Đề Xuất 4/2023 # Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Long An – Nhiều Tỉnh, Thành Phố Dừng Hoạt Động Văn Hóa, Giải Trí Để Chống Dịch Covid # Top 6 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 4/2023 # Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Long An – Nhiều Tỉnh, Thành Phố Dừng Hoạt Động Văn Hóa, Giải Trí Để Chống Dịch Covid # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Long An – Nhiều Tỉnh, Thành Phố Dừng Hoạt Động Văn Hóa, Giải Trí Để Chống Dịch Covid mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

* Ông Đoàn Tấn Bửu – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh đã yêu cầu Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương mở rộng điều tra, lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân đến từ (hoặc đi qua), trở về từ Đà Nẵng từ ngày 1/7/2020.

Tỉnh Đồng Tháp khuyến khích tổ chức họp, hội nghị trực tuyến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi, làm việc. Người dân đề cao cảnh giác, chủ động và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; công trình giao thông, xây dựng… phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh tại cửa khẩu, nhất là qua các đường mòn, lối mở tuyến biên giới; tất cả các trường hợp nhập cảnh phải thực hiện biện pháp cách ly theo quy định. Đồng Tháp tạm dừng tổ chức các sự kiện, hội nghị, các hoạt động, các nghi lễ tôn giáo… trường hợp đặc biệt, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Ngoài ra, lực lượng Biên phòng biên giới đang nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài, trong đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua biên giới với tỉnh Đồng Tháp.

Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết thêm, qua báo cáo từ hệ thống Tổ nhân dân tự quản của Mặt trận Tổ quốc và các địa phương, hiện xác định khoảng 450 người về từ vùng dịch. Ngành Y tế yêu cầu thực hiện khai báo, phân loại và tổ chức tự cách ly, lấy mẫu xét nghiệm đối với nhóm người này.

*Chiều 3/8, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Tính đến ngày 3/8, tổng số người từ vùng dịch trở về Thừa Thiên – Huế chưa qua 14 ngày là 21.955 người. Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thực hiện xét nghiệm 16.002 mẫu, trong đó 13.538 mẫu có kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã tổ chức cách ly y tế tập trung 927 trường hợp; cách ly bắt buộc tại nhà và nơi lưu trú hơn 9.500 trường hợp; khuyến cáo tự cách ly tại nhà và nơi lưu trú hơn gần 10.000 trường hợp. Tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng chỉ đạo khởi động lại Khu cách ly tập trung T4 (Trường Nghiệp vụ Thuế) để đón người đến cách ly tập trung theo quy định trong thời gian tới.

Đối với 19 ca dương tính đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 ghi nhận có 1 bệnh nhân rất nặng, 8 bệnh nhân nặng.

* Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau 1 ngày triển khai việc xét nghiệm chủ động virus SAR-CoV-2 bằng phương pháp test nhanh, đến 7 giờ 30 ngày 3/8, toàn tỉnh đã xét nghiệm nhanh được 894 trường hợp trở về từ địa phương có người mắc COVID-19, tất cả đều có kết quả âm tính. Số trường hợp được làm xét nghiệm bằng PCR là 182 người, đều có kết quả âm tính.

Dự kiến, đợt này sẽ có khoảng 3.150 người của 13/13 huyện, thị, thành phố trong tỉnh được xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh. Đây là những người đi từ vùng có dịch về tính từ ngày 1/7/2020, đang thực hiện cách ly tại nhà chưa qua 14 ngày.

Các trường hợp test nhanh nếu cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được chuyển đến cách ly tại bệnh viện/trung tâm y tế, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm gửi tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh để làm xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR.

Dừng Hoạt Động Văn Hóa, Giải Trí Ở Nhiều Tỉnh, Thành Để Chống Dịch Covid

Chiều 3/8, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản hỏa tốc về việc khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó, tỉnh Lâm Đồng cũng cho tạm dừng toàn bộ hoạt động của các sở sở kinh doanh: vũ trường, quán bar, karaoke, rạp chiếu phim, trò chơi điện tử, ca nhạc phòng trà, cơ sở làm đẹp; khuyến cáo không tụ tập đông người cho đến khi có thông báo mới. Riêng đối với các hoạt động tôn giáo, tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo thực hiện theo văn bản số 6408/UBND-NC ngày 31/7/2020.

Ngành Y tế chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương khẩn trương, tăng tốc thực hiện việc truy vết các trường hợp đi về từ thành phố Đà Nẵng từ ngày 1 đến ngày 28/7/2020 và các điểm có nguy cơ lây nhiễm cao; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc thu dung, điều trị các trường hợp mắc bệnh; nâng cao năng lực xét nghiệm chẩn đoán virus SARS- CoV-2 tại chỗ với công suất đáp ứng nhu cầu xét nghiệm tại địa bàn.

Chiều 3/8, UBND tỉnh Đồng Nai ra công văn yêu cầu người dân tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch từ 0 giờ ngày 4/8 cho đến khi có thông báo mới.

Theo đó, tại thành phố Biên Hòa, địa phương có trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, UBND tỉnh yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế ra đường, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Khi đi ra ngoài, người dân phải đeo khẩu trang, không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc.

Một số dịch vụ tạm dừng hoạt động như: Cơ sở làm đẹp, spa, massage, các dịch vụ về tóc, trò chơi điện tử, game online, các phòng tập gym, yoga, các rạp chiếu phim, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các giải thi đấu thể dục thể thao chuyên nghiệp và phong trào, các hoạt động tập thể dục rèn luyện sức khỏe ngoài trời, ở công viên, sân tập, các khu/điểm du lịch, khu chợ đêm. Các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố cũng ngưng hoạt động. Đồng thời, các nhà hàng, cơ sở/điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát trên địa bàn thành phố được hoạt động nhưng phục vụ không quá 20 người, đảm bảo khoảng cách và thực hiện công tác phòng dịch theo đúng quy định.

Tỉnh Đồng Tháp khuyến khích tổ chức họp, hội nghị trực tuyến; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi, làm việc. Người dân đề cao cảnh giác, chủ động và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; công trình giao thông, xây dựng… phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Tỉnh tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh tại cửa khẩu, nhất là qua các đường mòn, lối mở tuyến biên giới; tất cả các trường hợp nhập cảnh phải thực hiện biện pháp cách ly theo quy định. Đồng Tháp tạm dừng tổ chức các sự kiện, hội nghị, các hoạt động, các nghi lễ tôn giáo… trường hợp đặc biệt, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Ngoài ra, lực lượng Biên phòng biên giới đang nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài, trong đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua biên giới với tỉnh Đồng Tháp.

Chiều 3/8, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Tính đến ngày 3/8, tổng số người từ vùng dịch trở về Thừa Thiên – Huế chưa qua 14 ngày là 21.955 người. Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thực hiện xét nghiệm 16.002 mẫu, trong đó 13.538 mẫu có kết quả âm tính, còn lại đang chờ kết quả. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã tổ chức cách ly y tế tập trung 927 trường hợp; cách ly bắt buộc tại nhà và nơi lưu trú hơn 9.500 trường hợp; khuyến cáo tự cách ly tại nhà và nơi lưu trú hơn gần 10.000 trường hợp. Tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng chỉ đạo khởi động lại Khu cách ly tập trung T4 (Trường Nghiệp vụ Thuế) để đón người đến cách ly tập trung theo quy định trong thời gian tới.

Đối với 19 ca dương tính đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 ghi nhận có 1 bệnh nhân rất nặng, 8 bệnh nhân nặng.

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau 1 ngày triển khai việc xét nghiệm chủ động virus SAR-CoV-2 bằng phương pháp test nhanh, đến 7 giờ 30 ngày 3/8, toàn tỉnh đã xét nghiệm nhanh được 894 trường hợp trở về từ địa phương có người mắc COVID-19, tất cả đều có kết quả âm tính. Số trường hợp được làm xét nghiệm bằng PCR là 182 người, đều có kết quả âm tính.

Dự kiến, đợt này sẽ có khoảng 3.150 người của 13/13 huyện, thị, thành phố trong tỉnh được xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh. Đây là những người đi từ vùng có dịch về tính từ ngày 1/7/2020, đang thực hiện cách ly tại nhà chưa qua 14 ngày.

Các trường hợp test nhanh nếu cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sẽ được chuyển đến cách ly tại bệnh viện/trung tâm y tế, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm gửi tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh để làm xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR.

Từ khóa: Dừng hoạt động văn hóa phòng covid19hoạt động văn hóa các tỉnhdừng hoạt động văn hóa giải trí

Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Long An – Nghị Quyết Phiên Họp Chính Phủ Thường Kỳ Tháng 8

Nghị quyết nêu rõ, nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2019 còn rất nặng nề, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ, các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó lưu ý không được chủ quan, phải thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình trong nước và thế giới để kịp thời có đối sách hiệu quả, phù hợp, không để bị động, bất ngờ. 

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, quyết liệt hơn nữa trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, sâu sát thực tiễn, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chỉ tiêu của ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách. Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là nỗ lực phấn đấu cao nhất, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2019, tạo nền tảng vững chắc cho năm 2020, năm cuối của nhiệm kỳ, góp phần thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2016-2020. 

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cải cách mạnh mẽ, hoàn thiện thể chế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiếp tục coi đây là nhiệm trọng tâm, ưu tiên hàng đầu. Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chồng chéo, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhất phục vụ người dân, doanh nghiệp và thu hút các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách, bắt kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 

Tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm, trong đó, về tiến độ những dự án, công trình trọng điểm.

Cụ thể, đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, bảo đảm tiến độ đưa Tổ máy 1 vào vận hành quý II năm 2021 và Tổ máy 2 vào quý III năm 2021; đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện báo cáo trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ trước khi báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến về dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 để bảo đảm tiến độ đưa Tổ máy 1 vào vận hành trong tháng 12 năm 2020 và Tổ máy 2 vào quý I năm 2021.  

Đối với Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, đề xuất phương án cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2019; đối với Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, bảo đảm tiến độ đưa Tổ máy 1 vào vận hành quý II năm 2021 và Tổ máy 2 vào quý III năm 2021.

Trong đó, đối với Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm về tiến độ khởi công 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách; tiến độ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư sau khi cấp có thẩm quyền có chỉ đạo chính thức hình thức lựa chọn nhà đầu tư, bảo đảm cơ bản hoàn thành các dự án vào năm 2021 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, kịp thời báo cáo Chính phủ, Quốc hội xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng trì trệ, chậm tiến độ đề ra.

Đối với Dự án đường bộ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm tiến độ thông tuyến vào năm 2020 và khánh thành toàn tuyến vào năm 2021 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 272/TB-VPCP ngày 2/8/2019 của Văn phòng Chính phủ.

Đối với Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2019 về tiến độ chạy thử và đưa vào sử dụng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6334/VPCP-QHQT ngày 05/7/2019 của Văn phòng Chính phủ; chủ động biện pháp xử lý dứt điểm theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nếu vượt thẩm quyền, không để tình trạng chậm trễ kéo dài, gây mất lòng tin trong nhân dân.  

Đối với Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định Nhà nước, khẩn trương thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, bảo đảm tiến độ trình Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ 8.

Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, bảo đảm hoàn thành, đưa vào sử dụng đầy đủ các công năng trong năm 2020 đối với dự án xây dựng Bệnh viện Việt – Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại tỉnh Hà Nam.

Về các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đã chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chịu trách nhiệm tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục để bảo đảm tiến độ, hiệu quả của các dự án đầu tư. 

Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi số vốn đầu tư công chậm giải ngân

Về giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 đã được giao; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân chậm của bộ, ngành, địa phương mình; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 1/4/2019 và Công điện số 1042/CĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm điểm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, cản trở, gây chậm trễ trong triển khai thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. 

Kiên quyết thực hiện việc điều chuyển hoặc thu hồi số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2019 đã giao cho các bộ, ngành, địa phương nhưng giải ngân chậm hoặc không có khả năng giải ngân, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. 

Điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt để kịp thời ứng phó, đồng thời tạo thêm dư địa cho điều hành, tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những tác động bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. 

Bên cạnh đó, các bộ, ngành xây dựng, ban hành khung khổ thử nghiệm chính sách mới cho việc triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình kinh tế chia sẻ; đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn theo các Quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Rà soát, điều chỉnh, lập mới quy hoạch phát triển các ngành để tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí và không hiệu quả. Khẩn trương hoàn thiện báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 và kế hoạch đầu tư công năm 2020 của bộ, ngành mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội theo quy định.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi sát các biến động của thị trường trong nước và quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt; điều hành tỷ giá phù hợp. Tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, góp phần hạn chế tín dụng đen. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; triển khai sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giám sát, cảnh báo, ngăn ngừa các rủi ro về hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp và cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng. Bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử. 

Chủ động ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương có trách nhiệm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng Việt Nam có lợi thế. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo 389 và các địa phương có biên giới chỉ đạo lực lượng chức năng thường xuyên theo dõi sát tình hình thị trường, chủ động có biện pháp ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa để bảo vệ sản xuất trong nước. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai, tình hình nguồn nước để hướng dẫn các địa phương chủ động có phương án tổ chức sản xuất phù hợp; kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Đánh giá việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các khuyến nghị EC đưa ra đối với Việt Nam về chống khai thác hải sản trái phép không khai báo và không theo quy định; có chiến lược khai thác, nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền vững; rà soát, đánh giá để khai thác hiệu quả đội tàu đánh cá mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để tái đàn, mở rộng quy mô đàn lợn ở các vùng, các cơ sở chưa có dịch và có đủ điều kiện chăn nuôi an toàn; chủ động chuẩn bị nguồn cung thực phẩm phục vụ dịp Tết. Tích cực chuẩn bị các Hội nghị toàn quốc về: tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tổ chức trong tháng 10 năm 2019; tổng kết 10 năm về an ninh lương thực; Hội nghị về chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Đảng Bộ Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Tỉnh Quan Tâm Thực Hiện Nghị Quyết Số 19

Từ chỉ tiêu biên chế được duyệt năm 2015 là 98 cán bộ, viên chức và người lao động, Đài đã tiến hành xây dựng Đề án đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả của đơn vị, với tổng số biên chế 88 (hiện nay còn 86) cán bộ, viên chức và người lao động (giảm 10,2%). Tiếp tục hoàn thiện Bản mô tả công việc, các vị trí việc làm, khung năng lực và thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức đúng theo yêu cầu vị trí việc làm; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Để tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp Nghị quyết 19 và nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong thời gian tới, Đảng uỷ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cần tập trung thực hiện các nội dung sau: Một là: Tiếp tục triển khai quán triệt Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, các chủ trương, chính sách của cấp trên đối với cán bộ, đảng viên và người lao động trong đơn vị. Phát hiện các địa phương, đơn vị thực hiện tốt Nghị quyết 19 để xây dựng các chuyên trang, chuyên mục nhằm tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện nghị quyết trên sóng phát thanh và truyền hình của tỉnh. Hai là: Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực báo chí nói chung, Đài Phát thanh và Truyền hình nói riêng để có sự thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết. Ba là: Xác định rõ hơn lộ trình thực hiện tự chủ tài chính theo hướng dẫn của cấp trên và chủ động làm việc với cơ quan có thẩm quyền để Đề án “Vị trí việc làm” sớm được phê duyệt. Bốn là: Tiếp tục quan tâm công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện nghị quyết. Thường xuyên chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong đơn vị, chủ động nắm bắt tư tưởng của cán bộ, đoàn viên, hội viên để có chia sẽ, động viên kịp thời. Năm là: Thường xuyên cung cấp thông tin cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ban Thường vụ Đảng uỷ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh về quá trình thực hiện nghị quyết, nhất là những khó khăn, vướng mắc để việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp của nghị quyết đạt hiệu quả cao nhất./.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Long An – Nhiều Tỉnh, Thành Phố Dừng Hoạt Động Văn Hóa, Giải Trí Để Chống Dịch Covid trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!