Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Một Bài Văn Thuyết Minh Hay mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN THUYẾT MINH HAY
Có nhiều ý kiến cho rằng môn làm văn là một trong những phân môn không chỉ có học sinh “sợ” học mà ngay cả giáo viên cũng không ít người “ngại” dạy. Trong đó tiêu biểu là văn thuyết minh. Vậy, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để văn thuyết minh không còn “đáng sợ” và “đáng ngại”? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết: “Cách làm một bài văn thuyết minh hay.”
1. Khái niệm văn thuyết minh
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Yêu cầu văn thuyết minh
Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
3. Phương pháp thuyết minh:
3.1. Phương pháp nêu định nghĩa:
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
3.2. Phương pháp liệt kê:
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…
3.3. Phương pháp nêu ví dụ:
VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)
3.4. Phương pháp dùng số liệu:
VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con.
3.5. Phương pháp so sánh:
VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
3.6. Phương pháp phân loại, phân tích:
VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…
4. Các bước làm bài văn thuyết minh:
* Bước 1:
– Xác định đối tượng thuyết minh.
– Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
– Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
– Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
* Bước 2: Lập dàn ý
* Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
II. Cách làm một số dạng đề văn thuyết minh
1. Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:
– Cấu tạo của đối tượng
– Các đặc điểm của đối tượng
– Lợi ích của đối tượng
– Tính năng hoạt động
– Cách sử dụng, cách bảo quản
2. Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:
– Nguồn gốc
– Đặc điểm
– Hình dáng
– Lợi ích
3. Khi đối tượng thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:
– Nêu một số định nghĩa chung về thể thơ
– Nêu các đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu, chữ
+ Quy luật bằng trắc
+ Cách gieo vần.
+ Cách ngắt nhịp
+ Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
4. Khi đối tượng thuyêt minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:
– Vị trí địa lí
– Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng
– Những truyền thống lịch sử, văn hóa gắn liền với đối tượng.
– Cách thưởng ngoạn đối tượng.
5. Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hóa thì các nội dung thuyết minh thường là:
– Hoàn cảnh xã hội.
– Thân thế và sự nghiệp
– Đánh giá xã hội về danh nhân.
* Lưu ý: Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
6. Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết inh thường là:
– Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản
– Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
– Cách thức chế biến, thưởng thức.
TỔ XÃ HỘI
Cách Làm Bài Văn Thuyết Minh
Cho đề văn sau: “Thuyết minh về chiếc xe đạp “
Tìm hiểu đề, có thể nói đây là thao tác mà đa phần học sinh hay bỏ qua vì tâm lí sợ mất nhiều thời gian và làm không kịp bài. Người học cần hiểu một điều, việc phân tích đề bài giúp cho chúng ta xác định đúng thể loại làm bài, làm đúng trọng tâm, không xa rời đề bài (dẫn dẫn đến lạc đề). Nó là bàn đạp giúp cho việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều nếu không phân tích đề bài một cách kĩ lường.
Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số điều sau đây:
+ Thể loại làm bài ở đây là gì?
+ Đối tượng cần thuyết minh là gì?
+ Khi thuyết minh ta cần hướng đến là cái gì?
– Đối với thể loại làm bài, ta hãy xem trong đề bài có cụm từ “thuyết minh” hay “giới thiệu”.
– Đổi với đổi tượng cần thuyết minh, thường đối tượng là những vật dụng quen thuộc; con vật, loài cây gần gũi, một phương pháp (cách làm); một tác giả, tác phẩm,…
– Khi thuyết minh, ta cần chú ý đến các đặc điếm, tính chất của đối tượng thuyết minh để từ đó mà lập dàn bài cho phù hợp.
Dựa trên đề bài đã cho ở trên, ta xác định:
a) Thể loại làm bài: văn thuyết minh (có yêu cầu đề: Thuyết minh).
b) Đối tượng cần phải thuyết minh: ‘”Chiếc xe đạp” – một phương tiện đi lại thông dụng của con người.
c) Những điều cần lưu ý: đặc điểm, cấu tạo, tính chất, cách sử dụng, bảo quản,…
Tìm ý: đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác định trong đề bài.
– Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây:
+ Đọc thật kĩ lưỡng đề bài từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng để nắm bắt nội dung chính.
+ Gạch chân những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ trọng tâm trong đề bài.
+ Đặt câu hỏi (là gì? thế nào? tại sao? ra sao?) cho những gì vừa gạch chân.
+ Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như thế nào?).
Áp dụng vào đề bài trên, ta có:
– Đọc kĩ đề bài.
– Gạch chân từ ngữ, hình ảnh trọng tâm trong đề bài:
Thuyết minh về chiếc xe đạp.
– Đặt câu hỏi:
+ Chiếc xe đạp có nguồn gốc, xuất xứ ra sao?
+ Chiếc xe đạp có cấu tạo như thế nào?
+ Để tạo nên một chiếc xe đạp thi bao gồm những bộ phận nào?
+ Cách sử dụng nó ra sao?
+ Cách bảo quản nó ra sao?
+ Em có suy nghĩ gì về nó?
Đây cũng là bước làm bài mà học sinh hay bỏ qua vì theo suy nghĩ của người học là “phí phạm thời gian”. Khi lập dàn bài, tuỳ theo phong cách học tập của mỗi người mà có cách lập dàn bài khác nhau cho phù hợp. Có người thì lập dàn bài theo kiểu truyền thống (gạch đầu dòng), có người thì lập dàn bài theo dạng sơ đồ tư duy (một phát minh tuyệt vời của Tony Buzan). Dù cho người học có cách lập dàn bài kiểu gì thì dàn bài đó cũng phải có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Ở đây, chúng tôi nêu lại phương pháp truyền thống để người học tiện tham khảo.
LẬP DÀN BÀI
– Dẫn dắt vào đối tượng cần thuyết minh: là một trong những phương tiện đi lại của con người.
– Nêu ra đối tượng cần thuyết minh
– Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở.
– Hệ thống truyền động gồm:
+ khung xe
+ bàn đạp + trục giữa + ổ bi giữa + dây xích + đĩa + ổ líp + hai trục + ổ bi
+ hai bánh trước, sau
– Hệ thống điều khiển gồm:
+ ghi đông có hai tay cầm xoay được
+ hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm
+ hai tay cầm
+ bộ phanh
– Hệ thống chuyên chở gồm:
+ yên xe
+ dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng
2.Đặc điểm của xe đạp và cách sử dụng
– Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650 mm hay 700 mm, gấp 10 lần đường kính ố líp, khi ổ líp quay mội vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. Ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.
– Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.
3. Ích lợi của xe đạp
– Là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn.
– Không gây ô nhiễm
– Là một cách vận động cơ thể rất tốt.
– Là một người bạn thân thiết của con người.
– Dù trong tương lai, nhiều phương tiện giao thông có phát triển đi chăng nữa thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu.
Đây là thao tác quan trọng – tạo lập văn bản hoàn chỉnh. Dựa trên dàn bài đã lập, người học cần phân bổ thời gian sao cho phù hợp với các phần. Lưu ý người học một số vấn đề sau:
– về mặt hình thức: Bài viết phải có đầv đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Không mắc các lỗi thông thường: chính tả, cách dùng từ, câu cú, ngữ pháp, phân đoạn… ý phải rõ ràng, văn viết mạch lạc, trôi chảy.
– về mặt nội dung: Viết đúng nội dung đề bài, đi đúng trọng tâm nội dung đề bài.
Đây là thao tác cuối cùng của việc thực hiện một bài văn hoàn chỉnh. Thao tác này giúp ta xem xét được tổng thể bài làm: có cân đổi, đầy đủ ý, hay bị sai sót gì về các lỗi thông thường hay không, từ đó mà ta chỉnh sửa lại cho phù hợp. Cuối cùng rút ra được nhiều kinh nghiệm cho những bài viết sau.
Đối với văn bản thuyết minh của lớp 8 tập trung chủ yếu vào bốn loại chính sau đây:
– Thuyết minh về một đồ dùng, vật dụng, con vật, loài cây.
– Thuyết minh về một thể loại văn học.
– Thuyết minh về một phương pháp (cách làm ).
– Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Ở mỗi loại đều có những đặc trưng riêng về cách thức làm bài, người học cần làm được những vấn đề chính cụ thể sau đây:
a. Thuyết minh về một thứ đồ dùng, con vật, loài cây.
Dạng đề này yêu cầu người học thuyết minh một đồ dùng, vật dụng thường là gần gũi với ta. Khi thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, người học phải làm sao cho người đọc hiểu được cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản,… Trong các phương pháp thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, em có thể vận dụng phương pháp cho đồ dùng đó tự kể về bản thân mình hoặc sử dụng đối thoại, miêu tả nhằm tạo lên sự hấp dẫn cho bài thuyết minh.
VD1: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
VD 2: Thuyết minh về kính đeo mắt.
VD 3: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
VD 4: Giới thiệu đôi dép lổp trong khảng chiến.
VD 5: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
VD 6: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
VD 7: Thuyết minh vẻ chiếc xe đạp.
VD 8: Thuyết minh về đồngphục học sinh.
VD9: Giới thiệu một đồ dùng trong hộc tập hoặc trong sinh hoạt.
VD 10: Thuyết minh về quyến sách giáo khoa Ngữ văn 8 ,tập một.
DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO
I. Mớ bài
– Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh (khi giới thiệu, chú ý giới thiệu khái quát vè tên gọi, vai trò, ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày như thế nào…)
II. Thân bài
– Đưa ra giải thích khái niệm về tên gọi cùa đồ dùng đó.
+ Nguồn gốc, xuất xứ.
+ Cẩu tạo, các loại của đồ dùng.
+ Sự thay đồi về các đặc điếm, tính chất của đồ dùng theo thời gian
+ Công dụng, lợi ích của nó trong cuộc sống hàng ngày.
+ Cách thức sử dụng.
+ Bảo quản.
Lưu ý: Những tri thức trên em có thể kết hợp một cách khéo léo theo trình tự (có sự lựa chọn, hoặc kết hợp các trình tự):
+ Trình tự không gian (Trong – Ngoài, Xa – Gần, Trên – Dưới….)
+ Trình tự thời gian (Trước – Sau. Sớm – Muộn,…)
III. Kết bài
– Nêu lên giá trị, ý nghĩa của đồ dùng.
– Sự phát triển của đồ dùng đó trong tương lai.
Dạng đề này chọn hình thức quan sát một thể thơ hoặc một thể loại văn học, hoặc một tác giả, tác phẩm làm đối tượng quan sát để thuyết minh. Tuy vậy, để làm được một bài thuyết minh về một thể loại văn học, người học cần có vốn tri thức vê bằng, trắc, vần, niêm, ngắt nhịp,… Những khái niệm này người học sẽ được giáo viên cung cấp, hoặc người học có thế chủ động tìm hiểu trên các sách tham kháo, mạng in-tơ-nét,... để tích luỹ vốn tri thức về các thế loại văn học cho mình. Từ đó. người học sẽ có cơ sở vừng chắc để làm tốt bài văn thuyết minh. Trong quá trình quan sát thể loại văn học, người học cần phải có sự lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể (thường là lấy chính bản thân tác phẩm) để làm sáng tó các đặc điểm ấy.
VD1: Thuyết minh về một tập truyện.
VD 2: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở những truyện đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO THỂ LOẠI VĂN HỌC
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về thể loại được thuyết minh.
II.Thân bài
– Đưa ra giải thích, khái niệm về tên gọi của thể loại đó.
– Phạm vi thể loại này thường hay xuất hiện.
– Hình thức chủ yếu của thể loại đó bao gồm những đặc điểm nào: bằng, trắc, niêm, vần, ngắt nhịp…
III. Kết bài
– Việc sử dụng thể loại văn học này có ý nghĩa gì trong việc thế hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phấm (tên gọi, nội dung khái quát).
II. Thân bài
– Tên gọi, năm sinh, năm mất, quê quán, xuất thân.
– Ọuá trình sáng tác văn học.
– Tác phẩm tiêu biểu.
– Những đóng góp cho nền văn học.
– Sự ra đời của tác phẩm trong hoàn cảnh nào.
– Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
III. Kết bài
– Nêu suy nghĩ của em về tác giả, tác phẩm.
– Khẳng định lại giá trị. ý nghĩa của tác giả, tác phẩm trong nền văn học, nghệ thuật.
Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) là hướng dẫn cho người khác cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Đó có thể là một món ăn, một món đồ chơi…Khi người học giới thiệu, bản thân phải nắm chắc phương pháp (cách làm) đó và có thể người học đã có kinh nghiệm thực hiện qua. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ ràng, dề hiểu, khoa học về điều kiện, cách thức, trình tự,..làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sàn phẩm đó.
Những đề văn minh hoạ:
VD Giới thiệu bánh tôm Hồ Tủy.
VD 2: Giới thiệu món chà cá Là Vọng.
VD 3: Thuyết minh về cách làm đèn ông sao.
VD 4: Thuyết minh về món trứng đúc thịt.
VD 5: Thuyết minh về cách làm món cơm rang thập cẩm.
VD 6: Thuyết minh về cách làm món bún riêu.
DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO MÓN ĂN
I. Mớ bài
Giới thiệu khái quát về món ăn gắn liền với tên một vùng miền nối tiếng.
II. Thăn bài
– Nguyên liệu chuẩn bị.
– Các bước tiến hành chế biến:
+ Sơ chế nguyên vật liệu.
+ Làm chín thức ăn.
+ Bày trí món ăn.
+ Yêu cầu thành phẩm.
+ Cách thưởng thức món ăn.
III. Kết bài
– Ý nghĩa văn hóa trong món ăn.
– Bày tỏ tình cảm của em về món ăn.
DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO CHO MÓN ĐÒ CHOI
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về món đồ chơi.
II. Thân bài
– Nguyên liệu chuẩn bị (vật liệu, dụng cụ thực hiện sản phẩm,.,,)
– Các bước thực hiện sản phẩm.
– Yêu cầu thành phẩm.
– Cách sử dụng sản phẩm.
III. Kết bài
– Ý nghĩa của sản phẩm.
– Bày tỏ tình cảm của em về sán phẩm.
Những đề văn minh họa
VD 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
VD 2: Giới thiệu danh thắng Hương Sơn
VD 3: Giới thiệu Hồ Tây.
VD 4: Thuyết minh về chùa Một Cột
DÀN Ý CHUNG THAM KHẢO
I. Mớ bài
– Giới thiệu khái quát về tên gọi. vị trí địa lí, gắn liền với vùng miền nổi tiếng.
II. Thân bài
– Nguồn gốc, lịch sử, nhân vật lịch sử nào gắn liền.
– Kết cấu, hình dạng của danh thắng.
– Miêu tả vẻ đẹp của danh thắng.
– Ý nghĩa của danh thắng trong lòng mỗi con người khi tham quan..
III. Kết bài
– Ý nghĩa văn hóa, tư tưởng của danh thang đối với đất nước, địa phương.
Bày tỏ suy nghĩ cùa em về danh lam thẳng, cảnh đó.
chúng tôi
Chủ Đề Văn Bản Thuyết Minh Văn Thuyết Minh Và Phương Pháp Làm Bài Văn Thuyết Minh
Chủ đề :Văn bản thuyết minh Văn thuyết minh và phương pháp làm bài văn thuyết minh. Ngày soạn: Ngày dạy: I.Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinh củng cố khái niệm về văn thuyết minh,tri thức,cách trình bày một văn bản thuyết minh và nhưng phương pháp thuyết minh trong bài văn thuyết minh. -Rèn kĩ năng hiểu và nhận biết,nắm rõ các đặc điểm của văn bản thuyết minh. II.Chuẩn bị: -Giáo viên:Ngiên cứu tài liệu,soạn giáo án.Bảng phụ. -Học sinh:Học lí thuyết. III.Tiến trình dạy và học: A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số B.Kiểm tra bài cũ:Kết hợp trong giờ. C.Bài ôn: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học ?Thế nào là văn bản thuyết minh? ?Cho ví dụ về văn bản thuyết minh dã học? ?Tri thức trong văn bản thuyết minh phải đảm bảo yêu cầu gì? ?Muốn văn bản thuyết minh có sức thuyết phục thì cách trình bày ngôn ngữ ra sao? ?Thế nào là phương pháp thuyết minh? ?Muốn làm tốt một văn bản thuyết minh,người viết cần phải làm gì? ?Trong văn bản thuyết minh cần sử dụng những phương pháp nào? ?Nêu định nghĩa và tác dụng của từng phương pháp? I.Lí thuyết: 1.Thế nào là văn bản thuyết minh? -Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng ttrong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) vầ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. VD:Văn bản Ôn dịch thuốc lá hay Cây dừa Bình Định. -Tri thức trong văn bản thuyết minh cần khách quan,xác thực và hữu ích cho con người. -Muốn văn bản thuyết minh hay và thuyết phục ,có giá trị phải: +Trình bày rõ ràng và hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh. +Ngôn ngữ sử dụng phải cô đọng,chính xác,chạt chẽ ,sinh động. 2.Phương pháp thuyết minh: -Phương pháp thuyết minh là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh để biết lựa chọn thông tin nào, lựa chọn số liệu nào để thuyết minh về vật,hiện tượng. -Người viết cần quan sát và tìm hiểu kĩ sự vật,hiện tượng cần được thuyế minh, nhất là phải nắm được bản chất,đặc trưng của chúng để tránh sa vào trình bày những biểu hiện không tiêu biểu. -Để bài văn thuyết minh có tính thuyết phục,dễ hiểu,sáng rõ,người ta có thể sử dụng các phương pháp thuyết minh như: định nghĩa,giải thích,dùng số liệu,so sánh a.Phương pháp định nghĩa,giải thích: -Vị trí: Phần lớn ở đầu bài,đầu đoạn văn, nó thường giữ vai trò giới thiệu. -Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, và chỉ ra đặc điểm,công dụng riêng, khi định nghĩa ta thường sử dụng đến hệ từ "là". VD: Sách là một đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh. b.Phương pháp liệt kê: Liệt kê bằng cách chỉ ra các đặc điểm,tính chất của sự vật, hiện tượng theo một trình tự hợp lí nào đó. Vai trò:Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện,ấn tượng về nội dung được thuyết minh. c.Phương pháp nêu ví dụ: Là nêu ví dụ cụ thể để người đọc tin vào những nội dung được thuyết minh. d.Phương pháp dùng số liệu: Là phương pháp dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thức được cung cấp.Phương pháp nêu số liệu giúp người đọc tin tưởng vào vấn đề thuyết minh,khẳng định người viết không suy diễn. e.Phương pháp so sánh: So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh. g.Phương pháp phân loại,phân tích: -Nghĩa là ta chia đối tượng thuyết minh ra từng mặt,từng khía cạnh,từng bộ phận,từng vấn đề dể thuyết minh. -Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống,có cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện. D.Củng cố: -Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài E.Hướng dẫn học tập ở nhà: -Học kĩ kí thuyết và chuẩn bị cho giờ sau thực hành Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Ngày soạn: Ngày dạy: I.Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinhnắm được các đề văn thuyết minh dưới nhiều kiểu cấu trúc câu diễn đạt khác nhau, nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh có đầy đủ bố cục ba phần và yêu cầu làm bài trong từng phần. -Rèn kĩ năng phát hiện dề chính xác,diễn đạt bài văn trôi chảy,mang sức thuyết phục cao. II.Chuẩn bị: -Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. -Học sinh :Ôn bài. III.Tiến trình dạy và học: A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số B.Kiểm tra bài cũ: ?Kể tên các phương pháp thuyết minh?Nêu rõ các khái niệm? C.Bài ôn: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ?Đề văn thuyết minh là gì? ?Đối tượng được đề cập đến trong văn thuyết minh? ?Có mấy dạng đề văn thuyết minh?Cho ví dụ? ?Có thể quy các đề văn thuyết minh vào các nhóm nào? ?Trước khi làm bài văn thuyết minh,cần phải làm gì? ?Ngôn ngữ trong văn bản phải đảm bảo yêu cầu nào? ?Bố cục bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phàn? GV:Đọc văn bản: "ở xã đồng Tháp hôm nay". ?Hãy xác định dàn ý chi tiết của văn bản trên? ?Hãy xác định các phần của văn bản? 1/Đề văn thuyết minh: -Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày các tri thức về chúng. -Đối tượng dược đề cập đến trong bài văn thuyết minh rất rộng vì lĩnh vực nào trong đời sống cũng có rất nhiều đối tượng cần được giới thiệu. -Có hai dạng đề: +Dạng đề có cấu trúc đầy đủ: VD:Thuyết minh về một lọ hoa, đĩa hoa em đã cắm để tặng mẹ nhân ngày QT Phụ nữ 8/3. -Dạng đề có cấu trúc không đầy đủ, thường chỉ đề cập dến đối tượng được thuyết minh. VD: Thuyết minh về mọt gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam? -Các nhóm đề văn thuyết minh: +Thuyết minh về người. +Thuyết minh về đồ dùng gia đình. +Thuyết minh về vật dụng cá nhân. +Thuyết minh về phong tục tập quán. +Thuyết minh về món ăn. +Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. +Thuyết minh về loài hoa,loài cây. +Thuyết minh về vật nuôi. +Thuyết minh về tác phẩm văn học 2.Cách làm bài văn thuyết minh: -Để làm bài văn thuyết minh cần xác định rõ yêu cầu của đề.Tìm hiểu kĩ dối tượng cần thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp. +Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chính xác cao,dễ hiểu. -Bố cục: Gồm ba phần: +MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh. +TB: Gồm có nhiều ý,sắp xếp theo một trình tự nhất định. Trình bày đặc điểm,cấu tạo,lợi ích của đối tượng +KB: Bày tỏ thái độ với đối tượng. II.Thực hành: Đề bài: Cho văn bản: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân -VB trên gồm ba phàn: +MB:Từ đầu-dân gian: Giớ thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân +TB:Tiếp -với dân làng: Giới thiệu cụ thể cuộc thi. +KB: Còn lại:Trình bày suy nghĩ của em về hội thi. D.Củng cố: -Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài E.Hướng dẫn học tập ở nhà: -Học kĩ kí thuyết và chuẩn bị cho giờ sau thực hành :cách làm bài văn thuyết minh về một thứ dồ dùng Ngày soạn: Ngày dạy: I.Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùngg trong dời sống; Thuyết minh về chiếc nón lá. -Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng. II.Chuẩn bị: -Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. -Học sinh :Ôn bài. III.Tiến trình dạy và học: A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số B.Kiểm tra bài cũ: ?Kể tên các phương pháp thuyết minh?Nêu rõ các khái niệm? C.Bài ôn: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học ?Muốn làm được bài văn thuyết minh về đồ dùng,ta phải làm như thế nào? ?Nêu bố cục của văn bản thuyết minh? ?Xác định thể loại của đề? ?Xác định về nội dung? GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài. ?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào? ?Lần lượt giới thiệu những nội dung nào? ?Phần kết bài nêu như thế nào? I.Lý thuyết: 1.Muốn làm một bài văn thuyết minh về một đồ dùng,trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo,tính năng, tác dụng,cơ chế hoạt động của đồ dùng đó. -Khi trình bày,cần giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó,sao cho người đọc hiểu. 2.Bố cục: Ba phần: -MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh. -TB:Lần lượt giới th thiệu các ý chính và pp thuyết minh: +Nguồn gốc. +Cấu tạo,đặc điểm,hình dáng. +Phân loại . +Tác dụng-ý nghĩa. +Cách bảo quản,sử dụng(nếu có) -KB:Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh. Đề 1:Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Tìm hiểu đề: -Thể loại:Thuýêt minh. -Nội dung: Chiếc nón lá Việt Nam. Dàn ý: *MB: Chiếc nón lá Việt Nam góp phần không nhỏ tạo nên nét độc đáo, sự duyên dáng tinh tế thật đẹp và đặc biệt cho người phụ nữ Việt Nam. *T B: -Nguồn gốc:Do nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa quanh năm nắng lắm,mưa nhìeu. -Hình dáng: Nón có hình chóp nhọn. -Nguyên liệu: Chủ yếu làm bằng lá cọ. -Phải chọn lá vừa tuổi,về phải phơi nắng hoặc sây khô lá bằng than củi,cắt bớt đầu đuôi để độ dài còn khoảng 50cm.Người thợ còn phải làm vành nón-vành dưới cùng to,dậm hơn,càng lên cao càng nhỏ. -Khi đã có lá,vành, người thợ bắt đầu khâu nón. Vết khâu phải đều và thẳng hàng. Nón khâu xong được đính thêm cái "xoài" kết bằng chỉ tơ cho bền và đẹp. -Lòng nón được trang trí thêm hoa văn hình hoa lá cỏ cây kèm theo mấy câu thơ đặc sắc. -Những nơi làm nón:Làng Chuông, Huế, Quảng Bình. -Tác dụng của nón: +Nón giúp con người che nắng mưa. +Nón có thể làm quà để tặng nhau, nón cũng có thể được dùng để múa nhằm tôn thêm vẻ duyên dáng +Nón đi vào thơ ca, nhạc,họa *KB: Nêu suy nghĩ của em về chiếc nón lá. Chiếc nón lá được coi như một di sản văn hoá bền vững.Chiếc nón vẫn là nét đặc trưng riêng của thị hiếu thẩm mĩ hết sức tinh tế với người Việt Nam, là niềm tự hào của dân tọc Việt Nam. D.Củng cố: -Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài E.Hướng dẫn học tập ở nhà: -Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở cách làm bài văn thuyết minh về một thứ Đồ dùng Ngày soạn: Ngày dạy: I.Mục tiêu cần đạt: -Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùngg trong dời sống; Thuyết minh về đôi dép lốp. -Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng. II.Chuẩn bị: -Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. -Học sinh :Ôn bài. III.Tiến trình dạy và học: A.ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số B.Kiểm tra bài cũ: ?Nêu nhữn ý chính trong bài văn thuyết minh về chiếc nón lá? C.Bài ôn: Đề 2:Thuyết minh về đôi dép lốp cao su. Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học ?Xác định thể loại của đề? ?Xác định về nội dung? GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài. ?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào? ?Lần lượt giới thiệu những nội dung nào? ?Nêu hình dáng của đôi dép? ?Nêu công dụng và cách sử dụng? ?Chúng ta bảo quản dép cao su như thế nào? ?Nêu suy nghĩ của em về đôi dép? *Tìm hiểu đề: -Thể loại: Thuyết minh. -Nội dung: đối tượng là đôi dép lốp cao su. *Dàn ý: -MB: Các bạn ạ! đôi dép lốp cao su bây giờ với chúng ta quá xa lạ phải không? Thế nhưng trong hia cuộ ckháng chiến chống Pháp, Mĩ nó lại rất gắn bó với cán bộ và chiến sĩ Việt Nam ta.đôi dép là một vật dụng rất tiện lợi và cần thiết,thể hiện sự sáng tạo độc đáo.Để hiểu ró hơn tôi xin giới thiệu để các bạn cùng nghe. -TB: +Hình dáng: đôi dép cao su có hình dáng giống các đôi dép khác,quai dép được làm bằng săm xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau,hai quai sau song song vắnt ngang vào cổ chân. Bề ngoài của quai khoảng 1,5cm.Quai được luồn xuống đế qua các lỗ thủng vừa khít với quai.Đế dép được làm bằng lốp. 2.Công dụng;Cách sử dụng: -Dép lốp cao su dễ làm, giá rẻ tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng mưa. -Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ đôi dép cao su là vật dụng để các chiến sĩ hành quân đánh giặc. -Dùng dép lốp cao su để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều.Trời nắng dép nhẹ dễ vận động.Nếu trời mưa gặp đường lầy chỉ cần đổ một ít bi đông nước ra thì có thể đi tiếp không bị trượt chân. -Đôi dép cao su là biểu tượng giản dị,thuỷ chung trong hai cuộc chiến tranh giải phóng oanh liệt của dân tộc ta.Đôi dép cao su còn gắn với cuộc đời giản dị của Chỉ tịch Hồ Chí Minh.đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ dã trở thành một đề tài phong phú của biết bao nhiêu nhà thơ Quân đội. 3.Cách bảo quản: -Dép cao su có ích với những người chiến sĩ trong kháng chiến.Chúng ta cần bảo quản tốt,trtánh ánh nắng,để nơi khô ráo. -KB: Đôi dép cao su có ý nghĩa thật quan trọng dối với người dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến.Vì vậy,chúng ta phải yêu quý, bảo vệ nó,mãi coi nó là một vật vô giá trong tâm hồn mỗi người. D.Củng cố: -Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài E.Hướng dẫn học tập ở nhà: -Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở cách làm bài văn thuyết minh về một thứ Đồ dùng Ngày soạn: Ngày dạy: I.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùng trong dời sống; Thuyết minh về cây bút bi. - Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng. II.Chuẩn bị: - Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - Học sinh : Ôn bài. III.Tiến trình dạy và học: A. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số B. Kiểm tra bài cũ: ?Nêu những ý chính trong bài văn thuyết minh về đôi dép lốp? C.Bài ôn: Đề 3: Thuyết minh về cây bút bi. Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học ?Xác định thể loại của đề? ?Xác định về nội dung? GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài. ?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào? ?Lần lượt giới thiệu những nội dung nào? ?Nêu nguồn gốc, hình dáng của chiếc bút ? ? Nêu cấu tạo của chiếc bút? ?Nêu công dụng và cách sử dụng? ? Chúng ta bảo chiếc bút bi như thế nào? ?Nêu suy nghĩ của em về chiếc bút bi? *Tìm hiểu đề: -Thể loại: Thuyết minh. -Nội dung: đối tượng là chiếc bút bi. *Dàn ý: -MB: Trong các đồ dùng học tập của học sinh có lẽ không ai không biết đến chiếc bút bi. Chiếc bút bi có tầm quan trọng rất lớn. Nó là đồ dùng của học sinh để viết chữ. Và cụ thể chiếc bút bi như thế nào tôi sẽ giới thiệu cùng các bạn. -TB: + Nguồn gốc: Chiếc bút bi ra đời muộn hơn bút ta, bút máy và nhanh chóng chứng tỏ ưu thế của mình. +Hình dáng: Bút bi thon, nhỏ, có hình trụ dài, làm bằng nhựa, đường kính 0,8cm, dài khoảng 15cm. + Cấu tạo: Gồm hai bộ phận: Trong và ngoài. Bộ phận bên ngoài có vỏ bút và khuy cài. Vỏ bút bằng nhựa, nhiều màu: đen, xanh, trắngDầu của ngòi bút thon nhỏ về phía ngòi, có miếng đệm bằng cao su để dễ cầm. ở vỏ bút bi thiết kế một bộ phận để đìêu khiển ruột bi và lò so phía bên trong. Chúng ta chỉ cần ấn nhẹ bộ phận này là đầu bi có thể trồi ra hoặc thụt vào.Vỏ bi có thể tháo ra nhờ ren ở thân bút dễ dàng, tiện lợi cho việc thay ruột bi khi bút hết mực. Bộ phận bên trong: ruột là bộ phận quan trọng của bút bi gồm một ống đựng mực và một đầu bút. ống đựng mực làm bằng nhựa chứa mực. đầu bi được làm bằng sắt, thép có mạ I nôc, hình dáng thon nhỏ, tạo ngòi để viết. Đầu ngòi bút có một viên bi nhỏ, khi viết, viên bi lăn đều để mực chảy. - Loại bút: Hiện nay bút bi được sử dụng nhiều. Trên thị trường phổ biến là loại bút bi Bến Nghé và Thiên Long. Giá một chiếc bút khoảng 1 500 - 2000 đ, cũng có loại từ 15 - 20 000 đ. - Công dụng: Bút bi có tác dụng rất lớn. Nó là vật không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên, những người làm công việc viết láchNhờ có cây bút bi mà chúng ta có thể ghi những ý tưởng, những bài văn, bài thơ của mình lên trang giấy. - Cách bảo quản: Khi sử dụng xong, cần bấm bút bi để ngòi không trồi ra ngoài, tránh để bút bi rơi hoặc đâm đầu bi vào cật cứng. -KB: Chiếc bút bi thật có ích với học sinh nói riêng, con người nói chung. Mỗi chúng ta cần phảI yêu quý, bảo vệ chiếc bút bi thật tốt. D.Củng cố: -Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài E.Hướng dẫn học tập ở nhà: -Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở cách làm bài văn thuyết minh về một thứ dồ dùng Ngày soạn: Ngày dạy: I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố bài làm văn thuyết minh về đồ dùngg trong dời sống; Thuyết minh về cái phích nước. - Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu trôi chảy,bài viết trong sáng,rõ ràng. II. Chuẩn bị: - Gíao viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. - Học sinh : Ôn bài. III. Tiến trình dạy và học: A. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số B. Kiểm tra bài cũ: ?Nêu những ý chính trong bài văn thuyết minh về chiếc bút bi? C. Bài ôn: Đề 4: Thuyết minh về cái phích nước. Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học ?Xác định thể loại của đề? ?Xác định về nội dung? GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để viết bài. ?Mở bài em cần dẫn dắt,giới thiệu như thế nào? ? Lần lượt giới thiệu những nội dung nào? ? Nêu hình dáng của phích nước? ? Nêu cấu tạo của phích nước? ? Nêu công dụng và cách sử dụng? ? Chúng ta bảo quản phích nước như thế nào? ?Nêu suy nghĩ của em về cái phích nước? *Tìm hiểu đề: -Thể loại: Thuyết minh. -Nội dung: đối tượng là cái phích nước. *Dàn ý: -MB: Phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình và công dụng của nó -TB: +Hình dáng: Phích nước có hình trụ cao khoảng 35 - 40 cm. + Cấu tạo: Gồm hai phần: Phần ruột và phần vỏ. Bộ phận quan trọng nhất của phích là ruột phích . Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là một lớp chân không có tác dụng hạn chế khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thuỷ tinh có tráng một lớp bạc mỏng có tác dụng hắt nhiệt trở lại giữ nhiệt, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. Bộ phận vỏ phích làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt thường có các màu xanh, đỏ , trắngcó tác dụng bảo vệ ruột phích khỏi bị vỡ và giữ nhiệt độ nước được lâu hơn. Để cầm phích nước được tiện lợi, người ta làm tay cầm nếu là phích bằng nhựa làm bằng nhựa, phích sắt thì quai bằng nhôm. + Công dụng: Phích nước có hiệu quả giữ nhiệt cho nước. Trong vòng 6 tiếng, nước có thể giữ nhiệt từ 100 độ C xuống còn 60 độ C. +Cách bảo quản; sử dụng: Khi mới mua về, phải tráng qua nước sôi Đổ nước sôi phải đổ dần dần, tránh làm nóng đột ngột dễ gây vỡ ruột phích. Sau khi dùng cần tráng ruột phích dể tránh gây cặn. Để phích nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao và để xa tầm tay trẻ em -KB: Chiếc phích rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mọi gia đình. D.Củng cố: -Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm trong bài E.Hướng dẫn học tập ở nhà: -Học kĩ kí thuyết và viết hoàn chỉnh đề văn trên vào vở Thuyết minh về một thể loại văn học Ngày soạn: Ngày dạy: I .Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học: Thơ, truyện, tác phẩm - Rèn kĩ năng dùng từ, diễn dạt câu đúng, chính xác II. Chuẩn bị: Giáo viên nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. Học sinh ôn bài. III. Tiến trình dạy và học: ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ: ? Giới thiệu về chiếc phích nước? Ôn tập: Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy và học ? Muốn thuyết minh về một thể loại văn học ta phải làm thế nào? ? Có thể phân thành những đoạn nào? ? Nêu bố cục? ? Phần mở bài giới thiệu như thế nào? ?Để làm bài văn thuyết minh cần có yêu cầu gì? ? Xác định thể loại? ? Xác định nội dung? ? Phần MB? ? Lần lượt thuyết minh các đặc điểm của thể thơ này? ? Nêu nguồn gốc? ? Nêu số câu, số chữ trong bài? Ví dụ? ? Quy định về vần, luật? VD? Giới thiệu về đối và niêm của thể thơ này? VD? ? Cách gieo vần? ?Nêu bố cục bài thơ? ? Nêu cách ngắt nhịp? ? Em có nhận xét gì về ưu, nhược điểm của thể thơ? ? Cảm nhận của em về thể thơ này? GV: Chốt để học sinh nắm vững. Lí thuyết: Cách làm: - Muốn thuyết minh về một thể loại văn học: Một thể thơ,một văn bản cụ thểtrước hết phảI quan sát, nhận xét, sau đó kháI quát thành những đặc điểm. - Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm ấy. 2. Bố cục: a. Thuyết minh về một thể loại văn học: - MB : Giới thiệu khái quát về thể loại. - TB: Trình bày các yếu tố hình thức của thể loại. + Thơ: Số dòng, tiếng, vần, nhịp, B, T, bố cục + Truyện: Cốt truyện, tình huống, nhân vật + Nghị luận: Bố cục, phương pháp lập luận b. Bài thuyết minh về tác phẩm: - MB: Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác. - TB: + Tóm tắt nội dung tác phẩm. + Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tác phẩm. Đặc điểm nội dung. Đặc điểm hình thức. + Tác dụng: - KB: Suy nghĩ về bài thơ, ảnh hưởng của tác phẩm với cuộc sống.
5 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Một Danh Lam Thắng Cảnh, Bài Văn Mẫu Hay Nhấ
Em đang lo lắng vì chưa biết phải chuẩn bị bài văn Thuyết minh một danh lam thắng cảnh như thế nào cho hay và thuyết phục người đọc, vậy em có thể tham khảo những bài văn mẫu để học hỏi thêm cách dùng từ, đặt câu sao cho hay, cho chuẩn.
Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
5 bài văn mẫu Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
Mẹo Cách làm bài văn thuyết minh hay
Bài mẫu số 1: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh Động Phong Nha
Những năm gần đây, ngành du lịch của đất nước ta đang rất phát triển. Trên khắp đất nước có rất nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn… Trong số đó, động Phong Nha cũng là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng, thuộc địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Ta có thể đến Động Phong Nha thật dễ dàng bằng hai con đường: nếu bạn thích đi đường thuỷ thì ngược dòng sông Gianh đến đoạn sông Gianh gặp sông Son rồi cứ theo sông Son mà vào động. Nếu đu đường bộ thì lộ trình sẽ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son (đoạn đường này ước chừng 20 cây số). Nhưng dù đi bằng cách nào thì bạn đều phải đi xuồng máy hoặc chèo đò từ bến sông Son vào cửa hang Phong Nha. Nếu đi bằng xuồng máy từ bến sông Son vào đến cửa hàng Phong Nha thì mất khoảng nửa giờ. Ngồi trên xuồng ngắm nhìn dòng sông xanh thẳm và rất trong, nhìn những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô rải rác hai bên bờ thì thật là thú vị.
Phong Nha gồm hai bộ phận là động khô và động nước. Động khô ở độ cao khoảng 200m, giờ chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ cùng vô số những cột đá óng ánh màu xanh ngọc. Nhưng theo các nhà địa lý học thì xưa kia, ở động khô này vốn là một dòng sông ngầm, nay đã cạn hết nước. Động nước thì bây giờ vẫn còn có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Con sông này nước rất trong và cũng khá sâu.
Động nước là nơi hấp dẫn và được khách du lịch lui tới nhiều hơn cả. Vì hiện nay động nước vẫn có một con sông dài nên muốn vào được thì cần phải có thuyền. Nhưng điều quan trọng là phải mang theo đèn, đuốc để thắp sáng vì càng vào sâu trong hang thì càng ít ánh sáng. Tuy một số nơi ở trong hang đã được mắc điện nhưng muốn đi suốt 1500 mét hang thì vẫn phải cần có dụng cụ để thắp sáng.
Động chính Phong Nha có tới mười bốn buồng nối với nhau bằng một hành lang chính dài hơn một nghìn mét. ở các buồng ngoài trần thấp, chỉ cách mặt nước chừng 10m. Từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang đã cao tới 25 – 40m. Đến hang cuối cùng, hang thứ mười bốn thì bạn có thể thoả sức mà thám hiểm các hàng to ở phía trong sâu theo cách hành lang hẹp. Nhưng những hang to này mới chỉ có một vài đoàn thám hiểu với đầy đủ trang thiết bị từ máy móc, đèn, quần áo đến thuốc men, đặt chân tới. Liệu bạn có đủ tự tin để trở thành một nhà thám hiểm tài ba không? Tuy nhiên hang động Phong Nha vẫn còn cất giữ biết bao điều huyền diệu, thú vị đang chờ đợi chúng ta đến khám phá.
Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ bị bất ngờ và hấp dẫn trước vẻ đẹp kỳ ảo của nó. Dưới ánh sáng của đèn đuốc, các khối nhũ đá hiện lên với nhiều màu sắc, hình khối. Những khối nhũ đá này có đường nét hài hoà, màu sắc huyền ảo, sắc lóng lánh như kim cương. Nhất là dưới ánh đèn đuốc thì cảnh hiện lên lại càng lung linh, huyền ảo. Trên vách động thi thoảng còn thấy những nhánh phong lan rừng rủ xuống xanh mướt. Trong hang cũng có một số bãi cát nhỏ, tới đây du khách có thể ghé thuyền lại mà leo trèo, thăm thú, ghi hình, chụp ảnh làm kỷ niệm. Vào động Phong Nha ta cảm thấy một khung cảnh thật khác lạ: trước mắt là những khối nhũ đá lung linh huyền ảo, ta lại được nghe tiếng nước chảy, âm vang của tiếng nói, được cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành thật là sảng khoái.
Quả thật xứng với danh hiệu “Kỳ quan đệ nhất động”, động Phong Nha là một hang động đẹp, kỳ vĩ. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểu hội địa lý Hoàng gia Anh, động Phong Nha có tới bảy cái nhất: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất, có những hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, sông ngầm dài nhất. Để giữ gìn và bảo tồn vẻ đẹp của động Phong Nha, chúng ta phải có ý thức tham gia bảo vệ danh lam thắng cảnh này.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh là một đề tài thú vị, để vững hơn về phần này, các em tìm hiểu Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh cùng với phần Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Văn thuyết minh cũng như giúp học tốt Ngữ Văn 8 hơn.
Đi qua khu chợ Đồng Xuân quanh năm ồn ào náo nhiệt, tôi thư thả dạo bước trên cầu Long Biên, mở rộng tầm mắt nhìn con sông Hồng mênh mang, êm đềm xuôi về biển. Gió vi vu thổi. Tôi hít sâu một ngọn gió mát lạnh vào lồng ngực, những cơn gió đã từng thổi phổng phao cơ thể tôi lớn lên trong suốt thời thơ ấu. Trời xanh cao quá, trong lành quá, bao kỷ niệm thuở xưa chợt ùa về, dâng lên, khiến tâm hồn tôi phút chốc bồng bềnh như đang trôi trên dòng cảm xúc. Gia đình tôi sống ở phố Trần Nhật Duật, nhìn sang bên kia đường là con đê bao ngoài.
Hồi ấy, chỉ cần trèo qua bờ cỏ cao chừng 4 mét thôi, tức thì sẽ trông thấy một khung cảnh yên ả, thanh bình như ở chốn đồng quê, hoàn toàn khác xa với cuộc sống thành thị. Những bãi cỏ xanh rì trải rộng, những hồ ao quanh bờ rậm rịt luỹ tre bụi chuối, trinh nữ, mâm xôi… Tiếng chim ríu rít trên đầu, thỉnh thoảng gặp một nhóm dăm ba người đi câu cá. Qua hết bãi cỏ là đến vành đê bao trong, con đê này nhỏ hơn, được đắp dá làm kè rất cẩn thận. Từ đây, dòng sông Hồng mênh mang mở rộng trước mắt, bãi cát vàng óng ả, nước sông đỏ quạch như gạch cua, ầm ì xuôi về đông, ấp ôm, nuôi nấng cả một vùng đồng bằng trù phú.
Bọn trẻ con chúng tôi thích nhất mùa hè, được nghỉ học, tha hồ chơi đùa chạy nhảy suốt cả ngày trong cái thế giới cổ tích đó. Sớm tinh mơ, sương hãy còn ướt đầm bãi cỏ, tôi đã thức dậy chạy sang bên đê, vươn vai hít thở không khí trong lành. Trưa nắng chang chang, lại vác chai đi đổ dế về chọi thi, rồi thi tát cá, câu lươn, bắn chim, khát nước thì bẻ ngô non hít,… nhiều trò chơi thú vị lắm. Chiều đến, cả lũ rủ nhau đá bóng hoặc thả diều, quần nhau đến mệt lử, cơ bắp mỏi nhừ, người như bốc hoả, ấy thế mà chỉ cần nhảy tùm xuống sông, tức thì thịt da mát dịu ngay. Có lần mới tập bơi, tôi đã phải uống một bụng nước, nên dường như nước sông Hồng vẫn còn đang quyện hoà trong máu tôi.
Tối đến, cơm nước xong, nhiều người thường trải chiếu trên bờ đê hóng mát. Gió vi vu thổi, không gian yên bình, bầu trời trong vắt, lấp lánh trăng sao, trong bờ cỏ rối thơm ngai ngái, tiếng côn trùng cứ miệt mài rỉ rả hát ru tôi vào giấc ngủ giữa sườn đê, hồn nhiên và trong trẻo. Anh trai tôi cõng về nhà lúc nào mà tôi cũng chẳng hay. Mùa hè cũng là mùa mưa lũ, lũ từ phương Bắc đổ về, qua trung du lại hội nhập với sông Đà, sông Lô càng trở nên hung tợn, ầm ầm đổ quân xuống, dìm nghiến bãi bồi, chực phá tan đê.
Mới hôm trước, bãi giữa sông còn trải dài như tấm lưng con thuồng luồng lớn, mà hôm sau chỉ còn cái mô đất ngoi lên như mai con rùa rồi mất hẳn giữa dòng nước đỏ cuồn cuộn, dữ dằn. Dân các làng ven sông và cả thành phố chống trả lũ quyết liệt lắm. Khủng khiếp nhất là hai cơn lũ năm 1969, 1971, nước dâng lên mấp mé mặt đê, tưởng sắp cuốn phăng cây cầu Long Biên. Cả một làng rộng lớn hàng trăm nóc nhà bị xoá sổ. Ai đã có dịp đi thuyền vòng quanh bãi ngập những ngày kinh hoàng ấy hẳn không khỏi quặn lòng khi nhìn những ngọn cây, mái nhà lập lờ nhấp nhô trong biển nước.
Tới mùa khô, nước rút đi để lại một vùng màu mỡ, đất phù sa vàng ươm dưới ánh nắng chói chang. Chỉ cần phủi lớp cát bề mặt đã bị gió vờn khô là trông thấy mặt đất ẩm ướt, đỏ tươi như thịt, vốc lên tay nghe xôm xốp, tơi mềm. Người nông dân bắt đầu vãi ngô, đậu, lạc… Chẳng phải cuốc xới, phân gio gì mà mầm cây đâm lên vùn vụt. Cuối vụ, mỗi bắp ngô to như bắp chân, hạt đều tăm tắp, trắng như sữa, gặm vào ngập chân răng, vừa ngọt, vừa bùi. Cũng bởi vì nhiều cát, nên người ta đào những hố hàm ếch rộng chừng 1-2m, cát cứ trôi tuột xuống hố. Người đi lấy cát chỉ việc lấy xẻng xúc lên, đầy thuyền thì xuôi xuống cảng Phà Đen, tập kết thành bãi lớn đợi chủ thầu đến mua rồi chở vào các công trình xây dựng trong thành phố.
Có bận đến nửa tháng trời, sáng sớm hôm nào tôi cũng theo anh bạn, đánh xe bò lên cảng Phà Đen lấy cát rồi xuống Lĩnh Nam, đi đò sang Bát Tràng, một làng nghề gốm sứ có từ 600 năm trước.
Chẳng mấy chốc, những ngọn gió mùa đông bắc đã kéo về, trẻ con chúng tôi co ro lại vì rét, không mấy khi ra đến bờ sông nữa. Thế nhưng trong cái thời tiết u ám, lạnh đến thấu xương đó, những đứa bạn tôi đất Quảng Bá, Nhật Tân vẫn còn đang phải tất bật cùng gia đình chăm chút cho hàng ngàn cây đào, cây quất, thứ cây đỏng đảnh như con gái, trồng cả năm chỉ phục vụ cho có ba ngày tết.
Thời tiết ấm dần lên, mưa xuân bay lây phây như sương. Lũ trẻ reo vang: “Tết đến rồi”. Cả một dài bờ sông nhất loại bừng sáng, muôn sắc hoa thơm chen nhau đua nở: bên cái màu vàng óng ả của hoa cúc, có màu tím ngắt của lưu ly, viôlét, những vườn đào mênh mông hồng ấm lên như nắng, cánh đồng cải cúc vàng bạt ngàn. Nam thanh, nữ tú mặt mày hớn hở dắt nhau đi xem, chọn và mua hoa, những bông đào nở hồng hồng như xác pháo, những tán quất xoe tròn, lộc non mơn mởn, quả chín sai trĩu trịt.
Hà Nội ngày càng đẹp hơn, sầm uất hơn, hai bên bờ sông cũng vì thế mà nhộn nhịp thêm nhiều. Phía Quảng Bá, Tứ Liên, những khách sạn, biệt thự sang trọng mọc lên như nấm, đằng bãi bồi Nghĩa Dũng, Phúc Xá thì nhà, bến, xưởng, chợ chen chúc nhau tới nhau tới tận bờ sông, con đê đắp bằng đất từ ngàn năm trước, đã được xây cạp lại bằng bê tông gọn ghẽ. Hà Nội đổi thay từng giờ, nhưng sông Hồng thì dường như muôn đời vẫn vậy. Vẫn chở nặng phù sa, vẫn bên bồi bên lở…
Có lẽ non ngàn năm xưa, khi vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô về đây, hẳn người đã tiên đoán được sắc nước Hồng Hà và nguồn lợi của dòng sông vạn đời sau. Bất giác, tôi ngước mắt nhìn bầu trời xanh thăm thẳm rồi dõi theo dòng nước ngàn năm “mênh mông đưa cát tới chân làng quê”, ô kìa lạ chưa, con nước bao đời đỏ phù sa là vậy, dưới sáng thu nay như cùng hoà với sắc thiên thanh, khiến mây nước đất trời thêm bao la trong màu xanh, yên bình mà vững chãi. Chưa cần lên cao hơn nữa, chỉ từ Long Biên, Thăng Long hay Chương Dương, nếu nheo mắt lắng hồn đôi chút, hẳn bạn cũng như tôi, thấy Hồng Hà dịu dàng và tha thướt như tà áo dài Hà Nội, giản dị mà kiêu sa, duyên dáng mà mãnh liệt.
Hoàng hôn buông, thành phố bừng lên những mắt đèn, dưới kia, “sông mênh mông như bát ngát hát”.
Bài mẫu số 3: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Bái Đính
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau.
Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ.
Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan hoành tráng cao gần 17 mét. Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.
Hành lang dài với 500 vị La Hán, là con đường đưa ta đến gần với cõi Phật. Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tất, Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam mang trên mình bao nét uy nguy, bác ái, đem niềm tin về những điều thiện gieo vào lòng người. Một công trình kiến trúc đồ sộ, tinh tế được đặt giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Nhìn từ xa, khu chùa Bái Đính như đang tựa mình bên sườn đồi xanh thẳm. Cảnh sắc lung linh huyền ảo cùng không gian thiêng rộng lớn đã đưa Bái Đính trở thành một bức tranh tâm linh vừa tuyệt mĩ, vừa cổ kính.
Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”. Đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa. Dấu chân của đức Thánh Nguyễn dày đặc khắp các nơi. Ông sinh ra tại huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Sinh thời, Nguyễn Minh Không là một thầy thuốc tài ba bậc nhất, là một nhà sư tài cao đức trọng. Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý. Và ông đã dừng lại nơi đây để tu hành và biến nơi đây thành “vườn sinh dược” (có nghĩa là vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế muôn dân. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh nhờ vào những loại thuốc quý có sẵn nơi đây và một số loại ông đưa từ nơi khác về trồng. Qua đây, ta có thể thấy sự nghiệp tu hành của đức Thánh Nguyễn gắn liền với “cứu nhân độ thế”. Ông còn được coi là thần y khi chữa bệnh “hóa hổ” cho nhà vua Lý Thần Tông (1128-1138). Lưu truyền rằng: Khi sư Đạo Hạnh sắp trút xác, bèn đem thuốc và thần chú giao cho Nguyễn Minh Không và căn dặn “20 năm sau nếu thấy Quốc Vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay”. Sau khi thiền sư Đạo Hạnh hóa đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng Thái tử và kế vị ngai vàng tức Lý Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, mình mọc đầy lông lá, tiếng như hổ gầm, quan quân vô cùng sợ hãi. Các danh y tài giỏi từ khắp nơi được triệu đến chữa bệnh cho vua nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Khi đó trong dân gian, xuất hiện bài đồng dao của lũ trẻ chăn trâu rằng:
“Bổng bồng bông, tập tầm vôngỞ làng Điềm xá, có Nguyễn Minh KhôngChữa được bệnh cho Đức Thần Tôn”
Nguyễn Minh Không lúc bấy giờ đang tu hành ở núi chùa Bái đính, được mời về Kinh đô để chữa bệnh cho nhà vua. Khi đến nơi, ai ai cũng nhìn ông với ánh mắt nghi ngờ, có người dè bỉu vì vẻ bề ngoài quê mùa của ông, Nguyễn Minh Không liền lấy một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc đóng sâu vào chiếc cột lim rồi nói: “Ai rút được chiếc đinh này ra thì người đó sẽ chữa được bệnh cho nhà vua”. Tất cả các danh y dù trong lòng có chút nghi ngờ nhưng vẫn tranh nhau mặc sức nhổ chiếc đinh đó, nhưng không tài nào nhổ được. Lúc đó, Nguyễn Minh Không chỉ dùng hai ngón tay kẹp lại, rồi nhẹ nhàng nhổ nhẹ chiếc đinh ra khỏi cột, khiến cho mọi người không khỏi khiếp phục.
Tiếp đó, ông sai lấy một vạc dầu lớn đun sôi, thả vào đó một trăm chiếc kim và hỏi: “Có ai dùng tay lấy đủ 100 chiếc kim trong này ra không?”. Tất cả đều rùng mình lắc đầu không dám. Ông liền thò tay vào vạc dầu đang sôi sùng sục, quậy lên khoảng ba bốn lần rồi vớt đủ 100 cái kim. Sau đó, Nguyễn Minh Không lấy nước dầu sôi tắm cho nhà vua, lấy kim châm vào các huyệt, dầu dội đến đâu, lông lá trút hết đến đó. Bệnh liền bớt ngay. Nhà vua, các quan thần cũng như những người có mặt ở đó vô cùng kính phục trước tài phép của Nguyễn Minh Không.
Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, Vua Lý Thần Tông phong ông là Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Ông trở thành vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam và châm cứu. Là một nhân vật có thật, có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân nhưng đôi khi có những “hành trạng” kỳ bí, thực thực hư hư nên người Việt tôn sùng ông là đức Thánh Nguyễn.
Không chỉ là một danh y nổi tiếng mà Nguyễn Minh Không còn được mệnh danh là ông tổ nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước ta thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh. Tương truyền rằng, ông một mình sang Trung Quốc để chữa bệnh cho Thái tử con vua phương Bắc. Được vua thưởng cho nhiều vàng, bạc, châu báu nhưng Nguyễn Minh Không chỉ xin một ít đồng đựng đầy túi ba gang của mình. Nhà vua nhìn thấy chiếc túi của ông, liền đồng ý, cho phép ông vào kho lấy đồng. Kỳ lạ thay, ông đã thu hết cả mười kho đồng mà vẫn chưa đầy túi ba gang. Sau đó, ông mang túi đồng xuống thuyền để về nước, nhưng không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của lượng đồng ông mang theo. Do đó, ông bèn cưỡi nón tu lờ thay cho thuyền để xuôi về quê hương. Về nước, Nguyễn Minh Không đã mang lượng đồng gom được từ Bắc quốc, đúc thành bốn vật báu quý giá của nước ta: Tháp Báo Thiên cao 20 trượng; gồm 12 tầng với đỉnh tháp hoàn toàn bằng đồng, các tầng còn lại được chạm khắc tinh tế bằng gạch, đá; chuông Quy Điền nặng gần 8 tấn đồng; tượng Phật Quỳnh Lâm cao tới sáu trượng, vạc Phổ Minh sâu tới 4 thước. Ông là người có công lao to lớn, đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phát triển văn hóa dân tộc Việt về các mặt: Y học, kiến trúc mỹ nghệ, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác. Mang trong mình lòng khâm phục và sự biết ơn, người dân Ninh Bình, Nam Định cũng như một số tỉnh thành khác đã đúc tượng, lập đền thờ để đức Thánh Nguyễn trường tồn mãi cùng thời gian.
Có thể nói Bái Đính là nơi hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc và của nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho những người con Ninh Bình phong cảnh sơn thủy kỳ tú, nhưng cũng chính con người cũng góp phần tôn vinh và làm đẹp thêm phong cảnh của tạo hóa. Tất cả những điều đó đã đưa Bái Đính trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh, đa sắc màu, ngàn năm tâm linh, ngàn năm huyền thoại.
Bài mẫu số 4: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính – khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch. Nói dứt lời, bà tiên biến mất. Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.
Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907 Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.
Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh), sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị lui về phía trong có hai lầu hình lục giác – một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.
Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chui đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị Liệt cánh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thắng cảnh được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán – một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.
Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.
Bài mẫu số 5: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh chùa Thiên Mụ
Huế vốn là nơi qui tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ – nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong.
Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự” (chùa Thiên Mụ).
Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm – di tích được nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng.
Theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa cho đúc một chiếc chuông lớn có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Ông còn đích thân viết bài văn bia nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.
Với quy mô được mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: Xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua.
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện.
Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.
Trận bão khủng khiếp năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật qúi giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.
Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng của miền Trung, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị. Tiếng chuông chùa như linh hồn của Huế, vang vọng mãi theo dòng nước sông Hương chảy qua trước Kinh Thành, xuôi về cửa biển, đọng lại trong lòng khách phương xa đến Huế một nỗi niềm vương vấn chốn Thiền Kinh.
-Hết-
Khi học về văn thuyết minh, các em sẽ được luyện tập với rất nhiều đề bài khác nhau, đó không chỉ là Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà còn là những bài văn Thuyết minh về một loài hoa, Thuyết minh về một đồ dùng học tập, Thuyết minh về một món ăn, Thuyết minh về một giống vật nuôi. Để học tốt và có kĩ năng viết văn thuyết minh thành thạo, các em có thể tham khảo hệ thống những bài văn mẫu đặc sắc nhất được giới thiệu tại Thuthuat.Taimienphi.vn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-mot-danh-lam-thang-canh-40129n.aspx
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Một Bài Văn Thuyết Minh Hay trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!