Đề Xuất 3/2023 # Chứng Minh Tình Yêu Nước Qua Các Văn Bản Nghị Luận Trung Đại Lớp 8 Câu Hỏi 887173 # Top 6 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # Chứng Minh Tình Yêu Nước Qua Các Văn Bản Nghị Luận Trung Đại Lớp 8 Câu Hỏi 887173 # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chứng Minh Tình Yêu Nước Qua Các Văn Bản Nghị Luận Trung Đại Lớp 8 Câu Hỏi 887173 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Văn học Trung Đại là một bộ phận quan trọng của văn học dân tộc. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình ở trường phổ thông và là phần mở đầu cho nền văn học viết của dân tộc. Nếu văn học dân gian, ở không ít tác phẩm tiếng Việt còn mộc mạc, giản dị, thì ở nhiều tác phẩm văn học trung đại, ngôn từ đã đạt mức điêu luyện, tinh xảo, đặc biệt với những tác phẩm văn học thể hiện lòng yêu nước, chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, mỗi câu chữ, giọng văn, thể văn đều thể hiện thống thiết tính dân tộc sâu sắc. Biểu hiện cao nhất của tính dân tộc là lòng yêu nước. Mỗi văn bản thời trung đại được viết ra đều nhằm một mục đích duy nhất là giáo dục, định hướng con người đồng nhất cao nhất về đoàn kết dân tộc, mà biểu hiện của nó, cụ thể hơn bao giờ hết thể hiện khi Tổ Quốc lâm nguy. Giọng văn hùng hồn, dõng dạc, đĩnh đạc, nhiệt huyết của người viết.Yêu nước bằng những việc làm hiện hữu. Mỗi người thể hiện yêu nước bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhỏ- lớn tùy vào khả năng, điều kiện. Thời Trung Đại, yêu nước chủ yếu gắn liền với bảo vệ núi sông, lập công danh bằng những chiến công hiển hách . Tuy nhiên, yêu nước cũng lập công danh bằng khoa bảng. Bác Hồ đã nói: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Tức là, với từng đối tượng cụ thể, trong từng hoàn cảnh cụ thể, cần có biện pháp giáo dục tinh thần yêu nước phù hợp để tinh thần yêu nước đó biến thành hành động cụ thể, góp phần

xây dựng và phát triển đất nước. Việc làm này được bắt đầu từ tầng lớp thanh thiếu niên; biến những bài học cụ thể thành lòng yêu nước thực sự trong tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam, tiếp nối truyền thống yêu nước ngàn năm của lịch sử dân tộc. Hiện nay, giáo dục lòng yêu nước trong điều kiện mới không nên đi theo lối cũ. Phải thay đổi tư duy, đề cao sự cởi mở, thẳng thắn, trao đổi nhiều chiều; kết hợp thuyết phục với khơi gợi. Trong thời kì hội nhập, ảnh hưởng của tư tưởng, lối sống cho riêng mình, lấy lợi ích cá nhân làm lẽ sống thì càng cần phải giáo dục lòng yêu nước tích cực hơn, sát sao hơn nữa. Tiếp thu những tinh hoa của thế giới nhưng cũng phải biết phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Hơn nữa, việc dạy và học các môn khoa học xã hội còn nảy sinh biết bao nhiêu câu chuyện bi hài, làm thầy cô giáo chúng tôi không biết nên cười hay nên khóc. Sự yếu kém, thờ ơ, lạnh nhạt của học sinh đối với các bộ môn xã hội ngày càng gia tăng, ít nhiều đã và đang bào mòn, suy giảm lòng đam mê, tâm huyết của đội ngũ giáo viên dạy các môn xã hội. Trong khi đó, các môn khoa học tự nhiên, như Toán, Lý, Hóa ngày càng có nhiều ưu thế hơn, được hầu hết học sinh các cấp coi trọng hơn, dồn gần hết thời gian và công sức để học tập các môn đó. Phải chăng là kiến thức chuyên môn cũng như cách dạy của thầy cô giáo dạy môn xã hội không bằng thầy cô giáo dạy các môn tự nhiên?Thực tế, nguyên nhân này xem ra không mấy thuyết phục, vì chưa chắc các môn tự nhiên học sinh coi trọng, học nhiều là có đội ngũ giáo viên tốt hơn, giỏi hơn. Căn nguyên sâu xa của nó, theo tôi suy nghĩ, chủ yếu do những nguyên nhân sau đây: – Nhiều học sinh (kể cả phụ huynh) còn xem thường các môn khoa học xã hội, luôn cho nó là môn phụ, môn học chỉ cần thuộc bài, môn chẳng mấy quan trọng, nên không cần phải tư duy, suy nghĩ gì, học hành sơ sơ hoặc qua loa cũng chả sao. Số đông học sinh khi lên cấp học trên có xu hướng học lệch, học một cách thực dụng, thi gì học nấy. Vì coi trọng việc học và thi các môn khoa học tự nhiên thì cơ hội vào ngành, nghề sẽ hết sức rộng rãi và hấp dẫn.

Chu Đê Các Văn Bản Nghị Luận Trung Đại Lớp 8

“Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này. Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền.” (Ngô Sĩ Liên – Đại Việt Sử Kí Toàn Thư)

– Vừa là ban bố quyết định vừa là lời phủ dụ yên dân. Kết thúc bằng câu hỏi tu từ cho thấy Lý Công Uẩn là một vị vua thấu tình đạt lí.Ngoài ra nó còn mang tính chất đối thoại, trao đổi tạo ra sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của nhà vua đối với thần dân. “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”III. Tổng kết1. Nghệ thuật

– Sơ đồ lập luậnIII. Tổng kếtNghệ thuật

– Sơ đồ lập luậnNêu những lần dời đô của các triều đại lớn trong lịch sửQuyết định dời đôPhân tích những ưu điểm thuận lợi của vùng đất Đại La

* Thể loại: Hịch là thể van nghị luận thời xưa, được vua chúa, tướng lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục, hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Thường được viết theo thể van biền ngẫu.So sánh thể Chiếu – Hịch – Thuộc thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể viết bằng van xuôi, van vần. – Dều dùng để ban bố công khai do vua, tướng lĩnh biên soạn.– Hịch: dùng để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, động viên khích lệ tinh thần quân sĩ chống kẻ thù cũng có khi khuyên nhủ, răn dạy thần dân và người dưới quyền.GiốngKhác– Chiếu: dùng để ban bố mệnh lệnh.

* Hoàn cảnh sáng tác: HÞch t­íng sÜ cã tªn chữ H¸n lµ “Dô ch­ tì t­íng hÞch văn”. Ra ®êi tr­íc cuéc kh¸ng chiÕn chèng M”ng – Nguyªn lÇn thø hai (năm (1285). 3 phầnPhần 1: ” Từ đầu … còn lưu tiếng tốt”: Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ trong sử sách.Phần 2: + Đoạn 1: Từ “Huống chi… cũng vui lòng”: Lột tả sự ngang ngược của kẻ thù và tâm trạng của tác giả + Đoạn 2: Từ ” Các ngươi … phỏng có được không? “.Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.Phần 3: Phần còn lại: Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

Lợi ích: Chống được ngoại xâm, còn nướccòn nhà, tiếng thơm để đời Chủ tướng nghiªm kh¾c phê ph¸n lèi sèng cÇu an, hưëng l¹c, thê ¬, v” tr¸ch nhiÖm của các tướng lĩnh đồng thời khuyên nhủ các quân sĩ của mình phải nêu cao tinh thÇn tù gi¸c, tÝch cùc rÌn luyÖn võ nghệ, ý chÝ; s½n sµng chiÕn ®Êu, hi sinh vì ®Êt n­íc, vì dân tộc để chuộc lỗi lầm. 1. Nghệ thuật : Đây là một áng văn chính luận, sự kết hợp lập luận chặt chẽ, sắc bén lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh. 2. Nội dung: phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.III. Tổng kếtSƠ ĐỒ TƯ DUY* Học thuộc lòng và viết một đoạn van trỡnh bày cảm nhận của em về lòng yêu nước của tác giả qua đoạn: “Ta thường tới b?a . ta cũng vui lòng.”* Chuẩn bị bài : Nu?c D?i Vi?t ta, Bn lu?n v? phộp h?c

Bài Văn Nghị Luận Về Tình Yêu Quê Hương Của Tế Hanh Lớp 8, Dàn Ý, Văn

“Quê hương” là tình yêu của nhà thơ Tế Hanh dành cho mảnh đất, quê hương vốn làm nghề chài lưới của mình. Vận dụng những kiến thức, hiểu biết sau khi học và phân tích bài thơ Quê hương trên lớp, em hãy Nghị luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh để trình bày ý hiểu và những cảm thụ của em về bài thơ.

Đề bài: Nghị luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh trong bài thơ cùng tên.

Nghị luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh

I. Dàn ý Nghị luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh

a. Tình yêu quê hương thể hiện qua lời giới thiệu về quê hương– “Làng tôi” là cách gọi đầy thiết tha, trìu mến, chan chứa bao tình cảm với quê hương.– Nhà thơ đã giới thiệu một cách toàn diện, khái quát và đầy đủ về quê hương:+ “Vốn làm nghề chài lưới” cho thấy quê hương của nhà thơ là một làng nghề đánh cá truyền thống+ Vị trí của làng chính là ở gần biển, chỉ “cách biển nửa ngày sông”→ Ẩn sau lời giới thiệu ấy chính là tình cảm thiết tha, đằm thắm và nỗi niềm yêu thương, tự hào về quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.

b. Tình yêu quê hương thể hiện qua nỗi nhớ cảnh sinh hoạt, lao động thường ngày– Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào mỗi buổi sáng:+ Thời gian: “sớm mai hồng”+ Không gian được khắc họa qua hình ảnh “trời xanh’, “gió nhẹ”+ Hình ảnh những con thuyền dũng mãnh, khỏe khoắn và tràn đầy tự tin qua hình ảnh so sánh độc đáo “hăng như con tuấn mã” cùng việc sử dụng hàng loạt động từ mạnh như “phăng”, “vượt”.+ Hình ảnh con buồm mang linh hồn, sự sống, sức mạnh của cả xóm làng thể hiện qua so sánh độc đáo cùng phép tu từ ẩn dụ.

– Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về sau một ngày ra khơi:+ Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trên bến quê thật ồn ào sau một chuyến ra khơi bội thu với những chiếc ghe đầy cá, với những con cá tươi ngon.+ Những người dân chài lưới nơi đây lên tiếng thầm cảm ơn thiên nhiên, cảm ơn người mẹ biển cả.+ Hình ảnh những người dân làng chài với phong thái khỏe khoắn, mạnh mẽ.+ Nghệ thuật nhân hóa độc đáo cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác dường như đã làm hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh con thuyền như một sinh thể có tâm hồn→ Phải thật sự giàu lòng yêu quê hương, luôn nhớ tới quê hương thì nhà thơ mới có những cảm nhận sâu sắc và độc đáo đến như vậy về quê hương của mình.

c. Tình yêu quê hương thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ da diết khi cách xa– Nhớ về quê hương, nhà thơ nhớ những nét bình dị, thân thuộc nhất của nơi đây, đó là màu nước xanh của biển cả, là cá bạc, là thuyền vôi và đặc biệt là nhớ “cái mùi nồng mặn”.– Điệp từ “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ của nhà thơ.

Khái quát những nét tiêu biểu về tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh và nêu cảm nhận của bản thân.

II. Bài văn mẫu Nghị luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh

Tế Hanh là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam với những vẫn thơ giàu hình ảnh, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị và luôn chất chứa tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm 1939 khi nhà thơ còn đang học ở Huế là một sáng tác tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận được một cách rõ nét tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.

Trước hết, tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách nhà thơ giới thiệu về quê hương của mình trong hai câu thơ mở đầu bài thơ.

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lướiNước bao vây cách biển nửa ngày sông

Với hai câu thơ tám chữ ngắn gọn nhưng có thể thấy tác giả đã giới thiệu một cách toàn diện, khái quát và đầy đủ về quê hương của chính mình. “Làng tôi” là cách gọi đầy thiết tha, trìu mến, chan chứa bao tình cảm của nhà thơ với quê hương của mình. Để rồi, từ đó, nhà thơ vẽ ra những đặc điểm, vị trí của quê hương mình. Cụm từ “vốn làm nghề chài lưới” đã cho thấy quê hương của nhà thơ là một làng nghề đánh cá truyền thống từ lâu đời. Cùng với đó, vị trí của làng chính là ở gần biển, chỉ “cách biển nửa ngày sông”, có thể dễ dàng nhận thấy đây chính là cách tính không gian quen thuộc của người dân miền biển – lấy thời gian để đo không gian. Như vậy có thể thấy nhà thơ đã giới thiệu một cách ngắn gọn, tự nhiên, giản dị về quê hương của mình. Ẩn sau lời giới thiệu ấy chính là tình cảm thiết tha, đằm thắm và nỗi niềm yêu thương, tự hào về quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.

Không dừng lại ở đó, tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ còn được thể hiện qua nỗi nhớ, cách miêu tả của tác giả về khung cảnh sinh hoạt, lao động của những người dân làng chài nơi mảnh đất quê hương. Khung cảnh đầu tiên hiện lên trong nỗi niềm của tác giả đó chính là khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào mỗi buổi sáng.

Khi trời xanh, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Hai câu thơ đã mở ra khoảng không gian và thời gian để những chiếc thuyền của người dân làng chài ra khơi đánh cá. Đó là một buổi sớm mai với ánh mặt trời ấm áp cùng những ánh nắng hồng tỏa sáng muôn nơi, khoảng thời gian ấy đã gợi ra biết bao niềm tin, hi vọng cho người dân nơi đây. Và trong khoảng thời gian ấy, trong không gian của “trời xanh’, của “gió nhẹ” những người dân nơi đây đã giong buồm ra khơi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau ra khơi được tác giả khắc họa thật đẹp, thật dũng mãnh, khỏe khoắn và tràn đầy tự tin qua hình ảnh so sánh độc đáo “hăng như con tuấn mã” cùng việc sử dụng hàng loạt động từ mạnh như “phăng”, “vượt”. Và không chỉ dừng lại ở đó, khung cảnh ra khơi của những người dân làng chài còn được thể hiện ở hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ tiếp theo.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió

Hình ảnh so sánh độc đáo cùng phép tu từ ẩn dụ làm hiện lên hình ảnh của cánh buồm trắng, mang linh hồn, sự sống, sức mạnh của cả xóm làng. Có thể thấy đây là một hình ảnh thơ lãng mạn, qua đó thể hiện sự tự hào, niềm tin và tình yêu quê hương của tác giả.

Trong nỗi nhớ, tình yêu quê hương, nhà thơ Tế Hanh còn khéo léo miêu tả lại khung cảnh những đoàn thuyền đánh cá trở về sau ngày dài vượt khơi xa.

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy gheNhững con cá tươi ngon thân bạc trắng”

Dưới ngòi bút của Tế Hanh, khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trên bến quê thật ồn ào, tấp nập, tràn đầy tiếng cười nói vui vẻ sau một chuyến ra khơi bội thu với những chiếc ghe đầy cá, với những con cá tươi ngon. Để rồi, những người dân chài lưới nơi đây lên tiếng thầm cảm ơn thiên nhiên, cảm ơn người mẹ biển cả đã dịu hiền, chở che, bảo vệ những đứa con để họ có thể trở về với “cá đầy ghe”. Đồng thời, trong niềm vui ấy, tác giả đã khắc họa hình ảnh những người dân làng chài với vẻ đẹp thật khỏe khoắn.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắngCả thân hình nồng thở vị xa xăm

Hình ảnh những người dân làng chài hiện lên với làn da đen bởi rám nắng cùng thân hình với những bắp thịt cuồn cuộn đã tạo nên phong thái khỏe khoắn, mạnh mẽ của họ. Thêm vào đó, cụm từ “vị xa xăm” còn gợi lên vị mặn của biển cả, của đại dương bao la, mênh mông, dường như, tất cả chúng đã thấm sâu vào thân hình của những con người nơi đây. Cùng với hình ảnh những người dân làng chài, bằng ngòi bút tài hoa tinh tế và tình yêu của mình, nhà thơ còn khắc họa hình ảnh con thuyền nghỉ ngơi sau ngày làm việc mệt nhọc.

Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Với nghệ thuật nhân hóa độc đáo cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác dường như đã làm hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh con thuyền như một sinh thể có tâm hồn, như một sự sống lao động của những con người nơi đây, nó cũng có những cảm nhận của riêng mình sau mỗi hành trình ra khơi. Và để rồi, qua đó giúp chúng ta cảm nhận thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. Có lẽ phải thật sự giàu lòng yêu quê hương, luôn nhớ tới quê hương thì nhà thơ mới có những cảm nhận sâu sắc và độc đáo đến như vậy.

Thêm vào đó, tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh còn được bộc lộ trực tiếp qua nỗi nhớ quê hương trong khổ thơ cuối của bài thơ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Những ngày tháng rời xa quê hương, trong nỗi lòng của Tế Hanh luôn hiện hữu nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng. Nhớ về quê hương, nhà thơ nhớ những nét bình dị, thân thuộc nhất của nơi đây, đó là màu nước xanh của biển cả, là cá bạc, là thuyền vôi và đặc biệt là nhớ “cái mùi nồng mặn” – cái vị mặn mòi của biển cả đã thấm sâu vào trong mỗi người con làng chài. Đặc biệt, điệp từ “nhớ” được lặp lại trong đoạn thơ đã nhấn mạnh rõ nét nỗi nhớ quê hương của nhà thơ. Chắc hẳn, nhà thơ phải yêu quê hương thật nhiều thì mới có một nỗi nhớ quê da diết, cháy bỏng đến vậy.

Với những hình ảnh thơ độc đáo, lãng mạn cùng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, bài thơ “Quê hương” đã giúp người đọc cảm nhận một cách chân thực và rõ nét tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của nhà thơ Tế Hanh. Tình yêu ấy được thể hiện rõ nét trong những tháng ngày nhà thơ phải sống xa quê hương của mình.

Cách Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 8 Văn Bản Cô Bé Bán Diêm Câu Hỏi 37852

Soạn bài Cô bé bán diêm (trích) siêu ngắn

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Truyện này có thể chia làm ba phần:

– Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.

– Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.

– Phần 3 (còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.

Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ:

– Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.

– Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu.

– Lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

– Hoàn cảnh của em bé bán diêm:

+ Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)

+ Ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt.

– Hình ảnh cô bé bán diêm thật tội nghiệp:

+ Đầu trần, chân đất (đỏ ửng lên rồi tím bầm lại vì lạnh), bụng đói.

+ Lo âu vì không bán được diêm, không xin được tiền, không dám về vì sợ bố đánh.

– Bối cảnh:

+ Ngồi trước góc tường tối tăm giữa phố.

+ Co ro trong đêm giao thừa gió rét căm căm.

– Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé:

+ Quá khứ – hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).

+ Phố xá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.

+ Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt: bị bỏ rơi trong bần cùng, bất hạnh nhưng tâm hồn luôn luôn hướng về điều thiện và cái đẹp.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

– Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé:

+ Khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon.

+ Vui vầy xung quanh cây thông Nô-en.

+ Hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội còn sống.

+ Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.

– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông.

– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 68 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):

Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:

– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:

+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.

+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.

– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:

+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình.

+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em.

– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường.

Đoạn kết truyện:

– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.

– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.

– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người và cũng là tư tưởng nhân đạo của tác giả).

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chứng Minh Tình Yêu Nước Qua Các Văn Bản Nghị Luận Trung Đại Lớp 8 Câu Hỏi 887173 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!