Cập nhật nội dung chi tiết về Chữ Ký Số Là Gì? Công Dụng Cơ Bản Của Chữ Ký Số mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bởi: EasyCA – 06/22/2020
Digital Signatures – Chữ ký số hay còn được nhiều người gọi là chữ ký điện tử là một loại chữ ký vô cùng quan trọng trong các giao dịch điện tử hiện nay mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có, đặc biệt là các doanh nghiệp mới được thành lập.
Công dụng đầu tiên của chữ ký số chính là giúp doanh nghiệp mới thành lập nộp thuế môn bài. Vậy các bạn có thắc mắc những vấn đề này không?
Chữ ký số là gì?
Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?
Nên mua chữ ký số ở đâu?
Chữ ký số là gì?
Khái niệm
Chữ ký số là loại chữ ký mà cá nhân, tổ chức sử dụng trong môi trường thiết bị điện tử.
Chính xác thì chữ ký số có dạng một thiết bị điện tử (gọi là Token USB) đã được mã hóa các dữ liệu, thông tin của cá nhân, tổ chức.
Chiếc USB Token này có thể sử dụng để ký lên các văn bản, tài liệu trên mạng internet trong các giao dịch điện tử.
Chữ ký số mang đầy đủ tính pháp lý của chữ ký tay và con dấu.
Chữ ký số bao gồm những thông tin gì?
Thông thường, một USB Token sẽ chứa những thông tin quan trọng của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thông tin về doanh nghiệp bao gồm: Tên công ty, mã số thuế…;
+ Số seri của chứng thư số;
+ Thời gian hiệu lực (thời hạn) của chứng thư số;
+ Tên tổ chức chứng thực chữ ký số (VNPT-CA, EASY-CA, VIETTEL-CA…);
+ Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
+ Thư hạn chế mục đích, phạm vi sử dụng chứng thư số;
+ Hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
+ Một số thông tin quan trọng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chữ ký số mang đầy đủ tính pháp lý của chữ ký tay và con dấu khi nó có đầy đủ những thông tin trên.
Cơ sở pháp lý của Token chữ ký số
Luật Giao dịch điện tử được Chính phủ ban hành vào ngày 29/11/2005 đã quy định về thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thức chữ ký số tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP.
Theo đó, khi tiến hành các giao dịch điện tử, người sử dụng là các cá nhân, tổ chức, cơ quan cần phải thực hiện chữ ký số công cộng do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp. Quá trình này bao gồm:
+ Tạo chữ ký (chính là việc sử dụng khóa bí mật để ký số);
+ Kiểm tra chữ ký (kiểm tra tính hợp lệ của khóa công khai);
Vậy chữ ký số được dùng cho mục đích gì? Chúng ta cùng đến với phần công dụng của chữ ký số.
Công dụng của Token chữ ký số là gì?
Như đã đề cập ở trên, chữ ký số Token thường được sử dụng để ký xác nhận các giao dịch điện tử. Nó quan trọng bởi hiện nay toàn bộ quá trình kê khai, nộp thuế điện tử đều phải nộp trực tuyến. Đây cũng công dụng quan trọng nhất của token với doanh nghiệp.
Mục đích các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số là để:
+ Kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử;
+ Kê khai thuế hải quan;
+ Giao dịch điện tử với ngân hàng;
+ Giao dịch chứng khoán điện tử;
+ Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính;
+ Kê khai bảo hiểm xã hội điện tử
Các giao dịch trên thực hiện với chữ ký số sẽ không phải in tờ kê khai, không cần dấu đỏ của công ty.
Như vậy với chức năng của chữ ký số, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ký kết hợp đồng làm ăn trực tuyến và chỉ cần ký số vào file hợp đồng và gửi trực tuyến qua mail hay các phương tiện mạng xã hội khác.
Thiết bị USB token có thể đảm bảo tính an toàn về bảo mật và độ chính xác cao, dữ liệu toàn vẹn, cũng là bằng chứng thép chống lại việc chối bỏ trách nhiệm của các bên thông qua nội dung đã ký kết, giúp củng cố lòng tin cho các cơ quan doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch.
Bởi các tiện ích trên, chữ ký số đã giúp tiết kiệm thời gian thông qua cắt giảm việc phải đi lại để ký kết, giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân, tổ chức và các cơ quan nhà nước thuận lợi hơn, đảm bảo tính pháp lý, không cần in ấn hồ sơ, dễ dàng ký kết văn bản, hợp đồng tại bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào.
Mua chữ ký số ở đâu uy tín?
Việc tìm mua chữ ký số hiện nay đã dễ dàng hơn rất nhiều khi số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số đã không chỉ gói gọn ở với Viettel, VNPT và FPT.
EASYCA là sản phẩm chữ ký số mới được Công ty Công nghệ Softdreams cung cấp tới thị trường công nghệ hiện nay. Với những thành công đạt được trước đó với Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice và Phần mềm kế toán EasyBooks, Softdreams tự tin sẽ mang lại những sản phẩm công nghệ thực sự chất lượng và khởi đầu chính là chữ ký số EasyCA.
Với hơn 30.000 doanh nghiệp đã và đang sử dụng bộ sản phẩm phần mềm Easy của Softdreams, chúng tôi khẳng định sẽ luôn phát triển và cung cấp những sản phẩm tốt nhất đi kèm với dịch vụ hỗ trợ tận tâm, nhiệt tình nhất.
Hiện nay, Softdreams đang hỗ trợ tốt nhất cho 3 gói chữ ký số, bao gồm:
Để nhận thêm các thông tin khác về chữ ký số EasyCA, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.
EasyCA – Phần mềm chữ ký số THÔNG MINH – BẢO MẬT CAO – TIẾT KIỆM nhất hiện nay.
———–
Liên hệ ngay để được tư vấn về phần mềm chữ ký số.
Hotline: 1900 56 56 53
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: Chữ ký số EasyCA
Địa chỉ: Nhà khách ATS, số 8 Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Sử Dụng Chữ Ký Số
Chữ ký số và chữ ký số trên văn bản điện tử vẫn cần những quy định cụ thể, thống nhất và khả thi để có thể sử dụng rộng rãi trên cả nước.
Đó là vấn đề chính được nêu ra tại Hội thảo về quản lý và sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng nay, 30/12.
Chữ ký số và chữ ký số trên văn bản điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử của nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp trong thời gian qua.
Theo một thống kê của Cục Chứng thực và Bảo mật thông tin, thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ thì hiện tại có tới 76% cơ quan trung ương đã ứng dụng chữ ký số. Tỉ lệ này ở địa phương thấp hơn một chút với 71%.
Hiện tại, trên thị trường cũng đã có tới 9 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng dành cho doanh nghiệp và tư nhân.
Tuy nhiên, việc sử dụng và quản lý chữ ký số cũng như chữ ký số trên văn bản điện tử đang gặp phải nhiều khó khăn khi việc áp dụng chủ yếu dừng lại đối với các văn bản thông thường. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước còn e dè, lúng túng trong việc ứng dụng chữ ký số.
Phân tích nguyên nhân, ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực và Bảo mật thông tin cho rằng, việc thiếu quy định thống nhất về văn bản điện tử có chữ ký số chính là nguyên nhân khiến các cơ quan nhà nước còn lúng túng khi áp dụng chữ ký số và không thống nhất về các thức áp dụng chữ ký số trong quy trình xử lý văn bản điện tử.
Bên cạnh đó, những quy định về công tác văn thư, lưu trữ hiện tại còn gây khó khăn cho việc sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số dẫn đến việc nhiều cơ quan phải sử dụng cả hai loại văn bản, cả điện tử lẫn giấy gây lãng phí.
” Hầu hết các cơ quan đều đề nghị cần có quy định phù hợp về công tác quản lý và lưu trữ văn bản điện tử có chữ ký số “, ông Hùng nói.
Đồng quan điểm trên, ông Đào Đình Khả, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, Bộ TT&TT khẳng định, việc ứng dụng chữ ký số gặp nhiều khó khăn như thời gian qua là do người dùng cảm thấy e dè vì chưa có quy định đảm bảo pháp lý cho người sử dụng.
” Cần xây dựng quy định sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử từ thể thức, định dạng, quy trình cho tới kiểm tra, lưu trữ để tạo ra cơ sở pháp lý và sử dụng thống nhất trên toàn quốc, đảm bảo việc sử dụng chữ ký số trên văn bản hành chính điện tử khả thi trên thực tế “, ông Khả khẳng định.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng khẳng định cần sớm có quy định để có thể triển khai phổ biến, rộng rãi văn bản điện tử có xác thực chữ ký số trong thời gian tới.
” Đây chính là nhiệm vụ tăng cường ứng dụng CNTT, tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ “, Thứ trưởng Hồng nói.
Báo VietNam net
Nguyễn Hoa Nam @ 16:18 09/01/2015 Số lượt xem: 689
Sự Khác Nhau Giữa Chữ Ký Điện Tử Và Chữ Ký Số
Khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số
Chữ ký điện tử là gì? Chữ ký điện tử là đoạn thông tin đi kèm với dữ liệu. Những dữ liệu bao gồm: hình ảnh, video, văn bản…. Chữ ký điện tử thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử. Nhằm mục đích để chứng thực tác giả đã ký vào dữ liệu đó. Chữ ký điện tử là một thay thế cho chữ ký viết tay của cá nhân hay doanh nghiệp.
Chữ ký số là gì? Chữ ký số là thông tin đi kèm theo các tài liệu điện tử như Word, Excel, PDF,…; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác nhận chủ sở hữu dữ liệu đó. Nó mã hóa tài liệu và nhúng vĩnh viễn thông tin vào đó. Nếu người dùng cố gắng thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong tài liệu thì nó sẽ bị vô hiệu.
Ứng dụng của chữ ký điện tử và chữ ký số là gì?
Hiện tại công nghệ chữ ký điện tử đã và đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Nó giúp các doanh nghiệp có thể ký hợp đồng làm ăn với các đối tác qua online. Họ không cần gặp nhau bàn chuyện rồi ký hợp đồng. Đơn giản chỉ cần ký vào file tài liệu văn bản (Word, Excel, PDF,…) rồi gửi qua mail. Chữ ký điện tử dùng nhiều trong các trường hợp kê khai, nộp thuế trực tuyến, khai báo hải quan,…
Lợi ích sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số là gì?
Việc sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các thủ tục và quy trình giao dịch trực tuyến, cụ thể như:
Tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình hoạt động giao dịch điện tử.
Linh hoạt trong cách thức ký kết các văn bản hợp đồng, buôn bán,… có thể diễn ra ở bất kỳ nơi đâu, ở bất kỳ thời gian nào.
Đơn giản hóa quy trình chuyển, gửi tài liệu, hồ sơ cho đối tác khách hàng, cơ quan tổ chức.
Bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp an toàn.
Thuận lợi trong việc nộp hồ sơ thuế, kê khai thuế cho doanh nghiệp khi chỉ cần sử dụng chữ ký điện tử thực hiện các giao dịch điện tử là có thể hoàn thành xong các quá trình đó.
Bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp một cách an toàn.
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số
Giá trị pháp lý của chữ ký điện điện tử
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu.
Phương pháp tạo chữ ký phải đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch Điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực.
Giá trị pháp lý của chữ ký số
Để đảm bảo giá trị pháp lý, chữ ký số phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Chữ ký số được tạo ra khi chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó.
Chữ ký số được tạo ra bằng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức có thẩm quyền cấp.
Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.
Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số
Bảng so sánh chữ ký điện tử và chữ ký số
Yếu tố so sánh Chữ ký điện tử Chữ ký số
Tính chất Chữ ký điện tử có thể là bất kỳ biểu tượng, hình ảnh, quy trình nào được đính kèm với tin nhắn hoặc tài liệu biểu thị danh tính của người ký và hành động đồng ý với nó. Chữ ký số có thể được hình dung như một “dấu vân tay” điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người thực sự ký nó.
Tiêu chuẩn Không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn.
Không sử dụng mã hóa.
Sử dụng các phương thức mã hóa mật mã.
Cơ chế xác thực Xác minh danh tính người ký thông qua email, mã PIN điện thoại, v.v. ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ.
Tính năng Xác minh một tài liệu. Bảo mật một tài liệu.
Xác nhận Không có quá trình xác nhận cụ thể. Được thực hiện bởi các cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc nhà cung cấp dịch vụ ủy thác.
Bảo mật Dễ bị giả mạo. Độ an toàn cao.
Giới Thiệu Về Chữ Ký Số
Giới thiệu về chữ ký số
Ngày 27/9/2018, Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 130/2018/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số áp dụng đối với cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử.
Công ty NewCA giới thiệu một số thông tin cơ bản về chữ ký số như sau:
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa;
Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên
Hệ thống mật mã không đối xứng là hệ thống mật mã có khả năng tạo được cặp khóa bao gồm khoá bí mật và khoá công khai.
Khoá là một chuỗi các số nhị phân (0 và 1) dùng trong các hệ thống mật mã.
Khóa bí mật là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.
Khóa công khai là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khoá bí mật tương ứng trong cặp khoá.
2. Giá trị pháp lý của chữ ký số
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Hiểu theo cách khác, chữ ký số được ví như chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu của tổ chức/doanh nghiệp trên môi trường điện tử.
3. Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:
Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số có hiệu lực đó.
Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai ghi trên chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam cấp.
Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Khóa bí mật và nội dung thông điệp dữ liệu chỉ gắn duy nhất với người ký khi người đó ký số thông điệp dữ liệu.
4. Phạm vi ứng dụng của chữ ký số
Hiện nay, chữ ký số được coi là phương án giải quyết tốt nhất mọi vấn đề khi giao dịch trên môi trường Internet, đồng thời cũng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực bảo mật cao khác:
Đối với cá nhân: Chữ ký số được sử dụng trong các giao dịch thư điện tử (email), để mua bán hàng trực tuyến (shopping online), đầu tư chứng khoán điện tử, sử dụng dịch vụ ngân hàng ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến … mà không sợ bị đánh cắp tiền như với các tài khoản thẻ ATM, thẻ Visa…
Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Chữ ký số được sử dụng trong giao dịch khai thuế qua mạng, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử, nộp thuế điện tử, đăng ký kinh doanh trực truyến, chứng nhận xuất xứ (C/O) điện tử, giao dịch thương mại điện tử, thanh toán/chuyển tiền trực tuyến… giúp quá trình được nhanh chóng, an toàn và bảo mật cao.
Sau gần 10 năm phát triển tại Việt Nam, chữ ký số đã trở thành phương tiện thiết yếu của nhiều cá nhân, tổ chức bởi những giá trị vô cùng to lớn mà nó mang lại cho người dùng như:
Tiết kiệm chi phí giấy tờ, thời gian luân chuyển trong hoạt động quản lý công văn, báo cáo, thư điện tử, giao dịch thanh toán.
Chữ ký số bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các doanh nghiệp yên tâm với các giao dịch điện tử của mình.
Tính bảo mật an toàn thông tin tuyệt đối.
Xác định được danh tính người dùng rõ ràng.
Tăng thêm uy tín doanh nghiệp trong mắt khách hàng/đối tác.
Công ty NewCA cam kết mang lại cho khách hàng các giải pháp ứng dụng chữ ký số trong lĩnh vực ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử … với chất lượng dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm chi phí và mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng/đối tác.
Bài viết cùng chuyên mụcBạn đang đọc nội dung bài viết Chữ Ký Số Là Gì? Công Dụng Cơ Bản Của Chữ Ký Số trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!