Đề Xuất 4/2023 # Cảm Nhận Truyện Thạch Sanh # Top 4 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 4/2023 # Cảm Nhận Truyện Thạch Sanh # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cảm Nhận Truyện Thạch Sanh mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thạch Sanh là truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Đây là truyện cổ tích thần kì kể về cuộc đời của nhân vật dũng sĩ Thạch Sanh, qua đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta.

1, Nhân vật Thạch Sanh

a) Nguồn gốc xuất thân

Thạch Sanh có một nguồn gốc vừa bình thường vừa khác thường. Bình thường vì chàng là con trai của gia đình nông dân nghèo, tốt bụng. Khi Thạch Sanh còn nằm trong bụng mẹ thì cha mất, khi cậu lớn lên thì mẹ cũng qua đời. Thạch Sanh sống lủi thủi dưới gốc đa bằng nghề đốn củi. Chàng là một người mồ côi, bất hạnh, đáng thương. Ngoài ra, nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh cũng có những điều không giống với người thường. Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai. Bà mẹ phải mang thai mấy năm mới sinh ra chàng. Và khi Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng đã sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông. Những chi tiết khác thường này khiến cho nhân vật trở nên kì lạ, đẹp đẽ. Chúng gợi cho người đọc suy nghĩ về những khả năng đặc biệt và phi thường của nhân vật.

b) Những thử thách, chiến công và phẩm chất cao đẹp của Thạch Sanh

– Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách vô cùng khó khăn. Nhưng bằng tài năng và phẩm chất vốn có cùng sự giúp đỡ của các lực lượng thần kì, chàng đã lập nên những chiến công kì diệu

Thử thách

Chiến công của Thạch Sanh

Đi canh miếu thờ, phải đối mặt với chằn tinh

Giết chết chằn tinh, có được cung tên vàng

Đối mặt với đại bàng

Giết chết đại bàng, cứu công chúa

Bị Lý Thông nhốt dưới hang sâu

Cứu được con trai vua Thủy Tề, được tặng cây đàn thần

Bị nhốt vào ngục tối

Đem đàn ra gảy, cứu được công chua, giải oan cho mình và vạch tội Lý Thông

Phải đối mặt với quân mười tám nước chư hầu

Đánh thắng quân mười tám nước chư hầu, được lên làm vua

– Qua những thử thách đó, ta thấy Thạch Sanh có nhiều phẩm chất quý báu. Chàng là một người khỏe mạnh, rất hiền lành, thật thà, chất phác. Nhưng tài năng và lòng dũng cảm của Thạch Sanh cũng khiến nhiều người phải khâm phục và ngưỡng mộ. Nhưng hơn hết, Thạch Sanh vẫn là một người tốt bụng, nhân hậu, giàu lòng vị tha, giàu lòI đạo và yêu chuộng hòa bình. Mặc dù nhiều lần bị mẹ con Lý Thông hãm hại nhưng cuối cùng chàng vẫn tha tội chết cho họ. Khi quân sĩ mười tám nước chư hầu sang xâm lược, Thạch Sanh đã không dùng binh đao và những phép thuật của mình để đánh trả. Chàng đã dùng cách thu phục lòng người. Khi quân sĩ mười tám nước xin hàng, Thạch Sanh không chỉ tha tội mà còn thết đãi họ rất tử tế. Những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh càng khiến cho nhân dân ta yêu mến và cảm phục.

c) Phần thưởng xứng đáng cho Thạch Sanh

Kết thúc truyện, chàng đã được lấy công chúa, được lên làm vua. Đây là phần thưởng cao quý nhất và cũng xứng đáng nhất dành cho người hiền lành, tốt bụng và tài năng như Thạch Sanh.

2, Nhân vật Lý Thông

Nhân vật Lý Thông hoàn toàn đối lập với nhân vật Thạch Sanh. Lý Thông làm nghề bán rượu, tính tình mưu mô, xảo huyệt. Việc Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh không phải xuất phát từ lòng thương mà bắt đầu từ những toan tính: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì có lợi biết bao nhiêu”. Sau đó Lý Thông đã nhiều lần lừa Thạch Sanh, đẩy Thạch Sanh vào chỗ chết, tìm cách hãm hại và cướp công của chàng. Lý Thông là kẻ ích kỉ, bất nhân, bất nghĩa. Kết cục, hai mẹ con Lý Thông đã bị sét đánh chết giữa đường. Đây cũng là kết cục đích đáng cho những người mưu mô, xảo huyệt, độc ác và tàn nhẫn. Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, thật thà và xảo trá, vị tha và ích kỉ.

3, Quan niệm và ước mơ của nhân dân ta

Truyện cổ tích Thạch Sanh thể hiện quan niệm của nhân dân ta, đó là ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Thạch Sanh là một người tốt bụng, nhân hậu, độ lượng nên cuối cùng được hưởng hạnh phúc, được lấy công chúa và làm vua. Ngược lại, Lý Thông là kẻ ích kỉ, tham lam, độc ác nên cuối cùng bị trừng phạt.

Qua câu chuyện này, nhân dân ta thể hiện niềm tin về đạo đức, ước mơ được đổi đời, được sống một cuộc sống hạnh phúc và hòa bình.

4, Những chi tiết thần kì

Trong truyện Thạch Sanh có những chi tiết thần kì hấp dẫn, đó là các chi tiết: cây đàn thân và niêu cơm thân.

– Cây đàn thân là một phương tiện kì diệu. Tiếng đàn cất lên từ trong ngục tối đến tại công chúa và khiến nàng cất tiếng nói. Tiếng đàn đã giúp công chúa khỏi bệnh, giúp Thạch Sanh giải oan và vạch tội Lý Thông. Tiếng đàn còn khiến cho quân sĩ mười tám nước chư hầu bủn rủn cả chân tay, không muốn đánh nhau nữa.  Âm thanh của tiếng đàn có sức mạnh thật kì diệu. Đó là tiếng đàn của công lí, tiếng đàn của tình yêu và cũng là tiếng đàn của lòng yêu chuộng hòa bình.

– Niêu cơm của Thạch Sanh cũng thật lạ. Niêu cơm nhỏ bé nhưng ăn hết lại đây. Niêu cơm thần của Thạch Sanh phải chăng là biểu tượng cho tấm lòng nhân đạo và lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta từ xưa đến nay.

Cảm nhận truyện Thạch Sanh

5

(100%)

1

vote

(100%)vote

Cảm Nghĩ Của Em Về Truyện Thạch Sanh

Đề bài: Cam nghi cua em ve truyen Thach Sanh – Bài viết của một học sinh trường Trung Học Cơ Sở Chương Xá hay nhất do chúng tôi chọn lọc cảm nghĩ của em về truyện Thạch Sanh và rút ra những bài học ý nghĩa từ câu chuyện trên

Mở bài: Giới thiệu về truyện Thạch Sanh

Cái thiện luôn thắng cái ác, người tốt bao giờ cũng đánh bại kẻ xấu, đó là những gì mà truyện cổ tích mang lại cho chúng ta thông qua những chi tiết, nhân vật thần kỳ, hư cấu. Truyện ” Thạch Sanh” là một trong những câu chuyện cổ tích như vậy. Truyện Thạch Sanh thể hiện cho vẻ đẹp trí tuệ và tài năng của con người Việt Nam. Thông qua nhân vật Thạch Sanh, chúng ta có hiểu nhận ra điều nhiều điều lí thú từ câu chuyện.

Thân bài: Cảm nghĩ về truyện Thạch Sanh

Nhân vật Thạch Sanh được tác giả câu chuyện hư cấu thì việc một cặp vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con. Ngọc hoàng thấy vậy bèn cử Thái Tử xuống làm con của họ. Từ đó người vợ có thai, khi người cha mất thì cậu bé chưa được sinh ra. Một thời gian sau đó, người vợ sinh hạ được một người con trai và đặt tên là Thạch Sanh. Không lâu sau đó, người vợ cũng mất, về thế giới bên kia với người chồng thì Thạch Sanh sống côi cút một dưới túp lều trong rừng. Tài sản duy nhất mà người cha để lại cho cậu đó là một cái rìu chặt củi. Ngày ngày cậu đi chặt củi để bán kiếm tiền mua gạo để ăn qua ngày. Qua chi tiết này, ta có thể thấy Thạch Sanh là một người khỏe mạnh, cần cù, chịu khó.

Có một lần, Ngọc Hoàng cử người xuống để dạy cho Thạch Sanh võ nghệ, nhiều phép biến hóa để sống sót, mưu sinh trong khu rừng đầy nguy hiểm rình rập. Nhận thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, cần cù, Lí Thông đã lợi dụng thông qua nhiều sự việc đặc sắc, hấp dẫn người đọc. Thứ nhất là việc giết Chằn Tinh- một con trăn lâu năm phá hoại cuộc sống của người dân, hàng năm thì mỗi hộ gia đình phải nộp cho nó một mạng người để nó không quậy phá để dân làng yên ổn làm ăn. Đến lượt nhà Lí Thông thì hai mẹ con họ lừa Thạch Sanh vào thay thế. Với bản tính lương thiện và tin tưởng người khác thì Thạch Sanh đã đi thay Lí Thông. Tất nhiên, với tài năng và sức mạnh của mình, Thạch Sanh không thể nào chịu thua trước một con quái vật được. Bằng chiếc rìu của mình, Thạch Sanh đã chém đôi con Chằn Tinh. Công lao to lớn của Thạch Sanh lại bị Lí Thông cướp mất khi tên Lí Thông mang đầu Chằn Tinh mà Thạch Sanh đã đưa về để đến lập công với nhà vua. Lí Thông là đại diện của cái ác, người xấu trong câu chuyện.

Câu chuyện không dừng lại ở đó, tên Lí Thông thật độc ác, không có tính người khi Thạch Sanh đang cứu công chúa thì nó lại lấp hang lại, không có đường cho Thạch Sanh trốn thoát. Nhưng cũng may thay, cái thiện luôn chiến thắng, bằng sức mạnh và những phép biến hóa của mình, Thạch Sanh đã giết được con Đại Bàng, ngoài ra còn cứu sống được Thái tử của vua Thủy.

Nhân vật Thạch Sanh được xây dựng trong câu chuyện là một chàng trai tuy nghèo nhưng có đầy đủ ba điều quý giá ban đầu: sức khỏe, nghị lực và tài năng; có công cụ và mảnh đất quê hương để từ đó làm nên tất cả.Ở nhân vật, yếu tố bình thường gắn liền với yếu tố phi thường, sức người kết hợp với sức thần một cách chặt chẽ, hài hòa. Những lần bị Lí Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không được Tiên hay Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng chàng lại có trong tay những phương tiện kì diệu cung vàng, đàn thần. Nhân dân ta muốn khẳng định được tài năng và sức mạnh luôn đi kèm với nhau ở nhân vật thần kỳ có chút hư cấu này.

Tiếng đàn thần vô cùng kì diệu đã giải oan cho Thạch Sanh, vạch được tội ác Lí Thông, làm cho công chúa hết câm, khiến cho đội quân xâm lược của mười tám nước phải mềm lòng, không còn ý chí chiến đấu, buông giáo xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lí, đại diện cho cái thiện, cho tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân. Qua đó thể hiện rõ yếu tố đặc trưng của truyện cổ tích Việt Nam.

Với cây đàn thần trong tay, Thạch Sanh được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người.

Kết bài: Bài văn phát biểu cảm nghĩ về truyện Thạch Sanh

Cái kết của câu chuyện cũng là mong muốn của người đọc, của toàn thể nhân dân ta, chiến thắng của cái thiện luôn là cái kết tốt đẹp nhất cho mỗi câu chuyện cổ tích. Truyện ” Thạch Sanh” đã khẳng định lại một lần nữa triết lý sống của ông cha ta, người tốt luôn chiến thắng kẻ ác.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM CAM NGHI CUA EM VE TRUYEN THACH SANH EM HAY CAM NGHI VE TRUYEN THACH SANH CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ TRUYỆN THẠCH SANH EM HÃY CẢM NGHĨ VỀ TRUYỆN THẠCH SANH Theo chúng tôi

Kể Tóm Tắt Truyện Thạch Sanh

Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh

Dàn ý kể tóm tắt truyện Thạch Sanh

1. Mở bài

– Giới thiệu truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

2. Thân bài (diễn biến sự việc)

– Mở đầu: Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.

– Thắt nút – Lý thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng.

– Phát triển: Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công.

– Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, cứu công chúa.

– Mở nút: Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Vua tìm ra sự thật, kết tội Lý Thông.

– Kết thúc: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Chư hầu đến cầu hôn không được, kéo sang đánh …

3. Kết bài.

– Ý nghĩa câu chuyện: “Ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

Kể tóm tắt Thạch Sanh – Bài văn mẫu 1

Ngày xửa ngày xưa, có một đôi vợ chồng già không có con, tuổi cao mà vẫn phải kiếm củi nuôi thân. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con trai họ. Mọi người gọi cậu bé là Thạch Sanh, cậu bé trưởng thành thì cả hai vợ chồng đều mất.

Thạch Sanh sống ở túp lều bên gốc đa, tài sản chỉ có chiếc rìu sắt cha để lại, chàng đốn củi để nuôi thân mình. Ngọc Hoàng sai thiên thần dạy cho Thạch Sanh nhiều phép thần thông và võ nghệ, bởi vậy chàng có sức mạnh phi thường. Lí Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh liền mời chàng kết nghĩa anh em để lợi dụng. Năm đó đến lượt Lí Thông phải nộp mạng cho chằn tinh gian ác, mẹ con hắn lừa Thạch Sanh đến chỗ chằn tinh để mình thoát chết. Thạch Sanh nhờ có phép thần thông nên giết được chằn, cướp được cung tên vàng. Lí Thông lại bày mưu lừa Thạch Sanh trở về gốc đa, hắn đem đầu chằn tinh lên lĩnh thưởng.

Nhà vua có một cô con gái xinh đẹp, vua đã tổ chức kén rể cho nàng, nhưng không may vào đúng hôm ấy, công chúa đã bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh vô tình biết nơi đại bàng giấu công chúa. Lí Thông lại một lần nữa nhờ Thạch Sanh cứu công chúa. Thạch Sanh sau một hồi giao chiến đã giết chết đại bàng, cứu được công chúa. Lí Thông đã lấp cửa hang để Thạch sanh không ra khỏi đó được. Trong hang, chàng đã cứu được con trai vua Thủy Tề, chàng được vua tặng cho một cây đàn thần.

Hồn ma của chằn tinh và đại bàng vì uất hận đã bày mưu ăn trộm vàng bạc của vua giấu ở gốc đa để vu họa khiến Thạch Sanh bị bắt giam. Công chúa sau khi trở về lại không nói, không cười. Kì lạ thay sau khi nghe tiếng đàn của Thạch Sanh trong ngục bèn cất tiếng nói sai người mời chàng tới. Thạch sanh kể hết mọi sự tình cho vua nghe, vua đã gả công chúa cho chàng. Chàng tha cho hai mẹ con Lí Thông về quê làm ăn nhưng trên đường chúng bị sét đánh biến thành con bọ hung.

Bấy giờ hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không lấy được công chúa bèn giấy binh nổi loạn. Thạch Sanh gảy đàn thần khiến họ bại trận. Trước khi về, quân lính các nước còn được thết đãi một bữa no nê nhờ niêu cơm thần của chàng. Vua không có con trai nên đã nhường lại ngôi cho Thạch Sanh làm vua.

Kể tóm tắt Thạch Sanh – Bài văn mẫu 2

Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.

Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, chàng bị Lí Thông cướp công, lại trở về gốc đa sống. Lí Thông đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa, Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.

Thạch Sanh giết chằn tinh cứu công chúa

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm thần.

Kể tóm tắt Thạch Sanh – Bài văn mẫu 3

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông – một người hàng rượu – thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

***

Truyện Cổ Tích Thạch Sanh

Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông

Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông nguyên gốc là truyện viết theo thể lục bát, gồm 1812 câu, thuật lại một truyện đời xưa. Truyện do ai viết và viết từ bao giờ chưa rõ, nhưng xét theo nội dung và văn chương thì chắc là của một nhà văn bình dân.

I-Thạch Sanh xuất thân từ một gia đình lao động nghèo, từ thiện

Vợ chồng Thạch Nghĩa làm nghề đốn củi. Nhà rất nghèo mà lòng ngay thật, lại làm việc lành, xa gần đều nức tiếng khen. Hai ông bà đã ngoài sáu mươi mà chưa có lấy một mụn con. Ngọc Hoàng thương tình cho Thái tử xuống đầu thai. Thạch ông chết khi Thạch Sanh còn trong bụng mẹ. Sau ba năm chín tháng cậu bé Thạch Sanh khôi ngô, tuấn tú mới cất tiếng khóc chào đời. Thạch Sanh lên bảy tuổi thì mẹ mất.

Thạch Sanh khóc than thảm thiết. Làng nước động lòng kéo đến tống táng hộ. Từ đấy, Thạch Sanh một mình côi cút, ngày vào rừng đốn củi, tối về ngủ dưới gốc đa. Tuy sống cảnh đói khổ nhưng Thạch Sanh chẳng hề than thở. Đến năm mời ba tuổi, Sanh được tiên ông Lý Tĩnh xuống dạy võ nghệ pháp thuật và “phép trị nước” cho.

Một hôm có anh hàng rượu là Lý Thông thấy Thạch Sanh ra dáng con người được việc, bèn xin kết nghĩa anh em để lợi dụng. Về sống cùng Lý Thông, Thạch Sanh chăm chỉ làm ăn. Nhờ vậy gia đình Lý Thông ngày càng thịnh vượng.

II-Thạch Sanh chém xà tinh và bị Lý Thông cướp công

Trong miền có cái miếu thờ con trăn đã thành tinh. Mỗi năm dân làng phải hiến cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt nhà Lý Thông. Hay tin, mẹ con Lý khóc than. Chợt Thông nghĩ ra một kế… Hắn làm mâm cơm thật sang mời Sanh ăn rồi nhờ đi “canh” miếu thay, để hắn ở nhà cất nốt mẻ rượu.

Thạch Sanh tin lời xách búa ra đi. Đến miếu gặp Xà tinh, hai bên đánh nhau kịch liệt. Sanh hóa phép, chém được Xà tinh, chặt đầu đốt xác và thu được một bộ cung tên vàng. Đương đêm, Sanh xách đầu Xà tinh về gọi mẹ con Lý Thông. Tưởng oan hồn Thạch Sanh hiện về báo oán, mẹ con họ Lý phách lạc hồn xiêu, khấn vái rầm rì. Thạch Sanh nghe rõ sự tình mới biết mình bị lừa. Nhưng với lòng độ lượng, Sanh cứ gọi họ ra xem. Thấy đầu Xà tinh, Lý Thông nảy ra ý cướp công. Hắn dọa Sanh là đã giết vật báu của vua nuôi. Hăn bảo Sanh trốn đi để mặc hắn lo liệu.

Thạch Sanh đi rồi, Lý Thông vội tìm đến tâu vua rằng hắn đã chém được Xà tinh. Vua phong cho hắn tước đô đốc quận công. Từ đo, mẹ con gã hàng rượu được hưởng vinh hoa, phú quý, trong khi Thạch Sanh vẫn “tháng ngày kiếm củi ngồi kể gốc đa”.

III-Thạch Sanh cứu công chúa Quỳnh Nga

Công chú Quỳnh Nga dựng lầu kén chồng. Thế tử mười tám nước kéo về dự tuyển nhưng chẳng ai lọt được mắt xanh của nàng. Buồn bực, nàng dạo chơi tỏng vườn, bị chim Đại bàng sà xuống cắp đi. Thạch Sanh bắn Đại bàng bị thương. Theo dấu máu, Sanh tìm đến cửa hang.

Nhà vua lo lắng, buồn phiền vì mát con. Các đạo quân được cử đi tìm mãi vẫn không thấy. Vua bèn phán ai tìm được công chúa sẽ gả và truyền ngôi cho. Triều thần tiến cử Lý Thông.

Họ Lý cho mở hội hát đua để nhân đó dò la tin tức công chúa. Thạch Sanh đến xem hội, gặp Lý Thông, Thông niềm nở ân cần. Sanh thật bụng tin người, lại một lần nữa đi giúp hắn.

Thạch Sanh và Lý Thông kéo quân đến của hang Đại bàng. Thạch Sanh một mình leo xuống, giao hẹn rằng nghe động đầu dây thì kéo công chúa lên trước rồi thòng dây xuống cho Sanh lên. Gặp công chúa, Sanh đưa thuốc mê để nàng bỏ cho Đại bàng. Công chúa được cứu thoát đã hứa hẹn chuyện tơ duyên với Thạch Sanh.

Khi công chúa lên khỏi hang, Lý Thông bảo quân lính đưa về trước, hắn còn ở lại đánh Đại bàng. Quân đi rồi, hắn lăn đá lấp hàng hòng giết Thạch Sanh.

Bị hãm trong hang, Thạch Sanh bắn phá cung điện của Đại bàng. Chàng giết nó bà cứu được Thái tử con vua Thủy tề bấy lâu bị giam hãm.

Được Thái tử mời về Thủy cung, chàng lại đánh bại con Hồ tinh lâu nay hoành hành không ai trị nổi. Vua Thủy tề phong chàng làm quốc trạng và thưởng cho cây đàn báu. Nhớ ngày giỗ cha, Thạch Sanh từ biệt ra về. Chàng trở về gốc đa có nghĩa, có nhân, bấy lâu vì mong nhớ chàng mà ủ ê.

Còn công chúa Quỳnh Nga từ ngày được Thạch Sanh cứu thoát, không thấy bóng ân nhân của mình nên đã hóa câm. Vua cha chạy chữa, cầu cúng mãi vẫn không khỏi.

IV-Thạch Sanh mắc oan và được giải oan

Hồn Xà tinh và Đại bàng vật vờ kiếm ăn; gặp nhau mới biết cả hai đều bị Thạch sanh giết chết. Chúng tìm cách trả thù. Chúng hiện vào kho vua ăn cắp vàng bạc, vờ để cho lính canh trông thấy, rồi đem giấu ở chỗ nằm của Thạch Sanh. Quả nhiên, Thạch Sanh bị bắt bỏ ngục và Lý Thông cố tìm cách giết chàng.

Ngồi trong ngục, Sanh lấy đàn ra gảy. Tiếng đàn oán trách Lý Thông bất nghĩa, công chúa vong tình.

“Đàn kêu nghe tiếng nên xinh Đàn kêu: tang tịch, tình tinh, tang tình Đàn kêu: ai chém Trăn tinh Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang? Đàn kêu: ai chém Xà vương? Đem nàng công chúa triều đường về đây? Đàn kêu: hỡi Lý Thông mày! Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân? Đàn kêu: sao ở bất nhân? Biết ăn quả lại quên ân người trồng! Đàn kêu năn nỉ trong lòng Tiếng ti tiếng trúc đều cùng như ru. Đàn kêu: trách Hán quên Hồ Trách Tần quên Sở, trách Ngô quên Tề. Đàn kêu thấu đến cung Phi Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa!”

Tiếng đàn vang đến tai công chúa, nàng bỗng vui tươi, “cười cười, nói nói”. Nàng nói rõ sự tình với vua cha. Thạch Sanh giải bày được nỗi oan khuất của mình và tâm địa hiểm độc của Lý Thông. Vua gả công chúa cho Thạch Sanh, phong hai lần quận công và giao Lý Thông tùy chàng xử trí.

Thạch Sanh vẫn độ lượng, tha cho Ký thông về làng làm ăn. Nhưng dọc đường mẹ con Lý bị trời đánh và bắt hóa kiếp thành con bọ hung.

V-Thạch Sanh lui binh các nước

Mười tám nước chư hầu nghe tin vua gả con gái cho anh đốn củi, bèn kéo binh tới đánh để rửa mối nhục bị công chúa coi thường.

Thạch Sanh ung dung lấy đàn thần ra gảy. Tiếng đàn chính nghĩa phân trần lẽ thiệt điều hơn; tiếng đàn khoan dung độ lượng. Quân lính mười tám nước chư hầu nghe thấu như cởi mở tấm lòng, không bụng dạ nào mà đánh nhau, đành quy hàng.

Khi các nước chư hầu xin lương ăn để rút quân, Thạch Sanh cho một niêu cơm. Quân tướng ngồi vào ăn thử, ăn vơi rồi lại đầy. Quân mười tám nước ăn đã no nê mà niêu cơm chẳng hết. Quân tướng càng kính phục.

Nhân đủ mặt chư hầu, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh. Thạch Sanh sửa sang việc nước; bốn phương an hưởng thái bình.

Truyện Thạch Sanh – Lý Thông Nguồn: Văn học trích giảng lớp 7 – phổ thông, trang 79 – NXB Giáo Dục Giải Phóng – 1973 – chúng tôi –

[alert style=”danger”]

[alert style=”danger”]

[/alert]

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cảm Nhận Truyện Thạch Sanh trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!