Cập nhật nội dung chi tiết về Chính Phủ Hướng Dẫn Triển Khai Hệ Thống Báo Cáo, Gửi Nhận Văn Bản Điện Tử mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sáng 7/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến quán triệt Nghị định 09/2019/NĐ-CP, Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg, Quyết định số 274/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn triển khai Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.
Tại hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã thông tin một số chuyên đề quan trọng. Trong đó, tập trung quán triệt việc thực hiện Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước, chuẩn hoá chế độ báo cáo và triển khai Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; quán triệt việc gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg và triển khai kết nối, tích hợp dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, ngành, địa phương với Cổng dịch vụ công quốc gia theo Quyết định số 274/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và việc xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi nhận văn bản điện tử, xử lý văn bản trên môi trường điện tử, triển khai kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia và triển khai chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định 09/2019/NĐ-CP…
Bên cạnh đó, các địa biểu cũng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành, hướng dẫn chi tiết việc xử lý văn bản trên môi trường điện tử để tạo sự thống nhất, đồng bộ; nghiên cứu giải pháp lưu trữ hồ sơ, bảo mật thông tin; hướng dẫn các đơn vị, địa phương vận dụng kinh phí đầu tư hạ tầng…
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin, dự kiến, Văn phòng sẽ tổ chức khai trương Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ trong tháng 3/2020.
Do đó, đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ gửi, nhận văn bản điện tử, xử lý văn bản trên môi trường điện tử, triển khai kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia và chuẩn hóa chế độ báo cáo, xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Đặc biệt, cần thực hiện tốt công tác chuẩn hóa số liệu, dữ liệu báo cáo để chuyển sang bảng, biểu thống kê trong gửi, nhận, xử lý văn bản điện tử.
Đề nghị các địa phương cùng với Văn phòng Chính phủ tổ chức tuyên truyền thông tin sâu rộng để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến, hướng tới Chính Phủ điện tử, Chính quyền điện tử.
Đến nay, cả nước có 95/95 đơn vị đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử ở 2 cấp chính quyền với Trục liên thông văn bản quốc gia. Trong đó, có 65 đơn vị kết nối thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung cấp bộ, cấp tỉnh, 30 đơn vị kết nối trực tiếp phần mềm Quản lý văn bản và điều hành với Trục liên thông văn bản quốc gia. Văn phòng Chính phủ đang triển khai kết nối với Văn phòng Quốc hội, Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia triển khai thử nghiệm kết nối tới các doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia (ngày 12/3/2019), tính đến ngày 04/02/2020, đã có gần 1,25 triệu văn bản, trong đó có khoảng 298.000 văn bản gửi và 945.000 văn bản nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia.
Dương Chiến
Các tin đã đưa
Quy Định Về Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử Giữa Các Cơ Quan Trong Hệ Thống Hành Chính Nhà Nước
Theo đó, việc gửi, nhận văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật Giao dịch điện tử và phải tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh, an toàn thông tin và văn thư, lưu trữ.
Cũng theo Quyết định, văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành quy định tại Quyết định này có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
Văn bản điện tử phải được bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình gửi, nhận, xử lý và lưu trữ.
Quyết định nêu rõ, văn bản điện tử phải được gửi ngay trong ngày văn bản đó ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có).
Trường hợp văn bản điện tử thuộc loại khẩn phải được đặt ở chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận.
Văn bản điện tử phải được theo dõi, cập nhật tự động trạng thái gửi, nhận, xử lý trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Văn bản điện tử phải bảo đảm yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của Bộ Nội vụ, đề định dạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông…
Tất cả các văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải được gửi, nhận qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành, trừ trường hợp Bên gửi hoặc Bên nhận chưa đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin, giải pháp kết nối, liên thông để gửi, nhận văn bản điện tử.
Quyết định quy định về đầu mối cơ quan đơn vị gửi, nhận văn bản điện tử như sau: Văn phòng Chính phủ gửi, nhận văn bản điện tử thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và theo Quy chế làm việc, Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản của Văn phòng Chính phủ.
Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi, nhận văn bản thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và theo Quy chế làm việc, Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi, nhận văn bản điện tử thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo Quy chế làm việc, Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 6 tháng 9 năm 2018.
Xem toàn văn Quyết định:
Anh Cao
Bộ Nội Vụ Triển Khai Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Một Cửa Điện Tử
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, Bộ Nội vụ đã khẩn trương xây dựng Hệ thống quản lý văn bản và một cửa điện tử tại Bộ để chính thức đưa vào sử dụng hoàn toàn văn bản điện tử hành chính có xác thực chữ ký số, đồng thời kết nối với trục liên thông văn bản của Chính phủ để gửi, nhận văn bản điện tử với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương từ ngày 1/1/2019. Nhằm đưa Hệ thống quản lý văn bản, một cửa điện tử vào hoạt động hiệu quả, ngày 26/9, Bộ Nội vụ đã tổ chức Tập huấn triển khai hệ thống này và tập huấn về kiểm soát thủ tục hành chính, tiêu chuẩn ISO.
Theo số liệu thống kê của Văn phòng Bộ Nội vụ, bình quân một ngày văn thư Bộ tiếp nhận và xử lý khoảng 200 văn bản; cung cấp dịch vụ công đối với 32 thủ tục hành chính và 8 quy trình liên thông. Đây là khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác và linh hoạt phù hợp với lịch công tác của lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại Bộ đã đạt một số kết quả, từng bước tạo môi trường làm việc điện tử hiện đại; giảm thời gian luân chuyển văn bản; xác định rõ trách nhiệm của từng công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ; tiết kiệm chi phí, nhân lực; nâng cao hiệu lực, hiệu quả làm việc, góp phần cải cách hành chính, vận hành Chính phủ điện tử tại Bộ.
Tuy nhiên, đến nay, văn bản đi và đến của Bộ Nội vụ chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ. Tỷ lệ xử lý công việc điện tử chưa cao, hồ sơ trình lãnh đạo Bộ chưa được thực hiện trên môi trường mạng, văn bản điện tử của Bộ chưa đủ điều kiện pháp lý để xử lý khi gửi, nhận văn bản điện tử với Chính phủ, với các bộ, ngành và địa phương.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, khi Hệ thống quản lý văn bản, một cửa điện tử đi vào sử dụng, các chức năng quản lý văn bản đi, đến, văn bản trình ký, quản lý lịch họp sẽ được tự động hóa giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Nội vụ. Đồng thời, với cơ sở dữ liệu tập trung, giải pháp sẽ lưu được toàn bộ trạng thái xử lý văn bản, giúp lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các đơn vị nhìn bao quát cũng như chi tiết về tình trạng xử lý văn bản tại các đơn vị thông qua hệ thống báo cáo tổng hợp như: số lượng văn bản chậm tiến độ xử lý, văn bản đang xử lý, văn bản đã xử lý. Từ đó, giúp lãnh đạo có thông tin điều hành và đôn đốc các đơn vị xử lý công việc.
Mặt khác, với việc đưa vào sử dụng phiên bản trên các thiết bị di động, ứng dụng chữ ký số sẽ giúp cho lãnh đạo Bộ và thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ có thể xử lý văn bản ở bất cứ đâu. Hệ thống cũng kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia, tiếp nhận và chuyển văn bản điện tử các văn bản đến và đi giữa các bộ, ngành và Chính phủ với hệ thống văn bản điện tử tại Bộ Nội vụ.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thường xuyên đăng nhập vào hệ thống để tiếp nhận, xử lý văn bản điện tử; chỉ đạo, phân công xử lý, theo dõi tiến độ xử lý văn bản trên môi trường mạng đúng quy định.
Thống Nhất Kết Nối, Liên Thông Các Phần Mềm Quản Lý Văn Bản Phục Vụ Gửi, Nhận Văn Bản Điện Tử
Thống nhất kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, có hiệu lực thi hành từ 6/9/2018.
Theo đó, văn bản điện tử đã ký số theo quy định của pháp luật được gửi, nhận thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành quy định tại Quyết định này có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
Văn bản điện tử phải được bảo đảm tính xác thực về nguồn gốc, sự toàn vẹn, an toàn thông tin, dữ liệu trong quá trình gửi, nhận, xử lý và lưu trữ. Việc gửi, nhận văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật giao dịch điện tử và phải tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh, an toàn thông tin và văn thư, lưu trữ.
Văn bản điện tử phải được gửi ngay trong ngày văn bản đó ký ban hành, chậm nhất là trong buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo. Văn bản điện tử đến sau khi được tiếp nhận, nếu bảo đảm giá trị pháp lý phải được xử lý kịp thời, không phải chờ văn bản giấy (nếu có). Trường hợp văn bản điện tử thuộc loại khẩn phải được đặt ở chế độ ưu tiên, ghi rõ mức độ khẩn, gửi ngay sau khi đã ký số và phải được trình, chuyển giao xử lý ngay sau khi tiếp nhận.
Trục liên thông văn bản quốc gia được kết nối, liên thông với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương qua Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, nhà nước. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương phải đảm bảo hạ tầng kỹ thuật kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia.
Các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm xây dựng, ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản theo quy định. Tổ chức xây dựng, nâng cấp, triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo quy định tại Quyết định này, thống nhất kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản của cơ quan, đơn vị trực thuộc phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước tại bộ, ngành, địa phương.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chính Phủ Hướng Dẫn Triển Khai Hệ Thống Báo Cáo, Gửi Nhận Văn Bản Điện Tử trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!