Đề Xuất 3/2023 # Đề Kiểm Tra Văn 8 # Top 11 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Đề Kiểm Tra Văn 8 # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Kiểm Tra Văn 8 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Ma trận đề kiểm tra

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Tôi đi học

Nhận diện được thể loại

Hiểu được ý nghĩa văn bản

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1

0,25

  2,5%

      2

    0,5

   5%

– Trong lòng mẹ

– Tức nước vỡ bờ

Xác định được tác giả

Trình bày hiểu biết về tác giả

Mục đích chính của tác giả trong chi tiết.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

   1

  2,0

 20%

1

0,25

2,5

3

2,5

25%

–Tức nước vỡ bờ 

– Lão Hạc

Xác định được nhân vật chính

– Hiểu nguyên nhân sâu xa cái chết của Lão Hạc

-Hiểu xác định được biện pháp tu từ trong câu văn cụ thể.

Hiểu về số phận và phẩm chất của nhân vật chị Dậu- Lão Hạc

– Nhân vật điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

– Điền vào chỗ trống

Tóm tắt được đoạn trích

Suy nghĩ của ông giáo về cái chết của lão Hạc

      1

    0,25

    2,5%

2

0,5

5%

    1

   2,0

  20%

    2

   0,5

   5%

    1

  3,0

 30%

1

0,25

2,5%

8

6,5

65%

Văn học nước ngoài

Khi nào mất đi

các lần mộng tưởng

Tác phẩm nghệ thuật kiệt tác

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1

    0,25

    2,5%

1

    0,25

   2,5%

2

    0,5

    5%

Tổng số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ %

4

1,0

10%

1

2,0

 20%

4

1,0

10%

1

2,0

  20%

2

0,5

5,0%

1

3,0

30%

2

0,5

5,0%

15

10

100%

II. Đề ra

                                                                Mã đề 1

Phần 1: Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1:Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

           A. Bút kí           B.Truyện ngắn trữ tình         D. Tiểu thuyết           D. Tuỳ bút

     Câu 2: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào sáng tác ?

          A. Nam Cao       B. Ngô Tất Tố                C. Thanh Tịnh                 D. Nguyên Hồng

     Câu 3: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?

          A. Chị Dậu         B. Anh Dậu               C. Người nhà lí trưởng          D. Cai lệ

Câu 4: Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào?

            A.  Khi trời sắp sáng.                          B. Khi em nghĩ đến việc cha mắng

           C. Khi bà nội em hiện ra.                    D. Khi các que diêm tắt.                    

     Câu 5: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh?

           A. Ca ngợi tình yêu, sự trân trọng đối với thầy cô giáo.

           B. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.

           C. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.

           D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên.

  Câu 6: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn

cái chết?

          A. Lão Hạc ăn phải bã chó.

          B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.

          C. Lão Hạc rất thương con.

          D. Lão Hạc không muốn liên luỵ đến mọi người.

    Câu 7: Trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

       A. Nhân hóa               B. Nói giảm nói tránh              C. Ẩn dụ                D. Hoán dụ

  

Câu 8: Qua câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

            A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

            B. Tác phẩm đó phải độc đáo.

            C. Tác phẩm đó phải có bề thế.

            D. Tác phẩm đó phải đẹp.

Câu 9 : Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

       A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.

       B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

       C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.

        D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.

  Câu 10:   Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: “…………là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.

       A. Truyện ngắn              B. Thơ trữ tình             C. Tiểu thuyết              D. Hồi kí

Câu 11: Mục đích chính của tác giả khi viết : “Tôi cười dài trong tiếng khóc…” là gì?

      A. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.

      B. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng : vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

      C. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

      D. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

Câu 12 : Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.

   Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?

Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết.

Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.

Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết.

Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối.

Phần 2 : Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)   Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyên Hồng ?

Câu 2 (3,0 điểm)  Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng.

                                                                 Mã đề 2

     Phần 1: Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

    Câu 1: Ai là nhân vật chính trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố?

          A. Anh Dậu                   B. Chị Dậu          C. Người nhà lí trưởng          D. Cai lệ

Câu 2: Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào?

                     A. Khi bà nội em hiện ra.                               B. Khi em nghĩ đến việc cha mắng

                   C.  Khi trời sắp sáng.                                    D. Khi các que diêm tắt.                    

 Câu 3:Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

           A. Truyện ngắn trữ tình         B. Bút kí           D. Tiểu thuyết           D. Tuỳ bút

     Câu 4: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả nào sáng tác ?

          A. Thanh Tịnh             B. Ngô Tất Tố               C. Nguyên Hồng     D. Nam Cao      

     Câu 5: Trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

       A. Nhân hóa               B. Hoán dụ           C. Ẩn dụ                D. Nói giảm nói tránh

 Câu 6: Qua câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

            A. Tác phẩm đó phải độc đáo.

            B. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

            C. Tác phẩm đó phải có bề thế.

            D. Tác phẩm đó phải đẹp.

Câu 7: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh?

           A. Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh

           B.  Ca ngợi tình yêu, sự trân trọng đối với thầy cô giáo        

           C. Tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên.

           D. Tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên

Câu 8: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn

cái chết?

          A. Lão Hạc ăn phải bã chó.

          B. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.

          C. Lão Hạc không muốn liên luỵ đến mọi người.

          D. Lão Hạc rất thương con.

Câu 9:   Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể loại văn học: “…………là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”.

       A. Truyện ngắn              B. Tiểu thuyết            C. Thơ trữ tình                   D. Hồi kí

Câu 10 : Theo em, vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

       A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.

       B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

       C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.

      D.  Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.

Câu 11 : Chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.

   Theo em, “nghĩa khác” của cái đáng buồn ấy là gì?

A. Lão Hạc phải chịu cái chết vật vã, đau đớn, thương tâm.

    Lão Hạc bị đẩy đến đường cùng phải tự giải thoát bằng cái chết.

    Lão Hạc chết mà không được gặp con để trăng trối.

    D. Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà phải tìm đến cái chết.

    Câu 12: Mục đích chính của tác giả khi viết : “Tôi cười dài trong tiếng khóc…” là gì?

          A. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng : vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

          B.  Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

         C. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.

         D. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

    Phần 2 : Tự luận (7,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm)   Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố ?

    Câu 2 (3.0 điểm)  Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “Lão Hạc” bằng một đoạn văn ngắn khoảng  7 – 10 dòng.

    III. Đáp án và biểu điểm

    Phần 1: Trắc nghiệm ( 3,0 điểm): mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm

    Mã đề 1

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Đáp án

    B

    D

    A

    D

    B

    C

    B

    A

    D

    C

    B

    A

    Mã đề 2

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Đáp án

    B

    D

    A

    C

    D

    B

    A

    D

    B

    C

    D

    A

    Phần II. Tự luận ( 7,0 điểm)

    Câu

    Kiến thức cần đạt

    Điểm

    Mã đề 1

    1

    – Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh Nguyễn Nguyên Hồng .

    – Quê : Thành phố Nam Định, trước Cách mạng ông sống chủ yếu ở Hải Phòng.

    – Ông được coi là nhà văn của những người lao động nghèo khổ .

    – Nhà văn được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

    2,0

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    2

    Anh Dậu bị ốm nặng đến nỗi còn run rẩy chưa kịp húp được ít cháo nào thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới, quát tháo om sòm. Anh Dậu lăn ra bất tỉnh, chúng còn mỉa mai. Chị Dậu nhẫn nhịn nhưng tới khi chúng cố tình hành hạ chồng chị và cả bản thân chị thì chị đã vùng lên chống trả quyết liệt. Cuộc chiến đấu không cân sức cuối cùng phần thắng đã thuộc về chị khẳng định tính đúng đắn của quy luật tức nước vỡ bờ.

    3,0

    3

    (Dùng chung cho cả hai đề)

    – – Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc.

    – Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, tự trọng giàu tình thương yêu.

    – Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình.

    – Người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

    2,0

       0,5

        0,5

       0,5

       0,5

    Câu

                                                  Mã đề 2

    Điểm

    1

    – Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà – Từ Sơn – Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội).

    – Xuất thân là một nhà nho gốc nông dân.

    – Là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng.

    – Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)

    2,0

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    2

    Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

    3,0

    TIẾT 38-39                   VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN  SỐ 2                                                                     

    I.MỤC TIÊU

    – Học sinh biết vận dụng những kiến thức  đã học, để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .

    – Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.

    II.CHUẨN BỊ

                GV: Đề bài

      HS: Xem trước các đề trong SGK ngữ văn 8.

    III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

             1.Kiểm tra bài cũ         Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

            2.Giới thiệu bài mới

           3. Nội dung bài mới

    * Đề bài                  Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

    *. Dàn ý

     Mở bài

     Có thể kể theo thứ tự kể ngược- kết quả trước, diễn biến sau như bản thân mình đang ân hận khi nghĩ lại những lỗi mình gây ra khiến thầy cô buồn.

    Thân bài

     Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm.

    – Yếu tố kể:

    + Kể lại suy nghĩ của mình khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm.

    + Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi.

    + Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà  mình đã trải qua.

    * Yếu tố tả:

     + Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình.

     + Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm.

    * Yếu tố biểu cảm:

      Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình. Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa.

     Kết bài   Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giờ tái phạm

    ( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong đầu.)

     *.Biểu điểm

    – Điểm giỏi: Diễn đạt tốt, đủ ý, kết hợp 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm tốt.

    – Điểm khá: Tương đối đủ ý; diễn đạt lưu loát, sai một số lỗi chính tả.

    – Điểm TB; Đảm bảo 1/2 ý , diễn đạt khá lưu loát; có chỗ còn lủng củng,..

    – Điểm yếu: Bài viết kém sinh động, không kết hợp kể với tả và biểu cảm, dựa nhiều vào sách, sai nhiều lỗi chính tả.

    Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Văn Lớp 8

    02 Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 8 – THCS Lê Hồng Phong 2016 được chúng tôi cập nhật có đáp án.

    Môn : Ngữ Văn- Lớp 8.

    Năm học:2015-2016

    Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

    I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

    1. Văn bản ” Tôi đi học” của tác giả:

    A. Nam Cao. B.Ngô Tất Tố.

    C.Thanh Tịnh. D.Nguyên Hồng.

    2. Nghệ thuật đặc sắc mà tác giả thể hiện thông qua văn bản ” Tức nước vỡ bờ” là:

    A. Cảm xúc, tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt.

    B.Sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.

    C.Hình ảnh so sánh mới mẻ.

    D.Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào.

    3. Truyện kí Việt Nam giống nhau ở chổ:

    A. Đều là văn tự sự hiện đại. B.Có tinh thần nhân đạo.

    C.Lối viết chân thực, sinh động. D.Các ý trên đều đúng.

    4. ” Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ” là nội dung của văn bản:

    A. Lão Hạc. B.Trong lòng mẹ.

    C.Tôi đi học. D.Tức nước vỡ bờ.

    5. Phương thức biểu đạt nào được thể hiện qua câu văn sau đây?

    ” Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niêm mơn man của buổi tựu trường.”

    A. Tự sự B.Biểu cảm

    C.Miêu tả D.Miêu tả và biểu cảm.

    6. Nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ” là:

    A. Kể lại những nỗi đau của bé Hồng.

    B.Kể lại âm mưu độc địa của người cô.

    C.Kể lại nỗi nhớ mẹ của bé Hồng.

    D.Kể lại nỗi đau khổ bị dày vò và niềm vui sướng, kính yêu của bé Hồng đối với mẹ .

    II TỰ LUẬN: (7đ)

    3: Qua các văn bản: Tôi đi học; Trong lòng mẹ; Tức nước vở bờ, em hãy khái quát chung về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng

    ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (đề 2)

    Môn : Ngữ Văn- Lớp 8.

    Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

    I TRẮC NGHIỆM: (3đ)

    1. Nghệ thuật đặc sắc mà tác giả thể hiện thông qua văn bản ” Tức nước vỡ bờ” là:

    A.Cảm xúc, tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt.

    B.Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào.

    C.Sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.

    D.Hình ảnh so sánh mới mẻ.

    2. ” Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ” là nội dung của văn bản:

    A.Trong lòng mẹ. B.Tôi đi học.

    C.Tức nước vỡ bờ. D.Lão Hạc.

    3. Văn bản ” Tôi đi học” của tác giả:

    A.Nguyên Hồng. B.Thanh Tịnh.

    C.Ngô Tất Tố. D.Nam Cao.

    4. Truyện kí Việt Nam giống nhau ở chỗ:

    A.Đều là văn tự sự hiện đại. B.Có tinh thần nhân đạo.

    C.Lối viết chân thực, sinh động. D.Các ý trên đều đúng.

    5. Tác giả đã lột tả bản chất xấu xa của tên cai lệ bằng những yếu tố:

    A. Ngôn ngữ. B.Hành động.

    C.Ngôn ngữ , hành động. D.Ngôn ngữ , hành động, điệu bộ, cử chỉ.

    6. Câu văn: ” Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.” Có ý nghĩa:

    A. Lão Hạc ân hận, xót thương cậu vàng, thương mình và nghĩ về kiếp người đau khổ, đói khổ.

    B.Lão nghĩ hoá kiếp cho cậu vàng để nó được sung sướng.

    C.Lão cảm thấy chua chát cho số phận của mình.

    D.Lão ân hận vì đã bán cậu vàng.

    II TỰ LUẬN (7đ)

    1: Nội dung chủ yếu của văn bản “Tôi đi học ” là gì?

    3: Qua các văn bản: Tôi đi học; Trong lòng mẹ; Tức nước vở bờ, em hãy khái quát chung về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng?

    Môn: Ngữ Văn – Lớp 8

    Đề 1:

    I TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

    Mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm.

    1C, 2D, 3D, 4A, 5D, 6D.

    II TỰ LUẬN: ( 7 điểm)

    Câu 1(3điểm): Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Mặc cho những lời van xin tha thiết của chị, chúng cứ một mực xông tới định bắt trói anh Dậu. Tức quá hóa liều, chị Dậu vùng dậy, đánh ngã cả hai tên tay sai độc ác.

    Câu 2(1 điểm): Tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm trong sáng mơn man về ngày đầu tiên đi học.

    Câu 3(3 điểm): Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con, trong những hoàn cảnh đau đớn, tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình vì chồng con.

    Đề 2:

    TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

    Mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm.

    1B, 2D, 3B, 4D, 5D, 6A.

    II TỰ LUẬN: ( 7 điểm)

    Câu 2(1 điểm): Tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học.

    Câu 1(3 điểm): Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Mặc cho những lời van xin tha thiết của chị, chúng cứ một mực xông tới định bắt trói anh Dậu. Tức quá hóa liều, chị Dậu vùng dậy, đánh ngã cả hai tên tay sai độc ác.

    Câu 3.(3 điểm): Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con, trong những hoàn cảnh đau đớn, tủi cực, gay cấn nhất, họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình vì chồng con.

    Kiểm Tra Ngữ Văn 8

    Tiết 55 + 56 - Tập làm văn Kiểm tra Ngữ văn 8 - Bài viết só 3 Chủ đề: Thuyết minh một vật dụng Thời gian: 90 phút I. Thiết kế ma trận Mức độ Chủ đề- NDCĐ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Thuyết minh - Thuyết minh một đồ vật Nhận biết được đối tượng, phương pháp, dấu hiệu của phương pháp thuyết minh trong văn bản Câu 1. Hiểu rõ những tri thức về đối tượng được thuyết minh trong đoạn. Câu 2 Hiểu biết rõ bao bì ni lông được dùng trong thực tế cuộc sống. Câu 3 Vận dụng kiến thức các môn học và hiểu biết thực tế để có tri thức thuyết minh làm rõ tiện ích và nghững nguy hại của một vật dụng. Câu 4 Số câu: Số điểm: 1 3 1 1 1 1 1 5 4 10 Tổng: Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 3 30 1 1 10 1 1 10 1 5 50 4 10 100 II. Đề bài Đọc kĩ doạn văn sau và trả lời các câu hỏi vào giấy kiểm tra hoặc vở viết văn. “Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay, nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải... Nhưng 60 năm trước, chưa từng ai nghĩ rằng "việc sản xuất túi ni lông sẽ dần phổ biến hơn túi giấy". Nguyên nhân là do các công nghệ tạo hạt nhựa chưa xuất hiện cho tới những năm 1940. Và phải đợi tới năm 1950, các nhà máy sản xuất túi nilon mới bắt đầu phát triển. Bao bì nilon được làm từ sợi nhựa tổng hợp bền dẻo với nhiều kích cỡ khác nhau, có thể tái chế được. Tuy nhiên, nó cũng là vật liệu gây ra ô nhiễm môi trường. Chất nhựa độc hại của bao bì nilon ngấm vào đất, nguồn nước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người và các loài sinh vật khác (các loài động thực vật ở sông suối, ao hồ...). Trước khi sản xuất, hạt nhựa PE có thể đươc gia công thêm bằng một số phụ gia để tăng thêm một số tính năng cho túi nilon. Một vài phụ gia thường gặp: EPI, D2W (1-2%) để làm túi tự phân huỷ; Chất chống bám dính (anti-blocking): để ngăn các lớp màng nhựa dính lại với nhau, đặc biệt nó giúp túi LDPE mỏng có thể mở ra dễ dàng hơn (trơn, trượt 2 lớp lên nhau được); UVI (Ultraviolet): chất chống tia cực tím, loại tia bức xạ có thể làm giảm độ bền cơ lí và làm phai màu túi nilon. Mỗi loại túi ni lông có tác dụng cho từng ngành sản xuất. Có thể kể ra một số loại túi chuyên biệt sau: Túi hàng chợ: các loại túi xốp giá rẻ (vật liệu HDPE), túi nilon trong suốt hoặc nhiều màu; Túi siêu thị: các loại túi Roll - túi T-shirt chất lượng cao, bóng mịn, bền dẻo (thường sử dụng chất liệu PE); Túi cho cửa hàng đại lý và các shop: phổ biến là loại túi Die-cut dập quai (quả trám) hoặc gắn quai. Đôi khi cũng sử dụng túi T-shirt. Túi dùng trong các cửa hàng đại lý thường được thiết kế in ấn đẹp mắt; Túi đựng rác: thường gặp là túi xốp đen 2 quai (chất liệu HDPE).” (Theo nguồn Intenet) Câu 1 (3,0 điêm): a. Nêu nội dung chính của đoạn trích? Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích ? b. Nêu dấu hiệu của phương pháp phân loại phân tích trong đoạn trích? c. Hãy viết lại câu văn (đoạn văn) có dùng phương pháp liệt kê trong đoạn trích trên ? Câu 2 (1,0 điểm): Cho biết đoạn văn sau, đã giới thiệu những gì về bao bì ni lông? “Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay, nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải...” Câu 3 (1,0 điểm): Hãy kể tên những loại thực phẩm thường dùng bao bì nilon để đóng gói? Gia đình em có dùng bao bì nilon để bảo quản thực phẩm, đồ dùng không? Vì sao? Câu 4 (5,0 điểm): Vận dụng các phương pháp thuyết minh và những tri thức về bao bì ni lông từ các môn Sinh học, Hóa học, Công nghệ, Vật lý, ,.. những kiến thức trong thực tế cuộc sống, hãy giới thiệu những tiện ích và những vấn đề nguy hại của bao bì ni lông trong đời sống. III. Hướng dẫn chấm Câu 1 (3,0 điểm): a.(1,0điểm) - Yêu cầu: Nêu được đối tượng trong đoạn (0,5 điểm ). Nêu đúng phương thức biểu đạt chính (0,5 điểm ) - Nội dung: Nội dung đoạn giới thiệu về bao bì ni lông; Dùng phương thức biểu đạt thuyết minh. + Mức tối đa (1,0 điểm): Đạt đúng các yêu cầu trên. + Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Đạt được 1 yêu cầu. - Mức chưa đạt ( 0 điểm) : không làm đúng yêu cầu, hoặc không làm bài. b. (1,0 điểm) - Yêu cầu: Nhân ra được dấu hiệu của phương pháp phân loại, phân tích trong đoạn : - Nội dung gợi ý: Giơi thiệu thời gian xuất hiện bao bì ni lông; Nguyên liệu làm túi; các loại túi,. + Mức tối đa (1,0 điểm): Đạt đúng các dấu hiệu phương pháp phân loại + Mức chưa tối đa ( 0,25, 0,5, 0,75 điểm ): Đạt được một nửa yêu cầu trở lên. + Mức chưa đạt ( 0 điểm) : Không làm đúng yêu cầu, hoặc không làm bài. C (1,0 điểm ): - Yêu cầu: Viết lại đúng câu văn có dùng liệt kê, đảm bảo hình thức và nội dung. - Nội dung gợi ý: Có thể viết câu: Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. + Mức tối đa (1,0 điểm ): Dạt yêu cầu cao + Mức chưa tối đa ( 0,5 điểm ): Viết được câu nhưng chưa đầy đủ nội dung câu hoặc chưa hoàn chỉnh về hình thức. + Mức chưa đạt ( 0 điểm ) : Không làm đúng yêu cầu, hoặc không làm bài. Câu 2 (1,0 điểm): - Yêu cầu: Nêu rõ được những tri thức về bao bì ni lông trong đoạn văn - Nội dung gợi ý: Giới thiệu tính chất; công dụng của bao bì ni lông. + Mức tối đa (1,0 điểm): Nêu đúng các tri thức về bao bìni lông trong đoạn + Mức chưa tối đa ( 0,5 điểm ): Nêu chưa đầy đủ 2 yêu cầu hoặc chỉ nêu được 1 yêu cầu. + Mức chưa đạt ( 0 điểm ): Không làm đúng yêu cầu, hoặc không làm bài. Câu 3 (1,0 điểm): - Yêu cầu: Kể được những loại thực phẩm dùng bao bì ni lông để đựng (0,5 điểm ); Nêu ý kiến có, hoặc không và giải thích (0,5 điểm ) - Nội dung gợi ý: Các loại thực phẩm dùng bao bì ni lông để đựng: Thức ăn đã chế biến.; Thức ăn tươi sống sống.; Đồ ăn khô; các loại quà bánh, Gia đình có dùng bao bì ni lông, vì tiện, đựng được nhiều loại thực phẩm; không chiếm nhiều diện tích tủ lạnh,. + Mức tối đa (1,0 điểm ): Đạt đúng các yêu cầu. + Mức chưa tối đa ( 0,5 điểm ): Nêu chưa đầy đủ yêu cầu ở mức tuyệt đối. + Mức chưa đạt ( 0 điểm) : không làm đúng yêu cầu, hoặc không làm bài. Câu 4 (5,0 điểm). * Các tiêu chí kĩ năng, trình tự thuyết minh, sáng tạo: ( 1,0 điểm.) (Chấm thành điểm riêng) - Bài thuyết minh có bố cục rõ ràng đúng đặc trưng kiểu bài, làm rõ mặt lợi, hại của bao bì ni lông. Biết dựng đoạn, sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp. Lời văn khách quan, chân thực. - Trình bày theo trình tự nhất định theo cách từ khái quát đến chi tiết hoặc ngược lại. Có liên kết, nhịp nhàng. - Cách thuyết minh sáng tạo làm nổi bật đối tượng. Cách xây dựng đoạn linh hoạt. + Mức tối đa ( 1,0 điểm ): Đạt đúng các tiêu chí. + Mức chưa tối đa ( 0,25, 05, 0,75 điểm ): Làm chưa đầy đủ các tiêu chí. + Mức chưa đạt ( 0 điểm ): Không làm đúng yêu cầu, hoặc không làm bài. *Các tiêu chí nội dung (4,0 điểm): Mở bài (0,5 điểm ): - Dẫn dắt, nêu đối tượng thuyết minh - Nêu khái quát nội dung (khía cạnh, mặt ,,,) của đối tượng + Mức tối đa ( 0,5 điểm ): Đạt đúng các tiêu chí. + Mức chưa tối đa ( 0,25 điểm ): Làm chưa đầy đủ các yêu cầu mở bài (Nếu không nêu đối tượng không cho điểm) + Mức chưa đạt ( 0 điểm ): Không làm đúng yêu cầu, hoặc không làm bài. Thân bài (3,0 điểm ): - Giới thiệu đặc điểm chung của bao bì: là nhựa, dùng để đựng,cũng gây nguy hại ..(Dùng phương pháp phân loại) (0,5 điểm ) - Trình bày những tiện ích của bao bì ni lông: (1,0 điểm ): Tiện ích trong gia đình; Tiện ích trong các ngành nghề kinh doanh (Dùng phương pháp phân phân loại, liệt kê, so sánh, nêu ví dụ,) - Trình bày những tác hại của bao bì ni lông (1,0 điểm ): Dùng phân loại, phân tích, lệt kê, nêu số liệu, - Bày tỏ thái độ hoặc đưa ra lời khuyên, lời cảm báo,(0,5 điểm ): + Mức tối đa ( 3,0 điểm) :Thuyết minh rõ ràng hai mặt của bao bì ni lông. + Mức chưa tối đa (0,25, 0,5, 0,75, 1,0,1,25, 1,5, 1,75, 2,0, 2,25, 2,5, 2,75, 3,0,3,25,điểm) :Làm chưa đầy đủ các yêu cầu về đối tượng. Căn cứ từng nội dung đã làm để chấm theo các mức điểm. + Mức chưa đạt ( 0 điểm ): Không làm đúng yêu cầu, hoặc không làm bài. Kết bài (0,5 điểm ); - Khẳng định - Liên hệ + Mức tối đa ( 0,5 điểm ): Đạt đúng các tiêu chí. + Mức chưa tối đa ( 0,25 điểm) : Làm chưa đầy đủ các yêu cầu kết bài. + Mức chưa đạt ( 0 điểm ): Không làm đúng yêu cầu, hoặc không làm bài. ------ Hết ----- TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 – BÀI VIẾT SỐ 3 CHỦ ĐỀ THUYẾT MINH – THỜI GIAN 90 PHÚT. ĐỀ BÀI: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 vào giấy kiểm tra hoặc vở viết văn. “Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay, nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải... Nhưng 60 năm trước, chưa từng ai nghĩ rằng "việc sản xuất túi ni lông sẽ dần phổ biến hơn túi giấy". Nguyên nhân là do các công nghệ tạo hạt nhựa chưa xuất hiện cho tới những năm 1940. Và phải đợi tới năm 1950, các nhà máy sản xuất túi nilon mới bắt đầu phát triển. Bao bì nilon được làm từ sợi nhựa tổng hợp bền dẻo với nhiều kích cỡ khác nhau, có thể tái chế được. Tuy nhiên, nó cũng là vật liệu gây ra ô nhiễm môi trường. Chất nhựa độc hại của bao bì nilon ngấm vào đất, nguồn nước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người và các loài sinh vật khác (các loài động thực vật ở sông suối, ao hồ...). Trước khi sản xuất, hạt nhựa PE có thể đươc gia công thêm bằng một số phụ gia để tăng thêm một số tính năng cho túi nilon. Một vài phụ gia thường gặp: EPI, D2W (1-2%) để làm túi tự phân huỷ; Chất chống bám dính (anti-blocking): để ngăn các lớp màng nhựa dính lại với nhau, đặc biệt nó giúp túi LDPE mỏng có thể mở ra dễ dàng hơn (trơn, trượt 2 lớp lên nhau được); UVI (Ultraviolet): chất chống tia cực tím, loại tia bức xạ có thể làm giảm độ bền cơ lí và làm phai màu túi nilon. Mỗi loại túi ni lông có tác dụng cho từng ngành sản xuất. Có thể kể ra một số loại túi chuyên biệt sau: Túi hàng chợ: các loại túi xốp giá rẻ (vật liệu HDPE), túi nilon trong suốt hoặc nhiều màu; Túi siêu thị: các loại túi Roll - túi T-shirt chất lượng cao, bóng mịn, bền dẻo (thường sử dụng chất liệu PE); Túi cho cửa hàng đại lý và các shop: phổ biến là loại túi Die-cut dập quai (quả trám) hoặc gắn quai. Đôi khi cũng sử dụng túi T-shirt. Túi dùng trong các cửa hàng đại lý thường được thiết kế in ấn đẹp mắt; Túi đựng rác: thường gặp là túi xốp đen 2 quai (chất liệu HDPE).” (Theo nguồn Intenet) Câu 1 (3,0 điêm): a. Nêu nội dung chính của đoạn trích? Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. b. Nêu dấu hiệu của phương pháp phân loại phân tích trong đoạn trích? c. Hãy viết lại câu văn (đoạn văn) có dùng phương pháp liệt kê trong đoạn trích trên. Câu 2 (1,0 điểm): Cho biết đoạn văn sau, đã giới thiệu những gì về bao bì ni lông? “Bao bì nilon là một loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay, nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải...” Câu 3 (1,0 điểm): Hãy kể tên những loại thực phẩm thường dùng bao bì nilon để đóng gói? Gia đình em có dùng bao bì nilon để bảo quản thực phẩm, đồ dùng không? Vì sao? Câu 4 (5,0 điểm): Vận dụng các phương pháp thuyết minh và những tri thức về bao bì ni lông từ các môn Sinh học, Hóa học, Công nghệ, Vật lý, ,.. những kiến thức trong thực tế cuộc sống, hãy giới thiệu những tiện ích và những vấn đề nguy hại của bao bì ni lông trong đời sống. ---- Hết ----

    Đề Kiểm Tra Môn: Ngữ Văn

    SỞ GD & ĐT  HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG II ĐỀ KIỂM TRA Môn: NGỮ VĂN- LỚP 10 (Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:    - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết một bài văn nghị luận. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị kiến thức:        + Kiến thức về Tiếng Việt: Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản/           + Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKII: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.        + Kĩ năng làm văn thuyết minh về một tác phẩm văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:  Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA – MÔN NGỮ VĂN 10           Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng 1. Tiếng Việt + Đọc văn: - Phân tích đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật - Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Nhận diện được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật theo yêu cầu của câu hỏi. Vận dụng kiến thức để làm bài tập, phân tích được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong ngữ liệu. Số câu: 1 Tỉ lệ: 30% 10% điểm =1,0điểm) 20% = 2,0 điểm) 30%= 3,0 điểm 2. Làm văn: Thuyết minh văn học- một đoạn trích trong Truyện Kiều - Xác định đúng yêu cầu của đề. -Nắm được những yêu cầu của bài thuyết minh văn học. - Cảm nhận được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật đoạn trích. - Kết hợp một cách tổng hợp những kiến thức về Tiếng Việt( thể thơ, các phép tu từ, từ loại), Làm văn, Đọc văn trong quá trình cảm nhận và có khả năng đưa ra những ý kiến đánh giá của bản thân Số câu: 1 Tỉ lệ: 70% 10% (1,0điểm) 30% ( 3,0 điểm) 30% (3,0 điểm) 70%  (7,0 đ) Tổng cộng       20%      (2,0 điểm) 50%     (5,0điểm) 30% (3 điểm) 10 điểm IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG II ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 NĂM HỌC 2010-2011 (Thời gian: 45 phút. Không kể thời gian giao đề) Câu 1.(3,0 điểm) Phân tích những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Câu 2.(7,0 điểm) Anh (chị) hãy viết một bài văn thuyết minh về đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Trích “Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm)  ( Ghi chó:- HS không sử dụng tài liệu trong thời gian kiểm tra                     -GV coi kiểm tra không giải thích gì thêm về đề bài và bài làm của học sinh). V, XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 NĂM HỌC 2010-2011 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 (3 đ) a. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách phát hiện và chỉ ra những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật. Biết vận dụng một cách hợp lý trong phân tích tác phẩm. b. Yêu cầu về kiến thức Chỉ ra và phân tích được đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật qua văn bản. Tính hình tượng: bài thơ giúp người đọc hình dung và tưởng tượng cách làm bánh trôi nước, đồng thời qua đó thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ. Tính truyền cảm: bài thơ là lời phê phán, lên án chế độ phong kiến. Ở chế độ xã hội ấy, người phụ nữ không có quyền quyết định số phận của mình Tính cá thể hóa: Qua bài thơ thấy phong cách thơ Hồ Xuân Hương: mạnh mẽ, quyết liệt và sâu sắc. 1 1 1  Câu 2 (7đ) a. Yêu cầu về kỹ năng Biết cách làm bài văn thuyết minh về vấn đề văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Chinh phụ ngâm” là khúc ngâm nổi tiếng của Đặng Trần Côn, được Đoàn Thị Điểm diễn nôm khá thành công. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” diễn tả sâu sắc tâm trạng của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến. * Thân bài: Tâm trạng, tình cảnh của người chinh phụ - Tả tâm trạng qua hành động lặp đi lặp lại: hết đứng lại ngồi, hết đi ra ngoài lại vào trong phòng, cuốn rèm lên - Tả nội tâm qua ngoại cảnh: người chinh phụ đối diện với ngọn đèn, nàng muốn giãi bày tâm sự, nàng tin rằng chỉ có ngọn đèn biết tâm sự của mình. Nhưng rồi nàng lại phủ nhận: Đèn có biết dường bằng chẳng biết Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi Ngọn đèn soi bóng lẻ ấy từng xuất hiện trong nỗi nhớ của ca dao: Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt. Rồi da diết, khắc khoải trong tâm trạng Thúy Kiều: Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi - Nhớ nhung khiến người chinh phụ có cảm giác thời gian trở nên lê thê, không gian thì mênh mông, xa thẳm. Nàng không thể gửi được nỗi nhớ tới người chồng ở biên ải. - Nội tâm của người chinh phụ còn được biểu hiện qua những hành động gắng gượng: đốt hương, soi gương,đánh đàn. Nhưng mọi cố gắng không thể xóa được sự chi phối của nỗi nhớ: + Gượng đốt hương nhưng hồn người như tan theo hương + Gượng soi gương nhưng nước mắt tuôn rơi đầy đau khổ + Gượng ôm đàn mà run, mà đau * Nghệ thuật Tả nội tâm qua nhiều khía cạnh Cách dùng nhiều từ láy * Kết bài: Khái quát lại nội dung của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. 0.5 1.25 1.25 1.25 1.25 1 0.5 TỔNG ĐIỂM 10

    Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Kiểm Tra Văn 8 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!