Đề Xuất 3/2023 # Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Việt Bắc Của Nhà Thơ Tố Hữu # Top 9 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Việt Bắc Của Nhà Thơ Tố Hữu # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Việt Bắc Của Nhà Thơ Tố Hữu mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đề đọc hiểu về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

                                                          (việt bắc  – Tố Hữu)

Câu 1 (0.5điểm): Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật điều gi?

Khung cảnh chia li

Tâm trạng nhớ thương của người ở lại

Thiên nhiên Việt Bắc

Câu 2 (0.5điểm): “Mười lăm năm” là khoảng thời gian nào?

Từ Cách mạng tháng Tám đén khi người kháng chiến trở về thủ đô

Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô

Từ khi giặc Pháp đến xâm lược đến khi người kháng chiến trở về thủ đô.

Câu 3 (0.5điểm): Trong đoạn thơ ai là người lên tiếng trước?

Người ra đi

Người ở lại

Cả hai cùng im lặng

Câu 4 (0.5điểm) Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” diễn tả những cung bậc cảm xúc nào? Câu 5 (1.0điểm): Biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả nhất trong đoạn thơ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 6 (1.0điểm) Sáng tạo của Tố Hữu trong việc sử dụng hình thức của đoạn thơ ĐÁP ÁN Câu 1 (0.5điểm):

Đáp án đúng A / Khung cảnh chia li

Câu 2: (0.5 điểm) – Đáp án đúng B / Từ thời kỳ kháng Nhật( khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi người kháng chiến trở về thủ đô Câu 3: (0.5 điểm): – Đáp án đúng B / Người ở lại Mức không đạt(0 điểm): Câu 4: (0.5 điểm):

HS nêu được : Hình ảnh diễn tả nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở và người đi

Mức chưa tối đa: (0.25 điểm):       

HS nêu được: + Bộc lộ những tình cảm , cảm xúc dạt dào

+ Bộc lộ những xúc động khó nói bằng lời Câu 5(1.0điểm): – HS nêu được 2 biện pháp: + Điêp từ “nhớ”: diễn tả nỗi nhớ tràn đầy, tha thiết                                           + Hoán dụ “áo chàm”: Chỉ người Việt Bắc, diễn tả tình cảm quân dân gắn bó, tha thiết Mức chưa tối đa: (0.5 điểm):         

HS nêu được một trong hai biện pháp tu từ và giá trị của biện pháp đó

Hoặc HS chỉ nêu được các biện pháp tu từ

Câu 6: (1.0 điểm): – HS nêu được : + Hình thức đối đáp của ca dao dân ca với cặp đaị từ” mình – ta” + Tố Hữu vận dụng sáng tạo vào việc thể hiện những tính cảm cách mạng lớn lao Mức chưa tối đa: (0.5 điểm):         

HS nêu được hình thức đối đáp của ca dao dân ca

Hoặc HS chỉ ra hình thức này được sử dụng để thể hiện tình cảm Cách mạng

(Tài liệu sưu tầm ) Tất tần tật về  bài Việt Bắc Tố Hữu: http://vanhay.edu.vn/tag/viet-bac

Bài Thơ: Việt Bắc (Tố Hữu

10-1954

Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954, Hiệp định Genever về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ cân cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.

Trích đoạn bài thơ này từ đầu tới câu “Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 12 từ 2007.

Một phụ lưu của sông Hồng, chảy ở các huyện phía tây tỉnh Yên Bái, bắt nguồn từ hợp lưu nhiều suối ở vùng núi huyện Trạm Tấu.

Tức sông Phó Đáy, bắt nguồn từ vùng núi Tam Tạo thuộc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, là phụ lưu lớn thứ hai của sông Lô sau sông Gâm. Chiều dài sông khoảng 170km, chảy qua địa phận các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc rồi đổ vào sông Lô ở TP Việt Trì (Phú Thọ), vào Tuyên Quang ở xã Trung Minh, sang Hùng Lợi rồi chảy qua nhiều xã thuộc Yên Sơn và Sơn Dương tổng cộng dài hơn 84km. Nhiều tên đất, tên làng dọc bên sông này còn lưu giữ nhiều dấu tích của Thủ đô Cách mạng và kháng chiến: Trung Minh, Hùng Lợi, Trung Sơn, Kim Quan, Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Bình Yên…

Địa danh nay ở giáp ranh giữa hai xã Phú Đình, huyện Định Hoá, và Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi “Chùa rách bụt vàng” như lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi dưới chân đèo De là Tỉn Keo, nơi đặt trụ sở Phủ Chủ tịch trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Nguồn:1. Tố Hữu, Việt Bắc, NXB Văn học, 19622. Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2003

Những Vấn Đề Cơ Bản Trong Bài Thơ “Việt Bắc” ( Tố Hữu)

Tóm tắt truyện Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi 07/07/2012

Phân tích vẻ đẹp lãng mạn – trữ tình trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu 07/07/2012

Những vấn đề cơ bản trong bài thơ “Việt Bắc” ( Tố Hữu)

Bài viết hay về Nhà thơ Tố Hữu +++++++++++++++++++++ Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu Tìm hiểu bài ” Việt Bắc” của Tố Hữu Bình giảng 20 dòng đầu của bài thơ “Việt Bắc” Phân tích đoạn thơ tả cảnh Việt Bắc ra trận “Những đường Việt Bắc…núi Hồng” Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta –mình ở bài thơ Việt Bắc

1.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :

– Việt Bắc là quê hương CM, trước CM T8 có khởi nghĩa Bắc Sơn (1941), nơi thành lập MTVM; trong kháng chiến chống Pháp là nơi ở và làm việc của TW Đảng và chính phủ

-Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10/ 1954. Đây là thời điểm các cơ quan TW của Đảng và chính phủ rời chiến khu VB về Hà nội, sau khi cuộc kháng chiến chống pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng ĐBP và hoà bình được lập lại ở miền Bắc.

Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương CM.

Đoạn trích ca ngợi con người và cuộc sống ở chiến khu VB trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ, hào hùng, đồng thời thể hiện tình nghĩa thủy chung giữa người Cách mạng và nhân dân Việt Bắc.

3. Nghệ thuật đậm đà tính dân tộc trong đoạn trích “Việt Bắc”

– Thể lục bát tài tình, thuần thục. – Sử dụng một số cách nói dân gian: thi liệu, xưng hô, đối đáp,… – Giọng điệu quen thuộc, gần gũi, ấm áp. – Sở trường sử dụng từ láy. – Cổ điển+hiện đại – Kết cấu bài thơ: lời đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. Không chỉ là đối đáp mà còn hô ứng. – Cặp đại từ nhân xưng mình ta.

4. Nội dung đoạn trích: 4.1 – Sắc thái tâm trạng ,lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:

-Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay….Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.

-Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng.

+ Bốn câu đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của ngưòi ở lại,đồng thời cũng khảng định tấm lòng thuỷ chung của mình:

Điệp từ “nhớ.”(láy lại)

Lời nhắn nhủ của VB “Mình có nhớ ta, mình có nhớ không” vang lên ray rứt,gợi nỗi nhớ triền miên

15 năm gợi thời gian.

Cây, núi, sông, gợi không gian thời gian hoạt động kháng chiến tại không gian Việt Bắc + 4 câu sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi.

Đại từ phiếm chỉ “ai”nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi thân thương

Áo chàm: H/ảnh bình dị, chân tình, chỉ người Việt Bắc.

Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp:

– Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vi, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. .

+ Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, ấm áp tình người: Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương., bản khói… sớm khuya…

+ Bức tranh tứ bình, mỗi mùa một hình ảnh đẹp làm say lòng người. Mùa đông: rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi Mùa xuân: hoa mơ nở trắng rừng Mùa hè: ve kêu, rừng phách đổ vàng Mùa thu: ánh trăng soi sáng khắp núi rừng…

Chỉ những người đã từng sổng Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về cảnh Việt Bắc như vậy.

-Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình :

+Hình ảnh sinh hoạt của cán bộ CM trong chiến khu hoà lẫn với sinh hoạt của nhân dân VB: Tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, lớp học i tờ, giờ liên hoan

Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc.

+ Chiến công Việt Bắc là bản tổng kết những nét lớn của sự phát triển ngày càng cao những chiến dịch, những thắng lợi trong niềm vui phơi phới.

-Vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hi sinh Việt bắc đã làm nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên,…

– Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai, sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hoà quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên – tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

– Đặc biệt, Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước:

+Trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suốt lũ, những mây cùng mù) đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc (dẫn đoạn thơ từ câu Mình về,-còn nhờ núi non đến câu Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa).

+ Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng soi, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công.

( Sưu tầm)

Bài viết hay về Nhà thơ Tố Hữu +++++++++++++++++++++ Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu Tìm hiểu bài ” Việt Bắc” của Tố Hữu Bình giảng 20 dòng đầu của bài thơ “Việt Bắc” Phân tích đoạn thơ tả cảnh Việt Bắc ra trận “Những đường Việt Bắc…núi Hồng” Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta –mình ở bài thơ Việt Bắc

Phân Tích Bài Thơ Việt Bắc Của Tố Hữu Đạt 9.5 Điểm

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu trong Văn mẫu THPT để thấy được vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng gắn với 1 thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người được tái hiện trong không gian và thời gian qua bài thơ Việt Bắc.

Bài làm phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Mở bài phân tích bài thơ Việt Bắc

Đất nước Việt Nam đã trãi qua những năm đấu tranh kháng chiến để giử gìn độc lập tự do, có những con người thầm lặng góp sức tinh thần trong chiến đấu qua những lời thơ, lời văn thể hiện. Trong các tác phẩm văn chương đó có thể kể đến bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Tác phẩm là tấm chân tình trong buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tình cảm giữa nhân nhân Việt Bắc và cán bộ cách mạng.

Thân bài phân tích bài thơ Việt Bắc

Những bài thơ lớn của Tố Hữu đều sáng tác vào những điểm mốc của lịch sử cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” – kiệt tác của Tố Hữu cúng được sáng tác trong một thời điểm trọng đại của đất nước.

Tố Hữu một nhà thơ được sinh ra ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ ông đã được học và tập làm thơ.

Tố Hữu được giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 (tập thơ Việt Bắc). Giải thưởng Văn học ASEAN (1996). Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – nghệ thuật (đợt 1 năm 1996).

Tố Hữu là một nhà thơ – chiến sĩ. Ông làm thơ trước hết vì sự nghiệp của dân tộc, của Đảng. Thơ ông biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm, niềm vui lớn của dân tộc và cách mạng.

Cảm hứng trong thơ Tố Hữu hướng về nhân dân, cách mạng, cảm hứng lịch sử hào hùng của dân tộc, chứ không phải cảm hứng đời tư tư của chính tác giả.

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội.

Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ ” Việt Bắc “.

Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác vào tháng 12 năm 1945 nhân một sự kiện lịch sử là trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu về thủ đô Hà Nội.

Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thành tựu quan trọng, đóng góp to lớn cho thơ ca tháng chiến chống Pháp.

Phân tích bài thơ Việt Bắc ta sẽ thấy được tình cảm gắn bó thân thiết giữa người đi và người ở lại, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người cán bộ với thủ đô kháng chiến, với nhân nhân Việt Bắc.

Bài thơ là khúc tình ca cũng như là một khúc hùng ca về cội nguồn tình yêu quê hương đất nước và thể hiện đạo lí truyền thống ching của toàn dân tộc.

Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tố Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến mười lăm năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hoà bình.

Tác giả cho chúng ta thấy được hình ảnh Việt Bắc với cảnh đẹp và người

Tình yêu thiên nhiên, đất nước qua phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã được thể hiện một cách sâu sắc qua sự gắn bó với núi rừng Việt Bắc qua bao năm tháng chiến đấu với nhân dân nơi này. Một tình cảm gắn bó thân thiết như những người máu mủ ruột già.

Nỗi nhớ của tác giả là nỗi nhớ của một người cán bộ sắp phải xa Việt Bắc trở về xuôi. Hình ảnh của Việt Bắc đã hiện lên rất mộc mạc nhưng đã ôm trọn nỗi nhớ của Tố Hữu.

Đó là hình ảnh “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, những hình ảnh bản làng mờ mờ trong sương khói, bếp lửa hồng thắp sáng trong đêm, hay những “rừng nứa bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy”, tiếng “Chày đêm nện cối đều đều suối xa”…tất cả những nét đẹp bình dị của một vùng rừng núi hoang vui nhưng vẫn ấm áp tình thương, đặc biệt đó là những trái tim con người nơi đây khiến Tố Hữu nhớ nhất, mang đạm nghĩa tình nhất.

Tố Hữu sử dụng thành công lối đối đáp “ta”, “mình”. ” ta về mình có nhớ ta. Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Nỗi nhớ không sao quên, không nỡ xa cách nơi mà đã từng gắn bó yêu thương với bao kỉ niệm, cùng dân sống và chiến đấu. Ấn tượng của tác giả về con người Việt Bắc luôn cần cù trong lao động, thủy chung trong tình nghĩa.

Qua đó thể hiện thiên nhiên Việt Bắc với những cảnh đẹp phong phú, đa dạng, thay đổi theo từng mùa. Gắn với cảnh tượng đẹp đó là những con người là những con người thật giản dị, đi làm nương rẫy, trồng khoai, trồng sắn…Nhưng tất cả đều góp công, góp sức để chung tay làm nên sức mạnh to lớn, kết thành làn sóng xây nên cuộc kháng chiến trường kì.

Trong hồi tưởng của Tố Hữu Việt Bắc hiện lên đó là hình ảnh những mai nhà” hắt hiu lau xám, đậm đà tình son”, hình ảnh người mẹ “địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”.

Câu thơ trữ tình vang lên tạo nên sự đằm thắm gắn bó giữa tình đồng chí và nhân dân.

Qua bài thơ ta cũng thấy được Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu

Những hình ảnh chiến đấu hào hùng, những hoạt động sôi nổi, tinh thần sục sôi chiến đấu âm vang trong những câu thơ trong phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đậm chất sử thi đã miêu tả một cách hùng tráng.

Một dân tộc đã vượt qua bao gian khó hi sinh đã tạo nên những chiến công, kì tích: Phù Thông, đèo Giàng, sông Lô, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên…Tố Hữu đã đi sâu vào để giải thích cội nguồn sức mạnh chung một lòng để giành những thắng lợi vẻ vang ấy.

Đó là sức mạnh toàn dân, toàn quân kháng chiến, sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên:

Bằng những lời thơ trang trọng tha thiết, Tố Hữu đã nhấn mạnh được hình ảnh và vai trò của Việt Bắc đối với cách mạng. Nơi đây như quê hương, chiến khu đã nuôi dưỡng nên sức mạnh trong kháng chiến trường kì của nhân dân ta:

Những câu thơ mang đậm nét trữ tình, ca dao sâu lắng về nghĩa tình dân tộc. trong cuộc kháng chiến vĩ đại ấy đã có cụ Hồ soi sáng, có “trung ương, chính phủ luận bàn việc công”, những con người tài giỏi, những lý tưởng cao đẹp, những con đường đúng đắn sáng suốt ấy đã tạo nên sự thắng lợi.

Hình ảnh phân tích bài thơ Việt Bắc trong cảm hứng về ngày mai

Tố Hữu từ tình yêu đối với Việt Bắc đã đặt niềm tin vững chắc vào một ngày mai tươi sáng, đặt niềm tin vào sức mạnh của toàn nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh tươi đẹp của dân tộc:

Những hình ảnh chính là mơ ước khát vọng không chỉ của những người cán bộ kháng chiến mà còn cả nhân dân, tác giả không vì có cái mới mà quên đi những cái cũ, luôn nghĩ về nhau giữa miền xuôi và miền ngược.

Đây cũng chính là lời tác giả muốn nhắc nhở đừng để sự thay đổi của môi trường, khi về thủ đô lại quên đi nghĩa tình năm xưa. Những lời thơ của Tố Hữu đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên những giá trị đó.

Hai câu thơ tạo ra tương quan đối lập giữa bóng tối và ánh sáng: nếu câu trên khắc họa bóng đêm đen tối thăm thẳm gợi kiếp sống nô lệ của cả dân tộc dưới ách độ hộ của kẻ thù thì câu dưới lại bừng lên ánh sáng của niềm tin vào ngày mai chiến thắng huy hoàng, tương lai tốt đẹp. Thực ra trong đoạn thơ trên người ta đều nhận thấy sự đối lập này: Tố Hữu đã sử dụng cả một hệ thống từ chỉ ánh sáng như ánh sao, đỏ đuốc, lửa bay, bật sáng tương phản với một hệ thống chỉ bóng tối như đêm đêm, nghìn đêm, thăm thẳm – với xu thế ánh sáng lấn át bóng tối dường như tác giả có dụng ý nêu bật xu thế của dân tộc ta trước mọi kẻ thù hắc ám, đồng thời khẳng định những ngày tươi sáng, hạnh phúc nhất định sẽ tới với dân tộc ta.

Kết bài phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Có những tác phẩm văn học chỉ giúp chúng ta thấy được một phần nhỏ cuộc sống hoặc nói về một nhân vật cụ thể nào đó, nhưng với bài thơ Việt Bắc, ta lại thấy được toàn bộ hình ảnh của cả dân tộc Việt Nam. Cả bài thơ như một bản nhạc nhịp nhàng, nhẹ nhàng, tha thiết được viết lên như một khúc tình ca và trường ca cho cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, về những con người quên mình vì sự độc lập tự do của đất nước. Qua bài thơ Việt Bắc, tác giả cũng thể hiện tấm chân tình của mình với người dân Việt Bắc, những cán bộ cách mạng hết lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bài thơ cũng nhắc nhở lớp trẻ chúng ta phải biết ghi nhớ những công ơn của các Anh hùng của dân tộc, những trang sử hào hùng đẫm máu và nước nước.

Các bạn lưu ý vì 1 số lý do có thể trùng ý tưởng cho nhiều bạn sao chép bài viết trong làm bài thi ( Một số đơn vị giáo dục đã gọi và yêu cầu thây đổi thành tóm tắt ý chính ), nên Sahara buộc phải chỉnh sửa và tóm tắt lại rất nhiều ý chính để các bạn có thể tư duy và viết thêm ý hay hơn, đầy đủ hơn.

Do đó, có thể các bạn đọc thấy đoạn phân tích tương đối ngắn và có thể chưa làm các bạn hài lòng. Chúng tôi rất tiếc vì điều này. Mong các bạn thông cảm và lượng thứ.

Nguồn: Internet

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Đọc Hiểu Về Bài Thơ Việt Bắc Của Nhà Thơ Tố Hữu trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!