Cập nhật nội dung chi tiết về Cải Thiện Cách Đọc Tiếng Anh Của Bạn Với 8 Bước Đơn Giản mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
4.2
(83.33%)
12
votes
1. 8 bước cải thiện cách đọc tiếng Anh của bạn
Bước 1: Chuẩn bị cho việc luyện cách đọc tiếng Anh
Tại sao lại phải chuẩn bị trước?
Việc tạo thói quen dành ra 30 phút đọc và ghi nó vào to-do-list mỗi ngày là điều cần thiết. Chúng ta mất 21 ngày để hình thành một thói quen mới. Giữa 21 ngày ấy, giữa bộn bề công việc và hàng ngàn phương thức giải trí hấp dẫn, 30 phút cho việc đọc dễ dàng bị lãng quên. Vì vậy, trước hết cần xác định, bạn nghiêm túc với việc đọc, và cam kết với nó.
Chuẩn bị những gì để đọc hiệu quả nhất?
Đầu tiên, hãy chắc chắn bạn đang ở một nơi yên tĩnh, hoặc một nơi có tiếng ồn vừa phải nếu điều đó khiến bạn tập trung hơn và tránh xa khỏi các phương tiện giải trí.
[FREE]
Download Ebook Hack Não Phương Pháp –
Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
TẢI NGAY
Chuẩn bị từ điển, một cuốn sổ và bút để ghi chép. Bộ não con người là một công trình tuyệt vời, nhưng nó sẽ không ghi nhớ tốt như bạn nghĩ, thay vì đó, một cuốn sổ sẽ là thứ đáng tin hơn nhiều.
Luyện kỹ năng đọc tiếng Anh
Bước 2: Đọc lướt qua để hiểu được ý nghĩa chính của văn bản
V
ăn bản đó thuộc thể loại nào?
(truyện cổ tích, báo cáo,…)
Nội dung chủ yếu là các sự kiện hay đối thoại?
Văn bản viết theo thứ tự nào?
(thời gian , không gian, logic,…)
Tiếp theo, áp dụng kỹ thuật đọc phổ biến trong tiếng Anh: Skimming (đọc lướt để nắm được nội dung chính mà không cần giải mã ý nghĩa của từng từ).
Chúng ta sẽ đọc nhanh toàn bộ văn bản, tập trung và những nội dung quan trọng mang ý nghĩa bao quát như tiêu đề, câu đầu tiên của đoạn hoặc những cụm từ in đậm. Chỉ dành ra tối đa 2 phút cho một đoạn văn, không đi sâu vào chi tiết và bỏ qua những từ mình không hiểu.
Bước 3: Đặt câu hỏi và xác định thông tin cần tìm
Đây là cách chúng ta tương tác với văn bản từ đó nhớ thông tin lâu hơn. Sau khi biết được nội dung của văn bản nên gạch ra những thông tin mình muốn biết.
Ví dụ: Nếu bạn đang đọc một câu chuyện, có thể đặt một số câu hỏi:
Có bao nhiêu nhân vật tất cả?
Các nhân vật có mối liên hệ gì với nhau? Tại sao nhân vật A lại gặp nhân vật B?
Câu chuyện diễn ra bao lâu? Mốc thời gian cụ thể xảy ra sự việc C?
Người viết có mục đích/thái độ gì với câu chuyện? …
Nếu bạn đang làm một bài tập đọc thì hãy đọc trước và ghi nhớ những câu hỏi đề bài đưa ra, và thêm vào câu hỏi của mình nếu muốn.
Bước 4: Đọc lướt để tìm kiếm thông tin
Đây là kỹ thuật đọc khác trong tiếng Anh: Scanning. Cũng được dịch là đọc lướt, nhưng chúng ta sẽ chú ý vào những từ khóa để tìm được thông tin cần tìm. Nếu bạn chưa nghe về Scanning bao giờ thì chắc chắn là bạn đã áp dụng nó hàng ngàn lần rồi mà không biết đấy. Bạn có thể đã lướt qua thời khóa biết để biết được cần chuẩn bị sách gì cho ca 3 thứ 4 hay chỉ mất 5 giây để xác định bộ phim Fast & Furious chiếu vào ngày nào trong tuần.
Ở bước này, chúng ta đọc văn bản một cách nhanh chóng, quét những thông tin cần tìm. Để tập trung sự chú ý của bạn rõ ràng hơn, gạch chân (tốt nhất là bằng mực khác màu) những từ khóa quan trọng. Nếu bạn vẫn chưa thể trả lời hết các câu hỏi ở bước 3 vì không hiểu nghĩa của một số từ thì cứ bỏ lại. Hãy hình dung cơ bản những gì đã xảy ra trong câu chuyện tác giả đang kể.
Bước 5: Đọc kĩ văn bản và tra cứu từ mới
Bước 6: Ghi lại từ vựng và ngữ pháp quan trọng
Luyện đọc tiếng Anh
Bước 7: Tóm tắt lại văn bản
Bước này thường bị bỏ qua vì đa số người học đều nghĩ hiểu được tất cả các từ của văn bản đã là hoàn hảo. Tuy nhiên, sự thật là bạn chỉ thực sự nắm được văn bản và rèn luyện kỹ năng đọc tiếng Anh khi bạn biết cách diễn đạt lại nó. Bạn có thể diễn đạt bằng bất kỳ phương thức nào: kể lại câu chuyện, viết hay vẽ mindmap,… chỉ cần là bằng tiếng Anh. Đây vừa là cách thực hành những nội dung đã học, vừa giúp chúng ta nhớ thông tin hiệu quả hơn.
Bước 8: Đọc lại văn bản một lần nữa
Nhà thơ Ezra Pound đã từng nói: “No reader ever read anything the first time he saw it” – chúng ta chẳng đọc được gì từ một cuốn sách ngay trong lần đọc đầu tiên cả. Đôi khi đọc một văn bản, đặc biệt nếu bạn đọc một cuốn sách tiếng Anh, chỉ một lần là chưa đủ để hiểu nó. Bạn không nhất thiết phải đọc lại ngay lúc đó, có thể là vài hôm sau hoặc thậm chí tuần sau. Đọc lại giúp chúng ta tìm được những gì đã bỏ lỡ, hoặc rất có thể mới thực sự hiểu được ngụ ý của tác giả. Nếu có bất kỳ từ mới nào trong văn bản, bạn sẽ gặp lại chúng mỗi lần đọc lại, đó như là một cách đọc tiếng anh giúp cho bạn như một lần ôn tập và nhớ từ.
2. Tài liệu cải thiện cách đọc tiếng Anh dành cho bạn
2.1. Sách cải thiện cách đọc tiếng Anh: James and the Giant Peach – Roald Dahl
James và quả đào khổng lồ, nghe rất quen phải không nhỉ? Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt và chuyển thể thành phim cùng tên. Nếu bạn chưa đọc hoặc xem bộ phim, thì đây cũng là một gợi ý tuyệt vời đấy.
[FREE]
Download Ebook Hack Não Phương Pháp –
Hướng dẫn cách học tiếng Anh thực dụng, dễ dàng cho người không có năng khiếu và mất gốc. Hơn 205.350 học viên đã áp dụng thành công với lộ trình học thông minh này.
2.2. Sách cải thiện cách đọc tiếng Anh: Charlotte’s Web – E.B. White
Mạng nhện của Charlotte – cuốn tiểu thuyết kinh điển dành cho thiếu nhi. Một câu chuyện không dài nhưng đủ hấp dẫn, đủ lôi cuốn… Các tình tiết bất ngờ xoay quanh một chú ỉn con ngây thơ tên Wilbur và cô nhện đen tài giỏi Charlotte.
Vì đây là cuốn sách dành cho thiếu nhi, nên các từ vựng trong cuốn sách thường được giải thích ngay sau đó, vì vậy bạn có thể học từ vựng qua việc đọc và dễ dàng hiểu được mà không cần tra từ điển.
Trích đoạn:
“Well,” said her mother, “one of the pigs is a runt. It’s very small and weak, and it will never amount to anything. So your father has decided to do away with it.”
“Do away with it?” shrieked Fern. “You mean kill it? Just because it’s smaller than the others?”
Sách luyện đọc tiếng Anh hay
2.3. Sách cải thiện cách đọc tiếng Anh: The Girl with All the Gifts – M. R. Carey
Cô gái có mọi món quà – nghe thì có vẻ như là một cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi, nhưng hoàn toàn không. Cuốn sách viết về xác sống, nó tập trung đào sâu vào khía cạnh tâm lý và nội tâm con người, nhưng cũng không thiếu những màn kinh dị thót tim.
Đây là cuốn tiểu thuyết rất “lạ” và nhiều điều đáng suy ngẫm. Tiếng Anh được sử dụng khá đặc biệt: tất cả đều được viết bằng thì hiện tại, mọi thứ đang xảy ra. Bởi vì cuốn sách được viết dưới góc nhìn của một bé gái, cách viết rất đơn giản và dễ hiểu cho những bạn ở trình độ sơ cấp đến trung cấp.
2. 4. Sách cải thiện cách đọc tiếng Anh: Until the End of Time – Danielle Steel
Đến tận cùng của thời gian được viết bởi Danielle Steel, nữ nhà văn nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết lãng mạn. Cuốn sách này cũng không ngoại lệ, đây là câu chuyện kể về một tình yêu đã và sẽ không bị phá hủy bởi cái chết. Tác giả sử dụng rất nhiều từ vựng, tuy nhiên cách diễn đạt không quá phức tạp, phù hợp cho những bạn trình độ tiếng Anh trung cấp luyện kỹ năng đọc tiếng Anh.
2.5. Sách cải thiện cách đọc tiếng Anh: Leaving Time – Jodi Picoult
Siêu thoát – tác phẩm được viết bởi nhà văn làm lên cơn sốt “Lỗi lầm của những vì sao”. Cuốn sách thuộc thể loại kinh dị – hồi hộp, kể về cuộc hành trình của một bé gái 13 tuổi tìm kiếm mẹ của mình, người đã biến mất sau một vụ tai nạn kinh hoàng. Tuy nhiên đây cũng không hẳn là một cuốn tiểu thuyết kinh dị, vì nó tập trung nhiều về cách suy nghĩ và hành động của con người. Tiếng Anh được sử dụng trong cuốn sách ở mức độ nâng cao, phù hợp với người đọc có trình độ tiếng Anh từ trung cấp trở lên. Cuốn sách đã được dịch sang tiếng Việt.
3. Trang web cải thiện cách đọc tiếng Anh
3.1. Voice of American
VOA Learning English đã không còn xa lạ với nhiều người học tiếng Anh, đặc biệt là từ khóa luyện nghe với VOA. Trang web cung cấp các bản tin tiếng Anh theo từng level khác nhau từ thấp tới cao, bởi vậy dù bạn là người bắt đầu học tiếng Anh hay là người đã khá thành thạo muốn nghe bản tin, thì VOA đều là sự lựa chọn tuyệt vời.
Mỗi bản tin đều đi kèm với bản nghe audio và transcript. Vì vậy với VOA, bạn vừa có thể rèn cách đọc tiếng Anh của mình qua các bản tin thời sự nóng hổi trên nhiều lĩnh vực đời sống, vừa rèn luyện được khả năng nghe giọng Anh-Mỹ.
3.2. Spreeder
Spreeder là 1 trang web miễn phí giúp luyện đọc tiếng Anh bằng việc tập trung vào tốc độ đọc với hơn 20,000 đầu sách miễn phí. Speeder giúp bạn đọc nhanh hơn và hiểu hơn bài đọc.
Tiết kiệm thời gian: Với Speeder, tốc độ đọc của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều, giảm bớt thời gian đọc hầu hết các văn bản tiếng Anh.
Năng suất:
Speeder
không chỉ rèn luyện khả năng và tốc độ của bạn trong linh vực đọc hiểu tiếng Anh mà trong tất cả các lĩnh vực khác. Các bài học trên trang web giúp người dùng rèn luyện sự nhanh nhạy, linh hoạt, hiệu suất trong mọi hoạt động khác.
Một điều tiện lợi ở Speeder nữa là bạn không chỉ luyện cách đọc tiếng anh mọi lúc mọi nơi, mà trang web này sẽ giúp bạn ghi nhớ dấu trang nên bạn có thể quay lại bất cứ lúc nào.
3.3. Focus Magazine – issuu
Giống như tên gọi của mình, website cung cấp hơn 20,000 các tạp chí nổi tiếng, báo, portfolio, hay catalog,… cùng rất nhiều các bài viết về hầu hết các lĩnh vực khác nhau như: giải trí, thời trang, nghệ thuật, kinh doanh, du lịch,…Không phải là những bài viết quá mang tính học thuật, Focus Magazine giúp bạn vừa rèn luyện khả năng đọc hiểu tiếng Anh vừa giải trí cuối tuần qua những câu chuyện của người nổi tiếng. Trang web có giao diện đẹp mắt, mang đến cảm giác thoải mái cho người đọc.
Comments
Tám Cách Cải Thiện Kỹ Năng Đọc Hiểu Tiếng Anh
Yuliya Geikhman là người sáng tạo nội dung, sống tại quận Brooklyn, thành phố New York, Mỹ. Từ kinh nghiệm của bản thân, Yuliya chia sẻ tám phương pháp giúp người học tiếng Anh cải thiện kỹ năng đọc hiểu.
Đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng quan trọng đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh. Rất nhiều người chia sẻ với tôi rằng đọc nhiều sách tiếng Anh, nhưng trình độ vẫn không khả quan hơn. Nguyên nhân có thể họ chọn sách khó hơn trình độ hoặc chưa biết phương pháp đúng để học đọc tiếng Anh.
1. Dành thời gian đặc biệt
Chúng ta có thể đọc sách bằng tiếng mẹ đẻ bất cứ lúc nào hoặc bất cứ đâu, nhưng khi ở những nơi ồn ào, đông người thì chưa chắc hiểu rõ hay ghi nhớ nội dung. Điều này có nghĩa là để đọc sách tiếng Anh, người học cần dành thời gian tập trung và nghiên cứu, tránh làm nhiều việc cùng lúc hoặc đọc trong tư thế không thoải mái. Bạn có thể thử một số hoạt động sau trong thời gian đọc sách:
– Biến quá trình đọc sách tiếng Anh thành thói quen.
– Tìm nơi yên tĩnh, có nhiều ánh sáng, vị trí ngồi thoải mái.
– Chuẩn bị sẵn bút, sổ ghi chép, từ điển để ghi chép, tra cứu nếu cần và đồ ăn nhẹ nếu bị buồn ngủ hoặc đói bụng.
– Quy định thời gian đọc sách: Trước khi đọc, bạn nên quyết tâm dành ra ít nhất 30 phút để đọc vì đây là quãng thời gian hợp lý. Trong khi đọc, bạn sẽ mất thời gian đầu để nhập cuộc với nội dung sách. Vì vậy, 30 phút là không quá dài nhưng cũng không quá ngắn để tiếp thu ngôn ngữ mới.
– Tắt âm các thiết bị điện tử hoặc đặt thiết bị điện tử xa tầm với: Việc dùng điện thoại thông minh để tra cứu từ điển đã trở thành hành động phổ biến nhưng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng từ điển (tốt nhất là từ điển Anh – Anh) để tránh bị phân tâm, xao lãng trong quá trình đọc.
2. Chọn sách phù hợp
Một gợi ý nữa dành cho những người bắt đầu học tiếng Anh hoặc có trình độ vừa phải là tìm đọc sách Young Adults. Đây là tiểu thuyết dành cho độc giả từ 12 đến 18 tuổi nên các tác giả thường dùng từ đơn giản, dễ hiểu, lối viết ngắn gọn, súc tích.
3. Chuẩn bị trước và sau khi đọc
Đọc sách tiếng Anh không đơn giản là đọc các từ, tra cứu từ mới. Với hoạt động học này, bạn sẽ nhanh chóng quên đi những gì vừa đọc. Vì vậy, trước, trong và sau khi đọc, bạn cần chuẩn bị một số hoạt động đi kèm để hiểu nội dung văn bản sâu sắc hơn và thực sự học được nhiều hơn.
Trước khi đọc, bạn nên lướt nhanh qua nội dung của văn bản mà không phải đọc từng từ. Hoạt động này giúp bạn hiểu sơ lược về nội dung sắp đọc, từ đó xây dựng cái nhìn ban đầu và cách thức tiếp cận văn bản.
– Có từ in nghiêng, in đậm nào không?
– Tiêu đề hoặc chú thích?
– Có nhiều đoạn hội thoại không? Dung lượng trung bình của đoạn ngắn hay dài?
– Những tình tiết quan trọng, ý chính của văn bản?
– Điều gì làm bạn bối rối, ngạc nhiên hoặc ấn tượng?
– Phần nào bạn chưa hiểu?
Nghiêm túc suy nghĩ về những gì đã đọc sẽ cho thấy bạn hiểu được bao nhiêu phần trăm nội dung văn bản. Nếu chỗ nào chưa nắm rõ hoặc còn khúc mắc, bạn có thể đọc lại.
4. Đọc trôi chảy
Bạn có bao giờ đọc từng từ rồi dừng lại tra cứu từ điển? Đây là cách học đọc thông thường của người học ngôn ngữ nhưng chắc chắn sẽ nhanh cảm thấy nhàm chán. Việc đọc của bạn đang bị ngắt mạch, đứt đoạn và bạn không thể hình dung tổng quát về nội dung văn bản.
Vì vậy, trong lần đọc đầu tiên, bạn hãy đọc liền mạch văn bản, không dừng lại ở từ khó hiểu, không cố gắng tra cứu từ. Như vậy, bạn có thể đọc trơn tru văn bản, các từ xuất hiện và chảy trong đầu bạn mượt mà như cách bạn nói. Hoặc bạn có thể chọn văn bản thấp hơn trình độ để luyện tập. Từ đó, dù không thể hiểu hết nội dung, bạn sẽ nắm được đại ý của tác phẩm, quan trọng hơn là hình thành khả năng đọc trôi chảy.
5. Đọc chậm rãi
Sau khi đã đọc tiếng Anh trôi chảy hơn, bạn hãy đọc chậm rãi để bắt đầu suy nghĩ về từng tiểu tiết và học từ mới. Một cách tuyệt vời để đọc chậm là đọc thành tiếng. Bạn sẽ không chỉ thực hành đọc hiểu mà còn học cách phát âm, nghe và nói. Hãy tập trung vào việc phát âm tốt từng từ, thậm chí nói đi nói lại đến khi phát âm chuẩn xác một từ.
Nếu không muốn đọc to, bạn có thể đọc ngắt quãng từng đoạn một để thực sự nắm rõ nội dung, từ và cách dùng câu của từng đoạn. Và đừng quên ghi chép lại những từ khó, từ mới, thành ngữ, tục ngữ hoặc cách dùng câu thú vị của tác giả.
6. Đặt câu hỏi
Khi đọc, hãy cố đặt thật nhiều câu hỏi, càng nhiều câu hỏi bạn càng nắm được ý nghĩa của văn bản. Đặt câu hỏi cũng là cách để bạn luôn “chất vấn” bản thân về khả năng tập trung của mình, giúp bạn hiểu rõ hơn những gì đang đọc. Hãy đặt câu hỏi như “Điều gì đã dẫn đến chi tiết này?”, “Tại sao nhân vật lại làm vậy?”, “Nhân vật suy nghĩ gì khi làm điều đó?”…
Khi đặt câu hỏi, bạn không nhất thiết phải trả lời luôn mà hãy viết ra giấy hoặc viết ra tờ ghi chú, dán vào chi tiết bạn tò mò. Sau khi đọc, hãy quay lại trả lời những câu hỏi để kiểm tra xem bạn nắm nội dung đến mức nào.
7. Đọc đi đọc lại
Đôi khi người đọc chỉ mất một lần để hiểu một văn bản nhưng nếu bạn phải đọc văn bản tiếng Anh khó hơn trình độ thì không thể. Vì vậy, bạn phải đọc đi đọc lại cho đến khi hiểu được gần như toàn bộ nội dung.
Việc đọc đi đọc lại còn giúp bạn có cái nhìn mới về văn bản, tìm ra những từ mới mà có thể đã lãng quên hoặc phớt lờ khi đọc.
8. Đọc đa dạng
4 Bước Tạo Đà Đơn Giản Cho Sự Thay Đổi Sẽ Quyết Định Số Phận Của Bạn
Chàng thanh niên Anthony Robbins 20 tuổi là người luôn cảm thấy cô đơn, buồn nản, không thu nhập, không kinh nghiệm chuyên môn, không người tư vấn, không bạn bè, và cũng chẳng có mục tiêu rõ ràng.
Nhưng chỉ trong vài năm, người thanh niên ấy đã khám phá ra nguồn sức mạnh giúp thay đổi hầu hết mọi mặt cuộc sống của mình và trở thành triệu phú ở tuổi 24. Đó là Anthony Robbins – chuyên gia người Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực huấn luyện khai phá năng lực con người.
Điều gì tạo nên một người anh hùng, một kẻ đê tiện, một tên tội phạm hay một người hào hiệp vì cộng đồng? Điều gì tạo nên sự khác biệt trong cách hành xử của con người?
Con người không phải là một sinh vật hành xử một cách ngẫu nhiên, mọi việc chúng ta làm đều có lý do. Có thể không xác định chính xác lý do, nhưng chắc chắn luôn có một động lực cho tất cả các hành vi của con người. Động lực này chi phối mọi mặt trong cuộc sống, từ các mối quan hệ, khả năng tài chính cho đến thân thể và trí óc chúng ta. Động lực nào hiện đang chi phối bạn và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến bạn trong suốt phần đời con lại? Đó chính là niềm vui và nỗi đau.
Mọi việc ta làm đều vì nhu cầu tránh mọi nỗi thống khổ hoặc mưu cầu sự sung sướng.
Nhiều người nói về những thay đổi họ muốn tạo ra trong cuộc sống nhưng họ không theo đuổi chúng đến cùng. Họ cảm thấy chán chường, mệt mỏi, thậm chí tức giận khi biết rằng họ cần phải hành động, song lại không thể bắt bản thân làm việc đó. Lý do cơ bản là họ cố gắng thay đổi hành vi, mà hành vi vốn chỉ là kết quả, thay vì phải đối mặt với nguyên nhân nảy sinh vấn đề.
Hiểu và tận dụng được động lực sướng – khổ sẽ cho phép bạn tạo ra những thay đổi bền vững cho bản thân và cho những người bạn quan tâm. Không hiểu được sức mạnh của hai động lực này sẽ khiến tương lai bạn bị đầy đọa trong viễn cảnh sống để đối phó.
Dù biết rõ tất cả những hành động ấy đều mang lại lợi ích cho mình, nhưng bạn cũng không làm vì lúc đó bạn liên tưởng việc thực hiện những điều cần thiết đó với nỗi khổ nhọc.
Điều gì xảy ra nếu bạn tiếp cận người ấy – có thể bị từ chối. Điều gì xảy ra nếu bạn khởi nghiệp kinh doanh nhưng thất bại – có thể mất luôn cả công việc hiện tại. Điều gì xảy ra khi bạn bắt đầu ăn kiêng – phải chịu đựng cảm giác kiêng khem khổ sở, rồi rốt cuộc lại tăng ký. Điều gì xảy ra nếu bạn đầu tư – có thể mất sạch tiền dự trữ. Thế thì tại sao phải thử?
Với nhiều người, nỗi sợ mất mát lớn hơn nhiều so với niềm vui được có thêm. Điều gì thúc đẩy bạn mạnh mẽ hơn: tránh để mất đi 100.000 USD đã dành dụm trong suốt năm năm, hay là cơ hội sinh lời gấp đôi trong 5 năm tới?
Thực tế là hầu hết mọi người sẽ cố gắng giữ lại những gì mình đang có thay vì chấp nhận rủi ro để đạt được những điều họ mơ ước.
Đây chính là khoảnh khắc kỳ diệu – khi nỗi khổ niềm đau trở thành bạn của ta. Nó khiến ta phải hành động khác đi để gặt hái những kết quả mới. Ta sẽ hành động quyết liệt, dứt khoát hơn nếu lúc đó ta hình dung sự thay đổi sẽ tạo ra vô vàn niềm vui cho cuộc sống của mình.
Có rất nhiều cấp độ sướng – khổ khác nhau. Ví dụ như việc cảm thấy bị sỉ nhục là một hình thức đau khổ rất lớn về mặt tinh thần. Cảm giác bất tiện, thiếu thoải mái, buồn chán cũng là những dạng khổ sở khác, dù cường độ có thấp hơn nhưng chúng vẫn có thể thúc đẩy bạn đưa ra quyết định mới. Niềm vui sướng cũng có vai trò tương tự. Rất nhiều động lực trong cuộc sống xuất phát từ việc chúng ta nghĩ rằng hành động của mình sẽ đưa đến một tương lai tốt đẹp hơn, rằng việc ta làm hôm nay sẽ không uổng phí, rằng ta sẽ được tưởng thưởng quả trái thành công trong một ngày rất gần.
Những gì bạn cho là sướng hoặc khổ sẽ tạo ra số phận của bạn
Con người là sinh vật duy nhất trên hành tinh có cuộc sống nội tâm phong phú nên chúng ta không bị lệ thuộc vào hoàn cảnh. Chính cách hiểu của ta về các sự việc, hiện tượng sẽ quyết định cách ta nhìn nhận về bản thân, như cách thức ta hành động trong tương lai. Một trong những điều tuyệt vời khiến con người trở nên đặc biệt là khả năng điều chỉnh, biến đổi và chuyển từ ý tưởng thành sản phẩm cụ thể, hay ho và hữu ích hơn. Chỉ con người mới có khả năng thay đổi cách liên tưởng của mình để biến khổ đau thành niềm vui, hoặc ngược lại.
Mọi hành vi của ta, kể cả chủ ý lẫn vô tình, đều bị chi phối bởi sự sướng – khổ. Bạn có thể biết hoặc không biết chính xác khi nào thì việc lập trình và điều tiết này diễn ra. Một câu nói của ai đó, một sự cố bất ngờ, nhận giải thưởng thể thao, giây phút ngượng ngập, điểm 10 đỏ chói… đều góp phần tạo nên con người chúng ta hôm nay. Xin nhấn mạnh rằng bạn liên tưởng sự sướng – khổ với những gì thì chính những điều đó sẽ hình thành nên số phận của bạn.
Nếu không chủ động lên kế hoạch cho đời mình, người khác sẽ làm thay bạn
Pepsi đã áp dụng chiến lược quảng bá sản phẩm theo cách này một cách xuất sắc. Họ đã nhận thấy kỳ tích trong hiện tượng Michael Jackson, một chàng trai trẻ đã dành cả đời học cách khơi dậy cảm xúc mãnh liệt của khán giả bằng giọng hát, hình thể, nét mặt và những động tác nhảy múa của mình. Cách Michael hát và nhảy đã khiến cho hàng triệu khán giả cảm thấy phấn khích, say mê đến độ phải bỏ tiền ra mua album của anh để có thể tái hiện lại cảm giác ấy. Pepsi cho rằng nếu người tiêu dùng liên kết cảm giác vui vẻ với sản phẩm Pepsi Cola như là với Michael Jackson, họ sẽ mua thức uống này như đã mua album của Michael Jackson.
Đầu tiên, Pepsi mượn hình ảnh của Michael Jackson để đưa khán giả truyền hình lên trạng thái xúc động cực độ. Rồi vào đúng thời điểm đó họ trưng ra hình ảnh sản phẩm. Hình ảnh lặp đi lặp lại như thế đã tạo ra mối liên kết cảm xúc đến hàng trăm triệu người hâm mộ Michael.
Sự thật là Michael Jackson không uống Pepsi. Anh ta thậm chí còn không cầm trên tay một lon Pepsi rỗng trước máy quay. Có thể bạn sẽ nghĩ: “Công ty này điên rồi sao. Họ thuê một gã với giá 15 triệu USD để làm đại diện trong khi anh chàng thậm chí không cầm đến sản phẩm của họ, và còn tuyên bố với mọi người rằng sau này anh ta cũng vậy. Người phát ngôn kiểu gì thế này? Thật là một ý tưởng điên khùng!”.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy đó là một ý tưởng xuất sắc. Doanh số bán vượt trần, đến độ ngay sau đó L.A. Gear đã thuê Michael với giá 20 triệu USD để làm đại sứ thương hiệu cho sản phẩm của họ. Và nhờ vào khả năng “xui khiến tâm trạng” của anh, Michael và Sony/CBS đã ký kết một bản hợp đồng thu âm trong vòng 10 năm được đồn đại là trị giá hơn 1 tỷ USD. Khả năng thay đổi trạng thái cảm xúc con người của Michael Jackson đã khiến anh trở nên vô giá.
Hãy thay đổi ngay lúc này
Đầu tiên, hãy viết ra 4 hành động bạn cần thực hiện nhưng đã bị trì hoãn bấy lâu nay, như giảm cân, cai thuốc lá, giảng hòa với ai đó, liên lạc với người có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời bạn…
Tiếp theo, với mỗi hành động, hãy viết ra câu trả lời cho những câu hỏi sau:
– Tại sao tôi đã không hành động?
– Trong quá khứ, tôi đã liên kết việc thực hiện hành động này với nỗi đau nào?
Bước thứ ba, viết ra những niềm vui bạn có được trong quá khứ khi cuốn theo kiểu mẫu tiêu cực này.
Ví dụ như, nếu bạn nghĩ mình nên giảm cân, tại sao bạn vẫn cứ ngấu nghiến bánh kẹo ngọt? Có thể là bạn đang tránh nỗi đau bỏ bê bản thân nên đã đồng nhất chuyện ăn uống với cảm giác vui sướng – chỉ là niềm vui nhất thời. Để tạo sự thay đổi lâu bền, chúng ta cần tìm cách nào đó mới mẻ hơn, cũng mang lại niềm vui mà không để lại hệ quả xấu.
Bước thứ tư, hãy viết ra bạn sẽ trả giá nhiều thế nào nếu không thay đổi ngay bây giờ. Và việc phải trả giá như vậy khiến bạn cảm thấy thế nào?
Cuối cùng, viết ra tất cả những niềm vui bạn sẽ nhận được khi thực hiện những hành động ấy ngay lúc này. Hãy hình dung ra mọi tác động tích cực cả trong hiện tại và trong tương lai.
Bạn nên dành thời gian ngay bây giờ để hoàn thành bài tập này, để tạo bước đà cho những thay đổi bạn mong muốn.
Hướng Dẫn Cách Đọc Đoạn Văn Tiếng Anh
Trong bài viết này, cô sẽ chia sẻ một vài website miễn phí giúp các bạn sinh viên có thể đọc đúng đoạn văn tiếng Anh. Đối tượng của bài viết là tất cả các bạn yêu thích tiếng Anh nhưng cô nghĩ nó đặc biệt cần thiết cho các bạn sinh viên năm nhất chuẩn bị bước vào kì thi Tiếng Anh cuối kì.
Đầu tiên các em nhập đoạn văn cần đọc vào ô trống.
Sau đó, chọn tốc độ đọc nhanh hoặc chậm ở ô “Speed”. Tốc độ phù hợp dao động từ -2 đến 0. Đa phần sinh viên năm nhất chọn tốc độ -2.
Tiếp theo, bấm vào ô “Language” để chọn giọng đọc (nam, nữ, Anh, Mỹ). Tùy vào cảm nhận của từng sinh viên để chọn giọng nào dễ nghe nhất theo cảm nhận của từng người.
Cuối cùng bạn chỉ cần bấm “Say it” và nghe thật dễ dàng, hiệu quả.
Ngoài ra, các em có thêm 3 sự lựa chọn khác: –
http://tts.softgateon.net:
Trang này được xem là môth trong những dịch vụ đọc text tiếng Anh miễn phí với giọng đọc và ngữ điệu rất hay. Ngoài ra bạn có thể tải đoạn audio dưới định dạng mp3 về máy để nghe bất cứ khi nào.
-
http://vozme.com/index.php?lang=en:
Hỗ trợ 2 giọng đọc duy nhất: nam và nữ và có thể xuất dưới dạng file mp3
-
https://www.ispeech.org/:
Trang này có giọng đọc nhanh hơn các trang khác nhưng cách phát âm chuẩn như người bản xứ, ngữ điệu và nhấn nhá câu phù hợp. Tuy nhiên nó chỉ có một giọng đọc duy nhất.
Cô mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các em chọn được cách đọc tiếng Anh phù hợp. Đồng thời thấy rằng học tiếng Anh thật dễ dàng và tiện lợi. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả cao và luôn thành công trong cuộc sống.
Ths. Nguyễn Thị Hoa - Khoa Ngoại ngữ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cải Thiện Cách Đọc Tiếng Anh Của Bạn Với 8 Bước Đơn Giản trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!