Đề Xuất 5/2023 # Chủ Tịch Ubnd Tỉnh Quảng Ngãi Chủ Trì Họp Tháo Gỡ Vướng Mắc Một Số Dự Án # Top 14 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Chủ Tịch Ubnd Tỉnh Quảng Ngãi Chủ Trì Họp Tháo Gỡ Vướng Mắc Một Số Dự Án # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chủ Tịch Ubnd Tỉnh Quảng Ngãi Chủ Trì Họp Tháo Gỡ Vướng Mắc Một Số Dự Án mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sáng 30/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành giải quyết những vướng mắc một số dự án đầu tư. Dự họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Phiên, Trần Phước Hiền.

UBND tỉnh Quảng Ngãi họp tháo gỡ vướng mắc một số dự án. Ảnh: Mỹ An

 

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh phát biểu. Ảnh: Mỹ An

Cũng trong sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh chủ trì họp giải quyết vướng mắc đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng công trình Trường Đại học Phạm Văn Đồng. Tính đến nay, dự án đầu tư xây dựng công trình Trường Đại học Phạm Văn Đồng vẫn còn 83 hộ dân ở phường Chánh Lộ, diện tích 4 ha chưa giải phóng mặt bằng. Trong đó có 63 hộ chưa nhận tiền bồi thường, chưa nhận đất tái định cư với số tiền 15 tỷ đồng; có 10 hộ đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa nhận đất tái định cư và 10 hộ dân đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, nhận đất tái định cư nhưng chưa bàn giao mặt bằng. Việc chưa giải phóng mặt bằng diện tích này đã gây mất cảnh quan và an ninh trật tự của Trường Đại học Phạm Văn Đồng. Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh cho rằng, việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng phần đất còn lại 4 ha của dự án đầu tư xây dựng công trình Trường Đại học Phạm Văn Đồng đã gây nhiều khó khăn về đời sống cho nhân dân và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị thành phố Quảng Ngãi. Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, với thực tế hiện nay không thể giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với tất cả diện tích theo qui hoạch mà cần xem xét điều chỉnh một phần theo hướng chỉnh trang. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư, UBND thành phố Quảng Ngãi kiểm tra hiện trường, xác định mốc giới thực tế. Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh giao Sở Kế hoạch – Đầu tư nghiên cứu tổng thể dự án thực hiện việc điều chỉnh dự án hay xây dựng dự án độc lập, sớm trình UBND tỉnh để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến./.

Tăng Thư

Chủ Tịch Ubnd Tỉnh Quảng Ngãi Nghỉ Hưu Trước Tuổi 3 Tháng

Sau khi gửi đơn lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, xin thôi giữ chức vụ, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhận quyết định nghỉ hưu trước tuổi ba tháng.

Tối 1/7, lãnh đạo Sở Nội vụ Quảng Ngãi xác nhận Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định cho ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nghỉ hưu trước tuổi ba tháng kể từ hôm nay. Theo kế hoạch, đến cuối tháng 9 tới, ông Căng đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ.

Trong ngày làm việc cuối cùng ở cương vị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Căng ký nhiều quyết định khen thưởng, trong đó có quyết định khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống Covid-19.

Trước đó, ông Trần Ngọc Căng và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ đã có đơn gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin thôi giữ chức vụ, nghỉ hưu trước tuổi.

Ông Căng cho rằng quá trình công tác bản thân có cái đúng, có sự cống hiến, đóng góp nhất định đối với sự phát triển của tỉnh nhưng cũng có “những cái sai”. Thiếu sót, sai phạm cá nhân thì Ủy ban kiểm tra Trung ương xem xét và quyết định thi hành kỷ luật ông với hình thức cảnh cáo.

Theo kế hoạch, đến tháng 9, ông Căng đến tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Vị lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi lý giải sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có quyết định kỷ luật, ông thấy dư luận xã hội bàn tán xôn xao, có nhiều ý kiến trái chiều nên cảm thấy mệt mỏi.

“Việc thôi chức của tôi nhằm kiện toàn cho công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2020-2025 sắp tới. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sẽ bầu ra người khác xứng đáng thay thế tôi để giữ chức vụ chủ tịch UBND để tỉnh nhà phát triển”, ông Căng nói.

Ông Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ nên đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Ông Trần Ngọc Căng (60 tuổi), quê huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, từng giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trước khi giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2015.

Tháo Gỡ Vướng Mắc Thực Thi Luật Phá Sản

Tiếp tục Phiên họp thứ 21, sáng 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Phá sản (sửa đổi).

Các thành viên UBTVQH tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Phá sản như Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai cũng như điều chỉnh một số nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần làm lành mạnh nền kinh tế.

Về đối tượng áp dụng, có ý kiến cho rằng, Luật Phá sản (sửa đổi) nên áp dụng cho cả các đối tượng là cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, nếu mở rộng các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của luật này thì khó khả thi, do hiện nay lực lượng cán bộ thuộc lĩnh vực này còn mỏng, dẫn đến việc quá tải cho ngành Tòa án. Đại biểu Nguyễn Văn Hiện và các thành viên UBTVQH nhất trí với dự thảo luật quy định về đối tượng áp dụng chỉ là các doanh nghiệp, hợp tác xã. Đối với cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh nếu mất khả năng thanh toán thì áp dụng thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế đã được quy định tại pháp luật về dân sự, kinh tế và các quy định pháp luật khác.

Về thẩm quyền của Tòa án giải quyết các thủ tục phá sản, đa số ý kiến tán thành quy định như Điều 10 của dự án luật, giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, nếu giao hết cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết thủ tục phá sản là không đúng hướng với cải cách tư pháp. Hiện nay, cấp huyện đã có thẩm phán trung cấp, thậm chí có cả thẩm phán cao cấp, hoàn toàn có khả năng giải quyết các thủ tục phá sản. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung theo hướng quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại huyện. Cùng ý kiến trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, thiết kế cụ thể những đối tượng thuộc Tòa án cấp tỉnh giải quyết và những đối tượng thuộc Tòa án cấp huyện giải quyết.

Về quy định Quản tài viên, đa số ý kiến tán thành quy định Quản tài viên như dự án luật, nhằm khắc phục hạn chế của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong luật hiện hành. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý để phát huy hiệu quả hoạt động của Quản tài viên trong điều kiện hiện nay, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định chi tiết, cụ thể tiêu chí lựa chọn, địa vị pháp lý, cơ chế giám sát, trách nhiệm pháp lý bảo đảm tính công bằng, minh bạch trong hoạt động của Quản tài viên.

*Chiều 13/9, tiếp tục phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Năm vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau bao gồm: Quy định về các thành phần kinh tế, sở hữu đất đai, thu hồi đất, mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Hội đồng Hiến pháp… đã được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương, hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau. Các ý kiến đồng tình với việc kế thừa quy định hiến pháp hiện hành về đơn vị hành chính lãnh thổ trên cơ sở giữ nguyên Điều 118 của Hiến pháp hiện nay, đồng thời khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Song cũng có ý kiến băn khoăn về mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, việc không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường.

Về vấn đề sở hữu đất đai, Thường vụ Quốc hội đề nghị phải thận trọng, thể hiện rõ hơn Điều 54 quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản đặc biệt được pháp luật bảo hộ. Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc quy định thu hồi đất vì lợi ích quốc phòng an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng và mục đích phát triển kinh tế, với lập luận đất đai là nguồn lực quan trọng cần được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, việc thu hồi đất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế – xã hội là cần thiết. Trong giai đoạn nước ta đang chuyển từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp thì phải có đất đai để phát triển công nghiệp, phát triển đô thị, nếu không quy định rõ thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế – xã hội sẽ rất khó cho việc thực hiện sau này. Có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung quy định việc thu hồi đất phải có bồi thường, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của pháp luật. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về việc thành lập Hội đồng Hiến pháp.

Tháo Gỡ Vướng Mắc Thực Hiện Luật Đầu Tư Công

(HNM) – Trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thứ 27 (ngày 20-9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công. Các đại biểu cho rằng, sau hơn 3 năm đi vào cuộc sống, Luật Đầu tư công đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, chủ yếu ở khâu thực hiện, nhưng chỉ cần sửa đổi một số điều chứ không sửa đổi toàn diện luật này.

Trường Mầm non Thịnh Liệt (huyện Thanh Trì), một trong những công trình đầu tư công hiệu quả của Hà Nội. Ảnh: Bá Hoạt

Đề xuất điều chỉnh 18 vấn đề chính sách

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong quá trình thực hiện còn một số hạn chế, vướng mắc. Cụ thể, do lần đầu tiên xây dựng, ban hành và thực hiện Luật Đầu tư công nên không tránh khỏi những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn. Một số quy định trong luật quá cứng nhắc hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch…

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, trong những năm gần đây, tác động của đầu tư công đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam ổn định ở mức cao và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cân đối ngân sách, do đó, chỉ nên chọn 5-7 điều bất cập để sửa.

Đồng tình với khó khăn nêu ra trong tờ trình và thống nhất quan điểm những gì đang vướng mắc thì phải sửa, song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: “Luật Đầu tư công có khó khăn, nhưng những bất cập trong luật chỉ là một phần, còn phần nhiều hơn là do tổ chức thực hiện luật chưa nghiêm. Tôi đồng ý cái cứng nhắc thì rà soát lại, cái gì thiếu, chưa đồng bộ thì sửa đổi, còn những gì không phải do luật mà do công tác điều hành thì không sửa”.

Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, có những dự án đã có chủ trương đầu tư, bố trí vốn nhưng vẫn chưa giao vốn như: Sân bay Long Thành, đường cao tốc… Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc vốn ít, không đủ cân đối thì đâu phải do luật.

Ở góc độ khác, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, có 3 vấn đề làm hạn chế việc thực hiện đầu tư công, đó là: Chưa quen làm theo cách thức mới; chuẩn bị không đầy đủ dẫn đến đội giá; khối lượng công việc quá lớn. Theo đại biểu, qua theo dõi có thể thấy các dự án trung hạn 5 năm nay mới triển khai được khoảng 30%. Đại biểu đề nghị cần giữ nguyên tắc giám sát chặt chẽ về ngân sách nhà nước, giữ kế hoạch trung hạn 5 năm, bố trí đủ nguồn lực và phải nỗ lực thực hiện bằng được.

Không để tình trạng luật vừa ban hành đã phải sửa

Bệnh viện K – cơ sở Tân Triều được đầu tư đã mang lại hiệu quả cao trong việc khám và điều trị bệnh. Ảnh: Mạnh Hà

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, dự thảo luật có nhiều điều khoản giao Chính phủ quy định chi tiết. Qua rà soát cho thấy, trong số 106 điều luật thì có gần 30 điều luật quy định giao Chính phủ hướng dẫn. Trong đó, nhiều nội dung quan trọng không thuộc thẩm quyền hướng dẫn và việc này dễ làm phát sinh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm là Điều 7 dự thảo luật quy định dự án quan trọng quốc gia là dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 30.000 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên, theo tờ trình của Chính phủ thì mới chỉ nêu mức này tương đương 0,6% GDP mà chưa đưa ra cơ sở điều chỉnh, đánh giá tác động.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, việc sửa đổi này là chưa đủ căn cứ vì việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư chỉ áp dụng trong trường hợp có biến động lớn về chỉ số giá tiêu dùng. Trong khi đó, 3 năm qua, tính từ thời điểm áp dụng luật, chỉ số giá tiêu dùng không biến động lớn. Hơn nữa, quy định hiện hành về xác định mức vốn của dự án quan trọng quốc gia là từ 10.000 tỷ đồng trở lên đã được tính toán, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và với khả năng cân đối nguồn vốn của ngân sách nhà nước… Do đó, đại biểu đề nghị giữ nguyên tiêu chí về tổng mức đầu tư như luật hiện hành.

Tương tự, về phân loại kế hoạch đầu tư công, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về kế hoạch đầu tư công trung hạn 3 năm thực hiện theo phương thức cuốn chiếu. Tuy nhiên, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành vì cho rằng không cần thiết và không mang tính khả thi. Các đại biểu đề nghị giữ quy định của luật hiện hành là chỉ có kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm và kế hoạch hằng năm.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh quan điểm đồng ý sửa đổi Luật Đầu tư công, nhưng chỉ sửa đổi phần vướng mắc, không sửa đổi toàn diện. Chỉ rõ những vướng mắc có nguyên nhân là do thực hiện không đúng quy định của pháp luật, cùng với đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa làm hết trách nhiệm của mình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị bổ sung chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật, chỉ trừ trường hợp thực sự khó khăn, bất khả kháng, thiên tai, địch họa…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chủ Tịch Ubnd Tỉnh Quảng Ngãi Chủ Trì Họp Tháo Gỡ Vướng Mắc Một Số Dự Án trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!