Cập nhật nội dung chi tiết về Cập Nhật Lộ Trình Áp Dụng Hóa Đơn Điện Tử Đến Năm 2022 mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử mới nhất hiện nay
1. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022
Trước đây, tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải thực hiện hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày 01/11/2020. Điều này đồng nghĩa rằng, thời hạn cuối cùng các đơn vị kinh doanh phải hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử là ngày 31/10/2020.
Tuy nhiên, ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trong đó bãi bỏ khoản 2 Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, không bắt buộc các đơn vị kinh doanh phải chuyển đổi hóa đơn điện tử trước ngày 01/11/2020.
Thay vào đó, thời hạn bắt buộc hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2022.
Bắt buộc phải áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022
2. Đối tượng bắt buộc áp dụng chuyển đổi HĐĐT từ ngày 01/07/2022
– Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm: Doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; hợp tác xã; tổ chức khác; hộ, cá nhân kinh doanh.
– Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
– Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Đối tượng phải chuyển đổi HĐĐT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
3. Lộ trình áp dụng hóa đơn từ nay đến 31/6/2022
Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin để thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử trước thời hạn quy định như sau:
– Với các doanh nghiệp được cơ quan thuế thông báo áp dụng chuyển đổi hóa đơn điện tử (từ nay đến ngày 30/06/2022) nếu không thể đáp ứng đủ điều kiện về hạ tầng, công nghệ thông tin thì sẽ tiếp tục sử dụng hóa đơn đang dùng. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng phải tiến hành gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT. Cơ quan thuế sẽ xây dựng dữ liệu hóa đơn của cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
– Với các doanh nghiệp mới thành lập (từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/06/2022) nếu được Cơ quan Thuế gửi thông báo về áp dụng chuyển đổi hóa đơn điện tử thì các đơn vị kinh doanh nhận thông báo phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của Cơ quan Thuế. Riêng với các đơn vị không đáp ứng đủ điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin thì sẽ tiếp tục dùng loại hóa đơn đang sử dụng và phải tiến hành đầy đủ thủ tục gửi tới Cơ quan Thuế như đã nêu với trường hợp trên.
4. Khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi HĐĐT càng sớm càng tốt
Khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi HĐĐT càng sớm càng tốt
Bên cạnh việc quy định lại thời hạn bắt buộc chuyển đổi hóa đơn điện tử, đối tượng áp dụng hay quy định với các trường hợp không đủ điều kiện áp dụng hóa đơn điện tử, tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã nhấn mạnh quan điểm khuyến khích các đơn vị kinh doanh đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin nhanh chóng chuyển đổi, áp dụng hóa đơn điện tử trước thời hạn quy định càng sớm càng tốt.
Bởi, việc nhanh chóng áp dụng hóa đơn điện tử không những giúp các đơn vị kinh doanh sớm hoàn thành lộ trình chuyển đổi hóa đơn số, mà còn giúp gia tăng nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như:
– Tiết kiệm đến 90% chi phí so với hóa đơn giấy;
– Giảm thiểu tối đa rủi ro hóa đơn;
– Dễ dàng lưu trữ, kiểm tra, quản lý hóa đơn mọi lúc mọi nơi;
– Tự động gửi email hóa đơn điện tử cho khách hàng;
– Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp chọn chuyển đổi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice thì còn có cơ hội sử dụng app E-invoice với mức phí 0 đồng, giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng lập xuất hóa đơn mọi lúc, mọi nơi chỉ với 01 chiếc smartphone có kết nối mạng và hưởng nhiều chương trình khuyến mãi khác.
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Mọi thắc mắc hay muốn hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
Tel: 024.37545222
Fax: 024.37545223
Website: https://einvoice.vn/
Tin Chính Thức Về Lộ Trình Đăng Ký Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử
Hóa đơn điện tử được quy định tại Nghị định 119 (đã có hiệu lực) và Luật Quản lý thuế 2019, Thông tư 68 (chưa có hiệu lực). Vậy, lộ trình đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử như thế nào?
Thời điểm phải đăng ký, sử dụng hóa đơn điện tử
* Thời điểm đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử
Theo khoản 3 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC thì từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử.
* Thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020.
Căn cứ:
– Theo khoản 4 Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2020;
– Tại khoản 4 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119 về hóa đơn điện tử thì các thông tư như: Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 191/2010/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 37/2017/TT-BTC về hóa đơn sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày từ ngày 01/11/2020.
Như vậy, tất cả các nghị định, thông tư về hóa đơn hóa đơn vận tải, hóa đơn giấy sử dụng trong mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như hóa đơn tự in, đặt in, hóa đơn đặt mua của cơ quan thuế sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020. Thay vào đó, doanh nghiệp, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định 119 và Thông tư 68.
Lưu ý:
Hiện nay, không ít người thắc mắc về thời điểm phải sử dụng hóa đơn điện tử vì theo khoản 2 Điều 151 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định: ” Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật này trước ngày 01/7/2022 “.
Tuy nhiên, Luật Quản lý thuế 2019 chỉ quy định về khái niệm hóa đơn điện tử; nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; dịch vụ về hóa đơn điện tử, dịch vụ về hóa đơn điện tử mà không quy định thời điểm đăng ký áp dụng, khởi tạo hóa đơn điện tử. Do đó, thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Thông tư 68/2019/TT-BTC.
Đang sử dụng hóa đơn giấy thì xử lý thế nào?
Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ có hiệu lực từ ngày 01/11/2018 và được hướng dẫn bởi Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
Tuy nhiên, thời điểm phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử là từ ngày 01/11/2020. Trong khoảng thời gian 02 năm từ ngày 01/11/2018 đến ngày 01/11/2020 ( thời gian để chuẩn bị điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử) thì việc sử dụng hóa đơn cũng được quy định rõ theo điều khoản xử lý chuyển tiếp quy định tại Điều 36 Nghị định 119 và Điều 27 của Thông tư 68, cụ thể:
Theo khoản 1 Điều 27 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định: ” Việc xử lý chuyển tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 36 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP “.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo thông tư cũ hoặc thông báo phát hành hóa đơn giấy (hóa đơn tự in, đặt tin) hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế thì xử lý như sau:
Đối tượng 1. Đang sử dụng hóa đơn điện tử
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng.
Đối tượng 2. Đang sử dụng hóa đơn giấy (đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan thuế)
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018 thì:
* Được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua của cơ quan thuế đến hết ngày 31/10/2020.
Công văn 4311/TCT-CS về hóa đơn ngày 05/11/2018 của Tổng cục Thuế quy định:
– Trường hợp kể từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020 mà sử dụng hết hóa đơn đặt in đã thông báo phát hành và vẫn có nhu cầu sử dụng tiếp hóa đơn đặt in phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp thì tiếp tục áp dụng hóa đơn đặt in và sử dụng đến khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
– Thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định như:
+ Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in;
+ Mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in;
+ Thông báo phát hành hóa đơn đặt in/hóa đơn tự in.
* Nếu cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã thì:
– Chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử nếu cơ sở kinh doanh đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin;
– Nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Đối tượng 3. Cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020
Theo Công văn 4763/TCT-CS ngày 29/11/2018 về hóa đơn thì điều khoản chuyển tiếp quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 119/2018/NĐ-CP được xử lý như sau:
* Nếu cơ quan thuế chưa thông báo cơ sở kinh doanh mới thành lập sử dụng hóa đơn điện tử thì:
– Đăng ký phát hành hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử hoặc mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng (nếu thuộc trường hợp mua hóa đơn);
– Thực hiện các thủ tục hành chính về hóa đơn theo quy định như:
+ Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in;
+ Mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in;
+ Thông báo phát hành hóa đơn đặt in/hóa đơn tự in.
* Nếu cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119 thì:
– Cơ sở kinh doanh chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử nếu đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin;
– Cơ sở kinh doanh mới thành lập chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà đăng ký phát hành hóa đơn thì cơ sở kinh doanh mới thành lập này thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
4. Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập)
Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng và chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.
– Trường hợp cơ quan thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu tổ chức sự nghiệp công lập chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng Hóa đơn kiêm Phiếu thu tiền hóa đơn thì thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo Mẫu số 03 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
– Trường hợp đáp ứng các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì tổ chức sự nghiệp công lập đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Lưu ý: Từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định 119 và theo hướng dẫn tại Thông tư 68 thì:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn cũ (hóa đơn đang sử dụng);
– Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 68 nếu phát hiện hóa đơn cũ (hóa đơn tự in, đặt in hoặc mua của cơ quan thuế…) mà có sai sót thì:
+ Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót;
+ Người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04;
+ Lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Trong hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ ” Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm “.
+ Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn cũ đã lập có sai sót, sau đó người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Khắc Niệm
Bắt Buộc Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Từ Ngày 01/7/2022
Luật Quản lý thuế 2019 vừa được Quốc hội thông qua. Theo đó, chính thức đưa các quy định về hóa đơn điện tử thành luật. Vậy, Luật có lùi thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử tới ngày 01/7/2022?
Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (Theo khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý thuế 2019).
– Hóa đơn điện tử gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
– Hóa đơn điện tử gồm 02 loại: Có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế, cụ thể:
+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
2. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Theo Điều 90 Luật Quản lý thuế 2019 khi lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử cần tuân thủ 04 nguyên tắc sau:
– Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Trường hợp người bán có sử dụng máy tính tiền thì người bán đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
– Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế.
– Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
3. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh doanh khác thuộc trường hợp rủi ro về thuế cao.
– Tự nguyện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
4. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế 2019 những doanh nghiệp sau thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, cụ thể:
– Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
5. Xuất hóa đơn điện tử không phụ thuộc vào giá trị từng lần bán hàng
Theo khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp sau:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
6. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022
Trước đây, theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử quy định: Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định Nghị định 119/2018 thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01/11/2020.
Tuy nhiên mới đây, Quốc hội thông qua Luật Quản lý thuế vào ngày 13/6/2019. Tại khoản 2 Điều 151 quy định rõ:
– Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022;
– Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Luật Quản lý thuế trước ngày 01/7/2022.
Do đó, không ít người thắc mắc về thời điểm phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Mẫu Quyết Định Về Việc Áp Dụng Hóa Đơn Điện Tử
Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử mới nhất
Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử nhằm thay thế cho hoá đơn giấy, góp phần hiện đại hoá công tác hạch toán kế toán, tiết kiệm chi phí, nhanh nhạy các thủ tục, tiết kiệm thời gian, nâng cao tính bảo mật của Doanh nghiệp. Như vậy một Doanh nghiệp muốn sử dụng hóa đơn điện tử trước hết phải làm Mẫu Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử như sau.
Mẫu quyết định áp dụng hóa đơn điện tử mới nhất
1. Hóa đơn điện tử là gì?
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử.
Đặc biêt là hóa đơn điện tử phải được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ.
Và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Nội dung quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử
Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Tên hệ thống thiết bị hạ tầng sử dụng xuất hoá đơn điện tử: Bao gồm thông tin máy tính, máy in để chứng minh đơn vị đủ điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử.
Tên hệ thống giải pháp hoá đơn điện tử: Có thể là hệ thống phần mềm do đơn vị tự xây dựng hoặc được cung cấp bởi tổ chức trung gian.
Bộ phận kỹ thuật hoặc nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về kỹ thuật hóa đơn điện tử, phần mềm ứng dụng.
Quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
3. Mẫu Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử
Mẫu Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử
Nội dung Mẫu Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử:
Tên hệ thống thiết bị (tên các phương tiện điện tử), tên phần mềm ứng dụng dùng để khởi tạo, lập hoá đơn điện tử.
Bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật hoá đơn điện tử, phần mềm ứng dụng;
Điều 2. Mẫu các loại hoá đơn điện tử và mục đích sử dụng của mỗi loại hoá đơn (liệt kê chi tiết)
Điều 3. Quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …/…/20….Lãnh đạo các bộ phận kế toán, bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật,… chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện Quyết định này./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cập Nhật Lộ Trình Áp Dụng Hóa Đơn Điện Tử Đến Năm 2022 trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!