Đề Xuất 5/2023 # Câu Chuyện Về Hai Anh Em Ăn Trộm Cừu # Top 8 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Câu Chuyện Về Hai Anh Em Ăn Trộm Cừu # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Câu Chuyện Về Hai Anh Em Ăn Trộm Cừu mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại một vùng nông thôn nước Mỹ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ Stealer).

Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống hòng chôn chặt bí mật này. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST” đáng nguyền rủa.

Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin cẩn của những người xung quanh và của cả chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Chẳng mấy chốc anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Anh sẵn sàng giúp đỡ người khác với tất cả những gì mình có thể. Tuy nhiên, cho dẫu thời gian có qua đi, hai mẫu tự “ST” vẫn còn in dấu trên vầng trán anh.

Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự này. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện (Saint)”.

“Ai cũng có những lúc mắc phạm sai lầm, nhưng quan trọng hơn chính là sửa chữa được sai lầm đó. Mỗi người, ai cũng cần phải học cách bao dung và cho người khác cơ hội sửa sai, nếu ích kỉ mà dẫn đến thiếu lòng vị tha thì chúng ta cũng chỉ mắc sai lầm giống kẻ phạm lỗi mà thôi”. 

ST

Nêu Cảm Nhận Của Em Về Câu Chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng

O’Henry là nhà văn Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm văn học nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu giá trị nhân văn. “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn O’Henry. Tác phẩm là một bức thư mang thông điệp về sứ mệnh và sức mạnh của nghệ thuật trong cuộc sống và đoạn trích cùng tên với tác phẩm, đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” có sức ám ảnh lớn, đem lại xúc cảm lay động đến tâm can người đọc. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người họa sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men.

Những người họa sĩ luôn mang trong mình những ý tưởng mơ mộng, về sự tham vọng trong công việc, mong muốn những đứa con tinh thần của mình sẽ được mọi người biết đến. Nhưng những khó khăn về vật chất hay bệnh tật đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm đã mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền nuôi thân. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo nhưng có lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Vì có chung về sở thích và nghệ thuật, họ quyết định trở thành chị em với nhau, cùng thuê chung một phòng họa nhỏ nơi phố nghèo.

Một ngày, Giôn-xi phát hiện bản thân bị mắc bệnh viêm phổi nặng, cô nằm trên giường bệnh, tuyệt vọng đếm những chiếc lá bám trên dây thường xuân ngoài tường rơi rụng. Cô mặc định với bản thân rằng, khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ phải đối mặt với cái chết. Bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt đi hy vọng cuối cùng và niềm tin vào cuộc sống của cô. Xiu vẫn mòn mỏi với những bức vẽ, những bức vẽ được cô đặt vào sự tuyệt vọng, nỗi ám ảnh về suy nghĩ đáng trách của Giôn-xi. Cuộc sống u buồn, mang nặng những nỗi lo toan của những con người bị mùa đông lạnh giá làm cho tê buốt, những cơn gió tuyết lạnh lẽo ngày càng trở nên mạnh hơn.

Ngày qua ngày, trải qua bao lần mưa gió khắc nghiệt, mỗi ngày Giôn xi đều nhìn ra ngoài khung cửa sổ mà đếm lá rơi, niềm tin trong cô vơi cạn dần, hy vọng càng trở nên mong manh. Đáng sợ làm sao khi mỗi ngày trôi đi trong gió tuyết và những cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng, những chiếc lá thường xuân tiếp tục rơi xuống, chỉ còn lại một chiếc lá cuối cùng để Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Bởi vì sự bất lực của Giôn-xi nên càng làm cho cụ Bơ-men và Xiu lo lắng hơn bao giờ hết. Nhà văn đã thành công trong việc khắc họa rõ nét nhất sự lo lắng và sợ hãi của hai người lúc Giôn-xi đang ngủ: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Sự im lặng ngày càng tồi tệ, họ sợ, sợ rằng trong cơn mưa gió khốc liệt này thì chiếc lá sẽ chẳng chịu đựng nổi.

Dường như cùng với cái khắc nghiệt của trời đông, mưa gió, họ có thể đoán trước được điều gì khi Giôn-xi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và thấy chiếc lá cuối cùng đã rụng. Cái khoảnh khắc Giôn-xi nhìn tấm mành kéo xuống thật đáng sợ. Không một ai có thể khiến cho cô từ bỏ suy nghĩ sẽ lấy số lá còn sót lại trên cành thường xuân làm thước đo mạng sống của mình. Cái ý nghĩ này của cô đã khiến cho người đọc vô cùng khó chịu, bởi lẽ cô đã để cho tuổi trẻ, để cho ước mơ và khát vọng của mình không còn một con đường nào để bước tiếp, cô giao số phận của mình, giao tất cả mọi thứ cô có cho những chiếc lá vô tri vô giác ngoài cửa sổ quyết định.

Nhưng khi Xiu vừa kéo tấm mành xuống, một hình ảnh bất ngờ và đầy phép màu, tình huống ấy đã thắp lên lại một niềm hy vọng bé nhỏ cho Xiu, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch, chiếc lá vẫn còn trên đó. Chiếc lá ngang ngạnh ấy, vẫn tồn tại, dường như nó không cho phép Giôn-xi buông xuôi cuộc đời mình và từ bỏ quyền được sống của bản thân. Thế nhưng, lại một lần nữa sức mạnh của màn đêm lạnh lẽo, gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ lại có một uy lực khiến cho Giôn-xi không còn một niềm tin nào vào sự sống của chính mình.

Vậy mà khi cô tỉnh lại vào sáng sớm, chiếc lá vẫn còn đó, Chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, chiếc lá vượt qua mọi khó khăn, bám vững trên cành cây khẳng khiu để tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức của Giôn-xi. Rồi cô chợt nhận ra mình đã ích kỷ thế nào, cô như bừng tỉnh và lấy lại được niềm hy vọng của mình, cô mơ ước: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Điều đó chứng tỏ cô đã có niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá đã cứu vớt linh hồn cô, đưa cô qua khỏi những u mê để đến với những hy vọng. Nhà văn đã thành công khi đưa vào tác phẩm một giá trị nhân văn cao cả, đó chính là không cho phép con người ta buông xuôi cuộc đời của mình, bởi lẽ ngay cả một chiếc lá mỏng manh vẫn luôn chiến đấu để được tồn tại và không ngừng hy vọng vượt lên số phận

Kết thúc câu chuyện đã khiến cho cả người trong cuộc lẫn độc giả phải bất ngờ. Khi Giôn-xi trở nên tốt hơn, thì lúc này cô mới nhận ra chiếc lá mà cô nhìn thấy thực ra chỉ là một bức tranh.Tác giả của bức tranh nhiệm màu ấy chính là lão họa sĩ già khốn khổ Bơ-men. Cụ đã bất chấp thời tiết lạnh buốt của mùa đông mà làm một việc vô cùng nhân văn, một công việc có thể cứu rỗi cả một cuộc sống. Người họa sĩ già với mong ước cả một đời được vẽ nên một kiệt tác, và cuối cùng điều đó cũng trở thành hiện thực. Tác phẩm của ông chân thật và sống động đến nỗi ngay cả Giôn-xi là một họa sĩ cũng không nhận ra được. Không chỉ vậy nó còn  tạo niềm tin và nghị lực cho chính cô gái trẻ.

Chi tiết “chiếc lá cuối cùng” chính là chi tiết đắt giá, đậm chất nhân văn cũng như giàu tính nghệ thuật, mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ. Lòng cao thượng, tinh thần yêu thương con người được đưa lên tới đỉnh cao, khi ông Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi nhờ bức tranh cuối cùng của đời mình. Tấm lòng của một con người thật đáng quý, ông hy sinh bản thân mình để tạo sự hy vọng cho người khác, khiến người khác ngưỡng mộ và trân trọng. Với cách xây dựng tình huống chặt chẽ và bất ngờ cùng sự miêu tả tâm lí nhân vật một cách rõ nét đã là cho tác phẩm trở nên có sức sống mãnh liệt và chân thật nhất có thể.

Có lẽ câu chuyện khiến ta cảm thấy chiếc lá cuối cùng ấy vốn chỉ là một sự lừa dối, nhưng nhưng chính sự lừa dối này đã mang đến niềm tin cứu sống linh hồn và mạng sống của một con người. Kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” của người họa sĩ già mang đậm tình cảm giữa con người với con người trong tình cảnh nghèo khó. Đồng thời cho thấy nhà văn đã làm được một điều kỳ diệu và thành công nhất trong chính tác phẩm của ông.

Viết bởi Khủng Long

Đề Bài: Kể Lại Câu Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh Bằng Lời Văn Của Em

Đề bài: Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em- Văn mẫu lớp 6 – Viết bài tập làm văn lớp 6- Những bài văn hay lớp 6

Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ thời Hùng Vương thứ mười Tám. Đời ấy vua Hùng không có con trai. Người chỉ sinh được một người con gái tên gọi Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha rất yêu thương con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý. Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Vua Hùng rất băn khoăn, vua cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc, xong rồi nói: – Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho. Rồi Hùng Vương phán tiếp, sính lễ phải có đủ: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi”. Hôm sau, Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước rồi rước Mỵ Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ bèn hô mưa gọi gió làm thành dông bão đánh Sơn Tinh. Nước tràn ngập ruộng đồng, nhà cửa, ngập cả thành Phong Châu. Sơn Tinh không nao núng, thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn dòng nước lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh sức yếu bèn chịu thua. Nhưng oán thù sâu nặng, hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước lũ đánh Sơn Tinh. Nhưng thương thay cho Thần nước, năm nào cũng bị thần núi đánh cho thất bại, phải ngậm ngùi nhục nhã rút quân về.

Kể Lại Câu Chuyện Thạch Sanh

Ngày xưa có hai vợ chồng làm ăn chăm chỉ lại tốt bụng nhưng không con. Ngọc Hoàng thương tình bèn sai thái tử xuống đầu thai. Thế nhưng qua đến mấy năm, bà vợ mới sinh một cậu con trai. Khi ấy người chồng đã lâm bệnh chết trước rồi.

Khi cậu vừa khôn lớn thì mẹ lại theo cha, cậu đành thui thủi sống dưới gốc cây cùng chiếc búa người cha để lại. Người đời đặt tên cho cậu là Thạch Sanh. Chàng sống cô đơn nghèo khó nên Ngọc Hoàng thương tình bèn sai người xuống dạy cho chàng các môn võ nghệ và phép thần thông.

Một hôm, thấy chàng trai khoẻ mạnh ắt là được việc, gã Lý Thông bán rượu bèn dỗ Thạch Sanh đến nhà ở cùng và giúp việc. Chàng bèn vui vẻ nhận lời.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ lại thích ăn thịt người. Quan quân đều chịu bó tay nên đành chấp nhận mỗi năm nộp cho yêu quái một mạng người. Năm ấy đến lượt Lý Thông nộp mạng, mẹ con hắn bèn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu chằn tinh. Thạch Sanh đồng ý. Đến miếu thần không ngờ chàng gặp phải chằn tinh. Cuộc chiến ác liệt vô cùng nhưng kết thúc, Thạch Sanh đã dùng búa chém chết con quái vật.

Lý Thông biết chuyện một lần nữa lại lừa gạt Thạch Sanh để mang đầu chằn tinh đi lĩnh thưởng trong lúc đó Thạch Sanh lại trở về gốc đa.

Chẳng may một ngày kia, ngay trong hội kén rể, công chúa bị một con đại bàng lớn bay đến quắp đi. Ngang qua gốc đa, Thạch Sanh nghe lời kêu cứu bèn giương cung bắn gãy một bên cánh đại bàng. Nhưng đại bàng vẫn quắp công chúa lẩn vào hang sâu. Thạch Sanh lần theo vết máu đến cửa hang nhưng chưa nghĩ ra cách cứu người bị hại.

Trong lúc đó, Lý Thông được vua sai đi tìm công chúa. Thế là một lần nữa Lý Thông dụ được Thạch Sanh xuống ổ đại bàng cứu được công chúa lên. Thạch Sanh chém chết yêu tinh đại bàng nhưng Lý Thông gian ác đã cho quân chịt lại cửa hang. Cũng may trong lúc cùng đường Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề bị đại bàng nhốt trong cũi sắt. Chàng được giải cứu và lại còn được vua Thuỷ Tề tặng cho một cây đàn thần.

Thế nhưng sau đó hồn của đại bàng và chằn tinh vì uất ức đã ăn cắp í vàng ở cung vua đến giấu ở gốc đa. Thế là chàng Thạch Sanh bị bắt vào tù. Ở trong tù chàng đem đàn ra gảy không ngờ lại chữa được bệnh câm của công chúa. Công chúa bèn tâu rõ sự tình. Thế là Thạch Sanh được làm phò mã. Lý Thông dù được tha về quê để làm ăn lương thiện nhưng vì gây nhiều tội ác nên giữa đường bị thần sét đánh chết tươi.

Đám cưới đang diễn ra vui vẻ thì mười tám vị hoàng tử của các nước chư hầu vì không lấy được công chúa nên ùn ùn kéo quân sang đánh. Thạch Sanh bèn mang đàn thần ra gảy thế là quân sĩ mười tám nước chư hầu đều phải xin hàng. Thạch Sanh cho dọn cơm đãi quân sĩ. Mấy chục vạn quân cố gắng như thế nào cũng không ăn hết niêu cơm nhỏ xíu của Thạch Sanh. Thế là từ đó bọn quan quân nể sợ Thạch Sanh nhiều lắm.

Giặc tan, vua không có con trai nên Thạch Sanh được truyền ngôi báu. Từ đó chàng cùng công chúa sông hạnh phúc đến trọn đời.

Thu Trang

Bạn đang đọc nội dung bài viết Câu Chuyện Về Hai Anh Em Ăn Trộm Cừu trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!