Đề Xuất 5/2023 # Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Với Khủng Hoảng # Top 13 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Với Khủng Hoảng # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Với Khủng Hoảng mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Với Khủng Hoảng

April 13,2020

Share

Những chính sách đã được Nhà nước ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp:

Đối diện  khủng hoảng do đại dịch đem lại, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11 (04/03/2020)  trong đó có các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử; Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu.  Chỉ thị cũng yêu cầu khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không. Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Triển khai chỉ thị 11, các bộ, ngành chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ như sau:

Nghị định 41 08/04/2020 NĐ/CP  về gia hạn thời hạn nộp thuế áp dụng với doanh nghiệp có nhiều ngành nghề: chỉ cần có một trong các ngành nghề kinh doanh nằm trong diện được ưu tiên là được xét. Nghị định này có ảnh hưởng đến 98% doanh nghiệp trong cả nước, và được mở rộng do các Hiệp hội lớn vận động mạnh mẽ; Các nhóm ngành chưa có Hiệp hội nên liên kết với nhau để kiến nghị chính sách phù hợp. Đối với các doanh nghiệp đa ngành nghề cần hạch toán tập trung, sẽ có những lợi ích nhất định. Nghị định quy định gia hạn tiền thuê đất của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm 05 tháng, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2010.

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01 (13/03/2020) quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Ngày 16/3/2020, Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất 0,5% đối với các lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất thị trường mở (OMO). Chỉ thị số 02/CT-NHNN (31/3/2020) về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại giảm phí chuyển tiền liên ngân hàng từ ngày 26/03/2020.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 14 (18/03/2020) sửa đổi Thông tư 127/2018/TT-BT giảm giá và miễn phí 15 dịch vụ chứng khoán. Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 1086/TCT-VP, trong đó yêu cầu xem xét không tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ trong năm 2020 với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn. Đồng thời, không thanh tra ngoài kế hoạch, trừ trường hợp đặc biệt được giao và được lãnh đạo Bộ Tài chính phê duyệt.

Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã ký và ban hành Công điện số 333/CĐ-KTNN (19/03/2020): nhằm dừng triển khai các cuộc kiểm toán đã xét duyệt kế hoạch kiểm toán.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn 797 (09/3/2020) và Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 860 (17/03/2020) hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19, không tính lãi (người lao động bị ngừng việc, thôi việc và doanh nghiệp có trên 50% lao động phải nghỉ việc, giãn việc, do ảnh hưởng COVID-19)

Những chính sách đang được đề xuất:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị Quyết của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm sức khỏe nhân dân, an sinh xã hội và nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Bộ Tài nguyên & Môi trường đề xuất Chính phủ miễn tiền thuê đất 6 tháng cho các doanh nghiệp ngừng kinh doanh vì Covid-19.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang đề xuất dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất cho tất cả doanh nghiệp; Miễn đóng hoàn toàn bảo hiểm thất nghiệp cho người bị mất việc, ngừng việc do tác động của COVID-19, thời gian tính toán từ tháng 3 đến hết tháng 12/2020. Đề xuất nhà nước cho doanh nghiệp vay không tính lãi để trả lương, bảo hiểm, chi trợ cấp cho người lao động trong trường hợp mà người lao động phải thôi việc, mất việc. Và lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn: Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 sẽ được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đến ngày 30/06/2020. Nếu sau thời điểm này dịch Covid-19 chưa thuyên giảm và doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn thì thời gian được lùi đến 31/12/2020

Bộ Công Thương đang trình Chính phủ: giá điện sản xuất, kinh doanh cũng sẽ hạ 10% từ tháng 4 đến tháng 6. Các cơ sở lưu trú khách sạn cũng được giảm về bằng với giá điện sản xuất từ tháng 4.

Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch cũng đã có công văn kiến nghị gói chính sách, giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động vận tải và du lịch.

Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Của Chính Phủ

Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ

Hướng dẫn luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ lệ phí môn bài, hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ phát triển nhân lực, Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký … theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc tích hợp thông tin, dịch vụ và các ứng dụng phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo điều 12 đến điều 24 Nghị định 39/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 11/3/2018) quy định về Chương trình và Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể như sau:

a) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 39; a) Mạng lưới tư vấn viên được xây dựng bao gồm tư vấn viên đã và đang hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và tư vấn viên hình thành mới, đảm bảo nguyên tắc: Đối với cá nhân tư vấn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, trình độ đào tạo, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối với tổ chức phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; c) Biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn giữa doanh nghiệp và tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (nhưng không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành) thuộc mạng lưới tư vấn viên. a) Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm; b) Doanh nghiệp nhỏ được giảm tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm; c) Doanh nghiệp vừa được giảm tối đa 10% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm; d) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được miễn, giảm phí tư vấn theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.

4. Mạng lưới tư vấn viên

b) Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên: Đối với trường hợp cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm: Sơ yếu lý lịch; bằng đào tạo; hồ sơ kinh nghiệm; các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); đối với trường hợp tổ chức tư vấn: Giấy phép thành lập; hồ sơ kinh nghiệm, hồ sơ của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức và các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); c) Tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản này tới đơn vị đầu mối thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên để được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và công bố trên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 10 ngày làm việc..

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn tại cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ tư vấn là điều kiện để cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1. Hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh. a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; b) Học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được miễn học phí tham gia khóa đào tạo.

2. Hỗ trợ đào tạo nghề Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cử lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng thì được miễn chi phí đào tạo. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận. Lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

3. Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừaI. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp: a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhưng không quá 01 lần một năm; b) Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp có tối thiểu 10 học viên.

Mục 1. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHUYỂN ĐỔI TỪ HỘ KINH DOANH:

a) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; 2. Hồ sơ để doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nội dung quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế; c) Bản sao chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi.3. Trình tự, thủ tục đăng ký tư vấn, hướng dẫn miễn phí: a) Chủ hộ kinh doanh gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại đơn vị đầu mối được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao tư vấn, hướng dẫn; b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, đơn vị đầu mối có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn miễn phí các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh đáp ứng điều kiện về hồ sơ quy định bên trên được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh; miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không thay đổi về quy mô thì cần có đơn gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp lại giấy phép. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp lại giấy phép trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh vẫn sản xuất kinh doanh ngành nghề kinh doanh, có điều kiện mà thay đổi về quy mô thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn miễn phí về quy trình, thủ tục việc cấp phép lần đầu.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm giao đơn vị đầu mối thực hiện tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán.

Mục 2. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO:

Việc lựa chọn cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

1. Đóng góp cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia hoặc địa phương. 2. Tạo việc làm cho người lao động. 3. Tạo ra giá trị gia tăng cao. 4. Có mật độ doanh nghiệp tham gia lớn.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị quy định tại khoản 2, khoản 7 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được lựa chọn tham gia Đề án theo một trong các phương thức:

1. Có hợp đồng hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp dẫn dắt trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. 2. Có hợp đồng mua chung nguyên vật liệu đầu vào. 3. Có hợp đồng bán chung sản phẩm. 4. Cùng xây dựng và sử dụng thương hiệu vùng.

1. Hỗ trợ 50% chi phí đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường nhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 khóa đào tạo cho một doanh nghiệp và không quá 01 khóa đào tạo trên năm.

2. Hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh: a) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thúc đẩy liên kết trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng các dự án liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, hàng hóa.

3. Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường: a) Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng tại Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước; b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh; c) Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành nhưng không quá 20 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng trên năm.

4. Tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng: a) Cung cấp thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; c) Giảm 50% phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; giảm 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; giảm 50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên 01 lần thử và không quá 01 lần trên năm; d) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp tự tổ chức đo lường.

5. Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng: a) Hỗ trợ 100% chi phí thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; b) Hỗ trợ sử dụng các phòng thử nghiệm về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; c) Giảm 50% phí thử nghiệm về chất lượng hàng hóa tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 10 triệu đồng trên 01 lần thử và không quá 01 lần trên năm; d) Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 lần và không quá 01 lần trên năm.

Kế toán Thiên Ưng chúc các Doanh nghiệp thành công!

Những Chính Sách Ưu Đãi, Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Khoa Học Và Công Nghệ

(Luật Tiền Phong) – Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là một lĩnh vực mà Nhà nước luôn khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp tham gia nhằm phát huy mọi tiềm năng về trí tuệ trong lĩnh vực trọng điểm này. Bài viết sau đây chúng tôi chia sẻ những chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

1. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Chính sách thuế luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp nói chung khi hoạt động. Đối với thu nhập của doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mức cụ thể được áp dụng là miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thật là một số liệu ý nghĩa phải không ạ? Tuy nhiên những ưu đãi trên cũng đi kèm với môt số điều kiện nhất định: nếu doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ không đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi trong năm tài chính đó.

Quy định này nhằm yêu cầu các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực sự nghiêm túc và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ.

2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước

Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định doanh nghiệp khoa học và công nghệ sẽ được hưởng chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.

Để được hưởng chính sách này, doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần làm thủ tục xin miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ sẽ được ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Đây là nguồn vốn tiềm năng để giúp các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào phát triển hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp khoa học và công nghệ đáp ứng tiêu chí hỗ trợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được Quỹ xem xét, cấp bảo lãnh tín dụng để vay vốn tại các tổ chức cho vay.

4. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn được hưởng nhiều ưu đãi trong hoạt động thương mại:

Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh;

Được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

Được ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ của Nhà nước;

Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.

Được ưu tiên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ (sản phẩm nhóm 2) khi chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

5. Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ

Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia cũng tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đầu tư cho cơ sở vật chất – kỹ thuật. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ có dự án tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sẽ được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cho vay.

Các doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sau khi có kết quả được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, được công nhận thì sẽ được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Đặc biệt, trong trường hợp kết quả có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh thì Nhà nước sẽ xem xét mua kết quả đó.

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp tôi đang muốn nhập khẩu phương tiện đo là cột đo xăng dầu về để kinh doanh. Chúng tôi đang chuẩn bị để tiến hành thủ tục phê duyệt mẫu để nhập khẩu đối với cột đo xăng dầu.

Vậy doanh nghiệp tôi cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu gồm những gì và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

Trả lời

Điểm a khoản 2 Điều 19 Luật Đo lường năm 2011 quy định:

“2 2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu;

b) Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng;

c) Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng;

d) Kiểm định sau sửa chữa.”

Mà cột đo xăng dầu thuộc phương tiện đo nhóm 2 được quy định tại Điều 4 Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 và được sửa đổi tại Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo quy định tại Bảng này, cột đo xăng dầu phải thực hiện tất cả các biện pháp kiểm soát về đo lường gồm: Phê duyệt mẫu, Kiểm định ban đầu, Kiểm định định kỳ, Kiểm định sau sửa chữa. Do đó, khi nhập khẩu cột đo xăng dầu cần phải thực hiện thủ phê duyệt mẫu.

Về hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu được quy định tại Điều 7 Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN như sau:

“Điều 7. Hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu

Cơ sở lập một (01) bộ hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu và gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm:

1. Bản đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo theo Mẫu 1. ĐKPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bộ tài liệu kỹ thuật của mẫu. Tài liệu phải nêu rõ: Nguyên lý hoạt động, sơ đồ nguyên lý cấu trúc, hướng dẫn sử dụng; các kết cấu quan trọng ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí các cơ cấu đặt và điều chỉnh thông số kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí để dán tem, đóng dấu kiểm định, niêm phong và các đặc điểm khác nếu có trên mẫu; vị trí cơ cấu hoặc tính năng kỹ thuật thực hiện ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu trong sử dụng (tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc cả 2 thứ tiếng).

3. Bộ ảnh màu của mẫu và đĩa CD chứa bộ ảnh này. Bộ ảnh gồm: Một (01) ảnh tổng thể của mẫu; các ảnh mặt trước (mặt thể hiện kết quả đo), mặt sau, mặt trên, mặt dưới (nếu có), bên phải, bên trái của mẫu; các ảnh chụp riêng thể hiện thông tin về ký mã hiệu, kiểu và đặc trưng đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; bảng mạch điện tử (nếu có), các phím vận hành; vị trí nhãn hàng hóa của mẫu, vị trí dán tem, dấu kiểm định; các vị trí niêm phong trên mẫu; các bộ phận khác có ảnh hưởng trực tiếp tới các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu.

Các ảnh phải cùng kích cỡ tối thiểu 100 mm x 150 mm nhưng không lớn hơn 210 mm x 297 mm, được gắn hoặc in mẫu trên giấy khổ A4 đóng thành tập. Ảnh chụp phải rõ ràng, chính xác thông tin về đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu và bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã phê duyệt.

4. Bản cam kết về chương trình phần mềm của phương tiện đo theo Mẫu 2. CKPM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng cho trường hợp phương tiện đo được vận hành, điều khiển theo chương trình phần mềm).

5. Bộ hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

Điều 12 của Thông tư này quy định:

“Điều 12. Hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu

Kết thúc việc thử nghiệm, đánh giá mẫu, tổ chức thực hiện thử nghiệm, đánh giá mẫu lập một (01) bộ hồ sơ trình Tổng cục. Hồ sơ gồm:

1. Báo cáo tổng hợp kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu phương tiện đo theo Mẫu 3. BCPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy chứng nhận thử nghiệm, biên bản kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định tại quy trình thử nghiệm tương ứng (đối với mẫu phải thử nghiệm theo quy định).”.

Điều 10 của Thông tư này quy định:

“Điều 10. Miễn, giảm thử nghiệm mẫu

1. Miễn thử nghiệm mẫu áp dụng cho một trong các trường hợp sau:

a) Phương tiện đo nhập khẩu có giấy chứng nhận phù hợp của tổ chức đo lường quốc tế hoặc có giấy chứng nhận phê duyệt mẫu của cơ quan đo lường có thẩm quyền của nước ngoài và được sự thừa nhận của Tổng cục đối với kết quả thử nghiệm mẫu phương tiện đo đó;

b) Phương tiện đo sản xuất hoặc nhập khẩu theo mẫu đã phê duyệt cho cơ sở khác và được cơ sở đó cho phép bằng văn bản;

c) Phương tiện đo nhập khẩu trong thiết bị, dây chuyền thiết bị đồng bộ theo dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Giảm thử nghiệm mẫu được xem xét, áp dụng cho một trong các trường hợp sau:

a) Phương tiện đo được cải tạo, cải tiến từ mẫu đã được phê duyệt cho cơ sở đăng ký phê duyệt mẫu nhưng làm thay đổi một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường chính so với mẫu đã được phê duyệt;

b) Phương tiện đo cùng loại với mẫu đã được phê duyệt cho cơ sở đăng ký phê duyệt mẫu.

Tổng cục xem xét, quyết định việc giảm và mức độ giảm thử nghiệm mẫu.”.

Tóm lại, về hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu bao gồm:

– Bản đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo theo Mẫu 1. ĐKPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số số 23/2013/TT-BKHCN.

– Bộ tài liệu kỹ thuật của mẫu. Tài liệu phải nêu rõ: Nguyên lý hoạt động, sơ đồ nguyên lý cấu trúc, hướng dẫn sử dụng; các kết cấu quan trọng ảnh hưởng tới đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí các cơ cấu đặt và điều chỉnh thông số kỹ thuật đo lường chính của mẫu; vị trí để dán tem, đóng dấu kiểm định, niêm phong và các đặc điểm khác nếu có trên mẫu; vị trí cơ cấu hoặc tính năng kỹ thuật thực hiện ngăn ngừa tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu trong sử dụng (tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc cả 2 thứ tiếng).

– Bộ ảnh màu của mẫu và đĩa CD chứa bộ ảnh này. Bộ ảnh gồm: Một (01) ảnh tổng thể của mẫu; các ảnh mặt trước (mặt thể hiện kết quả đo), mặt sau, mặt trên, mặt dưới (nếu có), bên phải, bên trái của mẫu; các ảnh chụp riêng thể hiện thông tin về ký mã hiệu, kiểu và đặc trưng đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu; bảng mạch điện tử (nếu có), các phím vận hành; vị trí nhãn hàng hóa của mẫu, vị trí dán tem, dấu kiểm định; các vị trí niêm phong trên mẫu; các bộ phận khác có ảnh hưởng trực tiếp tới các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu.

Các ảnh phải cùng kích cỡ tối thiểu 100 mm x 150 mm nhưng không lớn hơn 210 mm x 297 mm, được gắn hoặc in mẫu trên giấy khổ A4 đóng thành tập. Ảnh chụp phải rõ ràng, chính xác thông tin về đặc tính kỹ thuật đo lường chính của mẫu và bảo đảm yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo được sản xuất hoặc nhập khẩu so với mẫu đã phê duyệt.

– Bản cam kết về chương trình phần mềm của phương tiện đo theo Mẫu 2. CKPM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số số 23/2013/TT-BKHCN (áp dụng cho trường hợp phương tiện đo được vận hành, điều khiển theo chương trình phần mềm).

– Bộ hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu gồm:

+ Báo cáo tổng hợp kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu phương tiện đo theo Mẫu 3. BCPDM tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Giấy chứng nhận thử nghiệm, biên bản kết quả thử nghiệm theo mẫu quy định tại quy trình thử nghiệm tương ứng (đối với mẫu phải thử nghiệm theo quy định)..

Về cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mẫu được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 và được sửa đổi tại Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:

“4. Phê duyệt mẫu là biện pháp kiểm soát về đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện để đánh giá, xác nhận mẫu phương tiện đo hoặc mẫu của loại (type) phương tiện đo (sau đây viết chung là mẫu) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường;”.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mẫu là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 

Các mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3 Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN như sau:

Mẫu 1. ĐNPDM

23/2013/TT-BKHCN

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chính Sách Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Đối Phó Với Khủng Hoảng trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!