượng Đất Nước giản dị, quen thuộc qua hình thức nghệ thuật độc đáo.
+ Phân tích:
* Hình tượng Đất Nước dung dị, đời thường được xây cất bằng những hình ảnh mộc mạc, giản dị: câu chuyện cổ tích, miếng trầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo,…
* Hình tượng Đất Nước được cảm nhận trong chiều sâu văn hóa và lịch sử:
Đất Nước mĩ lệ, nên thơ trong không gian huyền thoại của những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết,…
Cội nguồn Đất Nước gắn với quá trình hình thành văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, đời sống tinh thần của người Việt: tục ăn trầu, tóc búi sau đầu; truyền thống chống giặc kiên cường, bền bỉ; lối sống ân nghĩa, thủy chung; truyền thống lao động cần cù; quá trình hình thành, phát triển ngôn ngữ dân tộc;…
3.0
– Nghệ thuật: Hình tượng Đất Nước mang đậm phong cách Nguyễn Khoa Điềm:
+ Sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian: tác giả chỉ bắt lấy linh hồn của những câu chuyện, những nét đẹp phong tục… đem đến cho độc giả những liên tưởng sâu xa, thú vị. Vì vậy Đất Nước trong mỗi người đẹp một cách riêng.
+ Kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và tính chính luận:
* Giọng thơ trầm lắng, cảm xúc dồn nén đầy tự hào về cội nguồn, về lịch sử hình thành và phát triển của Đất Nước.
* Những chiêm nghiệm, suy tư về Đất Nước của tác giả đã hướng thế hệ trẻ về cội nguồn lịch sử dân tộc, về ý thức trách nhiệm của thế hệ mình đối với Đất Nước.
1,0
– Đánh giá:
+ Với phong cách tài hoa độc đáo, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng vừa bình dị, thân quen vừa bay bổng, lãng mạn khơi dậy tình yêu và trách nhiệm của mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ đối với Đất Nước.
0,5
ĐỀ THAM KHẢO ( SỐ 16)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
– Cháu tên là Ngoan.
– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
– Cảm ơn cây.
– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
– Đau lắm, cháu chịu thôi!
– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”?
Câu 3. Theo anh/chị, cậu bé đã phạm sai lầm gì và thể hiện qua câu nói nào?
Câu 4. Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học làm người từ câu chuyện phần đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Sóng (Xuân Quỳnh) – tiếng vọng của biển cả, tiếng vọng của tâm hồn.
……….. Hết ………….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
– Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
– Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
– Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
– HS cần làm rõ các vấn đề:
1
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0,5
2
Câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu chịu thôi!”, có thể hiểu:
– Cậu bé sợ đau nên không khắc tên cậu lên chính thân thể cậu
– Cậu bé không hiểu được nỗi đau đớn mà cây si già vừa trải qua.
0,5
3
– Cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm: Cậu bé biết mình sẽ đau đớn khi khắc tên lên chính thân thể mình. Nhưng cậu bé lại khắc tên cậu lên thân thể người khác. Cậu bé không nhận thức được, người khác cũng có những cảm xúc giống cậu.
– Sai lầm đó thể hiện qua câu nói của cây si già: – Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
1,0
4
HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ thông điệp đó có ý nghĩa với bản thân
– Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác.
– Đó là điều kiện để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc.
1,0
Lưu ý: – Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4 học sinh phải viết thành đoạn văn.
– Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu chuyện.
2,0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảmbảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển đoạn, Kết đoạn.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triểnkhaivấn đề nghị luận; vận dụngtốtcácthaotáclập luận;kếthợpchặtchẽ giữalílẽvàdẫnchứng;rútrabàihọcnhậnthứcvàhành động.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau:
– Nêu vấn đề cần nghị luận:
Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác.
0,25
– Bàn luận:
+ Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận (sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.
+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn dù vô tình hay cố ý.
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…
+ Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác.
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Hãy biết lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có;
+ Biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.
1,5
– Khẳng định lại vấn đề.
0,25
2
Cảm nhận về Sóng của Xuân Quỳnh
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảmbảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triểnkhaivấn đề nghị luậnthành cácluận điểm; vận dụngtốtcácthaotáclập luận;kếthợpchặtchẽ giữalílẽvàdẫnchứng.
– Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
– Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ tiếng vọng của biển cả và tâm hồn.
– Học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
+ Xuân Quỳnh, nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ. Thơ đậm nữ tính, giàu trắc ẩn, hồn hậu chân thực và da diết niềm khát khao hạnh phúc đời thường.
+ Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diên Điền (Thái Bình). Sóng là lời “tự hát” bộc lộ niềm khao khát tự nhận thức về tình yêu, về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
0,5
– Nội dung:
+ Âm vang tiếng vọng của biển cả thiên nhiên cũng chính là tiếng vọng của tâm hồn con người, nhất là người phụ nữ trong tình yêu.
+ Nhịp điệu của sóng cũng là nhịp điệu của cảm xúc, suy tư về tình yêu.
+ Hành trình của con sóng là hành trình thám hiểm tâm hồn, hành trình tự nhận thức về tình yêu.
Học sinh cần trình bày được ý kiến, cảm nhận riêng về âm hưởng, sức lay động của bài thơ.
3.0
– Nghệ thuật:
+ Thể thơ năm chữ gợi được nhịp của sóng.
+ Cách tổ chức hình ảnh, ngôn từ gợi âm thanh, nhịp điệu của sóng và cũng là tâm trạng, cảm xúc của lòng người con gái đang yêu.
1,0
– Đánh giá:
+ Niềm khao khát tự nhận thức về tình yêu, về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam trong kháng chiến.
+ Đặc sắc nghệ thuật.
0,5
ĐỀ THAM KHẢO ( SỐ 17
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Khi mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng tôi mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả ngọt trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ tôi mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi.
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 2. Xác định hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ đầu.
Câu 3. Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 4. Anh / Chị viết đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ về hai câu thơ:
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi.
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Euripides: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Hãy phân tích truyện ngắnVợ nhặtđể làm sáng tỏ ý kiến sau: “Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng những người dân xóm ngụ cư vẫn yêu thương và khao khát hạnh phúc”.
……….. Hết ………….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
– Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
– Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
– Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
– HS cần làm rõ các vấn đề:
1
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
0,5
2
Hai biện pháp tu từ:
– Lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ “Những mùa quả”…)
– So sánh (trong câu “Như mặt trời, khi như mặt trăng”).
0,5
3
Nội dung chính của đoạn thơ: Từ chuyện trồng cây, tác giả khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ; tình yêu, lòng biết ơn công dưỡng dục sinh thành của con cái và nỗi lo sợ mẹ sẽ mất đi mà mình vẫn chưa nên người.
0,5
4
HS trình bày suy nghĩ cá nhân
– Lòng biết ơn và sự ân hận về sự chưa thành đạt, chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ của người con.
– Đó là suy nghĩ của một người con chí hiếu.
1,5
Lưu ý: – Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4 học sinh phải viết thành đoạn văn.
– Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu chuyện.
2,0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảmbảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển đoạn, Kết đoạn.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triểnkhaivấn đề nghị luận; vận dụngtốtcácthaotáclập luận;kếthợpchặtchẽ giữalílẽvàdẫnchứng;rútrabàihọcnhậnthứcvàhành động.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau:
– Nêu vấn đề cần nghị luận:
“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”
0,25
– Giải thích:
+ Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
+ Chốn nương thân là nơi ở nhờ để tìm sự che chở.
+ Tai ương: điều không may mắn, mang lại nhiều đau khổ, tổn thất lớn cho con người.
→ Ý kiến trên đề cao vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với cuộc sống của mỗi con người.
0,5
– Bàn luận:
+ Đây là một ý kiến đúng vì đã nhìn thấy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
+ Gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không có gì so sánh và thay thế được.
+ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, che chở cho ta khôn lớn, là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ, đùm bọc, cưu mang, nâng đỡ, giúp ta vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
+ Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có sự ảnh hưởng giáo dục từ gia đình, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống.
+ Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự che chở, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành người có ích cho xã hội.
+ Phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng trong gia đình.
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Mỗi người và xã hội cần phải nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người và sự phát triển của xã hội.
+ Mọi người cần có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó, mọi thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau.
1,0
– Khẳng định lại vấn đề.
0,25
2
Cảm nhận về Vợ nhặt của Kim Lân để làm rõ ý kiến
:
“Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng những người dân xóm ngụ cư vẫn yêu thương và khao khát hạnh phúc”.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảmbảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triểnkhaivấn đề nghị luậnthành cácluận điểm; vận dụngtốtcácthaotáclập luận;kếthợpchặtchẽ giữalílẽvàdẫnchứng.
– Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
– Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân để làm rõ câu chuyện cảm động về tình người.
– Học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
+ Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.
+ Truyện ngắn “Vợ nhặt” được in trong tập “Con chó xấu xí”, xuất bản năm 1962, tiền thân là truyện “Xóm ngụ cư”. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh tình huống: anh Tràng dân xóm ngụ cư nhặt được vợ trong những ngày tối sầm vì đói khát. Qua đó, thể hiện “Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng những người dân xóm ngụ cư vẫn yêu thương và khao khát hạnh phúc”.
0,5
– Nội dung:
+ Hoàn cảnh khốn cùng
* Bức tranh ngày đói.
* Cái đói thực sự lan đến từng gia đình, đe dọa từng sinh mạng. Tất cả mọi người đều lo lắng cho sự tồn tại, giằng co giữa sự sống và cái chết. Ranh giới ấy thật mong manh.
* Cái đói đã đẩy người lao động đến bước đường cùng:giá trị con người trở nên rẻ rúng đến thảm hại. Người ta có thể nhặt được vợ như nhặt bất kì cái rơm cái rác vương trên đường. Tràng chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy lời tầm phào, tầm phơ mà lấy được vợ.
* Cái đói còn hiện ra thảm hại trong gia đình Tràng: đêm tân hôn diễn ra trong tiếng hờ khóc tỉ tê, mùi đốt… Bữa ăn đón dâu mới
→ Giá trị hiện thực sâu sắc.
+ Vẻ đẹp trong tâm hồn con người
* Tràng là người nông dân nghèo, là thành phần dân xóm ngụ cư, cái đói và miếng ăn vẫn là sự đe dọa thường xuyên đối với con người này. Thế mà bỗng dưng giữa ngày đói anh lại nhặt được vợ. Niềm khao khát hạnh phúc đã có sức biến đổi từ một anh Tràng thô kệch vụng về, trở thành người đàn ông thực sự với những cảm xúc và cảm giác tinh tế. Buổi sáng hôm sau, Tràng được sống trong những suy nghĩ, cảm xúc rất mới mẻ, ý thức đầy đủ trách nhiệm chăm lo cho gia đình.
* Bà cụ Tứ: Khi con có vợ, những giọt nước mắt của bà đầy ai oán xót thương cho số kiếp đứa con cho cảnh gia đình nghèo hèn của mình. Cùng với nỗi lo âu là cảm giác thương xót, cảm thông cho người đàn bà mới về làm dâu mìnhCử chỉ của bà cụ Tứ thật cảm động về sự cưu mang đùm bọc của người lao động. Cảm động hơn nữa là người mẹ già không nguôi khao khát hạnh phúc. Người mẹgần đất xa trờinày lại là người chan chứa nhiều nhất những hi vọng, nói nhiều nhất đến tương lai. Bà đã an ủi con mình bằng triết lí, bằng niềm tin của người nghèo:“ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Đó là niềm tin rất đáng trân trọng bởi nó nảy nở trong hoàn cảnh khốn cùng. Đặc biệt vào buổi sáng hôm sau người mẹ ấy đã có những thay đổi mới mẻ. Trong hoàn cảnh khốn cùng vì đói nghèo người mẹ nghèo không nghĩ tới cái chết mà hướng về sự sống, tương lai.
* Người vợ nhặt: chính là nạn nhân của cái đói. Cái đói làm thị xấu đi cả nhân hình, nhân tính. Vì đói mà thị hạ mình xuống, chấp nhận cái tiếng vợ nhặt, vợ theo. Nhưng ngay trong hành động đó cũng là biểu hiện của niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc. Việc theo Tràng về làm vợ, vừa để chạy trốn cái đói nhưng đồng thời cũng là hành động đi tìm sự sống, đi tìm hạnh phúc cho mình. Thị có sự thay đổi hẳn. Trên đường về nhà thị đi sau Tràng, đầu hơi cúi, nón rách che đi nửa mặt“rón rén, e thẹn”. Những chi tiết về cử chỉ, ngoại hình cho thấy rõ tâm trạng của một cô dâu mới khi về nhà chồng.· Không còn đâu người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, khi đã lànàng dâuthị trở nên là người đàn bà hiền hậu, đúng mực, nền nã, ra vào thu vén nhà cửa… Sự thay đổi ấy chính là thái độ vun đắp cho hạnh phúc gia đình.
3,5
– Nghệ thuật:
+ Tình huống truyện độc đáo.
+ Ngôn ngữ, khắc họa nhân vật.
0,5
– Đánh giá:
+ Vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động. Dù ở hoàn cảnh khốn cùng họ vấn nghĩ đến sự sống tương lai. Phát hiện ra vẻ đẹp đó, nhà văn đã tạo nên chiều sâu cho tác phẩm. Qua tác phẩm giúp ta có niềm tin vào cuộc sống, tương lai.
+ Ngòi bút miêu tả tâm lý sắc sảo.
0,5
ĐỀ THAM KHẢO ( SỐ 18)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
(…) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…”
(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bàn trên.
Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó?
Câu 3. Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì?
Câu 4. Theo anh/chi vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về về vấn đề: Cuộc sống không bao giờ hết những thử thách.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
……….. Hết ………….
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.
– Hướng dẫn chấm mang tính chất định hướng, yêu cầu tổ chấm tiến hành chấm chung ít nhất 05 bài ngẫu nhiên để thống nhất đáp án cụ thể.
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng
– Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản;
– Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
– HS cần làm rõ các vấn đề:
1
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
0,5
2
– Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (Đừng để khi) ; điệp cấu trúc ngữ; đối lập (tia nắng…đã lên với giọt lệ….rơi).
– Tác dụng:
+ Điệp ngữ ; điệp cấu trúc ngữ pháp: Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. Nhấn mạnh, khuyến khính mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh…
+ Đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa….
0,75
3
Nội dung đoạn trích:
– Ai cũng từng bị vấp ngã. Nhiều người đứng dậy và bước đi nhẹ nhàng. Nhưng có người không thể đứng dậy.
– Hãy biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài học cho bản thân.
– Tuổi trẻ trôi đi rất nhanh, hãy sống hết mình để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.
0,75
4
HS trình bày suy nghĩ cá nhân
– Vấp ngã giúp con người có kinh nghiệm, học được những bài học quý giá.
– Rèn cho con người có bản lĩnh, ý chí để vươn lên.
1,0
Lưu ý: – Học sinh có thể trình bày các ý theo cách gạch đầu dòng; riêng câu 4 học sinh phải viết thành đoạn văn.
– Giám khảo cần linh hoạt khi chấm điểm.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề nghị luận.
2,0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảmbảo cấu trúc đoạn văn nghị luận; Có đủ Mở đoạn, phát triển đoạn, Kết đoạn.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triểnkhaivấn đề nghị luận; vận dụngtốtcácthaotáclập luận;kếthợpchặtchẽ giữalílẽvàdẫnchứng;rútrabàihọcnhậnthứcvàhành động.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, cơ bản nói được các vấn đề sau:
– Nêu vấn đề cần nghị luận:
Cuộc sống không bao giờ hết những thử thách
0,25
– Giải thích:
+ Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua. Trong cuộc sống, thử thách luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội.
+ Quan điểm trên là một sự nhận thức về quy luật vận động của cuộc sống, nó vừa như một sự đúc kết, trải nghiệm, vừa như một sự nhắc nhở, cảnh báo đối với mọi người.
0,5
– Bàn luận:
+ Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, lao động, học tập và trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Không có ai sống mà không phải đối diện với những thử thách trong cuộc đời.
+ Con người cần phải có những thử thách để phát triển. Thử thách là một đòi hỏi tất yếu, là động lực để con người phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống.
+ Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công. Ngược lại, nếu không biết đương đầu và vượt qua thử thách thì con người sẽ thất bại và không thể tồn tại để phát triển được.
+ Để vượt qua thử thách, con người cần có sức mạnh và luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực và luôn trau dồi tri thức, kinh nghiệm
+ Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, có không ít người đã đầu hàng trước thử thách, có khi chỉ là thử thách rất nhỏ và chấp nhận thất bại, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Mỗi người và xã hội cần phải có dũng khí, bản lĩnh để chấp nhận và đương đầu với thử thách.
+ Rèn kỹ năng sống, có tri thức, niềm tin vào cuộc sống,….
1,0
– Khẳng định lại vấn đề.
0,25
2
Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảmbảo cấu trúc bài nghị luận; Có đủ Mở bài, Thân bài (gồm nhiều đoạn văn), Kết bài.
– Xác định đúng vấn đề nghị luận, biết triểnkhaivấn đề nghị luậnthành cácluận điểm; vận dụngtốtcácthaotáclập luận;kếthợpchặtchẽ giữalílẽvàdẫnchứng.
– Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
– Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để làm rõ nhân vật Việt.
– Học sinh có thể sắp xếp, trình bày ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo được các vấn đề:
– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
+ Nguyễn Thi – nhà văn của người nông dân Nam Bộ.
+ Truyện ngắn viết năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Tác phẩm xuất sắc – tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tác giả. Thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí tinh thần hành động chiến đấu thể hiện phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam qua nhân vật Việt..
0,5
– Nội dung:
* Việt là một chàng trai có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và trẻ con:
+ Hay tranh giành với chị : từ việc soi ếch đến việc ghi tên tòng quân.
+ Là một chiến sĩ giải phóng quân, cầm súng tự động, đánh Mĩ bằng lê mà cái ná thun vẫn nằm gọn trong túi.
+ Bị thương nặng đến ngày thứ hai, trong bóng đêm vắng và lạnh lẽo, Việt không sợ chết mà sợ bóng đêm và sợ ma.
* Tình thương yêu gia đình sâu nặng:
+ Việt rất thương chị: lúc khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm, Việt thấy thương chị lạ. Vào bộ đội, Việt giấu chị như giấu của riêng.
+ Rất thương chú Năm: nhớ câu hò của chú..
+ Lúc bị thương, hình ảnh ba má hiện về chập chờn trong hồi ức Việt.
* Tính cách người anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm:
+ Dòng máu trong người Việt là dòng máu anh hùng: Dòng máu ấy chảy qua nhiều thế hệ từ ông bà, cha mẹ đến thế hệ Việt và Chiến. Chính truyền thống gia đình là động lực tình cảm, tinh thần thúc đẩy Việt chiến đấu.
+ Bị thương ở trận địa, lạc đồng đội, người đầy thương tích, lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
+ Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội, Việt vẫn cố bò về hướng đó “Chính trận đánh đang gọi Việt đến”
3,5
– Nghệ thuật:
+ Phương thức trần thuật độc đáo.
+ Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, phát huy tối đa lời đôc thoại nội tâm, những hồi ức khi đứt nối tưởng chừng rời rạc nhưng thật chặt chẽ, truyện đã khắc họa hình tượng của một nhân vật anh hùng.
0,5
– Đánh giá:
+ Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật một cách sắc nét từ tính tình, tình cảm đến tinh thần chiến đấu bằng những hình ảnh chân thực, hồn nhiên đầy cảm động. Tác phẩm dạt dào cảm hứng sử thi.
+ Vẻ đẹp một nhân vật anh hùng, đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ.
0,5
Báo Cáo Ngày 15/8/2019 (Tính Đến 17H00 Ngày 15/8/2019)
ỦY BAN QUỐC GIA
ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI
VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
VĂN PHÒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 428 /BC-VP Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2019
BÁO CÁO
Tình hình ngày 15/8/2019
(Tính đến 17h00 ngày 15/8/2019)
1. Thiên tai
– Công tác tìm kiếm 06 người mất tích và khắc phục hậu quả thiên tai tại Thanh Hóa (tính đến 16h00 ngày 15/8): Trong ngày, địa phương huy động 370 người (Bộ đội: 132, Dân quân 238), 07 phương tiện các loại, tham gia khắc phục, sửa chữa 100m đường vào xã Phù Nhi/Mường Lát và xã Na Mèo/Quan Sơn; xếp rọ đá làm đường qua sông Luồng, vận chuyển 120 tấn xi măng và gia cố ta luy âm đường 100m3 đá hộc; tìm kiếm 06 người còn mất tích, hiện chưa có kết quả.
Hỏa hoạn, nổ, cháy rừng
2.1. Hỏa hoạn
– 09h45 ngày 15/8, tại xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng xảy ra cháy 300m2 cửa hàng vật liệu xây dựng, không có thiệt hại về người, nguyên nhân do chập điện. Địa phương huy động 70 người (Bộ đội 10, Dân quân 10, lực lượng khác 50) tổ chức dập tắt đám cháy lúc 10h45 cùng ngày.
– Tại tỉnh Bình Dương, ngày 14 và 15/8, xảy ra 02 vụ cháy 03 cơ sở kinh doanh tư nhân, cụ thể: 02h30 ngày 14/8, tại quán Cafe số 289, phố Bình Quới 13, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương xảy ra cháy, sau cháy lan sang cơ sở phế liệu liền kề; 02h30 ngày 15/8, tại số 283/22, đường số 6, phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương xảy ra cháy 150m2 xưởng mộc tư nhân. Cả 02 vụ cháy, không có thiệt hại về người, nguyên nhân đang điều tra làm rõ. Địa phương huy động 25 Dân quân và 05 kíp xe chữa cháy, tổ chức dập tắt đám cháy cùng ngày.
2.2. Nổ: 12h00 ngày 15/8, tại xã Tân Sơn, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai xảy ra vụ nổ đầu đạn 75mm, làm chết 01 người dân. Nguyên nhân do người dân đi nhặt phế liệu, nhặt được đầu đạn trên. Các cơ quan chức năng đến hiện trường kiểm tra thu được 03 đầu đạn 75mm và giả quyết hậu quả.
2.3. Cháy rừng
– 14h30 ngày 14/8, tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, xảy ra cháy 02ha rừng thông, tràm. Nguyên nhân đang điều tra làm rõ. Địa phương huy động lực lượng 66 người (Bộ đội 10, Dân quân 31, lực lượng khác 25), phối hợp với các lực lượng tại chỗ, tổ chức dập tắt đám cháy lúc 15h30 cùng ngày.
– 12h30 ngày 15/8, tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, xảy ra cháy 04ha rừng keo. Nguyên nhân đang điều tra làm rõ. Địa phương huy động lực lượng 87 người (Bộ đội 30, Dân quân 09, lực lượng khác 48), phối hợp với các lực lượng tại chỗ, tổ chức dập tắt đám cháy lúc 14h45 cùng ngày.
3. Tai nạn, công tác tìm kiếm cứu nạn
– 10h30 ngày 14/8, tại bãi tắm biển xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, xảy ra vụ đuối nước, 01 người mất tích (Vũ Bá Hải, SN: 1973, trú quán: quận Hai Bà Trưng/Hà Nội) nguyên nhân do nạn nhân đi tắm biển bị nước cuốn trôi. Địa phương huy động lực lượng 40 người (Bộ đội 10, Dân quân 30), phối hợp với các lực lượng tại chỗ tổ chức tìm kiếm, hiện chưa có kết quả.
– Vụ tàu cá BĐ 98165 TS/14 LĐ bị hỏng máy lúc 04h00 ngày 12/8 (tiếp theo báo cáo số 426/BC-VP ngày 14/8): Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Định, hiện tàu bị sự cố đang được 02 tàu cùng tổ đội (chưa rõ BKS) hỗ trợ lai kéo.
– 19h15 ngày 14/8, tại 09012’N-106046’E (cách Bắc Đông Bắc Côn Đảo/Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 27 hải lý; cách Nam Tây Nam mũi Vũng Tàu/Bà Rịa- Vũng Tàu khoảng 71 hải lý), ca nô (chưa rõ BKS)/04 LĐ vừa đóng mới chạy thử và bị hỏng máy, trôi dạt. Sau khi nhận được thông tin Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN đã triển khai các cơ quan chức năng kết nối thông tin hỗ trợ. Lúc 22h45 cùng ngày đã có phương tiện hỗ trợ ca nô bị sự cố. Đến 10h30 ngày 15/8, ca nô bị sự cố đã được lai dắt cập bến Côn Đảo, người và phương tiện an toàn.
– Đêm 14/8, tại khu vực Tây thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có 05 xà lan số hiệu: Nguyễn Hồng 03, 04, 07, 13, 14 của Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hồng, trụ sở tại địa chỉ trên bị sóng đánh dạt vào bờ, mắc cạn. Chủ Doanh nghiệp đã đề nghị Vùng 5/Hải quân hỗ trợ cứu kéo 05 xà lan trên. Lúc 09h15 ngày 15/8, BTL Vùng 5/Hải quân điều 03 tàu (tàu: 466, 467, 796) đi hỗ trợ cứu kéo 05 xà lan trên. Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN đang theo dõi diễn biến vụ việc.
Đánh giá chung
Trong ngày, các cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm chế độ trực, nắm chắc tình hình, thực hiện tốt chế độ báo cáo; chủ động huy động lực lượng, phương tiện, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm người mất tích tại Thanh Hóa; dập tắt hỏa hoạn, cháy rừng, nổ; hỗ trợ tìm kiếm người mất tích và các phương tiện bị sự cố trên biển.
Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN tổng hợp, báo cáo./.
Nơi nhận:
– Đ/c Phó TTCP Trịnh Đình Dũng (để b/c);
– Vụ Nội chính VPCP;
– Văn phòng BCĐ TW về PCTT;
– BTS/Đài THVN, TH TTX VN, VTC14;
– Báo: Nhân dân, Hà Nội mới;
– Lưu: VT, TB; NT09.
CHÁNH VĂN PHÒNG
(Đã ký)
Ngô Quý Đức
Les Dimanches 16 Décembre 2022 Et 6 Janvier 2022 De 13H30 À 15H30 : Entretiens Sur Le Dharma, En Français Et En Vietnamien, Institut Bouddhique Truc Lâm, Villebon
Extrait de l’annonce de Institut Bouddhique Truc Lâm / Trúc Lâm Thiền Viện en français et en vietnamien relative à ces entretiens sur le Dharma des dimanches 16 décembre 2018 et 6 janvier 2019 à la Pagode Truc Lâm (publiée sur son site internet http://www.truclamthienvien.fr) :
” L’Association des Bouddhistes Vietnamiens en France – l’Institut Bouddhique Truc Lâm a le plaisir de vous inviter à participer aux Entretiens sur le Dharma, en français et en viêtnamien.
– Dimanche 16/12/2018, de 13h30 à 15h30 – Dimanche 06/01/2019, de 13h30 à 15h30 Les sujets traités seront: la loi de cause à effet, la co-production conditionnée, le non-Soi.
Cependant, toutes les questions sur le bouddhisme seront bienvenues.
(L’inscription n’est pas nécessaire, sauf si vous désirez déjeuner à la Pagode: mail à truclamthienvien.villebon@gmail.com).
il n’y aura pas de séance de méditation le dimanche 16/12/2018
***********
(Không cần ghi tên trước, trừ khi muốn thọ trai buổi trưa tại chùa: mail cho truclamthienvien.villebon@gmail.com).
không có khóa thiền định ngày chủ nhật 16/12/2018 Chương Trình Tu Học Một Ngày An Lạc Khóa 23: thứ bảy 29/12/2018 Chủ đề : Kinh Chân Hạnh Phúc
Tụng Kinh
Tìm hiểu xuất xứ.
Tìm hiểu nội dung.
Thọ Bát. Kinh hành, Niệm Phật, Tọa thiền, Lạy Phật, Sám hối ( Lương Hoàng Sám, Quyển 7 )
****************************
9 rue de Neuchâtel 91140 Villebon-sur-Yvette Tel. 01 60 14 58 15 http://www.truclamthienvien.fr
******************************
Plus d’informations :
– Sur les accès à l’ Institut Bouddhique Trúc Lâm : http://www.truclamthienvien.fr/index.php/denchua
Prochaines séances de méditation
Les journées de méditation ont lieu à la Pagode Truc Lâm tous les 15 jours et sont assurées par les membres du groupe de permanence. Les séances se déroulent les dimanches de 10h à 12h. L’inscription au préalable n’est pas nécessaire sauf si vous souhaitiez prendre un repas végétarien (participation aux frais : 10€/repas)
Reprise des sessions de méditation 2018-2019: 28/10, 11/11, 25/11, 9/12, 23/12, 20/1, 3/2, 17/2, 3/3, 17/3, 31/3, 14/4, 28/4, 12/5, 26/5, 9/6, 23/6 Rappel:
Cours de vietnamien et du bouddhisme en français pour les enfants : tous les dimanches à 15 H assurés par Nhật Duyệt.
Sauf changement imprévu de dernier moment, le Dr Trinh Dinh Hy sera présent à ces entretiens où il pourra s’exprimer en français.
Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 17, 18 Đọc Văn Ra Ma Buộc Tội (Trích Ra Ma
Ngày giảng: 23/09/2009 Tiết 17.18. Đọc văn Ra ma buộc tội (Trích Ra ma – ya – na – sử thi ấn độ) A. Mục tiêu bài học: Giúp HS – Qua đoạn trích Ra ma buộc tội, hiểu quan niệm của người ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng, hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của sử thi Ra – ma – Ya – na. – Bồi dưỡng ý thức danh dự và tình yêu thương. B. Phương pháp + Phương tiện: 1. Phương pháp: Giới thiệu + Bình giảng + Phân tích và phát vấn 2. Phương tiện: Sgk.Sgv NV10(T1) + Giáo án C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Sau 20 năm trời xa cách, ngày Uy – lít – xơ trở về thì Pê – nê – lốp vợ chàng có tâm trạng và phản ứng ra sao? Qua đoạn trích “Uy – lít – xơ trở về” cho ta hiểu thêm gì về con người Hi lạp cổ đại? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Nếu người anh hùng ô – đi – xê trong sử thi Hi lạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm. Đăm Săn trong sử thi Tây Nguyên Việt nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch vì mục đích riêng giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Ra ma, người anh hùng trong sử thi ấn độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng tự thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này chúng tìm hiểu đoạn trích “Ra ma buộc tội” trích sử thi Ra – ma – Ya – na của Van – mi – ki. Gọi học sinh đọc tóm tắt tiểu dẫn HS đọc ? Dựa vào tiểu dẫn, nêu nguồn gốc hình thành của sử thi Ra – ma – Ya – na? Hs trả lời. ? Nội dung chính của sử thị Ra – ma – Ya – na là gì? Nêu giá trị chung của sử thi? Hs trả lời. ? Đoạn trích “Ra – ma buộc tội” thuộc phần nào của tác phẩm? Đại ý chính là gì? Hs trả lời. GV giải thích từ khó theo SGK. Gọi 3 học sinh đọc đoạn trích trong vai Ra – ma, Xi ta và dẫn truỵên. ? “Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? ý của mội phần? Hs trả lời. ? Ra ma gặp lại Xi – ta trong hoàn cảnh nào? (Không gian có gì đáng chú ý? Ra – ma và Xi ta ở trong những vai trò và cương vị nào? ? Những lời nói của Ra ma với mọi người sau chiến thắng quỷ vương Ra – va – na cứu được Xi – ta khẳng định điều gì? Hs trả lời. ? Tự đề cao sức mạnh chiến đấu, người anh hùng Ra – ma còn bộc lộ thái độ, tâm trạng gì?Ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng của Ra ma ntn? Hs trả lời. ? Hành động cứu Xi – ta có ý nghĩa gì khác? Hs trả lời. ? Qua lời nói của Ra – ma: “Ta nói cho nàng hay”, ” nay ta nghi ngờ tính cách của nàng” chứng tỏ Ra – ma đang có tâm trạng gì? Hs trả lời. ? Do qua ghen tuông mà thái độ và hành vi đối xử của Ra – ma với Xi – ta ntn? Tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó? Hs trả lời. ? Tâm trạng quá ghen tuông đã làm cho Ra – ma thể nào? Hs trả lời. ? Đến lúc Xi – ta òa khóc và đòi lập giàn hỏa thiêu thì tâm trạng của Ra – ma có biến chuyển không? Hs trả lời. ? Qua đây, ta thất Ra – ma là con người thế nào? Hs trả lời. GV: Trước thái độ phũ phàng ấy của Ra – ma. Tâm trạng và thái độ của Xi – ta ra sao? Chú ý đoàn 2. ? Mới gặp lại mặt chồng, Xi ta đã phải nghe những lời nói xa lạ và gặp những của chỉ thiếu thân thiết của Ra – ma, khiến nàng có thái độ ra sao? Hs trả lời. ? Trước những lời nói có tính chất coi rẻ phẩm hạnh, khinh bỉ tư cách người phụ nữ của Xi – ta, tâm trạng nàng thế nào? Hs trả lời. ? Sau những phút choáng vàng đau đớn đến tê dại, Xi -ta phản ứng ra sao trước những lời có tính chất cáo buộc của Ra – ma? Hs trả lời. ? Dùng những lời lẽ sợ không có sức thuyết phục, Xi – ta đã đi đến quyết định gì? Hành động đó có ý nghĩa ntn? Hs trả lời. ? Đọc và tìm hiểu về Xi – ta, ta dường như thấy bóng dáng của một người phụ nữ trong văn học Việt nam. Nàng là ai? “Qua đây, cho ta thấy Xi – ta là một người phục nữ ntn? Hs trả lời. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích? Giá trị nội dung đoạn trích là gì? Hs trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về sử thi Ra -ma – Ya – na: – Hình thành khoảng TK III -TCN, hoàn thiện nhờ đạo sỹ Van – mi – ki ghi lại bằng văn vần. Gồm 24.000 câu thơ đôi chia thành 7 khúc ca – 81 chương. Giá trị: + Được người ấn Độ xem là kinh thánh của dân tộc mình: Nuôi dưỡng tinh thần, đạo đức dân tộc. + Là kiệt tác thi ca đầu tiên của ấn độ. + Thành công trong miêu tả thiên nhiên tràn đầy sức sống và chứa chan tình người, thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực. 2. Đoạn trích: a. Vị trí. Sau khi cứu được Xi ta – Ra ma bông nghi ngờ lòng chung thủy của nàng khi ở với Ra – va – na. Đoạn trích diễn tả không khí Ra ma và Xi ta gặp gỡ nhau thật nặng nề, trang nghiêm như phiên toàn xử án. b. Bố cục: HS đọc. + Phần 1 (Từ đầu” có chịu được lâu” Tâm trạng và những lời buộc tội của Ra ma đối với Xi ta sau khi đã cứu được nàng từ tay quỷ vương Ra- va – na. + Phần 2 (còn lại): Tâm trạng hành động của Xi – ta trước lời buộc tội của Ra ma và sự xót thương của muôn loài đối với nàng. II. Đọc hiểu: 1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra ma và Xi ta: + Xi ta: Hơn cả nỗi xót xa, tủi thẹn của 1 người vợ mà còn là nỗi khổ mất danh dự của mộ con người (Hơn nữa, một hoàng hậu) trước cộng đồng. 2. Tâm trạng Ra ma: – Sau chiến thắng: Ra ma khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình, sự giúp đỡ của những người bạn hảo hán. – Thể hiện rõ lý tưởng chiến đấu, sức mạnh của cộng đồng: “Nàng cần phải biết.mà ta đã thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm. – Xung đột cá nhân: Cơn ghen tuôngm nghi ngờ đức hạnh của Xi ta: “Thấy người đẹp với gương mặt bông sen lòng Ra – ma đau như dao cắt” Đau vì ý thức cá nhân trỗi dậy, tính ích kỷ bộc lộ dần. Qua ngôn từ, giọng điệu: – Lời nói ẩn chứa nỗi đau xót, ghen tức trong lòng. Thể hiện thái độ phũ phàng, lạnh lùng. Qua thái độ và hành vi: + Đay đi đay lại 3 lần về việc Xi ta ở trong vòng tay của quỷ vương Ra – va – na: “nàng đã lưu lại.đã từng sống.ở trong nhà hắn” + Hai lần tuyên bố không cần nàng, muốn xua đuổi nàng đi..” Ta không ưng có nàng nữa vậy ta không cần đến nàng nữa. nàng muốn đi đâu tùy ý” Thậm chí hạ lời khuyên quá tầm thường, thiếu suy nghĩ chín chắn, khuyên Xi ta muốn lấy ai thì lấy, coi rẻ phẩm hạnh, khinh bỉ tư cách người phụ nữ của Xi ta.. * Trước hành động cao cả của Xi ta: 2. Tâm trạng Xi – Ta: – Nghe những lời tuyên bố thóa mạ của Ra – ma: Xi ta đau đớn đến nghẹn thở như 1 cây leo bị vòi voi quật nát; nàng xấu hổ cho số kiếp, muốn “vùi chôn cả hình hài của mình? Lời nói của Ra ma như một mũi tên xuyên vào trái tim nàng. – Nàng nhận ra thực lòng ghen tuông của Ra ma. Bởi có dũng khí, bất khuất nên Xi ta vẫn đứng vững, trấn tĩnh lại, dùng lời lẽ vừa dịu dàng, vừa nghẹn ngào để thanh minh cho mình. + Chỉ trích lời lẽ quá hồ đồ, thô bạo của Ra – ma, xem đó là lời của “Người thấp hèn chửi mắng 1 con mụ thấp hèn”. + Chỉ trích thái bộ ngờ vực không căn cứ của Ra – ma, dùng mọi lời – mọi bằng chứng hùng hồn để chứng minh lòng sắt son thủy chung, vẫn giữ gìn hạnh phúc của người vợ “Trái tim thiếp đây thuộc về chàng” Còn cái đáng trách chính là số phận của nàng. + Phê phán Ra ma bằng những lời lẽ hết sức cụ thể: Sao không gửi lời nhắn từ bỏ khi Ha – me – man tới không cần mạo hiểm để khổ cứu nàng; như 1 người thấp hèn bị giầy vò; không hiểu được bản chất sao hồi thanh niên còn cưới nàng. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: 2. Nội dung: Khắc họa thành công xung đột tâm lý của Ra – ma và Xi ta. Xây dựng tượng đài về người phụ nữ chung thủy, kiên trinh. 4. Củng cố – Nhận xét: – Hệ thống nội dung: Theo bài học – Cho học sinh luyện tập 1. Yêu cầu HS suy nghĩ: Nếu em là Ra – ma và Xi -ta, em có sử sự như vậy không? Vì sao? 2. So sánh nghệ thuật thể hiện tâm lý nhânvật anh hùng của Ra – ma – Ya – na có gì khác so với 2 sử thi đã học là Ô – đi – xê và Đăm Săn. 5. Dăn dò: – Học bài. Soạn bài tuần 7
Bạn đang đọc nội dung bài viết De Tham Khao ( Số 15, 16, 17, 18) trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!