Đề Xuất 6/2023 # Chuyên Đề Hình Ảnh Trẻ Thơ Trong “ Tôi Đi Học” ( Thanh Tịnh) Và “Trong Lòng Mẹ” (Nguyên Hồng) # Top 6 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 6/2023 # Chuyên Đề Hình Ảnh Trẻ Thơ Trong “ Tôi Đi Học” ( Thanh Tịnh) Và “Trong Lòng Mẹ” (Nguyên Hồng) # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyên Đề Hình Ảnh Trẻ Thơ Trong “ Tôi Đi Học” ( Thanh Tịnh) Và “Trong Lòng Mẹ” (Nguyên Hồng) mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hình ảnh trẻ thơ trong “ TôI đI học” ( Thanh Tịnh) và “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng) I. Hình ảnh nhân vật “ tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học”. – Nắm vững vài nét về tác giả, sự nghiệp sáng tác cuả Thanh Tịnh. – Nêu những nét tiêu biểu của truyện ngắn “ Tôi đi học” về nghệ thuật. + Truyện kết hợp phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. + Diễn biến : Theo trình tự không gian, thời gian. 1. Hoàn cảnh. * “ Tôi” sống trong cuộc sống hạnh phúc, sống trong tình yêu thương đùm bọc quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội. – Mẹ nắm tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. – Mẹ giúp cầm cả bút và thước. – Mẹ luôn ở bên cạnh động viên khích lệ: + Bàn tay dịu dàng đẩy lên trước, vuốt mái tóc. Ông đốc đón chúng tôi bằng con măt hiền từ cảm động. Thầy giáo trẻ tươi cười đón chúng tôi vào lớp. 2. Tâm trạng của nhân vật “tôi”. – Đây là truyện ngắn xuất sắc, thể hiện tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”. – Tâm trạng diễn biến theo trình tự thời gian, không gian. – Thời điểm cuối thu, cảnh vật thiên nhiên, hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ đã gợi lại tâm trạng buâng khuâng , xao xuyến về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên. 2.1. Khi trên đường đến trường. – Cảm nghĩ ngây thơ, hồn nhiên đáng yêu. 2.2. Tâm trạng ở sân trường. – Cảm nhận không khí đông vui phấn khởi của ngày khai trường khi nhìn tháy mọi người: dày đặc, quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa. – Cảm nhận về ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm. – Tâm trạng vừa lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng e sợ vừa thèm muốn ước ao. – Cảm giác chơ vơ lạc lõng khi tiếng trống trường cất lên. 2.3.Tâm trạng khi gọi tên vào lớp. 2.4. Vào lớp và bắt đầu giờ học đầu tiên. – Cảm nhận thấy lớp học lạ lạ, hay hay. II. Hình ảnh nhân vật bé Hồng trong đoạn trích : Trong lòng mẹ. Nắm vững vài nét về tác giả, tác phẩm : + Nguyên Hồng ( 1918 – 1982), tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng. + Ông được mệnh danh là nhà văn của lớp người lao động cùng khổ. + Tác phẩm : Thể hiện niềm cảm thương mãnh liệt sâu sắc đối với người dân lao độốngống dưới đáy của xã hội. Lưu ý 1 số đặc điểm cơ bản của đoạn trích : + Thể loại : Hồi kí ( Ghi lại chuyện đã xảy ra trong cuộc đời 1 con người thường là chính tác giả). + Phương thức biểu đạt : Tự sự, miêu tả và biểu cảm. + Chuyện về bé Hồng là đứa trẻ mồ côi cha bị hắt hủi vẫn 1 lòng yêu thương, kính mến người mẹ đáng thương của mình. 1. Cảnh ngộ của bé Hồng. – Gia cảnh sa sút, cha nghiện ngập mất sớm. – Hồng trở thành đứa trẻ côi cút, sống lang thang, thiếu tình thương ấp ủ, bị ghẻ lạnh hắt hủi của những người họ hàng bên nội. ú Tuổi thơ của Nguyên Hồng có quá ít những kỉ niệm êm đềm ngọt ngào. Chủ yếu là những kỉ niệm đau buồn, tủi cực của một đứa trẻ côi cút, cùng khổ. 2. Tâm trạng của bé Hồng khi đối thoại với bà cô. – Kìm nén khi bà cô hỏi : Có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không ? : Bé Hồng đã kìm nén xúc động, kìm nén nỗi đau, nhẫn nhục chịu đựng( cúi đầu không đáp, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay). – Khi bà cô nhắc dến em bé : nước mắt ròng ròng, chan hoà, đầm đìa ở cằm và ở cổ, hai tiếng em bé xoắn chặt lấy tâm can em và bé Hồng đã đau đớn : cười dài trong tiếng khóc. Nỗi đau đớn , sự phẫn uất không kìm nén lại được khiến Hồng : cười dài trong tiếng khóc. – Khi nghe kể về tình cảnh của mẹ : ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi : cổ họng nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. 3. Tâm trạng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ. ú Những rung động cực điểm của tâm hồn cực kì đa cảm, cảm xúc chân thành của 1 chú bé khao khát tình mẫu tử : phải bé lại mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. III. Luyện tập : 1. Bài tập 1 : Tìm các từ Hán Việt có yếu tố: nghi (ngờ), thực(ăn), ảo(không có thực), đoạn(đứt, dứt). – nghi(ngờ): nghi can, nghi hoặc, nghi kị. – thực(ăn): thực đơn, thực phẩm. – ảo(không có thực): ảo ảnh, ảo giác.. – đoạn(đứt, dứt): đoạn tuyệt, đoạn trường.. 2. Bài tập 2. Viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về niềm hạnh phúc, cảm giác sung sướng, niềm hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. 3. Bài tập 3. Hình ảnh nhân vật “ tôi” trong văn bản : “ Tôi đi học” gợi cho em suy nghĩ gì về ngày khai giảng năm học mới của mình? ———– Hết ——– Chuyên đề 2: Chủ đề – Bố cục và cách xây dựng đoạn văn trong văn bản 1. Chủ đề: – Chủ đề: Là đối tượng, vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt. VD: + Chủ đề trong văn bản: “ Tôi đi học”: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và niềm hạnh phúc của nhân vạt “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học. + Chủ đề trong văn bản: “ Trong lòng mẹ”: Nỗi đau và lòng yêu thương vô bờ bến của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. + Chủ đề trong văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” Vạch trần bộ mặt ác nhân, tàn ác của XHTDPK. Tình cảnh cực khổ của người nông dân khi bị dồn vào bước đường cùng. Vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh của người nông dân (khi bị dồn vào bước đường cùng). + Chủ đề với chuyện: Chuyện: một nội dung sự việc tác giả kể lại. VD: Văn bản: “ Tôi đi học” Chuyện: Nhân vật “ tôi” ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp của mình trong buổi tựu trường. Chủ đề: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và niềm hạnh phúc của nhân vạt “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học. + Chủ đề với đại ý: Đại ý: Là ý lớn trong một đoạn thơ, một tình tiết, một đoạn, một phần của truyện. VD: Bài thơ “ Qua Đèo Ngang”. Đại ý: – 6 câu thơ đầu: Cảnh Đèo Ngang lúc bóng xế tà. – 4 câu thơ cuối: Nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ. Chủ đề: Tâm trạng buồn, cô đơn cuả li khách khi bước tới Đèo Ngang trong ngày tàn. II. Bố cục. 2. Bố cục thông thường: * Lưu ý: Trình tự phần thân bài theo một số trình tự sau: Không gian, thời gian, mạch cảm xúc hoặc sự phát triển của sự việc. * Bài tập: Bài tập 1: Có một bạn được phân công báo cáo kinh nghiệm học tập tại hội nghị học tốt của trường. Bạn ấy dự định theo bố cục sau: Mở bài: chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn dự hội nghị. Thân bài: Nêu rõ bản thân đã học như thế nào ở lớp. Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân. Nêu rõ bản thân học ở nhà thế nào. Nêu rõ bản thân học trong cuộc sống. Bố cục trên đã rành mạch và hợp lí chưa? Vì sao? Theo em có thể bổ sung thêm điều gì? Gợi ý: Bố cục trên chưa rành mạch vì: Thân bài: Trình bày chưa dày đủ, rõ ràng. Phần mở bài chưa giới thiệu phần mình định báo cáo. Bổ sung ý 2: Nêu thành tích, kinh nghiệm học tập. “ Phân tích lòng thương mẹ của chú bé Hồng trong đoạn trích : Trong lòng mẹ”. Gợi ý: MB: Giới thiệu và khái quát tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ. TB: – Cảnh ngộ đáng thương của chú bế Hồng. – Nỗi nhớ nhung và sự khát khao gặp mẹ. – Phản ứng quyết liệt của chú trước bà cô, hủ tục PK nghiệt ngã. – Niềm vui sướng tột cùng của cậu bé Hồng khi đang trong lòng mẹ. KL: Khái quát lại tình mẫu tử thiêng liêng và nêu cảm nghĩ của bản thân. III. Xây dựng đoạn văn trong văn bản. 1. Đoạn văn: Là phần văn bản được bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ chấm xuống dòng, diễn đạt một nội dung tương đối hoàn chỉnh. 2. Trong đoạn văn: 3. Cách trình bày nội dung đoạn văn: 4 cách . a. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách song hành. *Mô hình: b. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch * Mô hình: (1) (câu chốt) (2) (3) (4) (n) c. Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp. * Mô hình : 1 (a) (b) (c) (d) (n) (câu chốt) 5.2.2. Tác phẩm. * Mở bài: Tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. * Thân bài: – Tóm tắt: nội dung tác phẩm ( trữ tình). tác phẩm ( văn xuôi) – Trình bày đặc điểm của tác phẩm : + Nội dung Cần có dẫn chứng. + Hình thức nghệ thuật * Kết luận : Tác dụng của tác phẩm với cuộc sống. 5.3. Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm). * Mở bài : Giới thiệu khái quát về phương pháp ( cách làm). *Thân bài: – Nguyên vật liệu ( chuẩn bị) – Cách làm: + Làm bắt đầu từ đâu? ( cái gì trước, cái gì sau ?) + Làm như thế nào? ( trật tự nhất định, phù hợp) + Yêu cầu( Với sản phẩm vật chất) * Kết bài : Nêu vai trò, ý nghĩa của phương pháp. 5.4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. * Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh ( Thể hiện sự độc đáo, hấp dẫn). * Thân bài: – Giới thiệu vị trí địa lí, diện tích, lai lịch ( Tiểu sử: Bắt đầu từ năm nào, gắn với những sự kiện gì?) ( Phải chú ý giải thích các khái niệm). – Nêu cảnh quan hiện nay ( đặt di tích trong quần thể cảnh vật hiện nay). * Kết luận: Nêu giá trị của thắng cảnh đối với đất nước, đời sống con người. 5.5. Thuyết minh về tác giả, anh hùng lịch sử, tập sách * Mở bài: Giới thiệu nét khái quát về đối tượng thuyết minh. * Thân bài: – Con người : ( Tác giả, anh hùng): + Giới thiệu năm sinh, năm mất, quê quán, truyền thống gia đình. + Giới thiệu tài năng, sự cống hiến của người đó trên lĩnh vực nào ? Tập sách : + Cấu trúc ( gồm bao nhiêu bài, bao nhiêu phần) + Nội dung : + Hình thức : ( in trên giấy gì ? màu gì?) * Kết luận: – Tập sách: Nêu giá trị với cuộc sống, tình cảm với đối tượng ( biểu cảm). – Con người: Sự đánh giá về người đó, tình cảm với người đó( biểu cảm). 5.6. Thuyết minh về một cửa hiệu, căn nhà. ( về cách trình bày) * Mở bài : Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh. * Thân bài : Lần lượt trình bày cách sắp xếp của đối tượng thuyết minh : + Một phần khái quát. + Cách trình bày cụ thể. * Kết luận : Thể hiện cảm nhận, sự đánh giá của người viết, ý nghĩa của cách trình bày. II. Luyện tập : Bài tập 1 : Thuyết minh một món ăn dân tộc. Bài tập 2: Thuyết minh về một đò dùng học tập( cái bút máy, cái com – pa, cái cặp sách..) Bài tập 3: Thuyết minh về một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá ( Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh..) Bài tập 4: Thông qua bài thơ: “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, hãy thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật? ——————Hết ———— Chuyên đề. Nói quá- Nói giảm nói tránh. I.Nói quá. 1. Khái niệm. Nói quá: ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, khoa trương. VD: Con rận bằng con ba ba Đêm nằm nó ngáy cả nhà đều kinh. 2. Tác dụng. – Nói quá có chức năng nhận thức làm rõ hơn bản chất của đối tượng ( không phải nói sai sự thật, nói dối- Biện pháp tu từ ) VD: Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu. – Nói quá tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, xúc cmả và ý chí. VD: Chí ta lớn như biển rộng trước mặt ( Tố Hữu) 3. Một số biện pháp nói quá. a, Nói quá kết hợp so sánh tu từ. b, Dùng từ ngữ phóng đại khác. * Bài tập áp dụng. Bài tập 1: Xác định các biện pháp nói quá. Bài tập 2. * Đều sự dụng 2 biện pháp tu từ: so sánh tu từ và từ ngữ phóng đại. – Nghệ thuật so sánh là chính. Bài tập 3. b, Hẹn chín quên mười: Nhấn mạnh sự trách móc tính hay quên của người hẹn. c, Diễn tả sự lạc quan niềm tin sự sống, sự chiến thắng vượt lên gian khổ, hy sinh chiến đấu. II. Nói giảm nói tránh. 1. Khái niệm. 2. Tác dụng của nói giảm nói tránh. * Bài tập: làm bài tập 1,2,3 ( Sách kiến thức cơ bản nâng cao Ngữ văn 8) ——————Hết —————- Chuyên đề: Văn nghị luận A. Khái quát chung: 1. Khái niệm: – Văn nghị luận là loại văn bản dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một vấn đề để thể hiện một nhận thức, một quan điểm, một lập trường của mình trên cơ sở chân lí. – Nghị luận gồm các kiểu bài: + Văn chứng minh: – CM VH – CM nghị luận XH + Văn giải thích: + Văn nghị luận tổng hợp. 2. Đặc điểm của văn nghị luận : – Luận điểm: Điểm quan trọng, ý chính được nêu ra. – Luận cứ: Lí lẽ, dẫn chứng. – Lập luận: Trình bày lí lẽ, dẫn chứng làm cho luận điểm theo các cách dựng đoạn văn ( Qui nạp, song hành, diễn dịch, móc xích……..) B. Những vấn đề cụ thể. I. Luận điểm, cách trình bày. 1. Luận điểm: – Luận điểm: Tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết muốn nêu ra nhằm giải quyết vấn đề. – Muốn giải quyết một vấn đề, người viết phải có hệ thống luận điểm theo một trình tự hợp lí. VD 1: ” Lão Hạc là một người nông dân bất hạnh và có nhiều phẩm chất tốt đẹp”. Dựa vào truyện ngắn ” Lão Hạc” em hãy chứng minh. Gồm các luận điểm: + Lão Hạc – một người nông dân có nhiều bất hạnh: Nghèo khổ, cô đơn,.. + Lão là người có tấm lòng nhân hậu: yêu con, yêu quý cậu vàng. + Một con người giàu lòng tự trọng. VD2: Hãy giải thích lời dạy của Bác Hồ kính yêu: ” Học tạp tốt, lao động tốt” Gồm các luận điểm: + Thế nào là học tốt? Thế nào là lao động tốt? Mối quan hệ giữa học tập tốt và lao động tốt? +Tại sao phải học tập tốt? Lao động tốt? + Muốn học tập tốt, lao động tốt, thiếu niên nhi đồng Việt Nam phải làm như thế nào? + Suy nghĩ, quyết tâp của em trong học tập và lao động? 2. Cách trình bày luận điểm: – Yêu cầu: Mỗi luận điểm phải trình bày thành một đoạn văn. – Các cách trình bày: Diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, Tổng – Phân – Hợp. VD: Cho luận điểm: ” Văn bản: Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là một bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc”. Yêu cầu: Hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch. Hãy viết đoạn văn theo cách qui nạp. Hãy viết đoạn văn theo cách Tổng – Phân – Hợp. II. Phương pháp làm bài văn giải thích: 1. Khái niệm: – Giải thích một vấn đề: Là phương pháp lập luận chủ yếu dựa vào lí lẽ để cắt nghĩa, để giảng giải giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu đầy đủ về vấn đề đó. 2. Các phương pháp giải thích: – Giải thích bằng cách nêu định nghĩa ( chiết tự nêu ý nghĩa của từ ngữ, câu chữ, kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng). – Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề. – Giải thích băng cách lấy dẫn chứng, kể ra các biểu hiện, sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu, hoặc cụ thể hoá vấn đề bằng những lời diễn giải chi tiết, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo…. của hiện tượng hoặc vấn đề giải thích. 3. Các bước làm bài văn giải thích: 3.1. Tìm hiểu đề: – Đọc kĩ đề bài: Xác định yêu cầu của đề: + Vấn đề cần giải thích. + Phạm vi vấn đề. 3.2. Tìm lí lẽ trong văn giải thích. – Đặt và trả lời câu hỏi: Nghĩa là thế nào? ( nghĩa là gì?……..) ( đây là loại câu hỏi đợc đặt ra khi ta cần giải nghĩa một khái niệm trong câu trích của luận đề). VD: Giải thích câu: ” Không có gì quý hơn độc lập tự do” + “Độc lập” có nghĩa là gì?: Một nước giữ được chủ quyền chính trị, kinh tế và toàn vẹn lãnh thổ, không để nớc khác can thiệp vào, không bị ngoại bang nô dịch, thống trị. + ” Tự do” là gì? : Quyền đợc sống và làm theo ý muốn của mình miễn là không xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Tự do là quyền công dân. Thân phận nô lệ là mất tự do. Nớc được độc lập, nền dân chủ được mở rộng thì mới có tự do. – Đặt và trả lời câu hỏi: ” Tại sao?” ( Vì sao?…….)( Đây là câu hỏi quan trọng nhất nhằm tìm ra lý lẽ để giải thích được nguyên nhân, lý do nảy sinh sự kiện, vấn đề). VD: Em hiểu thê snào là : ” Học tập tốt, lao động tốt”? + Thế nào là học tập tốt? + Thê nào là lao động tốt? + Vì sao phải học tập tốt? + Vì sao phải lao động tốt? 3.3. Lập dàn ý: * Mở bài: – Dẫn dắt: + Nêu xuất xứ của vấn đề cần giải thích. + Nêu mục dích của vấn đề cần giải thích. – Nêu vấn đề cần giải thích, giới thiệu câu trích dẫn, có thể giới hạn vấn đề cần giải thích. * Thân bài: – Có thể giải thích các từ ngữ khó, các khái niệm trong câu trích dẫn của luận đề. – Trả lời câu hỏi nh thế nào? Vì sao? để tìm ra lí do, nguyên nhân. – Hiểu vấn đề, em hành động ra sao? * Kết luận: – Khái quát lại vấn đề vừa giải thích. – Liên hệ bản thân. 3.4. Viết thành bài văn hoàn chỉnh. 3.5. Kiểm tra lại bài viết. * Lưu ý: – Về lí lẽ: + Là phương tiện chính trong văn giải thích. + Lí lẽ phải chặt chẽ, rõ ràng. – Về dẫn chứng: Chỉ có vai trò là phơng tiện bổ sung cho lí lẽ ( làm các vd), không đợc phân tích dẫn chứng. – Trong văn bản giải thích thờng sử dụng kết hợp một số thao tác nh mô tả, phân tích, so sánh, khái quát,……. và dựa vào các thao tác đó mà phân tích, phán đoán về sự vật. – Cách lập luận phải thật sự chặt chẽ, sắc sảo, có đủ lí lẽ, chứng cứ. Người làm văn giải thích phải thấy rõ trách nhiệm của mình là không chỉ làm cho người đọc hiểu được vấn đề, nhận thức được bản chất của sự vật mà còn làm cho họ có tình cảm, suy nghĩ và hành động đúng đắn. Như vậy cũng có nghĩa là khi giải thích cần đi từ nội dung của điều cần giải thích đến ý nghĩa và cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống. III. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 1. Kiến thức cơ bản: + Yêu cầu: – Yếu tố biểu cảm hay khi người viết thực sự có cảm xúc về vấn đè mình viết. – Yếu tố cảm xúc: Từ nữ, câu văn biểu cảm. – Yếu tố cảm xúc: Chân thật. B. Luyện tập: 1. Hãy viết đoạn văn nghị luận xen biểu cảm trình bày luận điểm: “Trong: Hịch tướng sĩ, yêu nước, tự hào dân tộc thể hiện ở ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược” 2. Bài tập 2. Hãy giải thích câu tục ngữ: ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? a. Tìm hiểu đề? b. Lập dàn ý? Gợi ý: a. Tìm hiểu đề: – Vấn đề cần bàn luận: Khi hưởng thành quả cuộc sống, ta luôn nhớ người làm ra thành quả. – Kiểu bài: Nghị luận giải thích. b. Lập dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề bàn luận. * Thân bài: – Em hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ nh thế nào? – Vì sao em hiểu nh vậy? – Hiểu vấn đề, em hành động như thế nào? * Kết bài: – Khái quát vấn đề cần bàn luận. – Liên hệ bản thân – bài học.

Cảm Nhận Về Hình Ảnh Người Mẹ Trong Truyện Ngắn “Tôi Đi Học” Của Nhà Văn Thanh Tịnh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý I. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

– Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

– Liên hệ tới nhân vật người mẹ trong truyện.

II. Thân bài 1. Mẹ với những cử chỉ yêu thương

– Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường.

– Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc.

– Bàn tay mẹ chính là biểu tượng cho tình thương, cho sự săn sóc, động viên, khích lệ.

2. Vai trò của mẹ nói riêng và của những người lớn đối với con em

– Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời tạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

⇒ Hình ảnh người mẹ đã góp phần làm cho câu chuyện nên thơ và giàu cảm xúc hơn.

III. Kết bài

– Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

– Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình

Bài mẫu

Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học, chúng ta không thể bỏ sót hình ảnh những người lớn trong truyện. Chính sự có mặt của những nhân vật này đã làm cho mạch truyện trở nên thi vị và giàu giá trị nhân văn. Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong “những ki niệm mơn man” mà nhân vật “tôi” mãi mãi không bao giờ quên.

Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc.

Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp” trong một buổi sáng mùa thu “đầy sương thu và gió lạnh”, chú bé đã được mẹ hiền “âu yếm nắm tay… dẫn đi…”. Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh “đều thay đổi” vì trong lòng mình “đang có sự thay đổi lớn”.

Khi thấy các bạn nhò “quần áo tươm tất, nhí nhảnh”, trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật “tôi” cũng muốn “thử sức mình”, đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ “cúi đầu nhìn” con thơ, với cặp mắt “thật âu yếm”, với tiếng nói dịu dàng: “Thôi để mẹ cầm cũng dược”.

Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ ” dịu dàng đẩy” con “tới trước”, lúc thì bàn tay mẹ “nhẹ vuốt mái tóc” con thơ khi đứa con “ nức nở khóc theo” các bạn nhỏ khác đang xếp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy “trong thời thơ ấu, tỏi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”.

Ai đó đã từng ví “Mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ là nải chuối buồng cau… Mẹ là vốn liếng yêu thương của cuộc đời” và trong những ngày trọng đại của đời người, có lẽ chúng ta đều bồi hồi xúc động khi nhắc tới tượng đài sừng sững của yêu thương này. Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn “Tôi đi học” dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.

chúng tôi

Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)

Nội dung bài Tôi đi học

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.

Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.

Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.

Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:– Mẹ đưa bút thước cho con cầm.

Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:– Thôi để mẹ cầm cũng được.

Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.

Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:– Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.

Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:– Thôi, các em lên đứng đây sắp hàng để vào lớp.

Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.

Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi đi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ.

Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lê Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.

Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.

Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong trí tôi. Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.

Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc:

Những kiến thức trọng tâm bạn cần ghi nhớ:

Tìm hiểu chung

Tác giả Thanh Tịnh

– Thanh Tịnh (1911- 1988)

– Tên thật là: Trần Văn Ninh.

– Quê quán: Huế.

– Các tác phẩm: Hận chiến trường, quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm, những giọt nước biển…. → Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp dằm thắm, tình cảm êm diu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng.

Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm Tôi đi học

– “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.

Phần 1: Từ đầu đến “tôi đi học”: Khởi nguồn của nỗi nhớ

Phần 2: Tiếp theo đến “Trên ngọn núi”: Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường

Phần 3: Tiếp theo đến “chút nào hết”: Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và phải tời tay mẹ để vào lớp học

Phần 4: Còn lại: Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên.

Tìm hiểu chi tiết

Khởi nguồn nỗi nhớ

Thời điểm gợi nhớ: Cuối thu – ngày khai trường

– Quang cảnh:

+ Lá rụng nhiều, những đám mây bàng bạc

+ Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường

– Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã → những từ láy có tính biểu cảm cao diễn tả sâu sắc, cụ thể, độc đáo những cảm xúc trong sáng, nảy nở trong lòng

Cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên

– Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường

+ Có sự thay đổi lớn trong lòng

+ Thấy mình lớn lớn, nhận thức nghiêm túc hơn

+ Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới

+ Muốn được chững chạc

– Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường

+ Cảm thấy mình bé nhỏ so với trường

+ Lo sợ, ngập ngừng và thầm mong được như học trò cũ

+ Khi xếp hàng: chơ vơ, muốn bước nhanh mà toàn thân cứ run, dềnh dàng chân co, chân duỗi

→ Những cảm xúc tự nhiên, rất đáng nhớ, đáng yêu

– Cảm giác và tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào bàn học đón tiết học đầu tiên

+ Cái gì cũng cảm giác lạ, hay thấy cái gì cũng thân thiết và gần gũi, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin → có sự thay đổi lớn trong tâm trí nhân vật

+ Hình ảnh gợi nhớ những ngày trẻ thơ chơi bơi hoàn toàn đã chấm dứt, bước sang một giai đoạn mới: làm người lớn → hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng

+ Hình ảnh “dòng chữ của thầy trên bảng” thể hiện niềm tự hào, gợi ra những cảm xúc đẹp, đáng nhớ về một thời niên thiếu: tôi đi học

→ những tình cảm, cảm xúc đáng nhớ, đáng trân trọng và lưu giữ trong tâm hồn mỗi người.

– Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em trong lần đầu tiên đi học

+ Phụ huynh: Chuẩn bị ân cần, chu đáo → lo lắng, hồi hộp cùng các em

+ Thầy giáo: vui vẻ, giàu tình yêu thương

+ Ông Đốc: từ tốn, bao dung

→ quan tâm, chăm sóc chu đáo cho những học trò bé bỏng ⇒ đem đến sự ấm áp, giúp các em tự tin, vững vàng hơn

Nội dung và Nghệ thuật Tôi đi học

Nội dung: Những rung động tinh tế, những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên

Nghệ thuật

– Hình ảnh so sánh giàu gợi cảm

– Truyện bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian

– So sánh kết hợp hài hòa giữa kể và tả, với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc

Gợi ý trả lời các câu hỏi trang 9 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1. Mong rằng nội dung này sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành soạn bài Tôi đi học tốt hơn:

Câu 1 (trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

– Những điều gợi về buổi tựu trường đầu tiên: cuối thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.

– Những kỉ niệm diễn tả theo trình tự thời gian (hiện tại → quá khứ), không gian (trên đường đến trường → sân trường Mĩ Lí → trong lớp học) và trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật.

Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”:

– Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.

– Nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.

– Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.

– Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa.

– Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ.

– Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.

– Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.

– Nghe những tiếng khóc của bạn, cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ.

– Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên.

Câu 3 (trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

– Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái.

– Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.

– Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng dự buổi khai giảng và hồi hộp cùng các em.

Câu 4 (trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn rất sinh động, rất đặc sắc:

– Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

– Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp.

– Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, những con ngập ngừng e sợ.

Câu 5 (trang 9 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học là sử dụng các hình thứ nhân hoá và so sánh đầy thi vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm.

– Chất thơ của truyện toả ra từ thái độ, cử chỉ, gương mặt và lời nói của mỗi người rất tinh tế, gợi cảm. Chất thơ toát ra từ lòng người mẹ hiền thương yêu con. Đã mất lần tác giả tra bàn tay của người mẹ.

– Truyện được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật “tôi”.

– Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.

Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:

– Tình huống truyện.

– Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật “tôi”.

– Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác qua lời kể của nhân vật “tôi”.

Luyện tập

Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện thật tự nhiên, chân thật và hồn nhiên, khơi gợi kí ức mỗi người. Đó là cảm xúc bồi hồi, xúc động trước thiên nhiên, con người trong một ngày đặc biệt.

Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.

Buổi khai giảng đầu tiên của tôi, ông chở tôi trên chiếc xe đạp cũ tới trường, đường phố cảnh vật rực rỡ, cổng trường màu sắc rung rinh những lá cờ xanh, đỏ, vàng chào đón. Tôi ngỡ ngàng trước cái cổng cao lớn mà ngày nào tôi cũng đi qua, đến hôm nay tôi mới thấy nó đẹp đến thế. Chúng bạn hàng ngày tôi vẫn cùng bắn bi, bắt ve sầu nay cũng tươm tất áo mũ như tôi đến trường mới. Ngày khai trường đầu tiên của tôi. Ôi sao tôi quên được ngày lễ trọng đại ấy. Tôi đã trở thành cậu bé lớp Một. Ông bế tôi xuống chiếc xe đạp, tươi cười cặp mắt nhăn nhúm khẽ động đậy. Cháu nhìn xem, trường của cháu đấy. Ông từ từ dắt tay tôi vào sân trường mà những tà áo dài thướt tha đi lại. Cô giáo tôi, người gầy gầy, xếp chúng tôi thành một hàng dọc, chỉn chu từng đứa trẻ đứng thẳng hàng. Ông tôi đứng đằng xa kia, cười hiền hậu, tôi muốn khóc quá, chưa bao giờ tôi đứng một mình giữa những người bạn mới mà không có ông hay mẹ bên cạnh… Những cảm xúc ấy, có lẽ, chẳng bao giờ tôi quên được.

1. Bố cục bài Tôi đi học gồm mấy phần

Bố cục bài Tôi đi học gồm 3 phần

– Phần 1 : Từ đầu … trên ngọn núi :Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tự trường đầu tiên.– Phần 2 : Tiếp … tôi cũng lấy làm lạ : Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.– Phần 3 : Phần còn lại : Cảm xúc nhân vật “tôi” khi vào lớp.

2. Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại gì?

Văn bản Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn.

3. Phương thức biểu đạt của văn bản Tôi đi học?

Phương thức biểu đạt của văn bản Tôi đi học là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

4. Nhân vật chính trong văn bản” Tôi đi học” là ai?

Nhân vật chính trong văn bản” Tôi đi học” là Nhân vật “tôi”

5. Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?

Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nhan đề của văn bản, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản

6. Nhân vật chính trong văn bản” Tôi đi học” được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

Nhân vật chính trong văn bản” Tôi đi học” được miêu tả chủ yếu ở phương diện tâm trạng

Chúc các em học tốt!

Hỏi Đáp: Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)

Giải đáp các câu hỏi về bài Tôi Đi Học của Thanh Tịnh: tóm tắt, bố cục, giá trị nội dung, ý nghĩa….giúp các bạn tham khảo.

Truyện ngắn “Tôi đi học” – Thanh Tịnh được in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. Truyện ngắn thể hiện tâm trạng hồi hộp, lo lắng, đầy hồn nhiên của đứa trẻ lần đầu được đi tựu trường. Từ đây một môi trường mới sẽ mở ra, có bao nhiêu điều kì diệu đang ở phía trước, muốn cất cánh bay đi nhưng còn ngập ngừng, e sợ.

Nội dung của Tôi đi học

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh mang lại cảm giác nhẹ nhàng, xao xuyến. Với bất kì ai đọc tác phẩm này cũng đều bất giác nhớ lại kỉ niệm ngày đầu đi học của mình. Từ không khí náo nức của ngày tựu trường, đến thời tiết đặc trưng của mùa thu: lá vàng rụng nhiều, những đám mây bạc. Những sự rụt rè ngày đầu đến lớp được nhà văn gợi lên bằng những ngôn ngữ, cử chỉ hồn nhiên, đáng yêu của lứa tuổi học trò.

Truyện ngắn “Tôi đi học” có sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả và tự sự thể hiện rõ nét tâm trạng, cảm xúc của đứa trẻ ngày đầu đi học cũng như những tất bật, lo lắng của chính các bậc làm cha, làm mẹ. Truyện ngắn là một trong những khuôn thước mẫu mực cho văn phong của nhà văn Thanh Tịnh.

Tóm tắt văn bản tôi đi học lớp 8

Cứ đến mùa thu là trong lòng lại xôn xao những kỷ niệm ngày khai trường. Ngày khai giảng mẹ đưa tôi đến trường, con đường ngày thường vốn rất quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm khác lạ. Trong khoảnh khắc ấy cảm giác rất vui sướng pha lẫn hồi hộp, rụt rè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: “Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước”. Trong bộ quần áo mới tôi càng thấy mình trang trọng và đứng đắn hơn. Khi đứng trước trường tôi cảm thấy ngôi trường như đẹp và khang trang hơn.

Tiếng trống trường vang lên và những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Một cô giáo trẻ niềm nở chào đón chúng tôi, nhìn những bức tranh bản đồ treo trên tường và người bạn nhỏ ngồi bên cạnh mà cảm giác thấy thật thân thương.

Ngay lúc ấy tôi đã có cảm giác đã sẵn sàng bắt đầu bài học đầu tiên. Tôi đi học.

Bố cục bài tôi đi học

Văn bản Tôi đi học có thể chia làm 3 phần:

Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”➨ Nêu lên tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.

Phần 2: từ “Trước sân trường làng Mĩ Lí…..” cho đến”…… xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.” ➨ Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

Phần 3: Đoạn văn bản còn lại. ➨ Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.

Ý nghĩa bài tôi đi học

Qua văn bản tôi đi học, hãy khái quát những nét nổi bật về ý nghĩa, nghệ thuật của bài văn

* Nghệ thuật:- Truyện ngắn theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nv tôi theo thời gian của buổi tựu trường.

– Có sự kết hợp chặt chẽ giữa kể, miêu tả và bộc lộ cảm xúc.Sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo và giàu cảm xúc

* Ý nghĩa: “Tôi đi học” là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ kỉ niệm ngày tựu trường thời thơ ấu. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng truyền cảm. Nó khơi gợi tâm hồn, kí ức ngày cắp sách đến trường của mỗi chúng ta. “Tôi đi học” là tiếng lòng man mác, bâng khuâng cua một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.

Nghệ thuật của bài tôi đi học

Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học

Đặc sắc nghệ thuật

Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi, theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường.

Kết hợp hài hào giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc

* Sức cuốn hút của tác phẩm tôi đi học được tạo nên bởi:

– Đặc sắc nghệ thuật của truyện tạo nên chất thơ

– Chất trữ tình thiết tha, trong trẻo từ:

+ Tình huống truyện

+ Tình cảm ấm áp của người lớn

+ Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường

+ Cách so sánh giàu chất trữ tình.

▪ Hướng dẫn soạn bài tôi đi học

▪ Những bài văn mẫu về tác phẩm Tôi Đi Học hay nhất

✪ Thư viện bài soạn văn 8 hay nhất

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyên Đề Hình Ảnh Trẻ Thơ Trong “ Tôi Đi Học” ( Thanh Tịnh) Và “Trong Lòng Mẹ” (Nguyên Hồng) trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!