Đề Xuất 5/2023 # Danh Mục Văn Bản Chỉ Đạo Và Văn Bản Qppl Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo # Top 14 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Danh Mục Văn Bản Chỉ Đạo Và Văn Bản Qppl Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Danh Mục Văn Bản Chỉ Đạo Và Văn Bản Qppl Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. CHỈ THỊ, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

 

25-NQ/TW

12/3/2003

Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa IX về  công tác tôn giáo

Còn hiệu lực

II. VĂN BẢN DO QUỐC HỘI, CHÍNH PHỦ BAN HÀNH

  •  

    Không số

    28/11/2013

    Hiến pháp năm 2013 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    02/2016/QH14

    18/11/2016

    Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016

    Còn hiệu lực

  •  

    162/2017/NĐ-CP

    30/12/2017

    Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

    Còn hiệu lực

  •  

    110/2018/NĐ-CP

    29/8/2018

    Nghị định Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội

    Còn hiệu lực

  •  

    04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV

    30/5/2014

    Thông tư liên tịch của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

    Còn hiệu lực

  •  

    23/2014/TT-BTNMT

    19/05/2014

    Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành)

    Còn hiệu lực

    Đã được bổ sung một số quy định theo Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015

    IV. CÁC VĂN BẢN LUẬT CÓ LIÊN QUAN

  •  

    45/2013/QH13

    29/11/2013

    Luật Đất đai 2013 (trích)

    Còn hiệu lực

    Đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14

  •  

    21/2017/QH14

    24/11/2017

    Luật Quy hoạch 2017 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    30/2009/QH

    12

    17/06/2009

    Luật Quy hoạch đô thị 2009 (trích)

    Còn hiệu lực

    Đã được sửa đổi, bổ sung bằng 02 văn bản: Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 và Luật số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 (hiệu lực từ ngày 01/01/2021)

  •  

    35/2018/QH14

    20/11/2018

    Còn hiệu lực

  •  

    39/2019/QH14

    13/06/2019

    Luật Đầu tư công 2019 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    50/2014/QH13

    18/06/2014

    Luật Xây dựng 2014 (trích)

    Còn hiệu lực

    Đã được sửa đổi, bổ sung bằng 02 văn bản: Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 và Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 (hiệu lực từ ngày 01/01/2021)

  •  

    62/2020/QH14

    17/6/2020

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (2020)

    Chưa có hiệu lực

    Hiệu lực từ 01/01/2021

  •  

    32/2009/QH12

    18/06/2009

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2001 (Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001)

    Còn hiệu lực

  •  

    22/2018/QH14

    08/6/2018

    Luật Quốc phòng 2018 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    43/2019/QH14

    14/06/2019

    Luật Giáo dục 2019 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    09/2017/QH14

    19/06/2017

    Luật Du lịch 2017 (trích)

    Còn hiệu lực

  •  

    97/2015/QH13

    25/11/2015

    Luật phí và lệ phí 2015 (trích)

    Còn hiệu lực

    V. CÁC VĂN BẢN KHÁC CÓ LIÊN QUAN

  •  

    166/2018/NĐ-CP

    25/12/2018

    Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh

    Còn hiệu lực

  •  

    198/QĐ-BNV

    31/01/2018

    Quyết định 198/QĐ-BNV năm 2018 về việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ ủy quyền cho Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

    Còn hiệu lực

                 

    Quan Điểm Đổi Mới Của Đảng Về Tôn Giáo, Tín Ngưỡng

    Nghị quyết số 24 (1990) của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” lần đầu tiên khẳng định các quan điểm mới về tôn giáo, tín ngưỡng: i) tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; ii) tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; iii) đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Từ đây, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng cũng được định hướng: i) vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo; ii) nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng và iii) công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.  Trong các chỉ thị, nghị quyết tiếp theo, tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện: Chỉ thị 37 (1998) của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” (1998) khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện… trong tôn giáo. Đặc biệt, Nghị quyết số 25 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa IX của Đảng (2003) đã tổng kết và phát triển tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo đó, nhận thức mới về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tập trung ở những nội dung chủ yếu sau: Một là, thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện một cách rõ ràng quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ quan điểm “tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài” đến Nghị quyết 25, Đảng đã khẳng định rõ hơn “tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội”. Luận điểm này, một mặt, cụ thể hóa quan điểm “tồn tại lâu dài” của tôn giáo, nhưng phát triển và làm rõ hơn mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta; mặt khác, khắc phục được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, rằng tôn giáo sẽ nhanh chóng lụi tàn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cũng khẳng định những điểm tương đồng giữa lý tưởng của tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết 25 chỉ rõ: “Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với mục tiêu chung”. Đây là luận điểm mới, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về việc khai thác, phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa, đạo đức của các tôn giáo với mục tiêu xây dựng xã hội mới ở nước ta. Quan điểm này ngăn chặn và làm thất bại những thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch về chủ nghĩa cộng sản vô thần chống tôn giáo, vi phạm nhân quyền, dân chủ, đồng thời phát huy mặt tích cực của các tôn giáo, tạo cơ sở cho sự đồng thuận xã hội. Hai là, tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo. Nếu như trước đây, tôn giáo thường chỉ được tiếp cận hạn chế từ góc độ tư tưởng triết học và chính trị, với định nghĩa mang tính kinh điển “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”; tín ngưỡng thường được gắn liền với hủ tục, mê tín dị đoan…, thì giờ đây, tôn giáo tín ngưỡng đã được nhìn nhận là một phần của lịch sử dân tộc, văn hóa và đạo đức và hơn thế, là thực thể xã hội có khả năng cố kết cộng đồng và ổn định trật tự, an toàn xã hội… Quan điểm mới này đặt nền móng cho sự quản lý của các cấp chính quyền và đoàn thể chính trị xã hội, thể hiện sự quan tâm và bảo đảm những lợi ích thiết thân của đồng bào các tôn giáo trong việc thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngưỡng lành mạnh, chính đáng của họ, tương tự như việc bảo đảm các quyền khác của con người như ăn, mặc, cư trú, nhân quyền, dân chủ… Ba là, thừa nhận và khuyến khích phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Luận điểm này là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng trong cách mạng dân tộc, dân chủ, nhưng được bổ sung, phát triển làm sâu sắc hơn trong thời kỳ Đổi mới. Tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển luôn bộc lộ hai mặt tích cực và tiêu cực. Trước đây, do yêu cầu của cách mạng cần phải tập trung cho nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều kiện các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nên chúng ta thường nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, hạn chế của tôn giáo, như tư tưởng yếm thế, ru ngủ con người. Theo quan điểm đổi mới của Đảng, bên cạnh mặt hạn chế cần khắc phục, phải trân trọng và phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, trong đó có mặt tích cực về đạo đức, văn hóa tôn giáo. Tôn giáo có chức năng điều chỉnh hành vi xã hội của con người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Tín đồ các tôn giáo với niềm tin vào đấng tối cao và cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết, lo sợ bị trừng phạt hoặc bị “quả báo” nếu phạm tội hoặc làm điều ác nên thường có hành vi đạo đức hướng thiện. Giáo lý giáo luật và những lời răn dạy của tôn giáo đã tạo ra những quy phạm đạo đức hướng con người làm các việc thiện lành, tránh điều ác, tu nhân tích đức để được giải thoát (Phật giáo), được lên thiên đàng (Kitô giáo, Hồi giáo). Các tôn giáo không chỉ “thiêng hóa” các quy phạm đạo đức mà còn tạo ra dư luận xã hội để điều chỉnh hành vi của tín đồ hướng đến cái thiện, bài trừ cái ác. Như vậy, đạo đức tôn giáo góp phần điều chỉnh hành vi xã hội của con người. Thực tế cho thấy, ở những nơi tôn giáo ổn định, có đông tín đồ thì các tệ nạn xã hội ít hơn, trật tự ổn định và lối sống đạo đức nền nếp hơn. Bên cạnh những hạn chế, tôn giáo tín ngưỡng chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý bởi tính nhân văn, hướng thiện của nó, những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Quan điểm nêu trên của Đảng khơi dậy, động viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo phát huy những giá trị tốt đẹp, mặt tích cực, điểm tương đồng của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào các tôn giáo. Bốn là, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Quan điểm này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo trong tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Lần đầu tiên nội hàm của tín ngưỡng được đề cập tới một cách chính thức trong văn kiện của Đảng. Trong tâm thức của người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với dân, với nước không chỉ là một loại hình tín ngưỡng mà còn là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Việc Đảng ta thừa nhận những giá trị tốt đẹp của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần định hướng cho các tôn giáo, tín ngưỡng đồng hành, gắn bó với dân tộc, và việc phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, tâm lý của người dân. Bên cạnh việc phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với dân với nước, Đảng ta cũng chỉ rõ phải thượng tôn pháp luật, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Những quan điểm này mang tính biện chứng sâu sắc trong tư duy lý luận của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa xây và chống (xây dựng khối đoàn kết toàn dân, chống phân biệt đối xử, chống âm mưu chia rẽ dân tộc, kích động gây rối); giữa giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp với đấu tranh loại trừ các tệ nạn mê tín, hủ tục nhằm bảo đảm cho môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh. Thực tiễn cho thấy, sự đổi mới tư duy của Đảng về tôn giáo, tín ngưỡng đã tạo nền tảng cho việc tạo lập các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào có đạo và tính hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Các luật, nghị định về tín ngưỡng tôn giáo mới được ban hành trong năm 2016, 2017 là những bước tiến lớn trong việc luật hóa vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập chưa được giải quyết, đòi hỏi việc xây dựng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện bởi các cấp, các ngành trong thời gian tới./. Nguyễn Nguyên Hồng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

    Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo Và 8 Nội Dung Đáng Chú Ý Nhất

    Tiêu đề:

    Luật Tín ngưỡng tôn giáo và 8 nội dung đáng chú ý nhất

    Số/Ký hiệu:

    Ngày ban hành:

    Ngày có hiệu lực:

    Người ký:

    Trích yếu:

    Nội dung:

    1. Tín ngưỡng, tôn giáo là gì?

    Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, tín ngưỡng được định nghĩa như sau:

    Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

    Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

    2. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì tín ngưỡng, tôn giáo

    Tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của con người. Theo đó, Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:

    – Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

    + Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

    + Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    + Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

    + Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

    – Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

    3. Mọi người đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào

    Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được biểu hiện như sau:

    – Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

    – Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

    – Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    – Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

    4. Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo

    Theo Điều 21 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được công nhận là tổ chức tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    - Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;

    - Có hiến chương theo quy định;

    - Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

    - Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;

    - Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

    - Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    5. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài

    Theo Điều 8 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

    – Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

    – Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

    – Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

    – Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

    – Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam. 6. Cơ sở tín ngưỡng phải thông báo về khoản thu từ tổ chức lễ hội tín ngưỡng

    Theo Điều 15 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khoản thu từ việc tổ chức lễ hội.

    – Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc lễ hội, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về khoản thu, mục đích sử dụng khoản thu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

    – Lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã người đại diện phải thông báo về khoản thu, mục đích sử dụng đến UBND cấp xã.

    – Lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, người đại diện hoặc ban quản lý phải thông báo về khoản thu, mục đích sử dụng đến UBND cấp huyện.

    – Lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, người đại diện hoặc ban quản lý phải thông báo về khoản thu, mục đích sử dụng đến UBND cấp tỉnh.

    7. Người đi tù được sử dụng kinh sách

    Đây là một trong những quy định về việc hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người. Theo đó, khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định:

    – Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

    – Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ  bị hạn chế hơn, cụ thể: Được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật của cơ sở quản lý, giam giữ (Điều 4 Nghị định 162/2017/NĐ-CP).

    8. Vi phạm về tín ngưỡng tôn giáo có thể bị phạt tới 7 năm tù

    Khoản 1 Điều 64 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

    –  Người nào lợi dụng các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, có thể bị phạt đến 07 năm tù (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)

    – Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào có thể bị phạt đến 03 năm tù (Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

    Ngoài ra, đối với cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ tùy vào tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

    File đính kèm:

    Danh Mục Tải Các Văn Bản Về Quyết Định

    Phần 4. Hệ thống các văn bản của Quyết định

    Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2013 quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. (cập nhật mới nhất ngày 6/1/2014)

    Quyết định 4056 Thống kê và sử dụng Emis

    Quyết định 2861 Về giám sát thanh tra

    Quyết định 2278 Về lập hồ sơ giải quyết Khiếu nại, tố cáo

    Quyết định 698 Nguồn lực CNTT đến năm 2020

    Quyết định 530 Công đoàn giải quyết Khiếu nại, tố cáo

    Quyết định 391 Kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ cho giáo viên

    Quyết định 365 Thực hiện Luật Cán bộ, Công chức

    Quyết định 206 Trích xuất và khấu hao tài sản

    Quyết định 192 Về công khai tài chính

    Quyết định 135 Quy chế Quản lí điều hành Chương trình MTQG

    Quyết định 135 Chương trình 135

    Quyết định 69 Xã khó khăn, xã biên giới Chương trình 135

    Quyết định 62/2007/QĐ-BGDĐT

    Ban hành quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên

    Quyết định 61 Hội Cựu Giáo chức ViệtNam

    Quyết định 55 Mức chất lượng tối thiểu cấp Tiểu học

    Quyết định 47 Về giải quyết Khiếu nại, tố cáo

    Quyết định số 42 Bảo lưu chế độ phụ cấp Nhà giáo

    Quyết định 41 Quy chế về thiết bị giáo dục

    Quyết định 37 Quy định về phòng bộ môn

    Quyết định 36 Trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia

    Quyết định 32 Trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia

    Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT về Ban hành Quy định bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

    Quyết định 31 Mẫu chữ viết cấp tiểu học

    Quyết định 27 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại

    Quyết định 27 Bộ Giáo dục xét tặng Kỉ niệm chương

    Quyết định 19 Tiêu chuẩn ứng dụng về CNTT

    Quyết định 16 Quy định Đạo đức Nhà giáo

    Quyết định 15 Phụ cấp dạy lớp ghép cấp Tiểu học

    Quyết định 14 về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

    Quyết định 09 Quy định về viết hoa trong văn bản

    Quyết định 08 Ban hành mã nguồn mở OpenOffice

    Quyết định 06 Quy định sử dụng thẻ đối với Công chức, viên chức

    Quyết định 05 Chứng chỉ đào tạo Cán bộ, công chức

    Quyết định 04 Quy chế dân chủ trong Nhà trường

    Quyết định 03 Về Khiếu nại, tố cáo

    Quyết định 03 Quy tắc ứng xử của Cán bộ, công chức

    Quy định Về nâng bậc lương trước thời hạn đối với Cán bộ, công chức

    Quy định PCGDTHĐĐT Theo Thông tư số 36

    Hệ thống văn bản Kiểm định chất lượng giáo dục

    Quyết định Bổ nhiệm, miễn nhiệm trong tổ chức Công đoàn

    Quyết định khung thời gian năm học 2013-2014

    Quy định soạn thảo văn bản Quy phạm pháp luật

    Quyết định thi Violimpic

    Bạn đang đọc nội dung bài viết Danh Mục Văn Bản Chỉ Đạo Và Văn Bản Qppl Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!