Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Thức Đóng Dấu Trên Các Văn Bản Của Doanh Nghiệp mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một đồ vật không thể thiếu đối với cơ quan, doanh nghiệp là con dấu. Mặc dù được sử dụng rất nhiều, đặc biệt với công ty hay đơn vị cơ quan lớn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được cách quản lí va sử dụng con dấu hay phương pháp đóng dấu văn bản sao cho đúng và chính xác nhất.
Con dấu là gì?
Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản của cơ quan, tổ chức. Việc đóng dấu vào các loại văn bản giấy tờ phải theo đúng quy định của pháp luật.
Sử dụng con dấu trong những văn bản của doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp có rất nhiều các con dấu như dấu pháp nhân hay còn gọi là dấu tròn doanh nghiệp, dấu chức danh, dấu ngày tháng năm, … Nhưng bài viết này chỉ hướng dẫn sử dụng con dấu tròn doanh nghiệp, đây là con dấu xác nhận giá trị pháp lý của văn bản. Còn các con dấu khác như dấu chức danh thì có thể đóng dấu hoặc viết tay, hoặc đánh máy in sẵn trên văn bản.
Đối với việc đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật cũng như tuân thủ theo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Các hình thức đóng dấu trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp có 4 cách đóng dấu ( hình thức đóng dấu) mỗi hình thức có cách sử dụng khác nhau:
*Đóng dấu tròn của cơ quan, tổ chức:
Dấu đóng bên trái chữ ký, đóng dấu lên 1/3 chữ ký
*Đóng dấu treo:
Đóng dấu lên các tài liệu, văn bản nội bộ của đơn vị, vị trí đóng ở góc trên cùng, bên trái, đóng lên dòng ghi tên cơ quan, đơn vị (Bạn là kế toán bạn có thể gặp trường hợp này khi xuất hóa đơn mà người ký hóa đơn là người được thủ trưởng đơn vị ủy quyền cho ký hóa đơn).
*Đóng dấu trên chữ ký trong văn bản
Đóng dấu trên chữ ký của văn bản nhằm khẳng định giá trị pháp lý của văn bản. Dấu đóng trên chữ ký sẽ ở phần xác nhận nội dung của văn bản, đóng dấu lên chữ ký của người đại diện theo pháp luật, hoặc người đại diện theo ủy quyền trong phạm vi ban hành văn bản đó. Dấu đóng trên chữ ký sẽ trùm lên 1/3 chữ ký của người có thẩm quyền và lệch về phía bên trái của chữ ký.
*Đóng dấu giáp lai:
Đóng dấu giáp lai là việc dùng con dấu của doanh nghiệp đóng lên văn bản gồm nhiều tờ vào lề bên trái hoặc bên phải để trên tất cả các tờ giấy của một văn bản đều có dấu, để đảm bảo tính chính xác của từng tờ trong văn bản, tránh trường hợp cố tình làm thay đổi nội dung của văn bản nhằm làm giả mạo văn bản.
Thông thường khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng mà hợp đồng bao gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu trên chữ ký của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì cần đóng dấu giáp lai của các bên ký kết hợp đồng. Đối với hợp đồng có nhiều trang mà một lần không thể đóng dấu giáp lai hết thì có thể chia ra, đóng dấu giáp lai trên các trang liên tiếp cho đến khi đã đóng dấu giáp lai lên hết các trang của hợp đồng đó và phải đảm bảo rằng khi ráp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai phải khớp với con dấu của doanh nghiệp. Cụ thể việc đóng dấu giáp lai áp dụng như sau:
Áp dụng dấu giáp lai với các văn bản có từ 02 trang trở lên đối với bản in 01 mặt hoặc từ 03 trang trở lên đối với bản in 02 mặt.
Dấu giáp lai sẽ được đóng vào phần giữa mép phải hoặc mép trái của văn bản, trùm lên một phần của tất cả các tờ giấy trong văn bản.
Mỗi lần đóng dấu tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt của văn bản.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Đ/C: P.3013, Tòa nhà RIVESIDE GARDEN, 349 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Hotline: 19006296
Mọi chi tiết về CÁCH THỨC ĐÓNG DẤU TRÊN CÁC VĂN BẢN CỦA DOANH NGHIỆP xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN BRAVOLAW
Địa chỉ : 349 Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline : 1900 6296
Email : ceo@bravolaw.vn
Cách Đóng Dấu Văn Bản Hành Chính
Văn bản hành chính là gì?
Dựa vào tính chất, có thể chia văn bản hành chính là thành hai loại như sau:
Thứ nhất: Văn bản hành chính thông thường: Là những văn bản mang tính thông tin về điều hành, quản lý những công việc cụ thể, phản ánh tình hình trao đổi, ghi chép công việc trong cơ quan. Hệ thống văn bản hành chính thông thương uô gồm 2 loại văn bản chính là văn bản có tên loại và văn bản không có tên loại.
Văn bản có tên loại là những văn bản có tên gọi ở phần tên văn bản như thông báo, giấy mời, giấy triệu tập, đề cương, đề án, chương trình, kế hoạch,… Tuy nhiên, những văn bản mà thông thường chúng ta thường gặp là:
+ Báo cáo: Được dung để trình bày về tình hình công việc, tiến độc hoàn thành công việc. Loại văn bản này thường dung khi cấp dưới cần trình bày nội dung, tiến dộ công việc với cấp quản lý của mình.
+ Biên bản: Là văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra tại một thời điểm nhất định để làm căn cứ cho những công việc diễn ra sau đó (Biên bản đề nghị, biên bản nghiệm thu,…)
Văn bản không có tên loại là những văn bản không có tên gọi ở phần đầu mục văn bản, nó được thể hiện dưới dạng là một công văn (Công văn trình bày, công văn mời họp, công văn yêu cầu, công văn giải thích,…)
Thứ hai: Văn bản hành chính cá biệt: Đây là loại văn bản hành chính thể hiện quyết định của người quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở những quy định chung mang tính chất quy phạm nhà nước được dung để giải quyết các công việc cụ thể, ví dụ như Quyết định của Hội đồng thành viên công ty TNHH, Quyết định bổ nhiêm chức danh Tổng giám đốc, Nghị quyết Hội đồng thành viên,…
Những ai được đóng dấu lên chữ ký?
Trước khi hướng dẫn về Cách đóng dấu văn bản hành chính, chúng tôi xin lưu ý Quý vị về chủ thể có thẩm quyền đóng dấu.
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.
– Cách đóng dấu chữ ký:
+ Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
+ Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
+ Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
Tại khoản 1, điều 32, Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định.
Cách đóng dấu lên văn bản hành chính
Con dấu và thể hiện vị trí pháp lý một cơ quan, tổ chức hay một doanh nghiệp, Vì vậy, việc đóng dấu phải hết sức chính xác và theo đúng quy định của pháp luật.
Các hình thức đóng dấu hiện nay bao gồm 4 hình thức, đó là đóng dấu tròn của cơ quan, tổ chức, đóng dấu treo, đóng dâu giáp lai và đóng d ấu correct hay dấu hiệu chỉnh. Nhưng dù là hình thức đóng dấu nào thì cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật có quy định hướng dẫn về việc đóng dấu văn bản hành chính. Cụ thể tại khoản 1, 2, 3, điều 32 và khoản 1, điều 33, Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng con dấu như sau:
“Điều 32. Quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định. 2. Văn thư cơ quan có trách nhiệm a) Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức tại trụ sở cơ quan, tổ chức. b) Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản. c) Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản. d) Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện. Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật 1. Sử dụng con dấu a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định. b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục. d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản”.
Tổng đài 1900 6560 tư vấn và hướng dẫn cách đóng dấu lên văn bản hành chính
Nếu như quý khách cần tư vấn thêm về Cách đóng dấu văn bản hành chính hoặc tư vấn về những vấn đề khác thì hãy gọi ngay đến số 19006560 để được TBT Việt Nam chúng tôi hỗ trợ.
Cách Ký Tên, Đóng Dấu Đúng Luật Vào Văn Bản Theo Nđ 30/2020/Nđ
09/04/2020 09:42 AM
I. Ký tên 1. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
– Cách thức: Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách hoặc điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
2. Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
– Cách thức: Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
3. Ký thừa ủy quyền
– Đối tượng áp dụng:
Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký.
Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.
– Cách thức: Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
– Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.
4. Ký thừa lệnh
– Đối tượng áp dụng:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản.
Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
– Cách thức: Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
– Căn cứ pháp lý: Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 và Khoản 7 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30.
II. Đóng dấu 1. Đóng dấu chữ ký
– Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.
– Cách đóng dấu chữ ký:
+ Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.
+ Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
+ Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
2. Đóng dấu treo
– Cách thức đóng dấu: Do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. Thông thường, khi đóng dấu treo thì đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.
– Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.
3. Đóng dấu giáp lai
– Cách thức đóng dấu: Dấu giáp lai đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
– Ngoài ra, tùy theo từng Bộ, ngành mà có quy định riêng.
VD: Tổng cục Hải quan bắt buộc đóng giáp lai với văn bản từ 02 trang trở lên với văn bản in 1 mặt, 03 trang trở lên với văn bản in 2 mặt. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản (Công văn 6550/TCHQ-VP ngày 21/11/2012).
Những quy định nêu trên áp dụng bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước từ ngày 05/3/2020.
Quý Nguyễn
40,942
Hướng Dẫn Ký Tên Và Đóng Dấu Văn Bản
Tưởng chừng đây là công việc đơn giản, ai cũng có thể làm được, nhưng mà thực sự không phải vậy, khi ký tên, đóng dấu văn bản, bạn cần phải biết những điều sau đây:
Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của cơ quan, tổ chức và tình hình thực tế mà thẩm quyền ký văn bản có khác nhau.
Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức
Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của cơ quan, tổ chức.
Cấp phó có thể ký thay trong trường hợp được người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao ký các văn bản trong lĩnh vực được phân công phụ trách và 1 số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.
Trước tên chức danh, vị trí của thủ trưởng, người đứng đầu phải có ghi “KT.” Nghĩa là ký thay.
Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể
Lưu ý: Trước tên tập thể lãnh đạo đó, phải có ghi “TM.” Nghĩa là thay mặt
Còn đối với những văn bản khác thì thực hiện ký thay như đã nêu trên.
Áp dụng trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa ủy quyền 1 số văn bản mà mình phải ký.
Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong thời gian nhất định và nhớ rằng người ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký.
Luu ý: Trước tên chức danh, vị trí của thủ trưởng, người đứng đầu phải có ghi “TUQ.” Nghĩa là thừa ủy quyền.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh văn phòng, Trưởng phòng hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh một số văn bản,
Tương tự như ký thừa ủy quyền, ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
Lưu ý: Trước tên cơ quan, tổ chức giao ký, phải ghi “TL.” Nghĩa là thừa lệnh.
Không được dùng màu mực đỏ
Không được dùng các thứ mực dễ phai
– Khi đóng dấu lên chữ ký thì phải đóng dấu trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
– Các phụ lục kèm theo văn bản chính sẽ do người ký văn bản quyết định việc đóng dấu.
Dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên phụ lục.
– Đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản sẽ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành hướng dẫn.
P/S: Hướng dẫn này được áp dụng đối với các văn bản trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, các cơ quan, đơn vị ngoài nhà nước có thể căn cứ trên quy định này để áp dụng theo.
1. Trường hợp bắt buộc sử dụng con dấu doanh nghiệp?
2. Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Thức Đóng Dấu Trên Các Văn Bản Của Doanh Nghiệp trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!